BỘ
NÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11161/BNN-VPĐP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 11/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; ngày 29/9/2016 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Tờ trình số 8246/TTr-BNN-VPĐP trình Thủ tướng Chính Phủ xem xét, ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và quy định vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình). Hiện nay, Văn phòng Chính phủ đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.
Vì vậy, để định hướng cho các địa phương xây dựng phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương được giao năm 2017 (tại Quyết định số 2309/QĐ-TTg ngày 29/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi NSNN năm 2017) và có căn cứ bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình, trong khi chờ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tạm thời nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và quy định tỷ lệ đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình năm 2017, cụ thể như sau:
I. NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ KẾ HOẠCH VỐN NSTW NĂM 2017
1. Nguyên tắc phân bổ:
a) Các nguồn vốn ngân sách Trung ương được giao năm 2017 để thực hiện Chương trình năm đảm bảo được bố trí để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đã được quy định tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các Bộ, ngành Trung ương và các cấp chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã).
c) Không bố trí vốn ngân sách Trung ương cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có điều tiết về ngân sách Trung ương (trừ tỉnh Quảng Ngãi).
d) Ưu tiên hỗ trợ:
- Ưu tiên hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã nghèo thuộc các huyện nghèo; xã nghèo thuộc huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như các huyện nghèo.
- Tập trung đầu tư cho các xã mới đạt dưới 5 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, trong đó, chú trọng đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi); hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường.
đ) Bố trí vốn để triển khai các Đề án xây dựng nông thôn mới các vùng đặc thù giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tiêu chí phân bổ vốn ngân sách Trung ương cho các xã thuộc 51 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và tỉnh Quảng Ngãi, được xây dựng dựa trên hệ số ưu tiên phân bổ như sau:
a) Các xã nghèo, đặc biệt khó khăn chia làm 2 mức;
- Các xã dưới 5 tiêu chí: Hệ số 5,0;
- Các xã nghèo, đặc biệt khó khăn còn lại: Hệ số 4,0.
b) Các xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên: Hệ số 1,3.
c) Các xã còn lại, không thuộc đối tượng ưu tiên (bao gồm cả các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới để tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí và đạt chuẩn bền vững): Hệ số 1,0.
Căn cứ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương được giao và mục tiêu phấn đấu thực hiện trong năm 2017 (phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu của cả giai đoạn 2016-2020), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng phương án phân bổ cụ thể để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định, theo hướng:
a) Đối với kế hoạch vốn đầu tư phát triển hỗ trợ từ ngân sách Trung ương được giao năm 2107: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không bắt buộc phải phân bổ cho tất cả các xã theo hệ số ưu tiên tại khoản 2, nhưng đảm bảo tổng mức vốn ngân sách Trung ương phân bổ trực tiếp cho các xã trong cả giai đoạn 2016-2020 phải thực hiện đúng theo các nguyên tắc ưu tiên hỗ trợ tại khoản 1 Mục này.
b) Đối với kế hoạch vốn sự nghiệp hỗ trợ từ ngân sách Trung ương được giao năm 2017: căn cứ vào hướng dẫn thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng phương án phân bổ cụ thể cho các cấp (tỉnh, huyện, xã), các ngành để triển khai thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Bố trí vốn để triển khai, thực hiện ở cấp tỉnh và cấp huyện đối với các nội dung: hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị (quy mô liên xã, liên huyện), hỗ trợ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, xử lý, cải thiện môi trường nông thôn, phát triển giáo dục nông thôn, nâng Cao năng lực cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp, truyền thông về xây dựng nông thôn mới...);
- Kinh phí hoạt động của cơ quan chỉ đạo Chương trình các cấp ở địa phương (tỉnh, huyện, xã): khoảng 1,0-1,5% tổng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình;
- Phần vốn còn lại, phân bổ cho các xã để trực tiếp triển khai các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình do xã thực hiện (theo quy định tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó bao gồm cả kinh phí để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình đầu tư sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng trên địa bàn xã (khoảng 6% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ hàng năm cho xã).
II. QUY ĐỊNH TỶ LỆ ĐỐI ỨNG TỪ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
a) Các địa phương phải đảm bảo bố trí đủ vốn ngân sách địa phương theo quy định cụ thể tại Khoản 2, Mục này để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Ngân sách địa phương cần ưu tiên bổ sung cho các xã khó khăn, các xã phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020, các xã thuộc phạm vi, đối tượng hỗ trợ của các Đề án xây dựng nông thôn mới ở các vùng đặc thù đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt; các huyện điểm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020.
a) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự cân đối được ngân sách (trừ tỉnh Quảng Ngãi): 100% nguồn vốn thực hiện Chương trình bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa bàn.
b) Đối với các tỉnh, thành phố nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và tỉnh Quảng Ngãi:
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương từ 70% trở lên: Tùy thuộc vào điều kiện thực tế và khả năng cân đối ngân sách hàng năm, ưu tiên bố trí thêm vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương từ 50 đến dưới 70%: Hàng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu bằng tổng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình (tỷ lệ đối ứng tối thiểu: 1:1);
- Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương dưới 50% và tỉnh Quảng Ngãi; Hàng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu gấp 1,5 lần tổng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình (tỷ lệ đối ứng tối thiểu: 1:1,5).
c) Danh sách các địa phương tự cân đối được ngân sách và tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các địa phương được căn cứ trên cơ sở dự toán thu, chi ngân sách năm 2014 của từng địa phương.
III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN BỔ
Thực hiện theo quy định tại Điều 9 Chương III Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Sau khi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chính thức được ban hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể về phương án phân bổ vốn trung hạn 2016-2020 thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo quy định.
Mọi thắc mắc xin liên hệ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, địa chỉ: Nhà B9, số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội và số điện thoại: 04.3845.4419).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Công văn 11161/BNN-VPĐP năm 2016 tạm thời hướng dẫn phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2017 thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 11161/BNN-VPĐP |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Trần Thanh Nam |
Ngày ban hành: | 28/12/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 11161/BNN-VPĐP năm 2016 tạm thời hướng dẫn phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2017 thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video