BỘ
THÔNG TIN VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 929/BTTTT-THH |
Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2020 |
Kính gửi: |
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ; |
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử khi lấy người dân là trung tâm, là đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước. Dịch vụ công trực tuyến phải được cung cấp đến mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được minh bạch, hiệu quả, góp phần phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính toàn diện. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 càng trở nên quan trọng và cấp bách.
Tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, Chính phủ đã đặt ra chỉ tiêu, đến năm 2020, cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Hiện nay, mới có 05 bộ, 05 tỉnh đã đạt chỉ tiêu này. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp tại các bộ, ngành, địa phương nói chung còn rất thấp, trung bình cả nước chỉ đạt 11,13%, trong đó 05 bộ, 14 tỉnh đạt tỷ lệ dưới 5%. Nếu các cơ quan, đơn vị không có các biện pháp quyết liệt, kịp thời sẽ không thể đạt được chỉ tiêu đặt ra. (Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại các bộ, ngành, địa phương theo báo cáo gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông được thống kê tại Phụ lục kèm theo).
Tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ kết luận, giao các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu về Chính phủ điện tử đặt ra tại Nghị quyết số 17/NQ-CP, đặc biệt là chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu này và trực tiếp chỉ đạo, triển khai, sử dụng các ứng dụng Chính phủ điện tử, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Trên cơ sở đó, Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các biện pháp quyết liệt để cung cấp dịch vụ công trực tuyến với các định hướng chính sau:
1. Tận dụng ngay các hệ thống thông tin sẵn có, chủ động bố trí, huy động nguồn lực tại chỗ để bảo đảm khả năng sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của tất cả các thủ tục hành chính. Trên cơ sở đó, từng bước có lộ trình nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin để xử lý hồ sơ hoàn toàn trên môi trường mạng.
2. Triển khai các hoạt động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến hiệu quả, coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là đối tượng phục vụ; phổ cập kỹ năng số, hướng dẫn, hỗ trợ người dân nộp hồ sơ trực tuyến nhằm nâng cao số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến đối với mỗi dịch vụ công.
3. Triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP) để kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ và kết nối với các bộ, ngành, địa phương khác thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Bảo đảm Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương thực hiện kết nối với Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông; sẵn sàng kết nối với Hệ thống định danh, xác thực điện tử quốc gia, Hệ thống hỗ trợ thanh toán trực tuyến toàn quốc, các cơ sở dữ liệu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020, đồng thời bảo đảm việc triển khai phải hiệu quả, phù hợp nhu cầu, điều kiện thực tế, tránh hình thức. Trong đó, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của các dịch vụ công trực tuyến đến hết năm 2020 tăng gấp đôi so với năm 2019.
5. Định kỳ hàng quý gửi báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin về Bộ Thông tin và Truyền thông qua Hệ thống thông tin báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển Chính phủ điện tử tại địa chỉ: https://bcudcntt.aita.gov.vn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến.
Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để có các giải pháp kịp thời.
Thông tin liên hệ: đ/c Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng, Cục Tin học hóa, email: nptien@mic.gov.vn, điện thoại: 0912.373.907.
Trân trọng./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
TỶ LỆ
DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 4 CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Công văn 929/BTTTT-THH ngày 19/3/2020 của Bộ Thông tin và Truyền
thông)
I. BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VỆT NAM
TT |
Tên cơ quan |
Tổng số thủ tục hành chính |
Số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 |
Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 |
1 |
Bộ Công an |
299 |
3 |
1.00% |
2 |
Bộ Công Thương |
292 |
46 |
15.75% |
3 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
79 |
3 |
3.80% |
4 |
Bộ Giao thông vận tải |
