Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2000/BTC-ĐT
V/v Tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 01 tháng, ước thực hiện 02 tháng kế hoạch năm 2023

Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2023

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 01 tháng, ước thực hiện 02 tháng kế hoạch năm 2023 như sau:

I. Kế hoạch và tình hình phân bổ kế hoạch vốn:

1. Tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 là 764.384,061 tỷ đồng (1) (vn trong nước là 735.384,06 t đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng). Trong đó: Kế hoạch vốn đã giao là 751.496,873 tỷ đồng (vn trong nước là 723.521,873 t đng, vn nước ngoài là 27.975,000 tỷ đng); kế hoạch vốn chưa giao là 12.887,188 tỷ đồng.

Cụ thể như sau:

1.1. Kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang: Hiện nay các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang báo cáo cấp có thẩm quyền về việc kéo dài thời gian thực hiện kế hoạch vốn các năm trước sang năm 2023.

1.2. Kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 là 764.384,061 tỷ đồng (vốn trong nước là 723.521,873 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 27.975 tỷ đồng), trong đó:

1.2.1. Kế hoạch vốn đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao là 707.044,198 tỷ đồng (bao gồm: vốn NSTW là 363.763,156 tỷ đồng, vốn NSĐP là 343.281,042 tỷ đồng), trong đó:

a) Vốn trong nước là 679.069,198 tỷ đồng. Trong đó:

- Các Bộ, cơ quan trung ương là 182.395,545 tỷ đồng;

- Các địa phương là 496.673,653 tỷ đồng; trong đó:

+ Vốn cân đi ngân sách địa phương là 343.281,042 tỷ đồng.

+ Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực là 129.175,799 tỷ đồng.

+ Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 24.216,812 tỷ đồng

b) Vốn nước ngoài là 27.975,000 tỷ đồng (trong đó: các Bộ, cơ quan trung ương là 11.858,314 tỷ đồng; các địa phương là 16.116,686 tỷ đồng).

1.2.2. Kế hoạch vốn NSTW chưa được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao là 12.887,188 tỷ đồng(2). Bao gồm:

- Vốn trong nước là 11.862,188 tỷ đồng; trong đó :

+ Vốn NSTW là 11.679,000 tỷ đồng;

+ Vốn CTMTQG là 183,188 tỷ đồng.

- Vốn nước ngoài (CTMTQG xây dựng nông thôn mới) là 1.025 tỷ đồng.

1.2.3. Kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2023 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 44.452,675 tỷ đồng.

2. Tình hình triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương (Chi tiết theo Phụ lục s 01 đính kèm)

Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của 49/52 bộ, cơ quan trung ương và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Chi tiết theo Phụ lục s 01 đính kèm). Còn lại 03 Bộ, cơ quan trung ương (gm: Bộ Y tế, Kim toán nhà nước, Tng công ty thuốc lá) Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo phân b kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023

Trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 26/49 bộ, cơ quan trung ương và 50/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân b hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Tình hình phân bổ cụ thể như sau:

2.1. Kế hoạch vốn đã triển khai phân bổ chi tiết:

Tổng số vốn đã phân bổ là 672.032,241 tỷ đồng, đạt 95,05% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (707.044,198 tỷ đồng). Trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 44.452,675 tỷ đồng. (Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đi NSĐP các địa phương giao tăng là 44.452,675 tỷ đồng, thì tng s vốn đã phân bổ là 627.579,566 tỷ đồng, đạt 88,76% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).

Trong đó:

- Vốn NSTW là 322.173,587 tỷ đồng, đạt 88,57% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (363.763,156 tỷ đồng). Bao gồm:

+ Vốn trong nước là 276.529,746 tỷ đồng, đạt 88,75% kế hoạch (trong đó, vốn Chương trình MTQG là 19.106,850 tỷ đồng, chiếm 78,90% kế hoạch).

+ Vốn nước ngoài là 26.536,991 tỷ đồng, đạt 94,86% kế hoạch.

- Vốn cân đối NSĐP là 349.858,654 tỷ đồng, đạt 101,92% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (343.281,042 tỷ đồng).

