Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VĂN PHÒNG THÔNG BÁO VÀ ĐIỂM HỎI ĐÁP QUỐC GIA VỀ VSDT VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG, THỰC VẬT VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 221/SPS-BNNVN
Vv: đề nghị triển khai gấp việc đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2021

 

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế);
- Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương).

Thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đánh giá tác động, phổ biến, hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp việc thực hiện, đáp ứng các thủ tục, quy định đối với quản lý chất lượng nông sản nhập khẩu của thị trường Trung Quốc tại Lệnh 248, Lệnh 249 có hiệu lực từ 01/01/2022;

Căn cứ Danh mục sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hoá và thẩm quyền quản lý nhà nước quy định tại Phụ lục II, III và IV Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Theo thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về Quản lý và đăng đăng ký doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản và kinh doanh thực phẩm đăng ký xuất khẩu vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Lệnh 248 - Phụ lục 1 đính kèm) và Công hàm số 353/2021 của Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc về hướng dẫn triển khai đăng ký doanh nghiệp nước ngoài (Phụ lục 2 đính kèm);

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) thông báo và đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp nghiên cứu, triển khai việc đáp ứng các quy định về đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, cụ thể như sau:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai gấp việc đăng ký doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Trung Quốc; gửi hồ sơ đăng ký về Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ trước ngày 26/10/2021.

2. Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ; đối với các sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do (i) Cục Bảo vệ thực vật đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật; (ii) Cục Thú y đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn; (iii) Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đối với các sản phẩm thủy sản: là cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra doanh nghiệp (hồ sơ đăng ký), xác nhận doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đăng ký thì tiến hành thủ tục đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc theo quy định nêu trên trước ngày 30/10/2021.

3. Các doanh nghiệp chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý ở địa phương để hoàn thiện hồ sơ đăng ký, đảm bảo đúng thời hạn quy định; phối hợp với các nhà nhập khẩu, đại lý tại Trung Quốc để nắm thông tin về ghi nhãn bao bì, đóng gói phù hợp với quy định của thị trường.

Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, liên hệ: Văn phòng SPS Việt Nam, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại: 024.32444150, email: spsvietnam@mard.gov.vn, để kịp thời xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan (để b/c);
- Thứ trưởng Trần Thanh Nam (để b/c)
- Các Cục: BVTV, CB, Thú y, QLCLNLTS, (để p/h);
- Các Sở: CT, NN&PTNT các tỉnh/TP trực thuộc TW (để p/h);
- Giám đốc (để b/c);
- Lưu VtSPS.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Ngô Xuân Nam

 

PHỤ LỤC 1

VĂN PHÒNG SPS VIỆT NAM - Bản dịch không chính thức

Lệnh số 248 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa"

Quy định Quản lý và đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Chương I. Các quy định chung

Điều 1. Để tăng cường quản lý đăng ký các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu, phù hợp với Luật An toàn thực phẩm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các quy định thi hành, Luật Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các quy định thực hiện, và Luật Kiểm dịch động, thực vật xuất nhập khẩu và các quy định thực hiện, Quy định đặc biệt và tăng cường trong quản lý giám sát an toàn thực phẩm cũng như sản phẩm khác của Quốc vụ viện, luật và quy định hành chính khác để xây dựng các quy định này.

Điều 2. Quy định này áp dụng đối với việc quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất, chế biến và bảo quản nước ngoài xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc (sau đây gọi chung là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu).

Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu theo quy định tại khoản trên không bao gồm doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản phụ gia thực phẩm và các sản phẩm liên quan đến thực phẩm.

Điều III. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý thống nhất việc đăng ký đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu.

Điều 4. Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu phải được đăng ký với Tổng cục Hải quan.

Chương II. Điều kiện và thủ tục đăng ký

Điều 5. Điều kiện đăng ký đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu:

(1) Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của quốc gia (khu vực) đặt trụ sở đã được Tổng cục Hải quan đánh giá, xét duyệt tương đương;

(2) Được chấp thuận thành lập và chịu sự giám sát hiệu quả của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở;

(3) Thiết lập hệ thống bảo vệ và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiệu quả, sản xuất và xuất khẩu hợp pháp tại quốc gia (khu vực) nơi đặt trụ sở và đảm bảo rằng thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc đáp ứng các luật và quy định liên quan và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia của Trung Quốc;

(4) Tuân thủ thỏa thuận do Tổng cục Hải quan và cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) đặt trụ sở về các yêu cầu liên quan trong kiểm tra và kiểm dịch.

