Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3498/LĐTBXH-GN
V/v tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ CTMTQGGNBV giai đoạn 2012-2015 và triển khai NQ 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2013

 

Kính gửi:

- Các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.

Nhằm đánh giá kết quả đạt được trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 80/NQ-CP), làm cơ sở đề xuất các giải pháp chỉ đạo thực hiện đến năm 2015; đồng thời thực hiện nhiệm vụ đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 được quy định tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 8 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn kế hoạch tổ chức đánh giá giữa kỳ thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong năm 2013 như sau:

I. Mục đích

1. Đánh giá được những kết quả đạt được so với tiến độ, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra theo Nghị quyết 80/NQ-CP đến năm 2015 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015.

2. Phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015.

3. Đề xuất, kiến nghị về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo; giải pháp huy động, bố trí và sử dụng nguồn lực; giải pháp chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo từ nay đến năm 2015.

4. Qua đánh giá giữa kỳ, đề xuất về hướng tiếp cận giảm nghèo phù hợp và hiệu quả hơn trong giai đoạn 2016-2020.

II. Yêu cầu

1. Đánh giá giữa kỳ được thực hiện trong phạm vi cả nước; được tổ chức thực hiện từ cơ sở xã, phường trở lên, có sự tham gia của người dân;

2. Đánh giá giữa kỳ bao gồm đánh giá của các Bộ, ngành được phân công nhiệm vụ theo Nghị quyết 80/NQ-CP, đánh giá của các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo; đánh giá của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ các địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; đánh giá độc lập của các tổ chức NGO;

3. Đánh giá tổng thể bao gồm: đánh giá thực hiện các chính sách giảm nghèo; đánh giá thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo và đánh giá hiệu quả tác động tới đối tượng thụ hưởng;

4. Qua đánh giá giữa kỳ, cần rút ra những kiến nghị, đề xuất thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2015 và cho giai đoạn tiếp theo.

III. Tiêu chí đánh giá

Đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và triển khai thực hiện Nghị quyết 80, cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

1. Tính kịp thời trong việc xây dựng, ban hành cơ chế chính sách giảm nghèo, các văn bản hướng dẫn và bố trí vốn để thực hiện;

2. Tính phù hợp của cơ chế, chính sách, dự án đã ban hành trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Sự phù hợp cần được xem xét trên các phương diện phù hợp về đối tượng thụ hưởng, đặc điểm vùng miền (dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, an toàn khu, bãi ngang, thôn nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, vùng kinh tế-sinh thái..), phù hợp với nguồn lực và năng lực thực thi chương trình của địa phương;

3. Tính đồng bộ và hệ thống của cơ chế, chính sách và giải pháp giảm nghèo. Tiêu chí này thể hiện ở chỗ hệ thống cơ chế chính sách của các Bộ, ngành và sự triển khai của các cấp là có xuất phát từ đặc điểm của đối tượng thụ hưởng, thống nhất, không mâu thuẫn, tạo điều kiện để thực hiện tốt được mục tiêu giảm nghèo ở các địa phương;

4. Tính đầy đủ thể hiện ở mức độ bố trí nguồn lực, đảm bảo đầy đủ và kịp thời nguồn lực cho thực hiện các chính sách, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững;

5. Tính hiệu lực và hiệu quả thực thi chính sách và giải pháp giảm nghèo thể hiện ở các lĩnh vực sau: (i) cụ thể hóa của địa phương trong việc đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách tới đối tượng thụ hưởng, ban hành các chính sách đặc thù trên địa bàn; (ii) sự phối kết hợp các ngành, các cấp liên quan ở Trung ương và địa phương để thực hiện chính sách và giải pháp đã ban hành; (iii) bố trí và sử dụng nguồn lực; (iiii) tác động của việc thực hiện chính sách và giải pháp giảm nghèo đến đối tượng thụ hưởng.