2.2. Kế hoạch vốn chưa được triển khai phân b:

Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 79.464,632 tỷ đồng, chiếm 11,24% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó; vốn trong nước là 78.026,623 tỷ đồng (vốn NSTW là 41.589,569 t đồng, vn cân đối NSĐP là 37.875,063 tỷ đồng), vốn ngoài nước là 1.438,009 tỷ đồng.

Cụ thể như sau:

- Bộ, cơ quan trung ương: số vốn chưa phân bổ là 13.850,945 tỷ đồng, chiếm 7,13% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 13.811,610 tỷ đồng, vn nước ngoài là 39,335 t đồng).

- Các địa phương: số vốn chưa phân b là 65.613,687 tỷ đồng, chiếm 12,80% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 64.215,013 tỷ đồng, vn nước ngoài là 1.398,674 tỷ đồng). Trong đó:

+ Vn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực là 22.628,662 tỷ đồng, chiếm 15,57% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (trong đó, vn trong nước là 21.229,988 tỷ đồng chiếm 16,43% kế hoạch, vốn nước ngoài là 1.398,674 tỷ đồng chiếm 8,68% kế hoạch).

+ Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 5.109,962 tỷ đồng (vốn trong nước) chiếm 21,10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao;

+ Vốn cân đối NSĐP là 37.875,063 tỷ đồng, chiếm 11,03% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

2.3. Nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn:

a) Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương (không bao gồm vốn Chương trình MTQG):

Trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 26/49 bộ, cơ quan trung ương và 39/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó, một số Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao như: Bộ Thông tin và truyền thông (88,48%), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (87,94%), Bộ Tài chính (86,58%), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (86,06%), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (86,21%), Hưng Yên (81,57%), Văn phòng Trung ương Đảng (80,2%), Tuyên Quang (76,64%), ...(Chi tiết theo Phụ lục số 02A đính kèm).

Nguyên nhân:

Vốn trong nước chủ yếu là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện đề giao chi tiết vốn năm 2023; ngoài ra còn một số dự án lớn của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, thủ tục điều chỉnh dự án như: cao tốc Cao Bằng - Lạng Sơn, Đường Vành đai 4 vùng thủ đô (Bắc Ninh, Hưng Yên), Kè đầm Cù Mông tnh Phú Yên, dự án thành phần 5 (tỉnh Bình Dương) thuộc dự án Đường vành đai 3 TP HCM... vốn nước ngoài chưa phân bổ hết do chưa hoàn thành thủ tục ký hiệp định vay (Quảng Trị); chưa được ký thỏa thuận vay với nhà tài trợ, đang lấy ý kiến nhà tài trợ hoàn thiện thủ tục sử dụng vốn dư (Đắk Nông); địa phương đề nghị hoàn trả ngân sách trung ương do Tỉnh đánh giá khả năng không giải ngân hết (Quảng Ninh).

b) Đối với nguồn vốn cân đi ngân sách địa phương:

39/63 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối NSĐP tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 15/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương.

Nguyên nhân là do một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chưa phân bổ hết vốn đầu tư từ nguồn sử dụng đất, bội chi NSĐP (Chi tiết theo Phụ lục số 02B đính kèm).

c) Đối với vốn kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia

Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch vốn của 40/48 địa phương(3), trong đó, có 15/40 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn.

Trong số các địa phương Bộ Tài chính nhận được báo cáo phân bổ: có 16/40 địa phương đã phân b vốn chi tiết đến danh mục dự án (tuy nhiên trong đó có 06/16 địa phương chưa phân b hết kế hoạch vn), 24/40 địa phương mới phân bổ vốn cho các đơn vị trực thuộc (trong đó có 08/24 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vn).

(Chi tiết theo Phụ lục s 01C đính kèm)

2.4. Một số tồn tại trong việc phân bổ kế hoạch vốn:

Qua quá trình thực hiện việc kiểm tra, rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Bộ Tài chính nhận thấy còn một số vấn đề còn tồn tại như:

- Phân b cho một số dự án chưa đ điều kiện giải ngân (dự án khởi công mới chưa có quyết định đầu tư; dự án chuẩn bị đầu tư chưa có dự toán chuẩn bị đầu tư được phê duyệt; phân bổ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội cho một số dự án không thuộc danh mục dự án sử dụng nguồn vn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội...).