Điều 6. Phương thức đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu bao gồm đăng ký do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở giới thiệu và tự đăng ký của doanh nghiệp.

Tổng cục Hải quan xác định phương thức đăng ký và hồ sơ đăng ký đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu trên cơ sở phân tích nguồn nguyên liệu thực phẩm, công nghệ sản xuất, chế biến, dữ liệu lịch sử an toàn thực phẩm, nhóm người tiêu dùng, phương thức sử dụng và các yếu tố khác kết hợp với thông lệ quốc tế.

Nếu phân tích rủi ro hoặc bằng chứng cho thấy rủi ro của một loại thực phẩm nào đó đã thay đổi, Tổng cục Hải quan có thể điều chỉnh phương thức và tài liệu đăng ký tương ứng với thực phẩm của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu.

Điều 7. Các loại thực phẩm sau đây do cơ quan có thẩm quyền của nước (khu vực) nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp sản xuất nước ngoài đề nghị đăng ký với Tổng cục Hải quan: thịt và các sản phẩm từ thịt, vỏ ruột, sản phẩm thủy sản, sản phẩm từ sữa, yến sào và sản phẩm từ tổ yến, sản phẩm từ ong, trứng và các sản phẩm từ trứng, chất béo và dầu thực phẩm, Thực phẩm chế biến hỗn hợp từ bột mỳ, thực phẩm từ ngũ cốc, sản phẩm công nghiệp xay xát ngũ cốc và mạch nha, rau củ tươi và khô, đậu khô, gia vị, các loại hạt và hạt giống, trái cây sấy khô, hạt cà phê và hạt ca cao chưa rang, thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt, thực phẩm chức năng.

Điều 8. Cơ quan có thẩm quyền của nước (khu vực) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở có trách nhiệm xem xét, kiểm tra các doanh nghiệp được đề nghị đăng ký, sau khi xác nhận doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đăng ký, đề nghị đăng ký cho Tổng cục Hải quan và nộp các tài liệu sau:

(1) Thư giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi đặt trụ sở;

(2) Danh sách công ty và đơn đăng ký công ty;

(3) Văn kiện chứng minh tư cách doanh nghiệp, chẳng hạn như giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cấp;

(4) Công bố của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi doanh nghiệp có trụ sở giới thiệu đáp ứng các yêu cầu của quy định này; của quốc gia (khu vực) nơi doanh nghiệp đ

(5) Báo cáo thẩm tra của cơ quan có thẩm quyền đặt trụ sở về việc kiểm tra, xét duyệt đối với doanh nghiệp có liên quan.

Khi cần thiết, Tổng cục Hải quan có thể yêu cầu các tài liệu về hệ thống an toàn, vệ sinh và bảo vệ thực phẩm của công ty, chẳng hạn như sơ đồ mặt bằng của nhà máy, phân xưởng và kho lạnh của công ty, cũng như sơ đồ quy trình.v.v.

Điều 9. Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài không phải là sản xuất thực phẩm nêu tại Điều 7 Quy định này thì tự nộp hồ sơ đăng ký hoặc ủy thác đại lý thực hiện đăng ký với Tổng cục Hải quan và hồ sơ xin đăng ký bao gồm:

(1) Đơn đăng ký kinh doanh;

(2) Văn kiện chứng minh tư cách của doanh nghiệp, chẳng hạn như giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cấp;

(3) Bản cam kết tuyên bố của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của quy định này.

Điều 10. Nội dung đơn đăng ký doanh nghiệp bao gồm thông tin như: tên doanh nghiệp, quốc gia (khu vực) nơi đặt trụ sở, địa chỉ nơi sản xuất, người đại diện theo pháp luật, người liên hệ, thông tin liên hệ, số đăng ký được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) chấp thuận, loại thực phẩm được đăng ký, loại hình sản xuất, năng lực sản xuất, v.v.

Điều 11. Các tài liệu đăng ký sẽ được nộp bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh. Nếu quốc gia (khu vực) liên quan và Trung Quốc có thỏa thuận khác về phương thức đăng ký và tài liệu đăng ký, thì sẽ được thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên.

Điều 12. Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi đặt trụ sở hoặc doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, đầy đủ và hợp pháp của các tài liệu được nộp.

Điều 13. Tổng cục Hải quan trực tiếp hoặc ủy thác cho các cơ quan liên quan tổ chức đoàn đánh giá, tiến hành đánh giá, rà soát các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu đăng ký thông qua hình thức kiểm tra bằng văn bản, video, kiểm tra tại chỗ và các hình thức khác, hoặc kết hợp. Đoàn đánh giá bao gồm từ 2 người trở lên xem xét đánh giá.

Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu và cơ quan có thẩm quyền của nước (khu vực) nơi doanh nghiệp đóng trụ sở có trách nhiệm phối hợp thực hiện công việc đánh giá, rà soát nêu trên.

Điều 14. Tổng cục Hải quan trên cơ sở tình trạng đánh giá, xét duyệt đăng ký, sẽ cấp số đăng ký tại Trung Quốc cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu đáp ứng yêu cầu, đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) hoặc doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu liên quan bằng văn bản; nếu Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu sẽ không phê duyệt đăng ký và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước (khu vực) hoặc doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu .

Điều 15. Khi doanh nghiệp đã đăng ký xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc, doanh nghiệp đó phải ghi trên bao bì bên trong và bên ngoài của thực phẩm bằng số đăng ký tại Trung Quốc hoặc số đăng ký được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Điều 16. Thời hạn đăng ký đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu là 5 năm.

Khi đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu, Tổng cục Hải quan phải xác định ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn hiệu lực của việc đăng ký.

Điều 17. Tổng cục Hải quan công bố thống nhất danh sách đăng ký các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu.

Chương III. Quản lý đăng ký

Điều 18. Tổng cục Hải quan trực tiếp hoặc ủy thác cho các cơ quan liên quan tổ chức đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra lại việc doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu có tiếp tục đáp ứng yêu cầu đăng ký hay không. Đoàn đánh giá được tổ chức từ 02 người trở lên tiến hành nhận xét đánh giá.

Điều 19. Trong thời hạn hiệu lực của việc đăng ký, nếu thông tin đăng ký của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu thay đổi thì nộp hồ sơ thay đổi đến Tổng cục Hải quan thông qua kênh đăng ký và nộp các tài liệu sau:

(1) Bảng đối chiếu thông tin thay đổi theo mục đăng ký;

(2) Các tài liệu chứng minh liên quan đến thông tin thay đổi.

Nếu Tổng cục Hải quan xét thấy sau khi thẩm định có thể thay đổi thì thực hiện thay đổi.

Nếu chuyển địa điểm sản xuất, thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi số đăng ký do quốc gia (khu vực) cấp, thì phải tiến hành đăng ký mới lại và số đã đăng ký tại Trung Quốc sẽ tự động hết hiệu lực.

Điều 20. Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu có nhu cầu gia hạn đăng ký trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng trước khi hết thời hạn đăng ký thì nộp hồ sơ gia hạn đăng ký đến Tổng cục Hải quan thông qua kênh đăng ký.

Hồ sơ gia hạn đăng ký bao gồm:

(1) Đơn xin gia hạn đăng ký;

(2) Bản cam kết sẽ tiếp tục đáp ứng các yêu cầu đăng ký.

Tổng cục Hải quan sẽ gia hạn đăng ký đối với các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đăng ký, và thời hạn hiệu lực của đăng ký sẽ được gia hạn thêm 5 năm.

Điều 21. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu đã đăng ký thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tổng cục Hải quan hủy đăng ký, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước (khu vực) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc doanh nghiệp sản xuất nước ngoài nhập khẩu thực phẩm:

(1) Không thực hiện thủ tục gia hạn đăng ký theo yêu cầu;

(2) Cơ quan có thẩm quyền của nước (khu vực) nơi đặt trụ sở hoặc doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu tự nguyện xin hủy bỏ;

(3) Không còn đáp ứng các yêu cầu của Khoản (2) Điều 5 của các quy định này.

Điều 22. Cơ quan có thẩm quyền của nước (khu vực) nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu có trách nhiệm giám sát hiệu quả doanh nghiệp đã đăng ký, đôn đốc doanh nghiệp tiếp tục đáp ứng các yêu cầu đăng ký, nếu thấy không đáp ứng các yêu cầu đăng ký, thì ngay lập tức thực hiện các biện pháp kiểm soát và đình chỉ xuất khẩu thực phẩm có liên quan của doanh nghiệp sang Trung Quốc cho đến khi việc khắc phục đáp ứng các yêu cầu đăng ký.

Trường hợp cơ sở sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài tự phát hiện không đáp ứng yêu cầu đăng ký thì chủ động tạm dừng xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc và thực hiện ngay các biện pháp khắc phục điều chỉnh cho đến khi đáp ứng yêu cầu đăng ký.