IV. Nội dung đánh giá

Để đạt được mục tiêu trên, đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

1. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP

1.1. Kết quả triển khai thực hiện theo quy định tại Quyết định 1200/QĐ-TTg

a. Đối với các Bộ, ngành Trung ương

Đánh giá tiến độ và kết quả rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách giảm nghèo theo nhiệm vụ được giao, cụ thể:

- Đánh giá kết quả đã hoàn thành so với tiến độ, nhiệm vụ được giao;

- Đánh giá mức độ bao phủ của chính sách đối với đối tượng thụ hưởng (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, mức độ phù hợp, còn bỏ sót hay tính trùng đối tương);

 - Đánh giá tính kịp thời trong việc xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện chính sách giảm nghèo;

 - Đánh giá tính phù hợp đồng bộ và hệ thống của chính sách đã ban hành, chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng đó và có những nhận xét rút ra cho từng nội dung cụ thể của chính sách.

b. Đối với các địa phương

- Đánh giá kết quả kiện toàn hệ thống Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp;

- Đánh giá thực trạng và nguyên nhân nghèo trên địa bàn;

- Đánh giá kết quả xây dựng đề án, kế hoạch giảm nghèo trên địa bàn và bổ sung cơ chế, chính sách giảm nghèo đặc thù, giải pháp huy động nguồn lực để thực hiện;

- Phân công, chỉ đạo, theo dõi thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn.

c. Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hỗ trợ các địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo thỏa thuận, cam kết; đánh giá hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tới các đối tượng thụ hưởng và mục tiêu giảm nghèo của địa phương.

1.2. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo

- Bố trí nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo thể hiện: mức độ đầy đủ và kịp thời so với nhu cầu thực hiện; huy động từ các nguồn khác để thực hiện;

- Sự vận dụng của địa phương trong việc ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù trên địa bàn;

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách tới đối tượng thụ hưởng;

- Phân công trách nhiệm của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện;

- Công tác tổ chức giám sát, kiểm tra của địa phương;

- Kết quả thực hiện từng chính sách giảm nghèo trên địa bàn bao gồm:

+ Kinh phí thực hiện;

+ Đối tượng thụ hưởng (người, hộ, xã, huyện).

2. Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015

2.1. Đánh giá việc thiết kế Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các dự án thành phần, gồm các nội dung sau:

- Về mục tiêu: có phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước không? có đảm bảo giảm được nghèo theo mục tiêu đề ra không?

- Về đối tượng: có phù hợp, đảm bảo đạt được mục tiêu giảm nghèo? có cần điều chỉnh hoặc bổ sung thêm đối tượng không (như hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo?)

- Các hoạt động dự án có được thiết kế: phù hợp, đồng bộ và hệ thống chưa? Có gì phải điều chỉnh không?

- Đầu ra của dự án: có phù hợp đảm bảo đạt được mục tiêu giảm nghèo? có gì cần điều chỉnh không?

- Cơ chế quản lý và điều hành chương trình hợp lý chưa? cần bổ sung sửa đổi như thế nào?

2.2. Bố trí vốn cho các dự án giảm nghèo

Bố trí vốn cho từng dự án giảm nghèo được đánh giá ở mức độ (i) Mức độ đầy đủ và kịp thời về kinh phí so với nhu cầu để thực hiện từng hoạt động của dự án; (ii) Mức huy động từ các nguồn vốn khác nhau cho giảm nghèo (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp từ doanh nghiệp, của cộng đồng và cá nhân); (iii) các bất cập và nguyên nhân, (iiii) đề xuất trong bố trí nguồn lực cho giảm nghèo.

2.3. Kết quả thực hiện các dự án giảm nghèo

- Tổ chức thực hiện các dự án: xem xét việc thực hiện có kịp thời, phân công rõ ràng trách nhiệm, phối kết hợp? đề xuất những nội dung cần điều chỉnh?

- Kết quả đầu ra có đạt được các chỉ tiêu đề ra? có đúng tiến độ và có hiệu quả không?

