ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 257/GDĐT-TTTT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 01 năm 2019 |
Kính gửi: |
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
các quận/huyện; |
Thực hiện văn bản số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường phổ thông;
Mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông sẽ giúp các nhà trường phổ thông xác định được mục tiêu, nội dung, mức độ ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục phù hợp với chủ trương chung và điều kiện thực tế, mang lại hiệu quả đầu tư và ứng dụng CNTT một cách thiết thực; giúp các cơ quan quản lý trong công tác giáo dục hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch và đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông bám sát định hướng của ngành và phù hợp với điều kiện thực tế.
Nhằm định hướng công tác ứng dụng CNTT trong trường phổ thông được triển khai có hiệu quả, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn các đơn vị triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông với những nội dung cụ thể như sau:
I. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng và sớm ban hành Kiến trúc tổng thể về CNTT của ngành giáo dục và đào tạo thành phố làm căn cứ để triển khai các ứng dụng CNTT của ngành giáo dục và đào tạo thành phố trên cơ sở phù hợp với hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời phù hợp với Kiến trúc chính quyền điện tử, Đô thị thông minh của thành phố Hồ Chí Minh.
- Thực hiện lộ trình Đề án “Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” (Đề án số 1030/GDĐT-TTTT ngày 31 tháng 3 năm 2017)
- Tập trung xây dựng các giải pháp:
+ Xây dựng Trung tâm điều hành giáo dục thông minh tại Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm triển khai hạ tầng CNTT đồng bộ tại Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như các giải pháp ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành của ngành giáo dục và đào tạo thành phố. Trung tâm điều hành được coi là bộ não của mô hình trong đó góp phần hiện đại hóa, số hóa các tiện ích trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cho các cấp quản lý, nhà trường và người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các tiện ích này có hiệu quả cao nhất ở mọi lúc, mọi nơi để nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Đồng thời, ứng dụng và phát triển các tính năng thông minh để tăng cường công tác quản lý nhà nước theo hướng khoa học, chính xác, kịp thời, góp phần hoàn thiện chính phủ điện tử, xây dựng mô hình quốc gia thông minh, đô thị thông minh. (Giai đoạn 2018 - 2020)
+ Xây dựng mô hình Trường học thông minh trên cơ sở xây dựng lớp học điện tử, trường học điện tử để triển khai thí điểm tại 05 trường THPT: Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong; THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa; THPT Lê Quý Đôn; THPT Nguyễn Hiền; THPT Nguyễn Du (giai đoạn 2018 - 2020) để làm cơ sở phát triển nhân rộng mô hình Trường học thông minh trong giai đoạn tiếp theo.
+ Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Triển khai hệ thống một cửa điện tử và dịch công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như xây dựng các hệ thống thông tin chuyên ngành ứng dụng trên địa bàn thánh phố Hồ Chí Minh.
+ Triển khai một mạng thông tin quản lý giáo dục thống nhất với đầu mối tại Sở Giáo dục và Đào tạo, phục vụ cho công tác quản lý thông tin giáo dục và đào tạo ở các phòng ban chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục quận, huyện và các cơ quan trực thuộc, bao gồm các phần mềm quản lý chuyên ngành: phần mềm quản lý nhà trường, phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm tổng hợp số liệu thống kê và báo cáo về tình hình giáo dục và đào tạo tại thành phố;... và các hệ thống phục vụ quản lý: hệ thống họp trực tuyến; thẻ học sinh điện tử;...
+ Xây dựng và triển khai kế hoạch “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, công tác dạy và học cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên thành phố”, đảm bảo giáo viên thành phố đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp về tin học.
+ Xây dựng đề án phổ cập và nâng cao năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin cho học sinh và giáo viên thành phố theo chuẩn tin học quốc tế.
II. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận huyện và các đơn vị trực thuộc
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận huyện, các đơn vị trực thuộc (Các trường THPT, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và các Trung tâm Giáo dục thường xuyên) nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mô hình phân lớp ứng dụng CNTT trong trường học
Mô hình phân lớp ứng dụng CNTT trong trường phổ thông gồm 4 lớp cơ bản:
- Lớp giao tiếp;
- Lớp dịch vụ công trực tuyến;
- Lớp ứng dụng và cơ sở dữ liệu;
- Lớp hạ tầng và các điều kiện đảm bảo khác.
