Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5406/BTTTT-TTĐN
V/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2022

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Năm 2021, công tác thông tin đối ngoại đã có nhiều chuyển biến tích cực, đáng khích lệ, lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại các cấp đã nỗ lực chủ động đổi mới, sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Năm 2021 cũng là năm tổng kết, kết thúc việc thực hiện một số Chiến lược, Đề án quan trọng về thông tin đối ngoại, một số Chiến lược, Đề án giai đoạn tiếp theo đang được gấp rút xây dựng, hoàn thiện; do vậy, khi các Chiến lược, Đề án mới liên quan đến công tác TTĐN được ban hành, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có thông báo, hướng dẫn cụ thể gửi các địa phương triển khai trong thời gian tới.

Nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân trong và ngoài nước để huy động tối đa các nguồn lực xây dựng và phát triển đất nước; thực hiện Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại; Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT ngày 19/10/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2022, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Hoàn thiện hành lang pháp lý trong công tác thông tin đối ngoại:

- Đề nghị các địa phương tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý hoạt động thông tin đối ngoại (TTĐN) trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ theo Nghị định số 72/2015/NĐ-CP và Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT. Đến nay, còn 04 địa phương chưa ban hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin đối ngoại căn cứ theo các văn bản quy phạm trên, gồm: Quảng Bình chưa ban hành Quy chế; Hải Dương, Nghệ An, Đồng Tháp có ban hành Quy chế nhưng căn cứ theo Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 đã hết hiệu lực.

- Xây dựng các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch truyền thông, quảng bá trên cơ sở xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021 - 2025; phối hợp và hợp tác liên kết chia sẻ thông tin giữa các chuyên trang/chuyên mục TTĐN của các địa phương với Trang Thông tin điện tử đối ngoại http://vietnam.vn của Cục Thông tin đối ngoại để được hỗ trợ các hoạt động quảng bá hình ảnh tỉnh, thành phố.

2. Tuyên truyền về các nỗ lực, thành tựu Việt Nam và các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người:

- Tuyên truyền, phản ánh rõ ràng, kịp thời, minh bạch về các chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước, các nỗ lực, quyết tâm chống đại dịch COVID-19 không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, về một xã hội nhân văn với các hành động tương thân, tương ái; nỗ lực cập nhật liên tục kinh nghiệm chống dịch bệnh trên toàn thế giới, giúp cho Nhân dân nhận thức đúng đắn trong chủ động phòng, chống dịch bệnh, không hoang mang, lo sợ song cũng không chủ quan, lơ là.

- Tuyên truyền chủ trương, chính sách về giảm nghèo nhanh và bền vững, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các tấm gương điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hòa nhập phát triển cùng đất nước.

- Các địa phương cần tận dụng tốt cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước thông qua hình ảnh địa phương, đối ngoại trách nhiệm, xã hội nhân văn. Quảng bá các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tập trung tuyên truyền, quảng bá môi trường đầu tư ổn định, an toàn và hấp dẫn với nhiều tiềm năng, lợi thế nổi trội của Việt Nam và mỗi địa phương; Chính phủ Việt Nam luôn nhất quán tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

- Tăng cường công tác truyền thông về đảm bảo quyền con người, tập trung vào các nội dung: Tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền con người; kết quả nội luật hóa và triển khai thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người, các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên hoặc có kế hoạch gia nhập trong giai đoạn 2021 - 2025; tình hình, nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực, trong đó có công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống của người dân, các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương; những đánh giá, nhận định tích cực của dư luận, truyền thông quốc tế về kết quả công tác bảo đảm và phát triển quyền con người của Việt Nam và các địa phương.

- Tăng cường công tác dự báo, tổ chức theo dõi và tổng hợp dư luận trong và ngoài nước về địa phương và các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, chủ động xây dựng tài liệu lập luận, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí trên địa bàn đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tỉnh, thành phố, thực hiện đồng thời trách nhiệm cung cấp thông tin và giải thích làm rõ.

3. Triển khai các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, năm tròn, năm chẵn trong quan hệ ngoại giao song phương và đa phương của Việt Nam năm 2022:

- Tuyên truyền sâu rộng truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; giáo dục tư tưởng chính trị, lòng yêu nước; khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết, niềm tự hào và ý chí tự lực, tự cường dân tộc; góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân vào sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuyên truyền những thành công của nước ta trong việc triển khai đường lối đi ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, hữu nghị, hợp tác, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

- Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm góp phn tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận xã hội để triển khai thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thi đua thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức và đại dịch COVID-19.

- Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ quan, đơn vị và diễn biến tình hình dịch COVID-19; lồng ghép với việc tuyên truyền triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước, các sự kiện chính trị của đất nước và của địa phương, góp phần tạo không khí phấn khởi, tin tưởng, thi đua yêu nước trong các tầng lớp Nhân dân.

4. Triển khai Chỉ thị số 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/2021 về việc tăng cường thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới:

Thực hiện quyết tâm của Chính phủ thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới, Bộ TTTT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở TTTT phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ban, ngành liên quan, các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động đ người tiêu dùng trong và ngoài nước biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng sản xuất, kinh doanh; định hướng tiêu dùng và vận động nhân dân tích cực sử dụng hàng Việt Nam; tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ vai trò, lợi ích và hiệu quả của việc tham gia Cuộc vận động, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam không chỉ tại thị trường trong nước mà còn từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Trong năm 2022, tập trung truyền thông đến người sản xuất và các doanh nghiệp tích cực tham gia thị trường thương mại điện tử nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng, đồng thời thông qua thị trường thương mại điện tử góp phần mở rộng thị trường phát triển kinh tế cho địa phương ở trong nước và vươn ra quốc tế.

5. Triển khai Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Bộ TTTT đề nghị các địa phương biên giới tập trung thực hiện 03 nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tăng cường sản xuất nội dung phục vụ công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài để phục vụ công tác thông tin đối ngoại; quảng bá hình ảnh tỉnh, thành phố; đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch của các thế lực thù địch...

- Đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở TTTT chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng bổ sung nội dung tài liệu đ tăng cường mở các lớp tập huấn theo yêu cầu đặc thù của địa phương, kết hợp truyền thông truyền thống với truyền thông mới đ nâng cao nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hoạt động TTĐN.

- Đối với nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin đối ngoại tại khu vực cửa khẩu nội địa, lối mở biên giới tại Quyết định số 1191/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chủ động bố trí kinh phí từ nguồn của địa phương và các nguồn xã hội hóa để đầu tư. Chủ động thu thập cơ sở dữ liệu về TTĐN gắn với kế hoạch chuyn đi số tại địa phương, tạo nền tảng công nghệ, duy trì kết nối liên thông phục vụ có hiệu quả công tác TTĐN trong tình hình mới, hướng tới kết nối vào hệ thống CSDL TTĐN toàn quốc khi có kế hoạch triển khai tổng thể, đồng bộ.

Trên cơ sở hướng dẫn này và căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2022 và bố trí kinh phí triển khai thực hiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Thông tin đối ngoại, số 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội, ĐT: 04. 37676666, máy lẻ 118, Fax: 04 37675959) để kịp thời có hướng dẫn.

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng (để b/c);
- Thứ trư
ng Phạm Anh Tuấn;
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TTĐN, NVĐP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Phạm Anh Tuấn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 5406/BTTTT-TTĐN năm 2021 hướng dẫn xây dựng Kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Số hiệu: 5406/BTTTT-TTĐN
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký: Phạm Anh Tuấn
Ngày ban hành: 31/12/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 5406/BTTTT-TTĐN năm 2021 hướng dẫn xây dựng Kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [10]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…