- Giám sát và đánh giá: có đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu, thời gian và chi phí, phát huy sự tham gia của cộng đồng cho giảm nghèo

3. Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo

Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo cần thu thập thông tin các số liệu về hộ nghèo, hộ thoát nghèo, hộ tái nghèo, thu nhập bình quân của hộ nghèo, số huyện, xã, thôn bản nghèo thoát khỏi trình trạng đặc biệt khó khăn của các địa phương ở thời điểm trước khi thực hiện chương trình.

Số liệu cần được thu thập cho từng xã, huyện, tỉnh, vùng và cả nước. Đối chiếu với chỉ tiêu giảm nghèo đã đề ra, tìm ra sự tăng lên hay giảm đi về các hộ nghèo, hộ thoát nghèo, hộ tái nghèo, thôn bản nghèo, xã nghèo, huyện nghèo ở từng địa phương, chỉ rõ nguyên nhân của sự tăng hay giảm đó về số liệu nghèo của các địa phương. Khi phân tích nguyên nhân cần xem xét tính phù hợp của các chính sách tới đối tượng thụ hưởng (người nghèo, hộ nghèo, người nghèo là dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em), sự phù hợp của chuẩn nghèo (cách tính, mức độ cập nhật CPI trong chuẩn nghèo), chất lượng giảm nghèo (nên xem xét những nhóm hộ nghèo khó thoát nghèo qua nhiều năm, nhất là nhóm "nghèo bền vững"), cách thức đo lường nghèo đói, chỉ ra những điểm cần hoàn thiện.

4. Đánh giá tình hình chỉ đạo điều hành

Đánh giá tình hình chỉ đạo của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững ở các cấp, sự phối kết hợp của các Bộ, ngành và các cấp sẽ dựa trên nhiệm vụ được phân công trong Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo; xem xét tính kịp thời, hiệu lực và hiệu quả của (i) Văn bản chỉ đạo (ii) Trách nhiệm của Bộ, ngành và các cấp; (iii) hiệu quả của công tác phối hợp; (iiii) tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá. Cần chỉ rõ những ưu điểm, tồn tại và hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó trong chỉ đạo thực hiện chương trình. Có những đề xuất hoàn thiện cơ chế chỉ đạo điều hành, phối kết hợp các cấp và các ngành trong thực hiện chương trình.

5. Giám sát và đánh giá

Công tác giám sát và đánh giá thực hiện chương trình giảm nghèo được thực hiện tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: (i) rà soát mức độ đầy đủ, đồng bộ, phù hợp của bộ chỉ tiêu cho giám sát và đánh giá giảm nghèo (ii) hệ thống tổ chức cho giám sát và đánh giá (nhân lực, bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật cho đánh giá (iii) Cơ chế cho giám sát đánh giá; (iiii) Mức độ, tần suất thực hiện các hoạt động giám sát và đánh giá (iiiii) Các bất cập và những vấn đề nảy sinh trong giám sát và đánh giá.

6. Các đề xuất và kiến nghị

Từ kết quả đánh giá 5 nội dung đã nêu trên, đánh giá giữa kỳ sẽ nêu ra các đề xuất và kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập và những vấn đề nảy sinh trong thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ được phát hiện trong đánh giá giữa kỳ. Những đề xuất và kiến nghị sẽ tập trung vào các lĩnh vực sau:

6.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách giảm nghèo

- Đề xuất hoàn thiện cơ chế và chính sách giảm nghèo thường xuyên;

- Đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách giảm nghèo đặc thù;

- Đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách đối với hộ cận nghèo và mới thoát nghèo;

- Đề xuất về cơ chế: phân cấp, trao quyền, tăng cường sự tham gia của người dân trong giảm nghèo;

- Đề xuất về cơ chế bố trí vốn cho triển khai và thực hiện chính sách giảm nghèo;

- Đề xuất về tổ chức thực hiện chính sách (vận dụng, cụ thể hóa, phân công triển khai, bố trí nguồn lực, giám sát kiểm tra, phối kết hợp).

