Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5569/BGDĐT-NGCBQLGD
V/v hướng dẫn thực hiện Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018

 

Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo

Ngày 08 tháng 10 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (sau đây gọi tắt là Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT).

Đviệc triển khai thực hiện Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT đúng quy định, hiệu quả, thiết thực, tác động tích cực đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:

1. Công tác chỉ đạo thực hiện

Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT, sở giáo dục và đào tạo, xây dựng kế hoạch triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp kết quả thực hiện của các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc; tăng cường công tác truyền thông, phổ biến nội dung Thông tư để các đơn vị, cá nhân có liên quan nắm vững và thực hiện đúng quy định; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm tra, tổng hợp kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

2. Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

2.1. Thực hiện chu kỳ đánh giá theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non rút ngắn chu kỳ đánh giá và thực hiện đánh giá theo quy trình quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT (sau đây gọi tắt là Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên).

2.2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giáo viên cn chủ động tập hợp minh chứng từ đầu năm học, giáo viên có thể tham khảo ví dụ minh chứng tại Phụ lục I kèm theo công văn này.

2.3. Việc thực hiện quy trình đánh giá theo Điều 10 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên, giáo viên tham khảo biểu mẫu tại Phlục II kèm theo Công văn này.

3. Giáo viên mầm non cốt cán

3.1. Theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên về việc lựa chọn giáo viên mầm non cốt cán phải gắn với hoạt động chuyên môn của ngành và của địa phương, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non, trưởng phòng giáo dục và đào tạo, giám đốc sở giáo dục và đào tạo căn cứ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy định nghề nghiệp giáo viên để lựa chọn và phê duyệt danh sách giáo viên mầm non cốt cán.

3.2. Căn cứ nhiệm vụ của giáo viên mầm non cốt cán được quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên, sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc vận dụng thực hiện chế độ quy đổi các hoạt động của giáo viên mầm non cốt cán ra giờ dạy để tính số giờ giảng dạy theo quy định tại Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non (nếu có).

4. Báo cáo kết quả thực hiện

Các sở giáo dục và đào tạo tổng hợp kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước 30 tháng 6 hằng năm theo quy định. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá theo chuẩn giáo viên mầm non theo Phụ lục III kèm theo công văn này.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, số 35 Đại Cồ Việt - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, email: cucngs@moet.gov. vn).

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Vụ: TCCB, GDMN (để ph/h);
- Lưu: VT, Cục NGCBQLGD (5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

 

PHỤ LỤC I

VÍ DỤ VỀ MINH CHỨNG SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN GIÁO VIÊN MẦM NON
(Kèm theo Công văn số 5569/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Minh chứng ví dụ dưới đây chỉ mang tính chất gợi ý. Việc lựa chọn và sử dụng các minh chứng trong quá trình đánh giá cần phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT.

Tiêu chí

Mức độ đạt được của tiêu chí

Ví dụ về minh chứng

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo

Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

Tiêu chí 1.

Đạo đức nhà giáo

Đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo

Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/kết luận của các đợt thanh tra, kiểm tra (nếu có)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường ghi nhận về việc giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo, không vi phạm quy định về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em...; hoặc bản kiểm điểm cá nhân có xác nhận của chi bộ nhà trường/bản nhận xét đảng viên hai chiều có xác nhận của chi bộ nơi cư trú ghi nhận giáo viên có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt (nếu là đảng viên); hoặc biên bản họp cha mẹ trẻ em ghi nhận giáo viên nghiêm túc, đối xử đúng mực đối với trẻ em.

Khá: Có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo

Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/ bản kiểm điểm cá nhân có xác nhận của chi bộ nhà trường/bản nhận xét đảng viên hai chiều có xác nhận của chi bộ nơi cư trú (nếu là đảng viên) ghi nhận giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo, không vi phạm quy định về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, có ý thức tự học, tự rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo; hoặc công văn/quyết định phân công cử giáo viên hoặc hình ảnh giáo viên xuống tận các thôn, bản, nhà dân để động viên cha mẹ trẻ cho trẻ đến trường.

Tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) ghi nhận giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoặc giáo viên dạy giỏi các cấp.

