NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8294/NHNN-QLNH |
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2020 |
Kính gửi: Ông Lê Văn Tuấn
Trả lời phản ánh kiến nghị của ông Lê Văn Tuấn gửi qua Cổng dịch vụ công quốc gia liên quan đến việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tại Công ty TNHH Bespokify (Việt Nam), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có ý kiến như sau:
1. Liên quan đến kiến nghị nêu trên của ông Lê Văn Tuấn, NHNN chi nhánh thành phố Đà Nẵng (Chi nhánh Đà Nẵng) đã có công văn trả lời số 842/ĐAN-TH&KSNB ngày 16/9/2020 (công văn số 842).
2. Tiếp theo công văn số 842 của Chi nhánh Đà Nẵng, NHNN có ý kiến như sau:
Tại thời điểm NĐTNN chuyển tiền thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư (từ tháng 01-04/2019), quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện theo Thông tư 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Thông tư 19).
Khoản 1 Điều 10 Thông tư 19 quy định: “Trước khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam để đáp ứng các chi phí hợp pháp cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên liên quan và thông qua tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của mình mở tại ngân hàng được phép”.
Hiện nay, Thông tư 19 đã được thay thế bằng Thông tư 06/2019/TT-NHNN ngày 26/06/2019 (Thông tư 06). Khoản 1 Điều 8 Thông tư 06 quy định: “Trước khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ... nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển tiền từ nước ngoài hoặc từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài đó mở tại ngân hàng được phép tại Việt Nam để thanh toán các chi phí hợp pháp trong giai đoạn thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam”. Như vậy, theo quy định tại Thông tư 06, NĐTNN được phép chuyển tiền từ nước ngoài để thanh toán các chi phí hợp pháp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư mà không cần thực hiện qua tài khoản thanh toán của NĐTNN mở tại ngân hàng được phép tại Việt Nam.
Tuy nhiên, trước thời điểm Thông tư 06 có hiệu lực (ngày 06/9/2019), việc NĐTNN chuyển tiền trực tiếp cho bên cung cấp hàng hóa dịch vụ để thanh toán các chi phí hợp pháp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư mà không thông qua tài khoản thanh toán của NĐTNN đó mở tại ngân hàng được phép tại Việt Nam là không phù hợp với quy định tại Thông tư 19.
Về đề nghị ghi nhận vốn góp, đề nghị ông Lê Văn Tuấn liên hệ với Cơ quan quản lý đầu tư để được xem xét, giải quyết.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để ông Lê Văn Tuấn biết./.
|
TL. THỐNG ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 842/ĐAN-TH&KSNB |
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 9 năm 2020 |
Kính gửi: Công ty TNHH BESPOKIFY (VIỆT NAM).
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Đà Nẵng nhận được Công văn số 01/BESVN/SBV ngày 03/9/2020 của Công ty TNHH BESPOKIFY (VIỆT NAM) về việc góp vốn bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển vào Việt Nam để thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư (Công văn đến ngày 09/9/2020). Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Đà Nẵng trả lời như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển tiền thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN ngày 26/6/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, cụ thể:
“1. Trước khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, ký kết hợp đồng PPP, nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển tiền từ nước ngoài hoặc từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài đó mở tại ngân hàng được phép tại Việt Nam để thanh toán các chi phí hợp pháp trong giai đoạn thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam.
2. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, ký kết hợp đồng PPP, số tiền nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển vào Việt Nam để thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư được sử dụng để:
a) Chuyển một phần hoặc toàn bộ thành vốn góp;
b) …;
c) ....
3. …
4. Các giao dịch quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, xuất trình các tài liệu, chứng từ hợp lệ chứng minh số tiền đã chuyển vào Việt Nam và các chi phí hợp pháp liên quan đến hoạt động chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam, đảm bảo tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về kế toán và các quy định pháp luật có liên quan.”
Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN phải thực hiện mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Đà Nẵng thông báo để Công ty TNHH BESPOKIFY (VIỆT NAM) biết và thực hiện đúng theo quy định./.
|
GIÁM ĐỐC |
Công văn 8294/NHNN-QLNH năm 2020 về trả lời phản ánh kiến nghị gửi qua Cổng dịch vụ công quốc gia về việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 8294/NHNN-QLNH |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Minh |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 8294/NHNN-QLNH năm 2020 về trả lời phản ánh kiến nghị gửi qua Cổng dịch vụ công quốc gia về việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Chưa có Video