6.2. Hoàn thiện việc triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo

- Đề xuất về điều chỉnh, hoàn thiện nội dung các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 giảm nghèo trên các phương diện: mục tiêu, đối tượng thụ hưởng của dự án, các hoạt động dự án, cơ chế thực hiện, nguồn vốn, các đầu ra của dự án;

- Đề xuất hoàn thiện mục tiêu của chương trình, như tính phù hợp của đối tượng thụ hưởng, cách tính, mức độ cập nhật CPI trong chuẩn nghèo, nâng cao chất lượng giảm nghèo.

6.3. Đề xuất bố trí vốn và cơ chế huy động vốn cho giảm nghèo

Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp bố trí vốn đảm bảo đủ và kịp thời lượng vốn cho thực hiện các chính sách và dự án giảm nghèo.

6.4. Tổ chức chỉ đạo và điều hành

Các đề xuất tập trung vào hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều hành và phối kết hợp của các Bộ, ngành và các cấp trong: (i) ban hành văn bản chỉ đạo (ii)Trách nhiệm của Bộ, ngành và các cấp trong chỉ đạo tổ chức thực hiện; (iii) tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác phối hợp (iiii) tổ chức hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá.

6.5. Giám sát và đánh giá

Đề xuất hoàn thiện về hệ thống chỉ tiêu cho giám sát và đánh giá thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP; hệ thống tổ chức cho giám sát và đánh giá (nhân lực, bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật cho đánh giá); Cơ chế giám sát đánh giá.

7. Đầu ra của đánh giá giữa kỳ

Đầu ra của đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ sẽ bao gồm 6 báo cáo chuyên đề và 01 báo cáo tổng hợp như sau:

- Báo cáo kết quả thực hiện các cơ chế và chính sách cho giảm nghèo

- Báo cáo kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015

- Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo

- Báo cáo đánh giá về công tác chỉ đạo điều hành thực hiện chương trình

- Báo cáo đánh giá về công tác giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình MTQGGNBV

- Báo cáo đánh giá độc lập.

- Báo cáo tổng hợp về kết quả Đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ.

8. Tổ chức thực hiện

8.1. Công tác chỉ đạo

Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện việc đánh giá giữa kỳ mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn; tổng hợp báo

cáo Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp trên theo quy định;

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ hướng dẫn các công cụ, biểu mẫu cụ thể phục vụ cho công tác tổ chức đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá giữa kỳ.

( Riêng biểu chỉ tiêu theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn III thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015, đề nghị Ủy ban Dân tộc hướng dẫn và tổng hợp báo cáo đánh giá).

8.2. Phương thức đánh giá

Phương thức đánh giá giữa kỳ bao gồm sự kết hợp đánh giá của các địa phương, các Bộ, ngành Trung ương, đánh giá độc lập của các tổ chức phi Chính phủ (NGOs), tham khảo các đánh giá liên quan đến lĩnh vực giảm nghèo của các tổ chức quốc tế và Bộ, ngành đã thực hiện.

a. Các địa phương tự đánh giá

Các địa phương tự đánh giá bao gồm các thông tin đánh giá tổng hợp từ cơ sở (xã, huyện, tỉnh) theo hệ thống biểu mẫu thống nhất, gồm các thông tin định lượng và định tính phản ánh nội dung đánh giá.

b. Đánh giá của các Bộ, ngành

Các Bộ, ngành đánh giá tình hình ban hành, triển khai các chính sách và giải pháp thuộc lĩnh vực quản lý; đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, dự án và mục tiêu giảm nghèo của trên địa bàn được phân công (theo danh sách phân công gửi kèm).

c. Đánh giá độc lập của các tổ chức NGOs

Đánh giá này được thực hiện theo những chuyên đề mang tính định tính và định lượng liên quan đến (i) Chất lượng ban hành, thực thi các chính sách và giải pháp giảm nghèo (ii) Đánh giá sâu một số lĩnh vực giảm nghèo một số vùng đặc biệt khó khăn, nhóm hộ nghèo đặc biệt; (iii) đánh giá chất lượng giảm nghèo (sự phù hợp của chuẩn nghèo, xem xét những nhóm hộ nghèo khó thoát nghèo qua nhiều năm, cách thức đo lường nghèo đói);

d. Tham khảo báo cáo đánh giá liên quan

Tham khảo báo cáo đánh giá liên quan đến lĩnh vực giảm nghèo do các tổ chức quốc tế, các Bộ ngành đã thực hiện để kiểm tra chéo các thông tin khi đánh giá.