Điều 23. Trường hợp Tổng cục Hải quan phát hiện cơ sở sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài đã đăng ký không còn đáp ứng yêu cầu đăng ký, cơ quan sẽ ra lệnh khắc phục trong thời hạn quy định và đình chỉ nhập khẩu thực phẩm có liên quan của doanh nghiệp trong thời gian khắc phục.

Trường hợp doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền của nước (khu vực) đề nghị đăng ký bị đình chỉ nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền liên quan giám sát doanh nghiệp hoàn thành việc khắc phục trong thời hạn quy định và báo cáo khắc phục bằng văn bản và bản cam kết tuyên bố tuân thủ các yêu cầu đăng ký với Tổng cục Hải quan.

Trường hợp doanh nghiệp tự đăng ký hoặc ủy quyền cho đại lý đăng ký bị tạm ngừng nhập khẩu thì phải hoàn thành việc khắc phục trong thời hạn quy định và có văn bản báo cáo khắc phục và văn bản xác nhận phù hợp với yêu cầu đăng ký gửi đến Tổng cục Hải quan.

Tổng cục Hải quan tiến hành xem xét tình hình sửa đổi của doanh nghiệp, nếu việc thẩm tra đạt yêu cầu thì phục hồi nhập khẩu thực phẩm liên quan của doanh nghiệp.

Điều 24. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu đã đăng ký xảy ra một trong các trường hợp sau đây, Tổng cục Hải quan sẽ hủy đăng ký và công báo:

(1) Do nguyên nhân của chính doanh nghiệp dẫn đến xảy ra sự cố lớn về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu;

(2) Phát hiện các vấn đề về an toàn thực phẩm được trong quá trình kiểm tra và kiểm dịch nhập cảnh đối với thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc với tình hình nghiêm trọng;

(3) Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp có vấn đề lớn, thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc không đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm;

(4) Vẫn không đáp ứng các yêu cầu đăng ký sau khi tiến hành sửa đổi;

(5) Cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc che giấu thông tin liên quan;

(6) Từ chối phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc giám định lại và điều tra sự cố;

(7) Cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng, bán lại hoặc sử dụng gian lận số đăng ký.

Chương IV. Các điều khoản bổ sung

Điều 25. Nếu tổ chức quốc tế hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc đưa ra thông báo về dịch bệnh, hoặc nếu thực phẩm liên quan được phát hiện có vấn đề nghiêm trọng như dịch bệnh hoặc sự cố sức khỏe cộng đồng trong quá trình kiểm tra và kiểm dịch nhập cảnh, Tổng cục Hải quan thông báo sẽ ngừng nhập khẩu thực phẩm từ quốc gia (khu vực) này, sẽ không tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có liên quan của quốc gia (khu vực) đó trong thời gian này.

Điều 26. Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) tại quy định này là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm giám sát vệ sinh và an toàn trong sản xuất thực phẩm tại quốc gia (khu vực) nơi doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu đặt trụ sở.

Điều 27. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm giải thích các quy định này.

Điều 28. Các quy định có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Lệnh số 145 ngày 22/3/2012 của Tổng cục Kiểm nghiệm và Giám sát Chất lượng Quốc gia; và số 243 ngày 23/11/2018 của Tổng cục Hải quan về "Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm nhập khẩu " cùng lúc hết hiệu lực.

 

PHỤ LỤC 2.

Bản dịch không chính thức Công hàm 353 ngày 27/09/2021.

TỔNG CỤC HẢI QUAN
NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA

CỤC THỰC PHẨM TỔNG CỤC HẢI QUAN TRẢ LỜI VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẨM NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

Để đảm thương mại thực phẩm xuất nhập khẩu của phía Việt Nam vào Trung Quốc tiến hành bình thường sau khi Lệnh số 248 của Tổng cục Hải quan “Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” (sau đây gọi tắt là Quy định đăng ký) có hiệu lực, nay chúng tôi xin thông báo các vấn đề có liên quan về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài như sau:

1. Đối với Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nước ngoài phải được cơ quan thẩm quyền giới thiệu đăng ký

(1) Đối với các doanh nghiệp nước ngoài đã đăng ký thuộc 4 loại sản phẩm (thịt và sản phẩm từ thịt; sản phẩm thuỷ sản; sản phẩm sữa; tổ yến và sản phẩm từ tổ yến) thì đăng ký tiếp tục có hiệu lực.