Mô hình phần lớp được mô tả bởi sơ đồ sau đây:
Trong đó:
1.1 Lớp giao tiếp (kênh giao tiếp)
Lớp giao tiếp gồm các ứng dụng CNTT giúp người dùng (học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, cơ quan quản lý giáo dục các cấp, phụ huynh học sinh, người dân và xã hội) giao tiếp với nhà trường, gồm có:
- Giao tiếp thông qua trang thông tin điện tử (website) trường học.
- Giao tiếp thông qua mạng xã hội và các công cụ trực tuyến khác.
- Giao tiếp thông qua thư điện tử. (đảm bảo 100% các đơn vị trường có địa chỉ email tên miền theo quy định và không sử dụng email tên miền xã hội trong quan hệ công tác)
Trong đó, việc triển khai trang thông tin điện tử và thư điện tử của nhà trường được triển khai theo quy định tại Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở GDĐT, phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
1.2 Lớp dịch vụ công trực tuyến
Lớp dịch vụ công trực tuyến cung cấp các ứng dụng CNTT để người dùng có thể thực hiện các dịch vụ công về giáo dục với nhà trường qua mạng Internet. Một số dịch vụ công trực tuyến có thể áp dụng trong trường phổ thông như sau:
- Dịch vụ giúp phụ huynh đăng ký tuyển sinh đầu cấp học.
- Dịch vụ phục vụ phụ huynh nhận thông tin về quá trình học tập, rèn luyện học sinh trong nhà trường.
- Dịch vụ đăng ký nghỉ phép.
- Dịch vụ giúp học sinh đăng ký tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia các câu lạc bộ trong nhà trường.
- Và các dịch vụ công trực tuyến thiết thực khác.
Các dịch vụ công trực tuyến trong nhà trường phải được cung cấp tối thiểu ở mức độ 3 và phải được đặt liên kết trên trang thông tin điện tử của nhà trường hoặc theo các yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.
1.3 Lớp ứng dụng và cơ sở dữ liệu
Lớp ứng dụng và cơ sở dữ liệu (CSDL) gồm tập hợp các ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý điều hành, dạy và học trong nhà trường, ứng dụng CNTT trong trường phổ thông được chia thành 3 nhóm chính như sau:
a) Nhóm ứng dụng CNTT phục vụ quản lý, điều hành gồm các phần mềm quản lý về:
- Trang thông tin điện tử (Website) trường học.
- Thư điện tử với tên miền riêng của nhà trường.
- Ứng dụng quản lý văn bản điều hành (e-office).
- Ứng dụng quản lý thông tin đội ngũ (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên).
- Ứng dụng quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Ứng dụng hỗ trợ xếp thời khóa biểu.
- Ứng dụng quản lý tài sản.
- Ứng dụng quản lý tài chính.
- Ứng dụng quản lý thư viện.
- Các ứng dụng quản lý nội bộ khác.
- Các phần mềm ứng dụng quản lý dùng chung của Ngành (do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu).
Ưu tiên triển khai giải pháp ứng dụng CNTT tổng thể, liên thông và trao đổi dữ liệu giữa các mô đun quản lý trong nhà trường, có khả năng tích hợp với CSDL ngành về giáo dục mầm non và phổ thông của Bộ GDĐT. Ngoài ra, tùy từng điều kiện thực tế, nhà trường có thể xây dựng những cơ sở dữ liệu dùng riêng nhằm lưu trữ và khai thác sử dụng thông tin có hiệu quả cho công tác quản lý.
b) Nhóm ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá gồm:
- Ứng dụng soạn bài giảng điện tử (authoring tools).
- Ứng dụng mô phỏng, phần mềm thí nghiệm ảo.
- Ứng dụng học tập trực tuyến (e-learning).
- Kho tài liệu, giáo án, bài giảng, học liệu điện tử.
- Các ứng dụng hỗ trợ dạy - học và kiểm tra, đánh giá khác.
Ưu tiên triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT có tính đồng bộ (bao gồm kho học liệu số, bài giảng e-learning, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học,..). Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên nắm bắt, làm chủ và chủ động ứng dụng CNTT trong dạy và học. Việc triển khai ứng dụng hỗ trợ dạy - học cần lấy học sinh làm trung tâm, đảm bảo hiệu quả công tác dạy và học, không tạo thêm áp lực đối với giáo viên và tránh lạm dụng CNTT.