- Ý kiến cảm ơn, khen ngợi của cha mẹ trẻ em/đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/các tổ chức cá nhân phản ảnh tích cực về giáo viên có phẩm chất đạo đức mẫu mực; hoặc giáo viên báo cáo chuyên đề/ý kiến trao đổi, thảo luận trong nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/nhà trường về những kinh nghiệm trong rèn luyện, nâng cao phm chất đạo đức; hoặc hình ảnh, tấm gương giáo viên cùng nhà trường vượt qua những khó khăn (do thiên tai, bão lũ...) để thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

Tiêu chí 2.

Phong cách nhà giáo

Đạt: Có tác phong và phương pháp làm việc phù hợp với công việc của giáo viên mầm non

- Mặc trang phục phù hợp, không vi phạm đạo đức nhà giáo;

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/kết quả và tiến độ thực hiện công việc...ghi nhận giáo viên có tác phong, phong cách làm việc phù hợp với công việc chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non.

Khá: Có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ và cha mẹ trẻ.

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/cha mẹ trẻ em/kết quả thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày, tiến độ thực hiện công việc...ghi nhận giáo viên có tác phong, phong cách làm việc phù hợp với công việc chăm sóc, giáo dục trẻ và có ý thức rèn luyện, phấn đấu xây dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ và cha, mẹ trẻ em có tác động tích cực tới trẻ em; hoặc kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp/chủ nhiệm có sự tiến bộ.

Tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ; có ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) ghi nhận giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoặc đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua;

- Giấy khen/biên bản họp/ý kiến ghi nhận của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/cha mẹ trẻ em về việc giáo viên có phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ.

- Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp/chủ nhiệm có sự tiến bộ/vượt mục tiêu đề ra; hoặc giáo viên có ý kiến chia sẻ tại buổi họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường về kinh nghiệm, biện pháp, cách thức tạo dựng phong cách nhà giáo phù hợp tình hình thực tiễn của nhà trường, địa phương và quy định của ngành.

Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non.

Tiêu chí 3:

Phát triển chuyên môn bản thân

Đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Tham gia và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định

- Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo giáo viên mầm non theo quy định;

- Các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo quy định.

Khá: Thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện bản thân; cập nhật kiến thức chuyên môn, yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em

- Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo giáo viên mầm non và các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định;

- Kế hoạch cá nhân hằng năm về bồi dưỡng thường xuyên thhiện được việc vận dụng sáng tạo, phù hợp các phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển chuyên môn bản thân

- Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo giáo viên mầm non và các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định/kế hoạch cá nhân hằng năm về bồi dưỡng thường xuyên thể hiện được việc vận dụng sáng tạo, phù hợp các phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Biên bản dự giờ chuyên đề/ý kiến trao đổi/đề xuất/biện pháp/giải pháp/sáng kiến triển khai thực hiện nhiệm vụ và phát triển chuyên môn trong nhà trường/theo yêu cầu của phòng GDĐT/SGDĐT được ghi nhận.

Tiêu chí 4:

Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em

Đạt: Xây dựng được kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp

- Bản kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua;

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản kiểm tra của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu ghi nhận việc thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng kế hoạch.

Khá: Chủ động linh hoạt điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương;

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản kiểm tra của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu ghi nhận việc điều chỉnh kế hoạch/có biện pháp/giải pháp đổi mới, sáng tạo, điều chỉnh các hoạt động trong kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn trường, lớp và văn hóa địa phương;

- Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhóm, lớp được phân công chủ nhiệm có sự tiến bộ trong năm học.

Tốt: Tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường; htrợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương.

- Bản kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp được nhóm chuyên môn/tchuyên môn/ban giám hiệu thông qua và kết quả chăm sóc, giáo dục của trẻ em trong nhóm, lớp được phân công chủ nhiệm có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra trong năm học;

- Biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường (hoặc ý kiến ghi nhận từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên) ghi nhận về việc giáo viên có ý kiến trao đổi, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, đề xuất biện pháp xây dựng, thực hiện hiệu quả kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc giáo viên thực hiện báo cáo chuyên đề/có ý kiến chia sẻ, hướng dẫn cách thức, biện pháp xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp, phù hợp với điều kiện thực tiễn trường, lớp và văn hóa địa phương.

Tiêu chí 5:

Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em

Đạt: Thực hiện được kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp; đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non

- Bản kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, yêu cầu, phương pháp nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm lớp, đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua;

- Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại trung bình (đạt) trở lên/biên bản sinh hoạt chuyên môn/sinh hoạt chuyên đề, trong đó ghi nhận giáo viên đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non.