(2) Đối với các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu lần đầu sang Trung Quốc thuộc 04 loại thực phẩm nói trên, Tổng cục Hải quan Trung Quốc căn cứ Lệnh số 249 (Điều 11 đến Điều 17) “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” của Tổng cục Hải quan tiến hành đánh giá, kiểm tra đối với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và tình hình an toàn thực phẩm của quốc gia (vùng lãnh thổ) nước ngoài, xác định yêu cầu kiểm nghiệm, kiểm dịch tương ứng. Sau khi hoàn thành việc đánh giá, thẩm tra sẽ xác định các yêu cầu kiểm nghiệm, kiểm dịch tương ứng, trước ngày 31/12/2021 cơ quan thẩm quyền của Việt Nam có thể căn cứ theo các quy định có liên quan tại Điều 8 của “Quy định đăng ký” giới thiệu các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu 04 sản phẩm này hoặc cũng có thể theo phương thức hiện hành để giới thiệu đăng ký.

(3) Đối với doanh nghiệp sản xuất nước ngoài của 14 loại sản phẩm (bao gồm: ruột (lòng), sản phẩm ong, trứng và sản phẩm từ trứng, Dầu ăn và nguyên liệu dầu, thực phẩm hỗn hợp từ bột mỳ, ngũ cốc thực phẩm, sản phẩm ngũ cốc công nghiệp và mạch nha, rau tươi và rau tách nước, đậu khô, gia vị, các loại hạt và hạt giống, quả khô, hạt ca cao và hạt cà phê chưa rang, thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt, thực phẩm chức năng), đề nghị cơ quan thẩm quyền của phía Việt Nam trước ngày 31/10/2021 tổng hợp từ ngày 01/01/2017 đến nay toàn bộ các doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc có trong “Danh mục thực phẩm đã có giao thương” (theo phụ lục 1) và điền vào “Danh sách đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” (theo phụ lục 2) và “Tuyên bố về tính phù hợp của doanh nghiệp đăng ký giới thiệu” theo mẫu tại phụ lục 3 gửi cho Cục An toàn thực phẩm Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan sẽ căn cứ theo danh sách các doanh nghiệp liên quan do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam giới thiệu đúng theo thời hạn nêu trên để đẩy nhanh việc thẩm tra, cấp đăng ký. Trong trường hợp không cung cấp danh sách doanh nghiệp đúng hạn, từ ngày 01/11/2021, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài sẽ tiến hành xin đăng ký theo quy định có liên quan tại Điều 8 của “Quy định đăng ký”.

(4) Nếu đã có quy định riêng đối với các tài liệu xin đăng ký và phương thức đăng ký cho doanh nghiệp liên quan sản phẩm nêu trên giữa Cơ quan thẩm quyền Việt Nam và Tổng cục Hải quan thì sẽ căn cứ theo quy định đó để thực hiện.

(5) Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đã đăng ký đối với 18 sản phẩm nói trên nếu chưa hoàn chỉnh thông tin và tài liệu kiểm tra, đề nghị cơ quan thẩm quyền của Việt Nam phối hợp bổ sung đầy đủ các thông tin có liên quan thông qua Ứng dụng quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài trước ngày 30/6/2023.

2. Doanh nghiệp sản xuất nước ngoài tự đăng ký

Đề nghị cơ quan thẩm quyền của phía Việt Nam thông báo với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ngoài 18 sản phẩm nói trên, sau ngày 01/11/2021 có thể truy cập Hệ thống ứng dụng quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài, căn cứ theo các quy định có liên quan tại Điều 9 “Quy định đăng ký” để tiến hành đăng ký thông qua Cổng Thương mại Quốc tế Một cửa (www.singlewindow.cn).

3. Về thời gian hiệu lực đăng ký

Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài đã được đăng ký sẽ được Tổng cục Hải quan xác định cụ thể thời gian hiệu lực và hết hạn của đăng ký. Từ 6 đến 3 tháng trước khi thời hiệu đăng ký hết hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc đăng ký gia hạn theo quy định có liên quan tại Điều 20 của “Quy định đăng ký”, nếu không thực hiện gia hạn đăng ký theo quy định sẽ bị huỷ đăng ký.

4. Về trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất nước ngoài và cơ quan thẩm quyền nước ngoài

Cơ quan thẩm quyền hoặc doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu Việt Nam phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, hoàn chỉnh và hợp pháp của các tài liệu giao nộp. Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam nên quản lý hiệu quả đối với các doanh nghiệp đã đăng ký tại Trung Quốc và đôn đốc các doanh nghiệp đăng ký tại Trung Quốc đảm bảo việc đáp ứng điều kiện đăng ký trong suốt thời gian có hiệu lực của đăng ký. Phát hiện không phù hợp yêu cầu đăng ký đề nghị căn cứ theo Điều 22 “Quy định đăng ký” chủ động áp dụng các biện pháp.