8.3. Thời gian tổ chức đánh giá giữa kỳ mục tiêu giảm nghèo

- Các Bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước tổ chức đánh giá giữa kỳ trong 02 tháng: tháng 9 và tháng 10 năm 2013;

- Chậm nhất trước 15 tháng 11 năm 2013, các Bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước gửi báo cáo Đánh giá giữa kỳ về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để tổng hợp;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Đánh giá giữa kỳ Quốc gia, tổ chức các cuộc hội thảo, lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững, hoàn thiện trình Trưởng Ban Chỉ đạo, trình Chính phủ trước 20 tháng 12 năm 2013.

Trong quá trình thực hiện, có vấn đề vướng mắc, đề nghị thông tin về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, 35 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội) để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

Ghi chú: Các báo cáo của các Bộ, ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty, địa phương gửi theo đường công văn và gửi file mềm qua địa chỉ email: giamngheo@molisa.gov.vn

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (B/c);
- Bộ trưởng (B/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT, BTXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Đàm

 

PHÂN CÔNG BỘ, NGÀNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ TẠI CÁC TỈNH

Số TT

Bộ, ngành làm trưởng đoàn*

Bộ, ngành tham gia

Địa bàn kiểm tra**

1

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Bộ NNPTNT

- Bộ GD-ĐT

- Bộ KH-CN

- NHCSXH

Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn

2

Bộ Quốc phòng

- Bộ LĐTBXH

- Bộ Y Tế

- Bộ TT- TT

- NHCSXH

Hòa Bình, Sơn la, Điện Biên

3

Bộ Giao thông - Vận tải

- Bộ LĐTBXH

- Bộ GD-ĐT

- Bộ KH- CN

Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái

4

Bộ Tài chính

- Bộ LĐTBXH

- Bộ Y tế

- Bộ NNPTNT

- NHCSXH

Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh

5

Bộ Xây dựng

- Bộ LĐTBXH

- Bộ Y tế

- Bộ NNPTNT

- NHCSXH

Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đắc Nông

6

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bộ LĐTBXH

- Bộ GD-ĐT

- Bộ Tài chính

- NHCSXH

Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum

7

Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ LĐTBXH

- Bộ GT-VT

- Bộ Tài chính

- NHCSXH

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

8

Bộ Y tế

- Bộ LĐTBXH

- Bộ Xây dựng

- Bộ KHĐT

- NHCSXH

Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa thiên- Huế

9

Ủy ban Dân tộc

- Bộ LĐTBXH

- Bộ KHĐT

- Bộ KH-CN

- NHCSXH

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên

10

Bộ Tư Pháp

- Bộ LĐTBXH

- Bộ Tài chính

- Bộ NNPTNT

- NHCSXH

Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre

11

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Bộ LĐTBXH

- UBDT

- Bộ TT-TT

- Bộ GD-ĐT

An Giang, Đồng tháp, Hậu giang, Tiền Giang

12

Bộ Thông tin và Truyền thông

- Bộ LĐTBXH

- Bộ Y tế

- Bộ NNPTNT

- NHCSXH

Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình

Ghi chú:

 * Trưởng Đoàn là thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững, hoặc ủy quyền cho Lãnh đạo cấp Vụ

** Đối với các tỉnh có huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, được hưởng cơ chế, chính sách theo NQ30a, đề nghị các đoàn kiểm tra ít nhất tại 01 huyện

 

Bảng 1. Khung đánh giá tình hình thực hiện KH triển khai NQ80 của Bộ...

Bộ:………………….

