Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2896/QLCL-TTPC
V/v đề nghị rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015

 

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Vụ Pháp chế)

Thực hiện văn bản số 9299/BNN-PC ngày 12/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư;

Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản báo cáo kết quả rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (có phụ lục kèm theo).

Đề nghị Vụ Pháp chế tổng hợp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để b/c);
- Các PCT (để biết);
- Các phòng CL1,2, QLKN (để biết);
- Lưu: VT, TTPC.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Lê Bá Anh

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH CÁC NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH TẠI PHỤ LỤC 4 LUẬT ĐẦU TƯ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 7 LUẬT ĐẦU TƯ

Stt

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư

Cụ thể lĩnh vực kinh doanh trong ngành, nghề

Tên văn bản và điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại Luật, Pháp lệnh

Tên văn bản và điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại Nghị định, Quyết định của Thủ tướng

Tên văn bản và điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại Thông tư, Quyết định của Bộ trưởng

1

Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (STT-175)

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản

Luật ATTP:

1. Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều 22. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:

a) Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;

d) Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;

đ) Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

e) Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

h) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.

Điều 38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu

1. Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện tương ứng quy định tại Chương III của Luật này và các điều kiện sau đây:

a) Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;

b) Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.

3. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012:

Điều 12 Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Khoản 2 “Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”

 

 

1. Thông tư số 47/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/7/2009

13 Quy định kỹ thuật Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất Thuỷ sản

2. Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4/2010

Điều 5. Yêu cầu đối với lô hàng nhập khẩu

Điều 9 ”Hồ sơ đăng ký” Chương II Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nước xuất khẩu

3. Thông tư 02/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/01/2012

03 Quy định kỹ thuật Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nước mắm, sản phẩm thủy sản dạng mắm và thủy sản khô dùng làm thực phẩm.

4. Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

Điều 10 “Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP”

Điều 20. Phạm vi và đối tượng tham gia chương trình.

Điều 21. Danh sách Cơ sở tham gia Chương trình

Điều 22. Danh sách ưu tiên

5. Thông tư 24/2014/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2014

Điều 4. Yêu cầu về địa điểm.

Điều 5. Yêu cầu về bố trí, kết cấu.

Điều 6. Yêu cầu về nước, nước đá.

Điều 7. Yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

Điều 8. Yêu cầu về làm vệ sinh.

Điều 9. Yêu cầu về phòng, chống động vật gây hại, côn trùng.

Điều 10. Yêu cầu về nhà vệ sinh.

Điều 11. Yêu cầu về vận chuyển sản phẩm.

Điều 12. Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Điều 13. Yêu cầu về thu gom phế thải, phế liệu.

Điều 14. Yêu cầu đối với hộ, cơ sở kinh doanh tại chợ.

Điều 15. Yêu cầu về kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại chợ.

6. Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014

Điều 4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở trồng trọt nhỏ lẻ.

Điều 5. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ.

Điều 6. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ.

Điều 7. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, khai thác muối nhỏ lẻ.

Điều 8. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở thu hái, đánh bắt, khai thác nông lâm thủy sản nhỏ lẻ.

7. Thông tư 12/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2015

Điều 13. Hồ sơ đăng ký của nước xuất khẩu.

Điều 14. Thẩm tra hồ sơ đăng ký

Điều 15. Kiểm tra tại nước xuất khẩu

2

Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (STT-175)

Về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra

 

Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014

a) Điều 5. Điều kiện cơ sở chế biến cá Tra;

b) Điều 8. Đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra

Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2014

Điều 4. Kiểm tra điều kiện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm.

Điều 5. Kiểm tra điều kiện cơ sở chế biến và chứng nhận ATTP đối với sản phẩm cá tra

3

Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp theo lĩnh vực khoa học công nghệ STT 215

Đánh giá chỉ định phòng kiểm nghiệm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản

Điều 46. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm

1. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm;

b) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;

c) Đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

2. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm, thu phí kiểm nghiệm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm nghiệm do mình thực hiện.