Trân trọng.

 

Người liên hệ: Wang Zhongyue, Shang Kaiyuan

Điện thoại: 010-65195604; 010-65194443

Fax: 010-65194715

Email: wangzhongyue@customs.gov.cn

newcool@vip.163.com; division_registration@customs.gov.cn

 

Phụ lục:

1. Danh mục thực phẩm nhập khẩu đã có giao thương

2. Danh sách đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài.

3. Tuyên bố sự phù hợp của doanh nghiệp được giới thiệu đăng ký (tham khảo mẫu)

 

 

Ngày 27 tháng 9 năm 2021
Cục An toàn thực phẩm - Tổng cục Hải quan

 

Phụ lục I

DANH MỤC THỰC PHẨM NHẬP KHẨU ĐÃ CÓ GIAO THƯƠNG

Quốc gia
(vùng lãnh thổ)

Thực phẩm nguồn gốc từ thực vật

Thực phẩm chế biến

Việt Nam

Hoa hồi, lá lốt (hoa), Mít khô, Đinh hương, Đậu khấu, Quả hạch Brazil khô (bao gồm các loại quả hạch Brasil khác, quả Bào ngư), Dứa khô, Đậu đỏ khô, Cau khô, Óc chó khô tách vỏ/chưa tách vỏ, Hạt dẻ cười tách vỏ/chưa tách vỏ, Hạt mắc ca khô, Hạt phỉ khô (hạt dẻ), Đỗ xanh khô, Quả sung khô, Chuối khô (chuối tiêu, chuối tây), Hạt điều khô, Dừa khô, Cùi dừa khô, Khoai sọ khô, Dừa biển khô (Lodoicea maldivica), Hạt dưa đỏ, Hồ tiêu, Lạc, Nghệ, Hạt thì là, Hạnh nhân đắng, Hạnh nhân ngọt, Ớt khô, Hạt hương nhu (hạt é (Occimum Gratissimum) , Vải quả khô, Hạt sen, Long nhãn khô, Hạt ý dĩ (hạt bo bo, hạt mạch) tách vỏ, Vỏ quế và Hoa quế, Gừng tươi, Hạt đậu tằm tươi hoặc đông lạnh, Cải thảo tươi hoặc đông lạnh, Cải xoăn (cải ngồng) tươi hoặc đông lạnh, Ớt tươi hoặc đông lạnh (gồm cả ớt ngọt), Hành (Allium fistulosum) tươi hoặc đông lạnh, Củ mài (Dioscorea oppositifolia L.) tươi hoặc đông lạnh, Đậu Hà Lan tươi hoặc đông lạnh (tách vỏ/không tách vỏ), Hành tây (củ) tươi và đông lạnh, Bột lúa mì, Lúa mạch, Quả cọ và hạt cọ dầu, Vừng, Bột mỳ nhồi, Dầu thực vật.

Hạt cà phê

 

Phụ lục II

Quốc gia (vùng lãnh thổ):
Country(region)

Tên cơ quan chủ quản:
Name of competent authority

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỰC PHẨM
List of Overseas Manufacturers of Imported Food Applying for Registration

Loại sản phẩm
Product Category

Thứ tự
No.

Số đăng ký
Registration No.

Tên doanh nghiệp
Name of Manufacturers

Địa chỉ đăng ký
Address of Manufacturers

Châu/Tỉnh/ Khu
State/Province/ District

Thành phố
City

Loại hình doanh nghiệp
Type

Sản phẩm đăng ký
Products for Approval

Mã HS
HS code

Ngày gần đây xuất khẩu sang Trung Quốc
Latest date of trade to China

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn ghi /Filling instruction

Loại hình Doanh nghiệp: PP-Doanh nghiệp chế biếnCS-Doanh nghiệp kho lạnh; DS - Doanh nghiệp bảo quản nhiệt độ thường

Type: PP-Processing Plant; CS-Cold Store; DS - Dry store

Sản phẩm đăng ký: Chỉ điền những sản phẩm trong Danh mục thực phẩm nhập khẩu đã có giao thương, không được điền những sản phẩm ngoài danh mục này.

Products for Approval:

Mã HS/HS Code: điền 8-10 số mã HS code

Biểu này được điền theo nhóm sản phẩm, sản phẩm không cùng nhóm thì được điền theo từng biểu tách riêng.