Số TT

Nội dung đuợc giao theo QĐ 1200-QĐ-TTg

Kết quả thực hiện đến tháng 9 năm 2013

Tiêu chí đánh giá

Nguyên nhân

Nhận xét

Độ bao phủ của đối tượng thụ hưởng

Tính kịp thời

Phù hợp

Đồng bộ,hệ thống

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2. Khung đánh giá bố trí kinh phí để thực hiện chính sách giảm nghèo

Bộ, ngành (địa phương) ......

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Chính sách

Nhu cầu Kinh phí thực hiện chính sách

Kinh phí đã bố trí đến 2013

Kinh phí thực hiện

Bất cập và Nguyên nhân

Tổng số

Trong đó:

NS TW

NS ĐP

KP lồng gép

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 3. Khung đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo

Bộ, ngành, địa phương......

STT

Chính sách

Số lượng đối tượng thụ hưởng đã được hỗ trợ[1]

Đánh giá

Đề xuất hoàn thiện

 

 

 

Tính kịp thời (ban hành văn bản, hướng dẫn thực hiện, tổ chức thực hiện, bố trí kinh phí)

Mức độ phù hợp (Phù hợp/chưa phù hợp/không phù hợp)

Mức độ phù hợp về đối tượng thụ hưởng (phù hợp, chưa phù hợp, cần bổ sung đối tượng)

 

Nhóm chính sách thường xuyên (theo nghị quyết 80/NQ-CP và các chính sách ASXH khác)

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm chính sách đặc thù (theo nghị quyết 80/NQ-CP)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

..

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 4. Khung đánh giá thiết kế các dự án thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững 2012-2015

Dự án.......

Nội dung

Tiêu chí đánh giá

Đề xuất

1. Mục tiêu

Có phù hợp?

Có đảm bảo giảm được nghèo?

 

2. Đối tượng thụ hưởng

Có phù hợp?

Có đảm bảo đạt được mục tiêu giảm nghèo?

 

3. Các hoạt động dự án

Có đồng bộ và hệ thống?

Còn thiếu hay trùng lặp?

 

Nguồn vốn bố trí

Có đủ và kịp thời

Có thực hiện sự lồng ghép?

 

4. Các đầu ra của dự án

Có dảm bảo đạt được mục tiêu giảm nghèo?

 

 

Bảng 5. Khung đánh giá bố trí nguồn lực cho thực hiện các dự án giảm nghèo

Dự án ......

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Các hoạt động dự án

Nhu cầu vốn

Kinh phí đã bố trí đến 2013

Kinh phí đã giải ngân

Bất cập

Đề xuất

Tổng số

Trong đó

NS Trung ương

NS Địa phương

Doanh nghiệp hỗ trợ

Lồng ghép, huy động cộng đồng

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 6.Khung đánh giá kết quả (đầu ra) của dự án giảm nghèo

Dự án ......

STT

Hoạt động dự án

Số lượng đầu ra theo KH

Đầu ra thực tế đến tháng 9/13

Nguyên nhân

Đề xuất

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 7. Khung đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo

Xã,/huyện/tỉnh/cả nước.......

Chỉ tiêu đánh giá

Mục tiêu, chỉ tiêu (xã, huyện, tỉnh, cả nước)

Trước thực hiện CT (cuối 2010, đầu năm 2011)

Đến thời điểm 9/2013

Đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu đến năm 2015

Nguyên nhân

1.Tổng số hộ thoát nghèo

 

 

 

 

 

2. Số hộ tái nghèo

 

 

 

 

 

3. Tổng số hộ nghèo

 

 

 

 

 

4. Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo (VND/người)

 

 

 

 

 

4.1 TNBQH của huyện nghèo

 

 

 

 

 

4.2 TNBQH của xã nghèo

 

 

 

 

 

4.3 TNBQH của thôn bản nghèo

 

 

 

 

 

5. Số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng ĐBKK

 

 

 

 

 

5.1 Số xã nghèo thoát khỏi tình trạng ĐBKK

 

 

 

 

 

5.2 Số thôn bản nghèo thoát khỏi tình trạng ĐBKK

 

 

 

 

 

 

Bảng 8. Đánh giá hiệu quả, tính bền vững trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo

Xã/huyện/tỉnh/cả nước:...

