BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
2452/TCT-PCCS |
Hà nội, ngày 26 tháng 07 năm 2005 |
Kính gửi : Cục thuế tỉnh Kon Tum
Trả lời Công văn số 816 CT-THDT ngày 29/6/2005
của Cục Thuế tỉnh Kon Tum về các vướng mắc chính sách thuế; Tổng cục Thuế có ý
kiến như sau:
1)Về việc miễn, giảm thuế TNDN:
Việc miễn, giảm thuế TNDN đối với phần thu nhập tăng thêm do xuất khẩu theo Điều 39 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh
doanh hàng hóa xuất khẩu đang được hưởng ưu đãi theo Điều 36, Điều
37, Điều 38 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP nêu trên.
Vì vậy, cơ sở kinh doanh thành lập năm 1999 và đã hết thời gian miễn, giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế TNDN ngày 10/5/1997 trước
ngày 01/01/2004 thì năm 2004 cơ sở kinh doanh không thuộc diện áp dụng Điều 39 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP.
2) Về nguyên tắc thực hiện miễn, giảm thuế TNDN:
Tại Điều 47 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP nêu trên quy định:
“Trong cùng một thời gian, nếu có một khoản thu nhập được miễn thuế, giảm thuế
theo nhiều trường hợp khác nhau thì cơ sở kinh doanh tự lựa chọn một trong những
trường hợp miễn thuế, giảm thuế có lợi nhất và thông báo cho cơ quan thuế biết.”.
Vì vậy trong một kỳ kinh doanh, cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư
hoặc di chuyển địa điểm, phát sinh thu nhập thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế
TNDN theo quy định tại Điều 36, Nghị định số 164/2003/NĐ-CP
đồng thời thuộc diện được giảm thuế TNDN tương ứng với mức chi phí cho lao động
nữ theo quy định tại thì cơ sở kinh doanh được lựa chọn một trường hợp
miễn thuế, giảm thuế có lợi nhất.
3) Về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong trường hợp cơ quan thuế
qua kiểm tra điều chỉnh giảm lỗ cơ sở kinh doanh:
Tại Điều 5 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định: “Căn
cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất.” và tại Khoản
1, Điều 7 Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế quy định: “Hành vi trốn thuế
là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm
giảm số thuế phải nộp…”.
Vì vậy, trường hợp cơ sở kinh doanh báo cáo kết quả kinh doanh lỗ. Cơ quan thuế
kiểm tra phát hiện, loại ra khỏi chi phí tính thu nhập chịu thuế TNDN một số khoản
chi không hợp lệ làm giảm lỗ nhưng cũng chưa phát sinh thu nhập chịu thuế nên
không có số thuế TNDN phải nộp. Do vậy, không có căn cứ để truy thu và xử phạt
về hành vi trốn thuế TNDN mà xử phạt vi phạm hành chính đối với các lĩnh vực có
liên quan.
4) Về căn cứ pháp lý trong việc uỷ quyền quản lý doanh nghiệp tư nhân:
- Tại Điều 99, Luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp
tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
- Theo quy định của Bộ luật Dân sự, tại Khoản 3 Điều 96 quy
định: “Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của pháp
nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự.”; tại Khoản 3 Điều
102 quy định: “Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền
cho người khác thay mình thực hiện nhiệm vụ đại diện.” và tại Khoản
1, Khoản 2 Điều 233 Bộ Luật dân sự quy định: “1- Sở hữu chung của vợ chồng
là sở hữu chung hợp nhất. 2- Vợ, chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản
chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung…”.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp tư nhân tuyên bố giải thể
do chủ doanh nghiệp bị chấp hành án phạt tù giam. Trước khi bị kết án tù, chủ
doanh nghiệp tư nhân (Giám đốc doanh nghiệp) lập giấy ủy quyền cho vợ (Phó giám
đốc doanh nghiệp) điều hành doanh nghiệp, ký các chứng từ kế toán, báo cáo tài
chính, tờ khai tính thuế, hồ sơ đề nghị hoàn thuế… là phù hợp với quy định của
pháp luật hiện hành. Đồng thời, vợ (Phó giám đốc) là đại diện ủy quyền được ký
vào biên bản thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.
5) Về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hoạt động bán vườn cây:
Theo hướng dẫn tại Điểm 3.27, Mục II, Phần B Thông tư số
120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định
số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT thì các nông
trường bán vườn cây là tài sản cố định đang trong thời kỳ khai thác cho các hộ
nông trường viên phải chịu thuế GTGT với thuế suất là 10%.
6) Về khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu thanh toán bù trừ:
Trường hợp thanh toán bù trừ đối với hàng xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% để
khấu trừ hoặc hoàn thuế phải đảm bảo các điều kiện theo hướng dẫn tại Tiết d3, Điểm 1.2, Mục III, Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC,
các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, có xác nhận của hải quan là hàng thực xuất,
thực hiện thanh toán bù trừ giữa các bên nhưng không đủ thủ tục, hồ sơ theo hướng
dẫn trên thì không phải nộp thuế GTGT đầu ra. Số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ
sử dụng sản xuất hàng xuất khẩu đơn vị không được khấu trừ mà hạch toán vào chi
phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
7) Về việc áp dụng thuế GTGT đối với: Hàng hóa điều chuyển từ cơ sở kinh
doanh ở Việt nam sang chi nhánh ở nước ngoài, tiền đền bù thiệt hại tài sản, Tổng
cục Thuế ghi nhận để có văn hướng dẫn thực hiện chung.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế được biết và thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
Công văn số: 2452/TCT-PCCS về các vướng mắc chính sách thuế do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 2452/TCT-PCCS |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Phạm Duy Khương |
Ngày ban hành: | 26/07/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn số: 2452/TCT-PCCS về các vướng mắc chính sách thuế do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video