1.4 Lớp hạ tầng và các điều kiện đảm bảo khác
Lớp hạ tầng và các các điều kiện đảm bảo hiệu quả ứng dụng CNTT bao gồm các nhóm: hạ tầng và thiết bị CNTT, an toàn an ninh thông tin, nhân lực sử dụng CNTT, quản lý và chỉ đạo điều hành. Trong đó:
a) Hạ tầng và thiết bị CNTT:
Hạ tầng và thiết bị CNTT bao gồm các trang thiết bị CNTT và hạ tầng kết nối mạng nhằm triển khai có hiệu quả ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường, bao gồm các hệ thống, thiết bị như sau:
- Hệ thống mạng LAN, mạng không dây (wifi).
- Kết nối mạng Internet.
- Hệ thống lưu trữ, máy chủ phục vụ nội bộ (nếu cần).
- Phòng máy tính.
- Phòng học bộ môn, phòng học đa năng có ứng dụng CNTT.
- Phòng sản xuất học liệu điện tử (nếu cần).
- Các thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học trên lớp học.
- Các thiết bị CNTT phục vụ quản lý, điều hành.
- Hệ thống họp, hội nghị trực tuyến.
- Hệ thống giám sát.
- Các thiết bị, giải pháp dạy học trên lớp hoặc qua mạng có tính tương tác cao giữa học sinh và giáo viên.
- Các giải pháp và thiết bị kỹ thuật khác.
Việc đầu tư, duy trì, vận hành hạ tầng, trang thiết bị CNTT cần bám sát nhu cầu sử dụng và đảm bảo hiệu quả đầu tư (đầu tư một lần có thể duy trì hoạt động của hệ thống liên tục) và có phân công cụ thể trách nhiệm quản lý, giám sát, vận hành.
b) An toàn, an ninh thông tin
Nhóm giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin bao gồm các thiết bị, giải pháp kỹ thuật và dịch vụ CNTT về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin nhằm triển khai ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường được diễn ra an toàn, hiệu quả. Tất cả các hệ thống ứng dụng CNTT trong nhà trường phải đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Dữ liệu phát sinh trong quá trình ứng dụng CNTT phải do các cấp có thẩm quyền quản lý.
Trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT, nhà trường cần thường xuyên rà soát, khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin; phải có biện pháp đặc biệt đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cá nhân (học sinh, giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục) và các thông tin quan trọng khác. Đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân. Việc triển khai ứng dụng CNTT phải đi đối với việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho từng thành phần ứng dụng được triển khai.
c) Nguồn nhân lực sử dụng CNTT
Nguồn nhân lực sử dụng CNTT là nhân tố có vai trò quyết định đến hiệu quả và thành công của công tác ứng dụng CNTT trong trường học. Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT trong một nhà trường gồm:
- Cán bộ quản lý.
- Giáo viên.
- Nhân viên.
- Học sinh.
Nhân lực sử dụng CNTT trong nhà trường cần thường xuyên được tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn sử dụng hiệu quả ứng dụng CNTT trong nhà trường; phân công nhiệm vụ cụ thể: phân công một lãnh đạo nhà trường và một viên chức phụ trách CNTT (vị trí việc làm theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngấy 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) làm đầu mối triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT); có các hình thức khen thưởng đối với bộ phận, cá nhân làm tốt; có các biện pháp, chế tài đối với các bộ phận, cá nhân chưa hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã phân công.
d) Quản lý, chỉ đạo điều hành
Nhóm quản lý, chỉ đạo điều hành bao gồm các công cụ pháp chế (các quy chế quản lý, khai thác và sử dụng ứng dụng CNTT trong nhà trường), các văn bản hướng dẫn kỹ thuật đảm bảo việc tổ chức ứng dụng CNTT trong trường học được thực hiện chặt chẽ theo đúng các quy định của nhà nước.
Căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về nhiệm vụ CNTT đã ban hành, nhà trường cần ban hành quy chế quản lý, duy trì và khai thác sử dụng các hệ thống ứng dụng CNTT, phân công cụ thể trách nhiệm về quản lý, sử dụng đối với hệ thống, thiết bị và phần mềm.
2. Mức độ triển khai ứng dụng CNTT trong trường phổ thông
Hai mức độ triển khai ứng dụng CNTT trong trường phổ thông gồm:
- Mức cơ bản: là yêu cầu ứng dụng CNTT tối thiểu trong các hoạt động quản lý và giáo dục mà một nhà trường cần đạt được.
- Mức nâng cao: ngoài việc đạt được các yêu cầu ứng dụng CNTT ở mức cơ bản, tùy theo điều kiện và nhu cầu thực tế, nhà trường có thể lựa chọn áp dụng một số giải pháp ứng dụng CNTT hiện đại, có tính sáng tạo cao, tiếp cận với những công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy và học.