- Dự án bố trí vốn quá thời gian quy định (dự án của tỉnh Hưng Yên);

- Dự án dự kiến hoàn thành năm 2023 tuy nhiên chưa bố trí đủ vốn NSTW theo tổng mức đầu tư được duyệt (02 dự án tnh Đắk Nông);

- Phân bổ vốn cho dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội (An Giang);

- Tnh Quảng Bình đã phân b phân bổ 150 tỷ đồng vốn NSTW Chương trình phục hồi cho 02 dự án thuộc lĩnh vực y tế khi chưa có Quyết định đầu tư và chưa được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của Chương trình.

Bộ Tài chính đã có văn bản gi các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề nghị điều chnh lại kế hoạch phân bổ chi tiết theo đúng quy định làm căn cứ đ nhập dự toán và kiểm soát thanh toán cho các dự án.

II. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn

(Chi tiết theo Phụ lục s 02 đính kèm)

1. Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/01/2023

Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/01/2023 là 26.141,27 tỷ đồng, đạt 3,48% kế hoạch (751.496,873 tỷ đồng(4))đạt 3,70% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (707.044,198 tỷ đồng) (cùng kỳ năm 2022 đạt 4,04% kế hoạch và đạt 4,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Trong đó:

+ Vốn trong nước là 26.066,52 tỷ đồng (đạt 3,60% kế hoạch giao là 723.521,873 tỷ đồng) (trong đó, vốn Chương trình MTQG là 272,17 tỷ đồng, đạt 1,12% kế hoạch).

+ Vốn nước ngoài là 74,75 tỷ đồng (đạt 0,27% kế hoạch giao là 34.800 tỷ đồng).

2. Ước thanh toán từ đầu năm đến 28/02/2023

Ước thanh toán từ đầu năm đến 28/02/2023 là 49.247,90 tỷ đồng, đạt 6,55% kế hoạch (đạt 6,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) (cùng kỳ năm 2022 đạt 8,04% kế hoạch và đạt 8,61% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Trong đó:

+ Vốn trong nước là 49.136,33 tỷ đồng (đạt 6,79% kế hoạch và đạt 7,24% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao)(trong đó, vốn Chương trình MTQG 1.366,61 tỷ đồng, đạt 5,64% kế hoạch).

+ Vốn nước ngoài là 111,57 tỷ đồng (đạt 0,40% kế hoạch).

Cụ thể như sau:

Đơn vị: T đồng

STT

Nội dung

Ước thanh toán đến 28/02/2023

Tỷ lệ(%) thực hiện

Tỷ lệ (%) thực hiện (so với KH TTCP giao)

Cùng kỳ năm 2022

Số tiền

Tỷ lệ (%) thực hiện

Tỷ lệ (%) thực hiện so với KH TTg giao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

TNG S (A)+(B) (I)+(ll)

49.247,90

6,55%

6,97%

44.612,56

8,04%

8,61%

 

VỐN TRONG NƯỚC

49.136,33

6,79%

7,24%

44.542,65

8,56%

9,22%

 

VỐN NƯỚC NGOÀI

111,57

0,40%

0,40%

69,91

0,20%

0,20%

A

VN NSĐP

33.506,54

8,64%

9,76%

33.847,17

9,92%

11,13%

B

VN NSTW

15,741,36

4,33%

4,33%

10.765,39

5,03%

5,03%

-

Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực

14.374,75

4,23%

4,23%

10.765,39

5,03%

5,03%

+

Vốn trong nước

14.263,19

4,58%

4,58%

10.695,48

5,97%

5,97%

+

Vốn nước ngoài

111,57

0,40%

0,40%

69,91

0,20%

0,20%

-

Vốn Chương trình MTQG

1.366,61

5,64%

5,64%

-

 

 

 

Vốn trong nước

1.366,61

5,64%

5,64%

-

 

 

 

Vốn nước ngoài

-

 

 

-

 

 