Loại sản phẩm: ruột (lòng), sản phẩm ong, trứng và sản phẩm từ trứng, Dầu ăn và nguyên liệu dầu, thực phẩm hỗn hợp từ bột mỳ, ngũ cốc thực phẩm, sản phẩm ngũ cốc công nghiệp và mạch nha, rau tươi và rau tách nước, đậu khô, gia vị, các loại hạt và hạt giống, quả khô, hạt ca cao và hạt cà phê chưa rang, thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt, thực phẩm chức năng.

1. Ruột (lòng): Là bộ phận của động vật như lòng non, lòng già (đại tràng) và bàng quang của gia súc khỏe mạnh sau khi được gia công đặc thù để cắt bỏ, loại bỏ mỡ, sau đó bóp muối đối với phần còn lại hoặc làm khô; là lớp vỏ để làm xúc xích, lạp xường.

2. Các sản phẩm từ ong: Là các chất có thể ăn được do ong mật thu thập mật hoa, chất tiết của ong hoặc dịch ngọt cùng hỗn hợp với chất tiết tự thân qua quá trình lên men hoàn toàn tạo thành, và là chất có thể ăn được tạo thành trong quá trình sinh sản tự nhiên hoặc tạo từ công nghệ đặc biệt bao gồm sữa ong chưa, bột sữa ong chúa, phấn hoa ong, bột sữa ong chúa đông khô.

3. Trứng và sản phẩm từ trứng, trong đó sản phẩm từ trứng bao gồm:

- Sản phẩm lòng trứng: Là sản phẩm chế biến từ trứng với nguyên liệu chính là trứng tươi, sau khi bỏ vỏ, gia công xử lý như cả nguyên trứng, lòng đỏ trứng, lòng trắng trứng

- Sản phẩm trứng khô: Là sản phẩm chế biến từ trứng với nguyên liệu chính là trứng tươi, sau khi bỏ vỏ, gia công xử lý tách đường, làm khô như bột nguyên trứng, bột lòng đỏ trứng, bột lòng trắng trứng.

- Sản phẩm trứng đóng đá: Là sản phẩm chế biến từ trứng với nguyên liệu chính là trứng tươi, sau khi bỏ vỏ, gia công xử lý, cấp đông như trứng đông, lòng đỏ trứng đông, lòng trắng trứng đông.

- Trứng tái chế: Là sản phẩm chế biến từ trứng với nguyên liệu chính là trứng tươi, bổ sung hoặc không bổ sung phụ liệu qua xử lý bằng công nghệ muối … như sản phẩm trứng bắc thảo, trứng muối, lòng đỏ trứng muối.

4. Dầu ăn và nguyên liệu dầu: Dầu ăn là dầu thực vật dùng đề gia công hoặc ăn được làm từ nguyên liệu dầu thực vật và thông qua tinh luyện, phân tách từ 1 hoặc các loại phương thức khác nhau thành sản phẩm đơn hoặc hỗn hợp. Nguyên liệu dầu là các loại hạt dầu thực vật dùng để tách ép dầu ăn, chủ yếu là lạc và vừng…

5. Bột mỳ nhồi: Là sản phẩm đông lạnh nấu chín hoặc chưa nấu chín chế biến có nhân làm từ hỗn hợp nhiều loại nguyên liệu và vỏ từ bột mỳ như bánh bao, bánh chẻo …

6. Ngũ cốc dung làm thực phẩm: Là sản phẩm từ hạt hoặc rễ, thân nhánh của cây trồng như ngũ cốc, chủ yếu gồm các sản phẩm có thể ăn được sau khi sơ chế các loại hạt từ thực vật thân lúa, thân cỏ như gạo, yến mạch, cao lương

7. Sản phẩm chế biến công nghiệp ngũ cốc và mạch nha: là loại bột mịn có thể ăn được làm từ hạt hoặc rễ, thân nhánh của cây trồng như ngũ cốc, trái cây, nhân hạt thông qua xay nhỏ và sàng mịn hoặc sản phẩm mạch nha hình thành sau khi chế biến tách nước

8. Rau tươi và rau tách nước và đậu khô: Là rau tươi hoặc sản phẩm rau khô sản xuất từ giữ tươi, tách nước, sấy khô và đậu khô

9. Hạt cà phê và hạt ca cao chưa rang.

10. Gia vị: là sản phẩm dùng trực tiếp có nguồn gốc thực vật từ tự nhiên như quả, hạt, hoa, rễ, cành, lá hoặc cả cây có mùi hương, tạo mùi và điều vị.

