BỘ THÔNG TIN VÀ
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1475/BTTTT-THH |
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Ngày 22/5/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 20/8/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản số 2687/BTTTT-THH gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị báo cáo tình hình thực hiện 03 năm Chỉ thị số 15/CT-TTg và Công văn gửi các cơ quan được giao nhiệm vụ tại Chỉ thị số 15/CT-TTg (số 2688/BTTT-THH gửi Bộ Nội vụ; 2689/BTTTT-THH gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; 2690/BTTTT-THH gửi Ban Cơ yếu Chính phủ; 2691/BTTTT-THH gửi Văn phòng Chính phủ).
Trên cơ sở văn bản báo cáo của các cơ quan gửi về, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ (Báo cáo chi Tiết xin trình kèm theo). Sau đây là một số đánh giá chung về tình hình thực hiện.
1. Những kết quả chính đạt được
- Trong Điều kiện nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn thiếu, kinh phí triển khai ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin còn hạn chế, các văn bản quy định về sử dụng thư điện tử và văn bản điện tử trong hoạt động cơ quan nhà nước chưa được ban hành, nhưng nhiều cơ quan nhà nước đã vượt qua những khó khăn trên và tích cực triển khai các hệ thống thông tin để trao đổi, xử lý văn bản điện tử góp phần giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động. Văn bản điện tử ngày càng được tăng cường trong trao đổi, xử lý trong công việc tại các cơ quan nhà nước. Sau 03 năm triển khai Chỉ thị 15/CT-TTg, ghi nhận được những ưu Điểm chính bao gồm:
- Việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước ngày càng được tăng cường, từng bước đáp ứng được các chỉ tiêu đề ra từ năm 2013.
- Từng bước hình thành nề nếp, thói quen làm việc trên môi trường điện tử.
- Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin được các cơ quan nhà nước ngày càng được chú trọng.
- Công tác đào tạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước được quan tâm đúng mức, đảm bảo mỗi cán bộ công chức có nhận thức đầy đủ về việc ứng dụng CNTT trong công việc và có kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc.
- Công tác triển khai trao đổi với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên trang/cổng thông tin điện tử được hầu hết các Bộ, ngành, địa phương quan tâm đầu tư: Thông tin được cung cấp thống nhất theo quy định, nội dung được cập nhật thường xuyên, số lượng và chất lượng của các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ngày càng được nâng cao.
- Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan nhà nước được chú trọng trong đầu tư, phát triển. Các hệ thống thông tin quan trọng như hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và Điều hành được đưa vào ứng dụng thực tế, phát huy thực sự vai trò hỗ trợ triển khai công việc của các cơ quan nhà nước, cụ thể:
+ 28/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 59/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có báo cáo đã triển khai hệ thống thư điện tử chính thức;
+ 28/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 59/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có báo cáo đã trang bị hệ thống quản lý văn bản và Điều hành phục vụ công việc, được triển khai đến các cấp Sở, ban, ngành, quận, huyện.
2. Tồn tại, hạn chế
- Tại một số địa phương còn khó khăn, đặc biệt tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, hạ tầng kỹ thuật CNTT (mạng, máy tính,...) vẫn còn nhiều hạn chế, Điều này ảnh hưởng đến việc triển khai các hệ thống thông tin phục vụ trong việc trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng.
- Kinh phí cho việc đầu tư nâng cấp và kinh phí phục vụ bảo trì các hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và Điều hành còn hạn hẹp, nhiều địa phương không có ngân sách cho việc nâng cấp, bảo trì các hệ thống sau khi được triển khai đưa vào sử dụng.
- Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đưa vào giao dịch thực tế phục vụ người dân và doanh nghiệp còn chưa cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến về dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích của hệ thống một cửa, trang/cổng thông tin điện tử đến người dân còn chưa sâu rộng đến mọi người dân, do đó dẫn đến tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến còn thấp.
- Việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong quá trình khai thác các hệ thống thông tin vẫn còn hạn chế, tình trạng tấn công mạng đã xuất hiện. Nhiều hệ thống thông tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu an toàn, an ninh thông tin.
- Nhiều Cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước chưa có giải pháp hiệu quả chống lại các tấn công mạng và chưa có phương án dự phòng để khắc phục sự cố dẫn đến gián đoạn công tác truyền đưa, trao đổi văn bản điện tử.
- Thói quen làm việc chủ yếu dựa trên văn bản giấy vẫn còn phổ biến trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, việc thay đổi phương thức làm việc truyền thống, dựa trên giấy tờ sang phương thức làm việc qua mạng thông tin điện tử, sử dụng văn bản điện tử chuyển biến chậm.
- Một số lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp chưa quan tâm, chỉ đạo và gương mẫu trong việc ứng dụng các hệ thống thông tin điện tử để trao đổi VBĐT, quản lý, Điều hành tại cơ quan mình.
- Nguồn nhân lực để tổ chức, triển khai ứng dụng CNTT tại các địa phương, ở cấp quận, huyện còn thiếu và chưa thực sự đáp ứng nhu cầu.
3. Đề xuất, kiến nghị
Để tiếp tục thúc đẩy triển khai Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương:
1. Tận dụng triệt để cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có, tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và Điều hành nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc, hướng tới cải cách hành chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2. Ưu tiên bảo đảm đủ kinh phí đầu tư, nâng cấp, duy trì hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và Điều hành.
3. Gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính.
4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, thúc đẩy ứng dụng chữ ký số trong hoạt động trao đổi văn bản điện tử.
5. Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp trong việc ứng dụng hiệu quả các hệ thống thông tin tăng cường trao đổi văn bản điện tử, quản lý, Điều hành tại cơ quan mình.
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các Chỉ thị tại các cơ quan, đơn vị. Đưa các tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT vào đánh giá mức độ hoàn thành công việc và công tác thi đua khen thưởng.
7. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thống nhất về áp dụng chữ ký số trong việc trao đổi VBĐT trong cả nước; quy định cụ thể danh Mục các văn bản phải ký số gửi trên mạng không gửi văn bản giấy; quy định tính pháp lý đối với các loại văn bản ký số.
8. Hệ thống Cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước cần được kiểm tra, đánh giá định kỳ và được theo dõi, giám sát an toàn thông tin thường xuyên để phát hiện các tấn công mạng, các Điểm yếu, lỗ hổng bảo mật nhằm khắc phục sự cố kịp thời.
9. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý tạo Điều kiện trao đổi, xử lý văn bản điện tử; lưu trữ văn bản điện tử, văn bản ký số; nghiên cứu và đề xuất các văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn để đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước nói chung và trao đổi, xử lý văn bản điện tử nói riêng.
Bộ Thông tin và Truyền thông xin kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Công văn 1475/BTTTT-THH năm 2016 về báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Số hiệu: | 1475/BTTTT-THH |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Người ký: | Trương Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 10/05/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 1475/BTTTT-THH năm 2016 về báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Chưa có Video