Khá: Chủ động, linh hoạt thực hiện đổi mới các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp

- Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại khá trở lên/ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/cha mẹ trẻ em, trong đó ghi nhận giáo viên đã đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường;

- Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ trong nhóm, lớp được phân công chủ nhiệm có sự tiến bộ.

Tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em.

- Phiếu dự giờ được đánh giá và loại tốt (giỏi), trong đó ghi nhận giáo viên đã đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tế của nhóm, lớp, của nhà trường;

- Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong nhóm, lớp được phân công chủ nhiệm có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra;

- Biên bản các cuộc họp/sinh hoạt chuyên môn ghi nhận việc giáo viên có trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tế của nhóm, lớp, của nhà trường; hoặc báo cáo chuyên đề về biện pháp/giải pháp liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em được nhà trường/phòng GDĐT/Sở GDĐT xác nhận; hoặc bằng khen/giấy khen giáo viên dạy giỏi.

Tiêu chí 6:

Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

Đạt: Thực hiện được kế hoạch giáo dục trong nhóm, lớp, đảm bảo hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện theo Chương trình giáo dục mầm non;

- Bản kế hoạch giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em được tổ chuyên môn, ban giám hiệu thông qua

- Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại trung bình (đạt) trong đó ghi nhận việc GV thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện trẻ

Khá: Chủ động đổi mới phương pháp giáo dục trẻ em, linh hoạt thực hiện các hoạt động giáo dục và điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp;

- Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại khá trong đó ghi nhận việc GV thực hiện và điều chỉnh phù hợp các hoạt động giáo dục đáp ứng được các nhu cu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp

- Kết quả giáo dục của trẻ trong nhóm, lớp có sự tiến bộ.

Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện và điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em.

- Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại tốt trong đó ghi nhận việc GV thực hiện và điều chỉnh linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục, đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp

- Kết quả giáo dục của trẻ trong nhóm, lớp có sự tiến bộ rõ rệt vượt mục tiêu đặt ra; hoặc biên bản họp cha mẹ trẻ ghi nhận kết quả tiến bộ của trẻ trong các lĩnh vực giáo dục;

- Giáo viên có báo cáo/ Chia sẻ kinh nghiệm trong các cuộc họp chuyên môn/tọa đàm/hội thảo về thực hiện và điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em; Hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện trẻ em được tổ chuyên môn xác nhận

Tiêu chí 7:

Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em

Đạt: Sử dụng được phương pháp quan sát và đánh giá trẻ em để kịp thời điều chỉnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Sổ chuyên môn của GV/ nhật kí ngày của trẻ có ghi lại kết quả quan sát, đánh giá của GV về trẻ

- Bản kế hoạch giáo dục thể hiện được căn cứ điều chỉnh các hoạt động giáo dục dựa trên việc sử dụng kết quả quan sát và đánh giá trẻ, được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua;

Khá: Chủ động, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá nhằm đánh giá khách quan sự phát triển của trẻ em, từ đó điều chỉnh phù hợp kế hoạch chăm sóc, giáo dục;

- Sổ chuyên môn của GV/nhật kí ngày của trẻ có ghi lại kết quả quan sát, đánh giá của GV về trẻ;

- Bản kế hoạch giáo dục thể hiện được sự vận dụng các phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá nhằm đánh giá khách quan sự phát triển của trẻ em được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua;

- Kế hoạch chăm sóc, GD phản ánh việc điều chỉnh dựa trên kết quả quan sát, đánh giá trẻ được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua;

Tốt: Chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp về kinh nghiệm vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em. Tham gia hoạt động đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục mầm non.

- Kế hoạch chăm sóc, GD phản ánh việc điều chỉnh dựa trên kết quả quan sát, đánh giá trẻ, được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua;

- Kết quả chăm sóc, giáo dục trên trẻ trong nhóm lớp có sự tiến bộ rõ rệt

- Giáo viên được tham gia hoạt động tự đánh giá hoặc đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục mầm non.

- GV có báo cáo/Chia sẻ kinh nghiệm trong các cuộc họp chuyên môn/tọa đàm/hội thảo về vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em; Hỗ trợ đồng nghiệp vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em được tổ chuyên môn xác nhận

Tiêu chí 8.

Quản lý nhóm, lớp

Đạt: Thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý cơ sở vật chất và quản lý hsơ sổ sách của nhóm, lớp theo quy định;

- Đảm bảo các hồ sơ sổ sách của nhóm lớp theo quy định

- Thực hiện các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý nhóm lớp đạt mức trung bình theo đánh giá của tổ chuyên môn.