I

BỘ, CƠ QUAN TW (1+2)(i+ii)

5.911,39

3,04%

3,04%

3.510,81

3,18%

3,18%

1

VN TRONG NƯỚC

5.911,39

3,24%

3,24%

3.460,81

3,52%

3,52%

2

VN NƯỚC NGOÀI

-

0,00%

0,00%

50,00

0,41%

0,41%

i

Vốn NSNN đầu tư theo ngành, lĩnh vực

5.911,39

3,04%

3,04%

3.510,81

3,18%

3,18%

 

Vốn trong nước

5.911,39

3,24%

3,24%

3.460,81

3,52%

3,52%

 

Vốn nước ngoài

-

0,00%

0,00%

50,000

0,41%

0,41%

ii

Vốn Chương trình MTQG

-

 

 

-

 

 

 

Vn trong nước

-

 

 

-

 

 

 

Vn nước ngoài

-

 

 

-

 

 

II

ĐỊA PHƯƠNG (1+2) (i+ii)

43.336,51

7,78%

8,45%

41.101,75

9,24%

10,09%

1

VN TRONG NƯỚC

43.224,94

7,99%

8,70%

41.081,84

9,74%

10,67%

2

VỐN NƯỚC NGOÀI

111,57

0,69%

0,69%

19,91

0,09%

0,09%

i

Vốn NSĐP

33.506,54

8,64%

9,76%

33.847,17

9,92%

11,13%

ii

Vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho ĐP

9.829,97

5,80%

5,80%

7.254,58

7,01%

7,01%

 

Vốn trong nước

9.718,40

6,34%

6,34%

7.234,67

8,96%

8,96%

 

Vn nước ngoài

111,57

0,69%

0,69%

19,91

0,09%

0,09%

ii.1

Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực

8.463,36

5,83%

5,83%

7.254,58

7,01%

7,01%

 

Vốn trong nước

8.351,80

6,47%

6,47%

7.234,67

8,96%

8,96%

 

Vốn nước ngoài

111,57

0,69%

0,69%

19,91

0,09%

0,09%

ii.2

Vốn Chương trình MTQG

1.366,61

5,64%

5,64%

-

 

 

 

Vốn trong nước

1.366,61

5,64%

5,64%

-

 

 

 

Vốn nước ngoài

-

 

 

-

 

 

3. Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch vốn

(Danh sách các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xếp theo thứ tự tỷ lệ giải ngân từ thp đến cao theo Phụ lục s 02A, Phụ lục s 02B đính kèm).

- Tỷ lệ ước giải ngân 02 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 6,55% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 6,97%, thp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (8,61%); trong đó vốn trong nước đạt 7,24% (cùng kỳ năm 2022 đạt 9,22%), vốn nước ngoài đạt 0,40% (cùng kỳ năm 2022 đạt 0,20%).

- Có 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 10%. Một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Điện Biên (23,44%), Tiền Giang (21,04%), Lâm Đồng (20,31%)

- Có 50/52 Bộ và 19/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 5%, trong đó có 44 Bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn.

Trong tháng 02/2023, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương đang tập trung triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án và đang hoàn thiện thủ tục đầu tư để giải ngân kế hoạch vốn nên tỷ lệ giải ngân đạt thấp.

III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

1. Dự án thu hồi đất, bồi thường, h trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Theo Quyết định số 1487/QĐ-TTg ngày 06/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án thu hi đất, bi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư là 22.856 tỷ đồng, tổng lũy kế vốn đã b trí đến năm 2021 là 22.855,035 tỷ đồng, cụ thể: năm 2018 là 4.500 tỷ đồng, năm 2019 là 6.990 tỷ đồng, năm 2020 là 6.705,035 tỷ đồng, năm 2021 là 4.660 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, lũy kế vốn thanh toán đến ngày 31/12/2022 16.697,647 tỷ đồng /22.855,035 tỷ đồng (đạt 73,06% kế hoạch được giao). Đến nay, dự án đã hết thời gian thực hiện và thanh toán.

2. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông

2.1. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020

- Tình hình thực hiện Dự án: Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải đến ngày 11/01/2023, công tác GPMB đã cơ bn hoàn thành, chỉ còn một số công trình hạ tầng kỹ thuật đang di dời. Về thi công xây dựng, hiện dự án thành phần Cao Bồ - Mai Sơn (dài 15,2 km) và Cam Lộ - La Sơn (dài 98,3 km) đã đưa vào khai thác; 09 dự án còn lại đang tiếp tục triển khai thi công. Tổng giá trị khi lượng xây lắp hoàn thành đến ngày 17/02/2023 đạt khoảng 37.927,98/57.818,39 tỷ đồng (65,6% giá trị hợp đồng).

- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:

- Kế hoạch vốn: Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia thực hiện Dự án là 78.461 tỷ đồng. Đến nay, đã bố trí cho Dự án trong kế hoạch hàng năm là 66.270,005 tỷ đồng, trong đó kế hoạch năm 2023 là 17.889,099 tỷ đồng. Số kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa giao kế hoạch năm cho Dự án là 12.199,903 tỷ đồng.

- Về giải ngân: Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, tổng số vốn ước giải ngân đến hết ngày 28/02/2023 là 47.825,4 tỷ đồng, đạt 72,3% tổng kế hoạch được giao; trong đó thuộc kế hoạch năm 2022 là 15.673,4 tỷ đồng, đạt 97,7% kế hoạch năm 2022 được giao và thuộc kế hoạch năm 2023 là 450 tỷ đồng, đạt 2,5% kế hoạch năm 2023 được giao.

2.2. D án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025

- Tình hình thực hiện:

Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư 12 dự án thành phần vào ngày 13/7/2022, trong đó giao cho các Ban QLDA thuộc Bộ làm chủ đầu tư và bàn giao toàn bộ các mốc GPMB cho địa phương vào ngày 30/6/2022 để triển khai thực hiện. Theo báo cáo của Bộ GTVT, đối với công tác xây lắp, toàn bộ 12 dự thành phần thuộc Dự án được chia thành 25 gói thầu để thực hiện chỉ định thầu theo quy định. Ngày 01/01/2023 đã đồng loạt khởi công mới 12 gói thầu xây lắp của 12 dự án thành phần.

Về công tác GPMB, các địa phương đã bàn giao GPMB được 559,5/721,3 km đạt 77,5% đủ điều kiện để các nhà thầu tổ chức thi công và đang tiếp tục thực hiện để bảo đảm bàn giao 100% diện tích mặt bằng vào quý II năm 2023. Đồng thời, đang lập phương án di dời hạ tầng kỹ thuật, trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cam kết di dời trong quý II năm 2023.

- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:

+ Về kế hoạch:

Tổng kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025 đã giao cho Dự án là 119.644,586 tỷ đồng. Trong đó: (i) Từ nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 47.168,586 tỷ đồng; (ii) Từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: 72.476 tỷ đồng. Số vốn trên hiện đã được Bộ Giao thông vận tải phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 cho từng dự án thành phần.

Tổng số vốn đã giao trong kế hoạch hàng năm là 54.747,4 tỷ đồng, trong đó kế hoạch năm 2022 là 9.521,3 và năm 2023 là 45.226,1 tỷ đồng.

+ Về giải ngân: Tổng số vốn ước giải ngân đến hết ngày 28/02/2023 là 13.692,7 tỷ đồng, đạt 25% tổng kế hoạch vốn hàng năm đã giao, trong đó thuộc kế hoạch năm 2022 là 9.142,7 (đạt 96% kế hoạch 2022) và thuộc kế hoạch năm 2023 là 4.550 tỷ đồng (đạt 10% kế hoạch năm 2023).

3. Đối với 03 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thut; Biên Hòa - Vũng Tàu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

- Ba dự án trên đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại các Nghị quyết số 58, 59, 60/2022/QH15 ngày 16/6/2022, trong đó 03 dự án được b trí đầu tư từ nhiều nguồn vốn và được chia thành 10 dự án thành phần, Chính phủ xem xét phân cấp cho địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án thành phn đi qua địa bàn. Ngày 25/7/2022, Chính phủ đã có các Nghị quyết số 89/NQ-CP, số 90/NQ-CP và số 91/NQ-CP để triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội nêu trên.