Yêu cầu về ứng dụng CNTT mức cơ bản và mức nâng cao trong trường phổ thông được mô tả như sau:
Nội dung ứng dụng CNTT |
Yêu cầu mức cơ bản (Bắt buộc đáp ứng) |
Yêu cầu mức nâng cao (Đáp ứng một số yêu cầu) |
1. Ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành nhà trường |
1.1a. Có Website trường học (có thể tích hợp phần mềm quản lý trường học trực tuyến lên website trường học) để cung cấp, công khai thông tin giáo dục ra xã hội; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến tới phụ huynh, học sinh. 1.2a. Cung cấp cho cán bộ quản lý, giáo viên thư điện tử (ưu tiên với tên miền riêng của trường) phục vụ trao đổi thông tin công tác, liên lạc. 1.3a. Triển khai phần mềm quản lý nhà trường với các mô đun chính hỗ trợ công tác quản lý giáo dục trong nhà trường, gồm: quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; quản lý thông tin đội ngũ; hỗ trợ xếp thời khóa biểu; quản lý các kỳ thi; quản lý tài sản; quản lý tài chính; quản lý thư viện. 1.4a. Triển khai sổ điện tử và ứng dụng liên lạc điện tử giữa nhà trường, học sinh và phụ huynh (ưu tiên sử dụng các giải pháp miễn phí). 1.5a. Triển khai tối thiểu mức độ 3 các dịch vụ công trực tuyến về giáo dục và đào tạo trong nhà trường (hỗ trợ đăng ký tuyển sinh đầu cấp, phục vụ phụ huynh nhận thông tin về quá trình học tập, rèn luyện học sinh trong nhà trường; đăng ký nghỉ phép; giúp học sinh đăng ký tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ trong nhà trường,...) 1.6a. Triển khai các hệ thống thông tin theo yêu cầu. |
1.1b. Triển khai Hệ thống quản lý hành chính điện tử (văn bản đến, văn bản đi, giao việc, lịch công tác, ..) liên thông với các cấp quản lý giáo dục (Phòng, Sở, Bộ). 1.2b. Triển khai hệ thống điểm danh thông minh. 1.3b. Triển khai hệ thống giám sát, an ninh trường học. 1.4b. Có giải pháp phần mềm quản lý tổng thể nhà trường liên thông dữ liệu với cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và phổ thông. Có hệ thống điều hành điện tử thông minh phục vụ quản lý, giám sát, phân tích các thông tin hoạt động của nhà trường. 1.5b. Triển khai sử dụng đa dạng hồ sơ điện tử (sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc) phục vụ công tác quản lý và lưu trữ. 1.6b. 100% quy trình nghiệp vụ quản lý hành chính trong nhà trường được thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3. |
2. Ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, kiểm tra, đánh giá |
2.1a. Tối thiểu 80% giáo viên sử dụng thành thạo phần mềm, công cụ ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học trên lớp. 2.2a. Có đủ máy tính phục vụ dạy học môn Tin học (tiểu học đạt tỷ lệ 24 học sinh/1 máy tính; trung học cơ sở đạt tỷ lệ 16 học sinh/1 máy tính; trung học phổ thông đạt tỷ lệ 12 học sinh/1 máy tính). 2.3a. 20% số lớp học được trang bị thiết bị trình chiếu (máy chiếu và màn chiếu hoặc màn hình tivi lớn, hệ thống âm thanh, tối thiểu một bộ máy tính dạy học) phục vụ hỗ trợ dạy học trên lớp. 2.4a. Tối thiểu 15% số tiết học có ứng dụng CNTT (sử dụng thiết bị CNTT, ứng dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, ứng dụng phần mềm mô phỏng, phần mềm hỗ trợ thực hành, thí nghiệm ảo trong dạy học). |
2.1b. Tối thiểu 50% giáo viên có năng lực thiết kế bài giảng e-learning, đóng góp cho kho bài giảng dùng chung và thường xuyên áp dụng bài giảng e-learning trong dạy học. 2.2b. Tối thiểu 30% số tiết học có ứng dụng CNTT (sử dụng thiết bị CNTT, ứng dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, ứng dụng phần mềm mô phỏng, phần mềm hỗ trợ thực hành, thí nghiệm ảo trong dạy học). 2.3b. Áp dụng phương pháp học tập điện tử (e-Learning) qua đó học sinh có thể tự học nâng cao kiến thức, nhận được trợ giúp của giáo viên và bạn học trong quá trình học tập qua mạng Internet. 2.4b. Có thư viện số dùng chung trong toàn trường, bao gồm: kho tài liệu, giáo án, bài giảng điện tử, học liệu điện tử trực tuyến được tuyển chọn phục vụ giáo viên và học sinh trong trường. 2.5b. Triển khai hiệu quả giải pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá có tính tương tác cao qua hệ thống CNTT (giải pháp lớp học điện tử, lớp học thông minh). |
3. Các nội dung đảm bảo ứng dụng CNTT khác: |