Khá: Có sáng kiến trong các hoạt động quản lý nhóm, lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp;

- Đảm bảo các hồ sơ sổ sách của nhóm lớp theo quy định.

- Thực hiện các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý nhóm lớp đạt mức khá theo đánh giá của tổ chuyên môn

- Có sáng kiến trong các hoạt động quản lý nhóm, lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp được tổ chuyên môn xác nhận hoặc được ghi lại trong biên bản họp

Tốt: Chia sẻ kinh nghiệm hay, hỗ trợ đồng nghiệp trong quản lý nhóm, lớp theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Thực hiện các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý nhóm lớp đạt mức tốt theo đánh giá của tổ chuyên môn

- Có sáng kiến trong các hoạt động quản lý nhóm, lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp được tchuyên môn xác nhận hoặc được ghi lại trong biên bản họp

- GV có báo cáo/Chia sẻ kinh nghiệm trong các cuộc họp chuyên môn/tọa đàm/hội thảo về quản lý nhóm, lớp; Hỗ trợ đồng nghiệp về quản lý nhóm, lớp được tổ chuyên môn xác nhận.

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường.

Tiêu chí 9.

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

Đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em; thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường;

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) có ghi nhận giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em; hoặc biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/cấp trên/Phụ huynh ghi nhận việc giáo viên tham gia thực hiện đúng các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em;

Khá: Chủ động phát hiện, phản ánh kịp thời, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, phòng, chống bạo lực học đường, chấn chỉnh các hành vi vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường;

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) có ghi nhận giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em; hoặc biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/cấp trên/Phụ huynh ghi nhận việc giáo viên tham gia thực hiện đúng các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em;

- Giáo viên có phản ánh kịp thời, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, phòng, chống bạo lực học đường, chấn chỉnh các hành vi vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường (nếu có) và được tổ chuyên môn/BGH ghi nhận/hoặc được ghi trong biên bản họp

Tốt: Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc tổ chức xây dựng môi trường vật chất và môi trường văn hóa, xã hội đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện, đối với trẻ em.

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) có ghi nhận giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em; hoặc biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/cấp trên/Phụ huynh ghi nhận việc giáo viên tham gia thực hiện đúng các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em;

- Giáo viên có phản ánh kịp thời, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, phòng, chống bạo lực học đường, chấn chỉnh các hành vi vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường (nếu có) và được tchuyên môn/BGH ghi nhận/hoặc được ghi trong biên bản họp

- GV có báo cáo/Chia sẻ kinh nghiệm trong các cuộc họp chuyên môn/tọa đàm/hội thảo về tổ chức xây dựng môi trường vật chất và môi trường văn hóa, xã hội đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện, đối với trẻ em được tổ chuyên môn xác nhận

Tiêu chí 10.

Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

Đạt: Thực hiện các quy định về quyền trẻ em; các quy định về quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ theo quy chế dân chủ trong nhà trường

- Biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận giáo viên thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ trong nhà trường; hoặc bản kế hoạch chăm sóc, giáo dục/biên bản họp cha mẹ trẻ em trong đó có thể hiện được việc thực hiện đầy đủ các quy định, các biện pháp đảm bảo công bằng, dân chủ trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Khá: Đề xuất các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em; phát huy quyền dân chủ của bản thân, cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, ngăn chặn, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường (nếu có);

- Ý kiến đề xuất thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường, trong đó thể hiện được biện pháp thực hiện quyền trẻ em, quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ và sự phối hợp với cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ năm học; hoặc biên bản họp hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên có đề xuất biện pháp biện pháp thực hiện quyền trẻ em, quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ và sự phối hợp với cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ năm học.

- Biên bản họp cha mẹ trẻ/ý kiến của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận giáo viên đã phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường (nếu có).

Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp với đồng nghiệp trong việc thực hiện các quy định về quyền trẻ em; phát huy quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ theo quy chế dân chủ trong nhà trường.

- Ý kiến đề xuất biện pháp thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường, trong đó thể hiện được biện pháp thực hiện quyền trẻ em, quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ và sự phối hợp với cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ năm học; hoặc biên bản họp hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên có đề xuất biện pháp thực hiện quyền trẻ em, quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ và sự phối hợp với cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ năm học.