11. Quả hạch và hạt: Quả cứng là loại quả bao gồm hạt có vỏ cứng của một loài thực vật thân gỗ, gồm hạt điều, quả óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân, hạt mắc ca … Hạt là các loại hạt của các loài thực vật như dưa, quả, rau như hạt bí, hạt dưa…

12. Quả khô: Là các sản phẩm khô được chế biến từ quả tươi thông qua hình thức chế biến tách nước như phơi, sấy …

13. Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt:

- Thực phẩm công thức dành cho trẻ sơ sinh có nguồn gốc từ đậu nành: là loại sản phẩm dạng lỏng hoặc dạng bột dành cho trẻ em được chế biến bằng phương pháp vật lý đối với các nguyên liệu chính từ hạt đậu nành hoặc sản phẩm protetin từ đậu nành có bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc các thành phần khác.

- Thực phẩm công thức chuyên dùng cho Y tế đặc biệt: là thực phẩm công thức, phối chế gia công chuyên dùng cho các bệnh nhân có trở ngại, hạn chế trong nhai nuốt, rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh nhân có yêu cầu đặc biệt về chất dinh dưỡng hoặc ăn kiêng. Các loại thực phẩm này phải được bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng chỉ định, hướng dẫn dùng gồm ăn trực tiếp sản phẩm hoặc ăn cùng với các loại sản phẩm khác.

- Thực phẩm bổ sung cho trẻ sơ sinh: gồm các loại Thực phẩm đóng hộp và Ngũ cốc bổ sung cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thực phẩm bổ sung đóng hộp cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là thực phẩm nguyên liệu qua chế biến, xử lý, đóng hộp, sát khuẩn hoặc đóng hộp ở điều kiện vô trùng thương mại, có thể bảo quản ở nhiệt độ thường thích hợp sử dụng làm thực phẩm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Ngũ cốc bổ sung cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là thực phẩm bổ sung được gia công, chế biến từ các nguyên liệu chủ yếu là 1 hoặc hỗn hợp các loại hạt ngũ cốc chiếm 25% trở lên thành phần chất khô, bổ sung thêm chất tăng cường dinh dưỡng vừa đủ hoặc các chất hỗ trợ khác, thích hợp sử dụng làm thực phẩm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

- Các sản phẩm công thức, chế biến chuyên dụng khác như (như thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm dinh dưỡng thể thao), thực phẩm khác nhằm đáp ứng các điều kiện thể chất hoặc sinh lý đặc thù, thực phẩm ăn kiêng đặc biệt hoặc đáp ứng nhu cầu ăn uống đặc biệt của các bệnh, rối loạn tiêu hóa.

14. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng): là thực phẩm như tên gọi và có tác dụng bảo vệ sức khỏe nhất định hoặc thực phẩm nhằm bổ sung các vitamin, khoáng chất, thích hợp với một bộ phận người đặc thù với tác dụng nâng cao đề kháng cơ thể, không có mục đích chữa bệnh và không có nguy hại cấp tính, mãn tính nào đối với cơ thể người.

 

Phụ lục 3

MẪU THƯ GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ TẠI TRUNG QUỐC CỦA CƠ QUAN THẨM QUYỀN CỦA QUỐC GIA (VÙNG LÃNH THỔ)

Kính gửi: Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (GACC)

_________________(ghi tên Cơ quan thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ) xin giới thiệu doanh nghiệp sản xuất _____(ghi tên loại sản phẩm đăng ký) đăng ký tại Trung Quốc và cung cấp danh sách ______doanh nghiệp đăng ký. Chúng tôi xin công bố các thông tin của doanh nghiệp giới thiệu đăng ký là xác thực, hoàn chỉnh, có đủ phù hợp với các quy định liên quan của Trung Quốc và

_______(ghi tên quốc gia, vùng lãnh thổ xuất khẩu) và yêu cầu của Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đề nghị được đăng ký.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác.

 

 

Tên Cơ quan thẩm quyền của quốc gia (vùng lãnh thổ)
Đóng dấu
Ngày tháng năm

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 221/SPS-BNNVN năm 2021 đề nghị triển khai gấp việc đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc do Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật Việt Nam Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 221/SPS-BNNVN
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Ngô Xuân Nam
Ngày ban hành: 21/10/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 221/SPS-BNNVN năm 2021 đề nghị triển khai gấp việc đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc do Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật Việt Nam Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [12]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…