3.1a. Có đủ máy tính phục vụ quản lý, điều hành (tối thiểu 02 bộ máy tính, 01 máy in và 01 webcam; mỗi tổ bộ môn trong trường có máy tính dùng riêng). 3.2a. Có kết nối Internet (tối thiểu cáp quang FTTH). Một số phòng học có máy tính được kết nối Internet hỗ trợ dạy học. 3.3a. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong các ứng dụng CNTT của nhà trường. 3.4a. Phân công cán bộ được giao nhiệm vụ phụ trách triển khai CNTT (01 lãnh đạo trường, 01 nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm). 3.5a. Tối thiểu 70% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT mức cơ bản (theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông). 3.6a. Cán bộ, giáo viên, nhân viên thường xuyên tham gia các khóa tập huấn chuyên môn qua mạng. 3.7a. Có ban hành quy chế quy định về quản lý, khai thác và sử dụng các hệ thống phần mềm, phòng máy tính trong trường học. 3.8a. 100% các hệ thống ứng dụng CNTT trong nhà trường được đưa vào quy chế quy định về quản lý, khai thác và sử dụng. |
3.1b. Có mạng LAN kết nối toàn bộ máy tính trong nhà trường. 3.2b. Các phòng máy tính phục vụ dạy học, kiểm tra đánh giá được nối mạng Internet tốc độ cao (tối thiểu cáp quang FTTH) 3.3b. Có mạng wifi cung cấp Internet cho giáo viên, học sinh trong khuôn viên nhà trường. 3.4b. Có hệ thống hỗ trợ giáo viên xây dựng học liệu điện tử. 3.5b. Triển khai hiệu quả các hệ thống họp, hội nghị trực tuyến. 3.6b. Triển khai giải pháp lưu trữ, sử dụng tài nguyên dùng chung (chia sẻ tài liệu điện tử, làm việc cộng tác qua mạng LAN và Internet) phục vụ nội bộ nhà trường. 3.7b. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT mức cơ bản (theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông). |
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
Giao Trung tâm Thông tin và Chương trình Giáo dục làm đầu mối phối hợp với các phòng ban Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm tham mưu, xây dựng và triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong ngành và nhà trường phổ thông trên địa bàn thành phố. Trung tâm Thông tin và Chương trình Giáo dục các trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông và báo cáo với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận huyện
Phổ biến, hướng dẫn các trường trực thuộc nghiên cứu áp dụng mô hình ứng dụng CNTT theo hướng dẫn tại văn bản này. Hàng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện mô hình ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông đối với các đơn vị trực thuộc và báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo trong báo cáo tổng kết năm học lĩnh vực công tác ứng dụng CNTT trong giáo dục.
3. Các trường phổ thông
Mỗi nhà trường tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, xây dựng mô hình trường học điện tử đảm bảo nguyên tắc ứng dụng CNTT một cách hiệu quả, thiết thực, nhằm hiện đại hóa công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy-học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc thực hiện cần đồng bộ với các giải pháp CNTT do Sở Giáo dục và Đào tạo đang hướng dẫn và triển khai.
Việc triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác ứng dụng CNTT&TT hàng năm của các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục đồng thời cùng thành phố thực hiện các nội dung trong lộ trình, giải pháp xây dựng mô hình giáo dục thông minh của thành phố, cùng thành phố xây dựng Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh.
Các đơn vị báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo tình hình tổ chức thực hiện việc triển khai mô hình ứng dụng CNTT lồng ghép trong báo cáo tổng kết năm học về ứng dụng CNTT theo địa chỉ:
Trung tâm Thông tin và Chương trình Giáo dục
66-68 Lê Thánh Tôn, Ph. Bến Nghé, Quận 1
Điện thoại: 3.829.18.75
E mail: tttt_ctgd@hcm.edu.vn
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ với Sở Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm Thông tin và Chương trình Giáo dục) để được hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT. GIÁM ĐỐC |
Công văn 257/GDĐT-TTTT năm 2019 hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông từ năm học 2018-2019 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 257/GDĐT-TTTT |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 25/01/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 257/GDĐT-TTTT năm 2019 hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông từ năm học 2018-2019 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video