- Biên bản họp cha mẹ trẻ/ ý kiến của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận giáo viên đã phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường (nếu có).

- Báo cáo chuyên đề/ý kiến chia sẻ của giáo viên trong nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường về việc hướng dẫn, chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em, quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ và sự phối hợp với cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ năm học.

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

Tham gia tổ chức và thực hiện việc xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và bảo vệ quyền tr em

Tiêu chí 11.

Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Đạt: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Bản ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc GV xây dựng được mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trem và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

- Biên bản họp cha mẹ trẻ ghi nhận việc giáo viên xây dựng được mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Khá: Phối hợp kịp thời với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em;

- Biên bản hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/biên bản họp cha mẹ trẻ/sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường (hoặc sổ liên lạc điện tử,...)... ghi nhận giáo viên phối hợp kịp thời với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em;

- Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và kết quả thực hiện các hoạt động ngày lễ, hội, các hoạt động trải nghiệm đa dạng, trong đó có ghi nhận sự phối hợp, tham gia của cha mẹ trẻ; hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên đã xây dựng mối quan hệ lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ trẻ em.

Tốt: Chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng.

- Biên bản hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/biên bản họp cha mẹ trẻ.. ghi nhận giáo viên chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em/thực hiện các giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng.

- Sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường (số liên lạc điện tử,...).. ghi nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng và trao đổi thường xuyên về tình hình chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tiêu chí 12.

Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em

Đạt: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng trong thực hiện các quy định về quyền trẻ em

- Sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường (số liên lạc điện tử).. ghi nhận được sự hợp tác với cha, mẹ và trao đổi thường xuyên về tình hình thực hiện các quy định về quyền trẻ em;

- Biên bản họp cha mẹ trẻ/sổ chủ nhiệm trong đó ghi nhận các ý kiến của cha mẹ trẻ trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện các quy định về quyền trẻ em; hoặc kế hoạch giáo dục trong đó thể hiện được sự chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ; hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên hợp tác với cha mẹ, người giám hộ và cộng đồng để thực hiện quyền trẻ em.

Khá: Chủ động phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em;

- Biên bản họp cha mẹ trẻ ghi nhận sự chủ động phối hợp của GV với Cha, mẹ hoặc người giám hộ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em.

- Kết quả thực hiện các hoạt động ngày lễ, hội và các hoạt động trải nghiệm, trong đó có ghi nhận sự phối hợp, tham gia của cha mẹ trẻ để bảo vệ quyền trẻ em; hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên đã tạo dựng mi quan hệ gn gũi, tôn trọng, hợp tác và chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em.

Tốt: Chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng thực hiện các quy định về quyền trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em; giải quyết kịp thời các thông tin từ cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ trẻ liên quan đến quyền trẻ em.

- Biên bản họp cha mẹ trẻ/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường ghi nhận việc giáo viên đã chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng thực hiện các quy định về quyền trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng và có đề xuất được các biện pháp giải quyết kịp thời các thông tin từ cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ trẻ liên quan đến quyền trẻ em.

- Ý kiến trao đổi/đề xuất/báo cáo chuyên đề/sáng kiến/bài viết về các biện pháp tăng cường sự phối hợp với cha mẹ trẻ và các bên liên quan; hoặc biên bản họp cha mẹ trẻ/hình ảnh ghi nhận việc phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ và cộng đồng để giải quyết kịp thời các thông tin từ cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ trẻ liên quan đến quyền trẻ em..

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Sử dụng được một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số, ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tiêu chí 13: Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em

Đạt: Sử dụng được các từ ngữ, câu đơn giản trong giao tiếp bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh); hoặc giao tiếp thông thường bng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số;

Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên có thể sử dụng được các từ ngữ, câu đơn giản trong giao tiếp bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc đối với những vùng dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ đạt mức 1/6 theo khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương về ngoại ngữ do các đơn vị có thẩm quyền cấp.

Khá: Trao đổi thông tin đơn giản bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) với nội dung liên quan đến hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc giao tiếp thành thạo bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số

Ý kiến ghi nhận, xác nhận của tổ, nhóm chuyên môn hoặc ban giám hiệu, đồng nghiệp hoặc cấp trên về việc giáo viên có thể trao đổi thông tin đơn giản bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) với nội dung liên quan đến hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc giao tiếp thành thạo bng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ đạt mức 2/6 theo khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương về ngoại ngữ, tiếng dân tộc do các đơn vị có thẩm quyền cấp;

Tốt: Viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) trong hoạt động chuyên môn về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số.

Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) trong hoạt động chuyên môn về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số.

Hoặc trình độ mức 2/6 theo khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương về ngoại ngữ do các đơn vị có thẩm quyền cấp;

Hoặc báo cáo chuyên đề chuyên môn, hoặc hoạt động giáo dục, trong đó có tài liệu tham khảo bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh).

Tiêu chí 14.

Ứng dụng công nghệ thông tin.

Đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản trong chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý nhóm, lớp

Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ;

Hoặc chứng chỉ hợp lệ xác nhận trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Hoặc kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý nhóm, lớp thể hiện sự sử dụng các phần mềm ứng dụng cơ bản

Khá: Xây dựng được một số bài giảng điện tử; sử dụng được các thiết bị công nghệ đơn giản phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý nhóm, lớp

- Hoặc chứng chỉ hợp lệ xác nhận trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định (tại thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông);

- Phiếu dự giờ hoạt động/biên bản sinh hoạt chuyên môn ghi nhận việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng các bài giảng điện tử, sử dụng được các thiết bị công nghệ đơn giản phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em

Tốt: Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý nhóm, lớp

- Biên bản họp nhóm chuyên môn/tchuyên môn/hội đồng nhà trường hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận trình độ, kỹ năng xây dựng bài giảng điện tử, sử dụng được các thiết bị công nghệ đơn giản phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em

- Báo cáo các hoạt động giáo dục/bài viết/ý kiến trao đổi, hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý nhóm, lớp.

Tiêu chí 15:

Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Đạt: Thể hiện được khả năng tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp

- Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên thể hiện được khả năng tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp;

- Biên bản dự giờ hoạt động giáo dục ghi nhận việc giáo viên thể hiện được khả năng tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp.

Khá: Vận dụng sáng tạo các loại hình nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản vào hoạt động chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ em trong trường mầm non. Tổ chức các hoạt động ngày hội, lễ và hoạt động nghệ thuật cho trẻ em ở trường mầm non

Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên vận dụng sáng tạo các loại hình nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản vào hoạt động chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ em trong trường mầm non;

- Kế hoạch của nhà trường ghi nhận việc GV tham gia tổ chức các hoạt động ngày hội, lễ và hoạt động nghệ thuật cho trẻ em ở trường mầm non

- Biên bản dự giờ hoạt động giáo dục ghi nhận việc giáo viên thể hiện sáng tạo khả năng tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp

Tốt: Xây dựng được môi trường giáo dục trẻ em giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp và trường mầm non; chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục trẻ em giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp và trường mầm non

Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên vận dụng sáng tạo các loại hình nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản vào hoạt động chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ em và xây dựng được môi trường giáo dục trẻ em giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp và trường mầm non.

Kế hoạch của nhà trường ghi nhận việc GV tham gia tổ chức các hoạt động ngày hội, lễ và hoạt động nghệ thuật cho trẻ em ở trường mầm non. Trong các cuộc họp chuyên môn/tọa đàm/hội thảo giáo viên có báo cáo chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục trẻ em giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp và trường mầm non

 

PHỤ LỤC II

GỢI Ý BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON
(Kèm theo Công văn số 5569/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BIỂU MẪU 1

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON

Họ và tên giáo viên................................................................................................................

Trường:.................................................................................................................................

Nhóm, lớp chủ nhiệm ……………………………………

Quận/Huyện/Tp,Tx………………………… Tỉnh/Thành phố..........................................................

Hướng dẫn:

Giáo viên nghiên cứu Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT, đọc kỹ nội dung yêu cầu các mức của từng tiêu chí, đối chiếu với các minh chứng và kết quả trong thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trong năm học, tự đánh giá (đánh dấu x) theo các mức như sau chưa đạt (CĐ); Đạt (Đ); Khá (K); Tốt (T).