481 |
136 |
28.27% |
5 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
60 |
45 |
75.00% |
6 |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
329 |
28 |
8.51% |
7 |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
103 |
2 |
1.94% |
8 |
Bộ Nội vụ |
120 |
43 |
35.83% |
9 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
393 |
20 |
5.09% |
10 |
Bộ Ngoại giao |
71 |
3 |
4.23% |
11 |
Bộ Quốc phòng |
249 |
12 |
4.82% |
12 |
Bộ Tài chính |
914 |
307 |
33.59% |
13 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
120 |
34 |
28.33% |
14 |
Bộ Tư pháp |
96 |
7 |
7.29% |
15 |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
206 |
61 |
30% |
16 |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
99 |
13 |
13.13% |
17 |
Bộ Xây dựng |
47 |
5 |
10.64% |
18 |
Bộ Y tế |
367 |
57 |
15.53% |
19 |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
349 |
61 |
17.48% |
20 |
Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
27 |
12 |
44.44% |
Ghi chú:
- Những cơ quan có chức năng đặc thù không cung cấp dịch vụ công trực tuyến (Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Dân tộc; các cơ quan thuộc Chính phủ trừ Bảo hiểm xã hội Việt Nam) không đưa vào danh sách thống kê;
- Số liệu này được tổng hợp từ các báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ năm 2019 trên Hệ thống báo cáo https://bcudcntt.aita.gov.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
II. TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
TI |
Tên tỉnh, thành phố |
Tổng số thủ tục hành chính |
Số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 |
Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 |
1 |
An Giang |
1915 |
654 |
34.15% |
2 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
2274 |
377 |
16.58% |
3 |
Bắc Giang |
2490 |
260 |
10.44% |
4 |
Bắc Kạn |
1737 |
409 |
23.55% |
5 |
Bạc Liêu |
1652 |
95 |
5.75% |
6 |
Bắc Ninh |
1907 |
135 |
7.08% |
7 |
Bến Tre |
1795 |
117 |
6.52% |
8 |
Bình Định |
1633 |
74 |
4.53% |
9 |
Bình Dương |
2220 |
201 |
9.05% |
10 |
Bình Phước |
1774 |
256 |
14.43% |
11 |
Bình Thuận |
1963 |
208 |
10.60% |
12 |
Cà Mau |
2015 |
333 |
16.53% |
13 |
Cần Thơ |
1891 |
336 |
17.77% |
14 |
Cao Bằng |
1703 |
177 |
10.39% |
15 |
Đà Nẵng |
1398 |
439 |
31.40% |
16 |
Đắk Lắk |
1592 |
227 |
14.26% |
17 |
Đắk Nông |
2399 |
53 |
2.21% |
18 |
Điện Biên |
2101 |
91 |
4.33% |
19 |
Đồng Nai |
1986 |
85 |
4.28% |
20 |
Đồng Tháp |
1801 |
78 |
4.33% |
21 |
Gia Lai |
2044 |
150 |
7.34% |
22 |
Hà Giang |
2053 |
121 |
5.89% |
23 |
Hà Nam |
2372 |
414 |
17.45% |
24 |
Hà Nội |
1818 |
244 |
13.42% |
25 |
Hà Tĩnh |
1700 |
50 |
2.94% |
26 |
Hải Dương |
1863 |
163 |
8.75% |
27 |
Hải Phòng |
1900 |
132 |
6.95% |
28 |
Hậu Giang |
1930 |
130 |
6.74% |
29 |
Hòa Bình |
1980 |
105 |
5.30% |
30 |
Hưng Yên |
2061 |
176 |
8.54% |
31 |
Khánh Hòa |
1915 |
33 |
1.72% |
32 |
Kiên Giang |
2194 |
309 |
14.08% |
33 |
Kon Tum |
1572 |
64 |
4.07% |
34 |
Lai Châu |
1868 |
73 |
3.91% |
35 |
Lâm Đồng |
1975 |
297 |
15.04% |
36 |
Lạng Sơn |
1740 |
579 |
33.28% |
37 |
Lào Cai |
2076 |
620 |
30% |
38 |
Long An |
1798 |
179 |
9.96% |
39 |
Nam Định |
1716 |
100 |
5.83% |
40 |
Nghệ An |
1769 |
51 |
2.88% |
41 |
Ninh Bình |
1818 |
319 |
17.55% |
42 |
Ninh Thuận |
1915 |
74 |
3.86% |
43 |
Phú Thọ |
1851 |
196 |
10.59% |
44 |
Phú Yên |
2002 |
167 |
8.34% |
45 |
Quảng Bình |
1611 |
3 |
0.19% |
46 |
Quảng Nam |
1938 |
175 |
9.03% |
47 |
Quảng Ngãi |
1926 |
377 |
19.57% |
48 |
Quảng Ninh |
1725 |
308 |
17.86% |
49 |
Quảng Trị |
1725 |
102 |
5.91% |
50 |
Sóc Trăng |
1824 |
206 |
11.29% |
51 |
Sơn La |
1700 |
91 |
5.35% |
52 |
Tây Ninh |
2108 |
104 |
4.93% |
53 |
Thái Bình |
1801 |
167 |
9.27% |
54 |
Thái Nguyên |
1845 |
127 |
6.88% |
55 |
Thanh Hóa |
1965 |
177 |
9.01% |
56 |
Thành phố Hồ Chí Minh |
1797 |
187 |
10.41% |
57 |
Thừa Thiên-Huế |
2617 |
786 |
30.03% |
58 |
Tiền Giang |
2160 |
505 |
23.38% |
59 |
Trà Vinh |
1947 |
390 |
20.03% |
60 |
Tuyên Quang |
1933 |
150 |
7.76% |
61 |
Vĩnh Long |
1900 |
91 |
4.79% |
62 |
Vĩnh Phúc |
1745 |
92 |
5.27% |
63 |
Yên Bái |
2192 |
132 |
6.02% |
Ghi chú:
Số liệu này được tổng hợp từ các báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019 trên Hệ thống báo cáo https://bcudcntt.aita.gov.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Công văn 929/BTTTT-THH năm 2020 về đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Số hiệu: | 929/BTTTT-THH |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/03/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 929/BTTTT-THH năm 2020 về đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Chưa có Video