Tại Quyết định số 17/2022/QĐ-TTg ngày 28/7/2022, Thủ tướng Chính phủ quyết định Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản của 02/10 dự án thành phần; 08/10 dự án thành phần còn lại phân cấp cho các địa phương nơi có dự án đi qua làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư.

- Về nguồn vốn cho các dự án:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và nguồn vốn thuộc Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội cho các dự án trên.

Đối với nguồn vốn thuộc Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, ngày 17/12/2022, Chính phủ đã có Tờ trình số 489/TTr-CP trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, trong đó điều chỉnh giảm 8.528 t đồng (trong đó 7.324 tỷ đồng của 03 dự án trên) từ Bộ Giao thông vận tải đ điều chnh tăng tương ứng về cho các địa phương đ thực hiện các dự án thành phần của các dự án đường cao tốc.

IV. Về tình hình thực hiện chế độ báo cáo

- Tại Thông tư số 15/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công (có hiệu lực thi hành từ ngày 05/4/2021), trong đó quy định: Trước ngày 15 của tháng báo cáo, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tnh báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đu tư công hằng tháng theo Mu s 01/TTKHN và các biểu mẫu kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài chính”.

- Đến thời điểm báo cáo, B Tài chính mới nhận được báo cáo định kỳ tình hình giải ngân tháng 01/2023 của 02/52 Bộ, cơ quan trung ương (Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam) và 15/63 địa phương (Cao Bằng, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Hải Dương, Hưng Yên, Đà Nng, Quảng Nam, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau).

V. Kiến nghị của Bộ Tài chính.

1. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư công khẩn trương hướng dẫn và tổng hợp chung nhu cầu của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương về việc kéo dài thời gian bố trí vốn của các dự án sử dụng ngân sách trung ương sang năm 2023 và kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 sang năm 2023 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại công văn số 129/VPCP-KTTH ngày 7/01/2023 của Văn phòng Chính phủ.

- Sớm trình cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội cho các dự án để các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có cơ sở giao kế hoạch vốn năm 2023 cho các dự án thuộc Chương trình.

2. Đối với các Bộ, cơ quan trung ương

Đề nghị các Bộ, ngành trung ương và địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại công văn số 03/BTC-ĐT ngày 3/01/2023 của Bộ Tài chính về việc đôn đốc phân bổ, nhập dự toán Tabmis và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; trong đó, khẩn trương phân bổ hết kế hoạch vốn năm 2023 cho các dự án để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm.

3. Đối với các Chương trình MTQG, đề nghị các chủ Chương trình/dự án/ tiểu dự án thành phần (Ủy ban Dân tộc, Bộ Thông tin và Truyền thông) và UBND các tỉnh ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ cơ chế chính sách và kịp thời hướng dẫn tổ chức triển khai, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTgCP Lê Minh Khái (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ KH
ĐT;
- C
ng TTĐTCP (để đăng tải);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
-
KBNN;
-
Cục QLN và TCĐN;
- Vụ: I, NSNN, TCNH;
- Cục TH và TKTC (để đăng tải lên C
ng TTĐT);
- Lưu: VT, ĐT(6b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

 

 

 



(1) Không bao gồm 6.753 tỷ đồng dự toán chi đầu tư phát triển (đã giao tại Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 18/11/2022 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023) hỗ trợ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao

(2) Theo Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 18/11/2022 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023

(3) Các địa phương Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo cáo phân bổ kế hoạch vn Chương trình MTQG gồm: Tuyên Quang, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu.

(4) Bao gồm kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao là 707.044,198 t đồng và kế hoạch vốn cân đi ngân sách địa phương triển khai tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 44.452,675 tỷ đồng.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 2000/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 01 tháng, ước thực hiện 02 tháng kế hoạch năm 2023 do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 2000/BTC-ĐT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Cao Anh Tuấn
Ngày ban hành: 03/03/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [13]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 2000/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 01 tháng, ước thực hiện 02 tháng kế hoạch năm 2023 do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…