Tiêu chí

Kết quả xếp loại

Minh chứng

Đ

K

T

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo

Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo

 

 

 

 

 

Tiêu chí 2. Phong cách làm việc

 

 

 

 

 

Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân

 

 

 

 

 

Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em

 

 

 

 

 

Tiêu chí 5. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em

 

 

 

 

 

Tiêu chí 6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

 

 

 

 

 

Tiêu chí 7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em

 

 

 

 

 

Tiêu chí 8. Quản lý nhóm, lớp

 

 

 

 

 

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 9. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

 

 

 

 

 

Tiêu chí 10. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

 

 

 

 

 

Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đng

Tiêu chí 11. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

 

 

 

 

 

Tiêu chuẩn 12. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em

 

 

 

 

 

Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Tiêu chí 13. Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em

 

 

 

 

 

Tiêu chí 14. Ứng dụng công nghệ thông tin

 

 

 

 

 

Tiêu chí 15. Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

 

 

 

 

 

1. Nhận xét (ghi rõ):

- Điểm mạnh:..........................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Những vn đề cần cải thiện:..................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp trong năm học tiếp theo

- Mục tiêu:..............................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Nội dung đăng ký học tập, bồi dưỡng (các năng lực cn ưu tiên cải thiện):

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Thời gian:.............................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Điều kiện thực hiện:..............................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Xếp loại kết quả đánh giá1:………………………………

 

 

……, ngày ... tháng... năm ....
Người tự đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)

____________________

1 Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất c các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tt

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;

- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

 

BIỂU MẪU 02

PHIẾU LẤY Ý KIẾN CỦA ĐỒNG NGHIỆP TRONG TỔ CHUYÊN MÔN

(Kèm theo Công văn số 5569/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Họ và tên giáo viên (tham gia đánh giá):..................................................................................

Trường:.................................................................................................................................

Tổ/nhóm chuyên môn:............................................................................................................

Quận/Huyện/Tp,Tx …………………………… Tỉnh/Thành phố......................................................

Hướng dẫn:

Giáo viên nghiên cứu Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT, đọc kỹ nội dung yêu cầu các mức của từng tiêu chí, đối chiếu cẩn thận với các minh chứng và kết quả trong thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trong năm học, đánh giá đồng nghiệp trong tổ bằng cách điền vào kết quả đạt được các mức chưa đạt (CĐ); Đạt (Đ); Khá (K); Tốt (T) vào bảng dưới đây:

Tiêu chuẩn, tiêu chí

Kết quả đánh giá của tiêu chí

Ghi chú

GV

GV

GV

 

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo

Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo

 

 

 

 

Tiêu chí 2. Phong cách làm việc

 

 

 

 

Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân

 

 

 

 

Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em

 

 

 

 

Tiêu chí 5. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em

 

 

 

 

Tiêu chí 6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

 

 

 

 

Tiêu chí 7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em

 

 

 

 

Tiêu chí 8. Quản lý nhóm, lớp

 

 

 

 

Tiêu chun 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 9. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

 

 

 

 

Tiêu chí 10. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

 

 

 

 

Tiêu chuẩn 4: Phát triển mi quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

Tiêu chí 11. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

 

 

 

 

Tiêu chuẩn 12. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em

 

 

 

 

Tiêu chun 5: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Tiêu chí 13. Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em

 

 

 

 

Tiêu chí 14. Ứng dụng công nghệ thông tin

 

 

 

 

Tiêu chí 15. Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

 

 

 

 

Xếp loại kết quả đánh giá2:

 

 

 

 

 

 

……, ngày ... tháng... năm ....
Người tham gia đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)

____________________

2 - Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất ccác tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất ccác tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;

- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

 

BIỂU MẪU 03

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỒNG NGHIỆP TRONG TỔ CHUYÊN MÔN

(Kèm theo Công văn số 5569/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Tổ chuyên môn:.................................................................................................................

- Trường;.............................................................................................................................

- Quận/Huyện/Tp,Tx ………………………………. Tỉnh/Thành phố.............................................

- Thời gian đánh giá (ngày, tháng, năm).................................................................................

