Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------

Số: 2656/TCT-CS
V/v: thuế GTGT

Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2008

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Nam Định

Trả lời công văn số 238/CT-KTT ngày 14/1/2008 của Cục Thuế tỉnh Nam Định về thuế GTGT đối với Công ty Cổ phần May Sông Hồng, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về thủ tục thanh toán qua ngân hàng: Điểm 1.2d3 mục III phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định: “Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng”.

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, Công ty Cổ phần May Sông Hồng xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, khi thanh toán, bên nước ngoài không chuyển tiền cho Công ty ở Việt Nam mà chuyển tiền cho chi nhành của Công ty thành lập ở Hồng Kông sau đó chi nhánh ở Hồng Kông chuyển tiền về cho công ty ở Việt Nam. Nếu việc thanh toán trên đã được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng thì được coi là đảm bảo điều kiện thanh toán qua ngân hàng đối với hàng xuất khẩu được xét hoàn thuế GTGT.

2. Về khoản phí ngân hàng nước ngoài giữ lại: Trước khi chuyển tiền thanh toán cho Công ty Cổ phần may Sông Hồng, Ngân hàng của bên nước ngoài (bên mua) giữ lại một khoản tiền để thanh toán một số khoản phí (phí hoàn trả, phí hoa hồng), tiền phạt do hàng xuất khẩu kém chất lượng. Nếu các khoản chi phí nêu trên được quy định tại hợp đồng thì được chấp nhận là khoản chi phí. Công ty được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với khoản doanh thu hàng hóa xuất khẩu.

3. Đối với khoản tiền tài trợ: Điểm 5.24 mục IV phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “Đối với cơ sở kinh doanh nhận tiền tài trợ của các cơ sở kinh doanh khác để thực hiện các dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, tiếp thị, bảo hành và các hoạt động hỗ trợ khác cho việc bán sản phẩm do chính cơ sở kinh doanh sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam thì toàn bộ số tiền tài trợ nhận được nêu trên được xác định là doanh thu đã có thuế GTGT và cơ sở kinh doanh nhận tài trợ phải xác định doanh thu chưa có thuế GTGT và thuế GTGT để lập hóa đơn GTGT theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận được tiền tài trợ nêu trên để thực hiện các công việc không liên quan đến việc hỗ trợ bán sản phẩm, dịch vụ do chính cơ sở kinh doanh sản xuất, cung ứng hoặc nhập khẩu vào Việt Nam thì không phải xuất hóa đơn GTGT, nhưng phải viết chứng từ thu tiền khi nhận được tiền”.

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, Công ty Cổ phần May Sông Hồng nhận được khoản tiền thưởng từ Công ty dầu thực vật Cái Lân do hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, Công ty không phải xuất hóa đơn GTGT, nhưng phải viết chứng từ thu tiền khi nhận được tiền. Trường hợp Công ty đã viết hóa đơn, dòng thuế GTGT gạch bỏ thì không đặt vấn đề xử lý lại.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Nam Định được biết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế;
- Ban HT, PC, TTTĐ;
- Lưu: VT, CS (2b)

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn số 2656/TCT-CS về việc thuế giá trị gia tăng đối với Công ty Cổ phần May Sông Hồng do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 2656/TCT-CS
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Phạm Duy Khương
Ngày ban hành: 14/07/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn số 2656/TCT-CS về việc thuế giá trị gia tăng đối với Công ty Cổ phần May Sông Hồng do Tổng cục Thuế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…