Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1804 TCT/CS
V/v: xử lý nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp đối với doanh nghiệp phá sản

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2001

 

Kính gửi: Cục thuế tỉnh Gia Lai

Trả lời Công văn số 484/CT-TQD ngày 3/4/2001 của Cục thuế tỉnh Gia Lai hỏi về việc xử lý nợ đọng thuế và tiền phạt chậm nộp của doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1- Căn cứ quy định của các Luật thuế, pháp lệnh thuế (Điều 11, Điều 16 của Luật thuế doanh thu; Điều 14, Điều 19 của Luật thuế lợi tức...), thì thẩm quyền xác định về nghĩa vụ nộp thuế, nộp phạt chậm nộp thuế đối với đối tượng nộp thuế được giao cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp.

Theo các quy định trên, khi toà án có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì cơ quan thuế quản lý việc thu thuế đối với doanh nghiệp phải xác định rõ các khoản tiền thuế, tiền phạt mà doanh nghiệp còn nợ Ngân sách nhà nước (chỉ xác định đến thời điểm ngừng thanh toán nợ theo quyết định của toà án) và thông báo bằng văn bản cho toà án thụ lý việc giải quyết phá sản doanh nghiệp.

Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo về số tiền thuế và tiền phạt mà doanh nghiệp còn nợ Ngân sách nhà nước, nhưng khi giải quyết việc phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán xác định các khoản nợ tiền thuế và tiền phạt của doanh nghiệp lại căn cứ theo số liệu của các cơ quan khác mà không căn cứ theo thông báo của cơ quan thuế thì Thẩm phán đã vi phạm các quy định của các luật thuế, pháp lệnh thuế và phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 của Luật phá sản doanh nghiệp.

Trường hợp cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp không thông báo cho toà án thụ lý việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp về số tiền thuế và tiền phạt mà doanh nghiệp còn nợ Ngân sách Nhà nước, dẫn đến việc toà án tuyên bố số nợ tiền thuế và tiền phạt của doanh nghiệp không đủ theo luật định, thì cơ quan thuế phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân để xem xét xử lý theo mức độ lỗi cụ thể của từng người.

2- Theo quy định của Điều 40 Luật phá sản doanh nghiệp thì nếu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, nếu không có khiếu nại, kháng nghị thì quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu lực thi hành. Trường hợp có khiếu nại, kháng nghị thì quyết định của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng.

Như vậy việc xác định và xử lý về các khoản nợ Ngân sách nhà nước về tiền thuế, tiền phạt của doanh nghiệp bị phá sản mà quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của toà án đã có hiệu lực thi hành thì phải thực hiện theo quyết định của Toà án. Việc phân chia giá trị còn lại của doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 39 Luật phá sản doanh nghiệp, không cần phải làm thủ tục xóa nợ tiền thuế, tiền phạt như đề nghị của Cục thuế.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục thuế biết và thực hiện./.

 

 

KT/ TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Văn Huyến

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 1804 TCT/CS về xử lý nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp đối với doanh nghiệp phá sản do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 1804TCT/CS
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Phạm Văn Huyến
Ngày ban hành: 21/05/2001
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 1804 TCT/CS về xử lý nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp đối với doanh nghiệp phá sản do Tổng cục Thuế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…