Tiêu chí

Tổng hợp kết quả đánh giá

Ghi chú

I. Đánh giá

 

 

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo

Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo

 

 

Tiêu chí 2. Phong cách làm việc

 

 

Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân

 

 

Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em

 

 

Tiêu chí 5. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em

 

 

Tiêu chí 6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

 

 

Tiêu chí 7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em

 

 

Tiêu chí 8. Quản lý nhóm, lớp

 

 

Tiêu chun 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 9. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

 

 

Tiêu chí 10. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

 

 

Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

Tiêu chí 11. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

 

 

Tiêu chuẩn 12. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em

 

 

Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Tiêu chí 13. Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em

 

 

Tiêu chí 14. Ứng dụng công nghệ thông tin

 

 

Tiêu chí 15. Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

 

 

II. Ý kiến nhận xét và đánh giá

 

 

- Điểm mạnh:

 

 

- Những vấn đề cần cải thiện:

 

 

- Đề xuất hướng phát huy điểm mạnh, khc phục điểm yếu:

 

 

- Xếp loại kết quả đánh giá3:

 

 

 

 

…… , ngày …… tháng .... năm 20....
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

____________________

3 1. Xếp loại kết quả đánh giá

3.1. Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất ccác tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;

3.2. Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá: Có tất ccác tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, ti thiu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;

3.3. Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt;

3.4. Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

2. Gợi ý phiếu khảo sát ý kiến đồng nghiệp: đối với mỗi giáo viên được đánh giá cần lấy ý kiến tối thiểu của 03 giáo viên trong tổ/khối chuyên môn.

3. Gợi ý phương pháp tổng hợp ý kiến đồng nghiệp đánh giá cho từng giáo viên: khi tổng hợp kiến đồng nghiệp đánh giá cho từng giáo viên lấy mức đánh giá tiêu chí của 2/3 số phiếu đồng nghiệp, ví dụ có 3 đồng nghiệp đánh giá tiêu chí 01: 01 đồng nghiệp đánh giá mức khá, 2 đồng nghiệp đánh giá mức đạt thì kết quả tổng hợp của của tiêu chí đó ở mức đạt, đồng thời căn cứ thêm trên minh chứng xác thực của giáo viên được đánh giá để Ttrưởng quyết định mức đánh giá của tiêu chí khi tổng hợp.

 

BIỂU MẪU 04

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

(Kèm theo Công văn số 5569/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Trường..................................................................................................................................

Số lượng giáo viên được đánh giá.........................................................................................

Quận/Huyện/Tp,Tx…………………………… Tỉnh/Thành phố.......................................................

Thời gian đánh giá (ngày, tháng, năm).....................................................................................

1. Kết quả xếp loại đánh giá của cơ sở giáo dục ph thông

TT

Họ và tên

Kết quả đánh giá của tiêu chí

Chưa đạt (CĐ); Đạt (Đ); Khá (K); Tốt (T)

Xếp loại

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đánh giá chung về năng lực giáo viên

a) Điểm mạnh:........................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

b) Những vấn đề cần cải thiện:.................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

c) Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

 

 

……… , ngày.... tháng.... năm 20……
THỦ TRƯỞNG
CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
(ký, đóng du)

 

PHỤ LỤC III

GỢI Ý BIỂU MẪU TỔNG HỢP SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON
(Kèm theo Công văn số 5569/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BIỂU MẪU 05

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP NĂM HỌC ………

(Dành cho cơ sở giáo dục mầm non)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO...
TRƯỜNG ……………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…………, ngày  tháng  năm 20…

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP NĂM HỌC ………

1. Kết quả tự đánh giá của giáo viên

Tổng số giáo viên

Chưa đạt

Đạt

Khá

Tốt

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kết quả đánh giá của cơ sở giáo dục mầm non

Tổng số giáo viên

Chưa đạt

Đạt

Khá

Tốt

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)

 

Ghi chú:

- Năm học thực hiện tự đánh giá (chu kỳ một năm một lần): Báo cáo theo mục 1.

- Năm học cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá (chu kỳ hai năm một lần): Báo cáo theo mục 1 và mục 2

 

BIỂU MẪU 02

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP NĂM HỌC ……….

(Dành cho phòng giáo dục và đào tạo)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…………, ngày  tháng  năm 20…

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP NĂM HỌC ………

1. Kết quả tự đánh giá của giáo viên

Cấp học

Tổng s giáo viên

Chưa đạt

Đạt

Khá

Tốt

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Mầm non

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng s

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kết quả đánh giá của cơ sở giáo dục mầm non

Cấp học

Tổng số giáo viên

Chưa đạt

Đạt

Khá

Tốt

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Mầm non

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ký, đóng du)

 

Ghi chú:

- Năm học thực hiện tự đánh giá (chu kỳ một năm một lần): Báo cáo theo mục 1.

- Năm học cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá (chu kỳ hai năm một lần): Báo cáo theo mục 1 và mục 2

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu: 5569/BGDĐT-NGCBQLGD
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký: Nguyễn Thị Nghĩa
Ngày ban hành: 06/12/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…