 

1. Thông tư 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011

Điều 4. Yêu cầu quản lý

Điều 5. Yêu cầu kỹ thuật

2. Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013

Điều 4. Yêu cầu về pháp nhân

Điều 5. Yêu cầu về năng lực

 

 

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH CÁC NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH TẠI PHỤ LỤC 4 LUẬT ĐẦU TƯ KHÔNG ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 7 LUẬT ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ

Stt

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư

Cụ thể lĩnh vực kinh doanh trong ngành, nghề

Tên văn bản và điều kiện đầu tư kinh doanh không đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư

Đề xuất phương án xử lý (Đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung, thay thế các điều kiện kinh doanh và dự kiến hình thức ban hành văn bản)

 

Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (STT-175)

Sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản

Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005

Điều 15. Chế biến thuỷ sản

Tổ chức, cá nhân chế biến thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

“4. Đối với cơ sở chế biến thuỷ sản làm thực phẩm xây dựng mới, trước khi đưa vào hoạt động sản xuất 15 ngày, phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để được kiểm tra, công nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.”

“5. Cơ sở chế biến thuỷ sản theo phương thức công nghiệp phải có ít nhất một cán bộ hoặc nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học về một trong các chuyên ngành công nghệ thực phẩm, chế biến thuỷ sản, sinh học, hoá sinh.”

Điều 16. Kinh doanh nguyên liệu thuỷ sản dùng cho chế biến thực phẩm

Tổ chức, cá nhân kinh doanh nguyên liệu thuỷ sản dùng cho chế biến thực phẩm phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về ngành, nghề đăng ký hoạt động do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.

3. Nhà xưởng, kho chứa, phương tiện thu mua, bảo quản, vận chuyển thuỷ sản chuyên dùng phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

4. Chỉ được sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, hoá chất trong danh mục được phép sử dụng, được phép lưu hành tại Việt Nam và phải sử dụng đúng liều lượng, giới hạn quy định để bảo quản thuỷ sản theo quy định của pháp luật.

5. Cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật.

Đề nghị ban hành Nghị định thay thế khoản 4,5 Điều 15 Nghị định số 59/2005/NĐ-CP; Điều 16

Lý do: Không phù hợp với quy định Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 38/2012/NĐ-CP

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH CÁC NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CHƯA CÓ TRONG PHỤ LỤC 4 LUẬT ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ

A. DANH MỤC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 7 LUẬT ĐẦU TƯ

Stt

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Cụ thể lĩnh vực kinh doanh trong ngành, nghề

Tên văn bản và điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại Luật, Pháp lệnh

Tên văn bản và điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại Nghị định, Quyết định của TTg

Tên văn bản và điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại Thông tư, Quyết định của Bộ

1

Bổ sung thêm ngành nghề kiểm nghiệm thực phẩm hoặc ghép chung với ngành nghề quy định tại số thứ tự 215 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật Đầu tư

Kiểm nghiệm thực phẩm

Luật An toàn thực phẩm:

Điều 45. Yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm thực phẩm

1. Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

b) Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Việc kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định.

2. Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Khách quan, chính xác;

b) Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật.

Điều 46. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm

1. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm;

b) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;

c) Đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

2. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm, thu phí kiểm nghiệm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm nghiệm do mình thực hiện.

3. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định cụ thể điều kiện của cơ sở kiểm nghiệm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 47. Kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm

1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng để thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm về nội dung tranh chấp. Kết quả kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được sử dụng làm căn cứ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm.

2. Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định làm kiểm chứng là cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước, có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này

3. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng, Danh mục cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng đủ điều kiện hoạt động.

Không

(1) Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

(2) Thông tư 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 3 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp về việc yêu cầu năng lực phòng thử nghiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm Nông lâm thủy sản và muối

- Điều 4: Yêu cầu quản lý

- Điều 5: Yêu cầu kỹ thuật

B. DANH MỤC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH KHÔNG ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 7 LUẬT ĐẦU TƯ

Stt

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Cụ thể lĩnh vực kinh doanh trong ngành, nghề

Tên văn bản và điều kiện đầu tư kinh doanh không đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư

Đề xuất phương án xử lý (Đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung, thay thế các điều kiện kinh doanh và dự kiến hình thức ban hành văn bản)

 

Không

Không

Không

Không

 

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 2896/QLCL-TTPC năm 2015 đề nghị rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản ban hành

Số hiệu: 2896/QLCL-TTPC
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
Người ký: Lê Bá Anh
Ngày ban hành: 19/11/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [16]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 2896/QLCL-TTPC năm 2015 đề nghị rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…