Số TT

Chỉ tiêu

Từ năm 1998

Từ năm 2005

Từ năm 2010

1

Số hộ nghèo vẫn còn có mặt trong danh sách hộ nghèo đến thời điểm hiện nay

 

 

 

 

Tỷ lệ %/tổng số hộ nghèo trên địa bàn

 

 

 

2

Trong đó: là hộ nghèo dân tộc thiểu số

 

 

 

 

Tỷ lệ %/tổng số hộ nghèo trên địa bàn

 

 

 

3

Trong đó: Chủ hộ là người cao tuổi, tàn tật, không có khả năng lao động

 

 

 

 

Tỷ lệ %/tổng số hộ nghèo trên địa bàn

 

 

 

4

Trong đó; do các nguyên nhân khác

 

 

 

 

Tỷ lệ %/tổng số hộ nghèo trên địa bàn

 

 

 

 

Bảng 9. Chỉ tiêu theo dõi các chính sách giảm nghèo

Xã/huyện/tỉnh......

Số TT

Chỉ tiêu

Đon vị tính

Thực hiện trong kỳ báo cáo

Luỹ kế đến thời điểm báo cáo (từ năm 2011 đến nay)

I

Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo

 

 

 

1

Chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo

 

 

 

 

- Số hộ nghèo được vay vốn

Hộ

 

 

 

- Tổng số tiền được vay

Ngàn đồng

 

 

 

- Tổng số dư nợ

Ngàn đồng

 

 

2

Chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ cận nghèo

 

 

 

 

- Số hộ nghèo được vay vốn

Hộ

 

 

 

- Tổng số tiền được vay

Ngàn đồng

 

 

 

- Tổng số dư nợ

Ngàn đồng

 

 

3

Chương trình cho vay tín dụng HS-SV

 

 

 

 

- Số hộ được vay vốn

Hộ

 

 

 

- Tổng số tiền được vay

Ngàn đồng

 

 

 

- Tổng số dư nợ

Ngàn đồng

 

 

4

Cho vay XKLĐ đối với hộ nghèo

 

 

 

 

- Số hộ được vay vốn

Hộ

 

 

 

- Tổng số tiền được vay

Ngàn đồng

 

 

 

- Tổng số dư nợ

Ngàn đồng

 

 

5

Cho vay hộ nghèo làm nhà ở

 

 

 

 

- Số hộ được vay vốn

Hộ

 

 

 

- Tổng số tiền được vay

Ngàn đồng

 

 

 

- Tổng số dư nợ

Ngàn đồng

 

 

6

Cho vay đối với hộ dân tộc thiểu số ĐBKK

 

 

 

 

- Số hộ được vay vốn

Hộ

 

 

 

- Tổng số tiền được vay

Ngàn đồng

 

 

 

- Tổng số dư nợ

Ngàn đồng

 

 

7

Cho vay đối với hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn

 

 

 

 

- Số hộ được vay vốn

Hộ

 

 

 

- Tổng số tiền được vay

Ngàn đồng

 

 

 

- Tổng số dư nợ

Ngàn đồng

 

 

8

Cho vay NSVSMT

 

 

 

 

- Số hộ nghèo được vay vốn

Hộ

 

 

 

- Tổng số tiền được vay

Ngàn đồng

 

 

 

- Tổng số dư nợ

Ngàn đồng

 

 

II

Chính sách KCB cho người nghèo, người cận nghèo

 

 

 

1

Số người nghèo, ĐBDTTS được cấp thẻ BHYT, trong đó:

Người

 

 

 

- Đồng bào DTTS

Người

 

 

 

- Kinh phí cấp thẻ

Ngàn đồng

 

 

2

Số lượt người nghèo, ĐBDTTS KCB bằng thẻ BHYT, trong đó

Lượt

 

 

 

- Đồng bào DTTS

Người

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

3

Số người thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thuộc hộ cận nghèo được cấp thẻ BHYT, trong đó:

Người

 

 

 

- Người thuộc hộ cận nghèo ở các huyện nghèo

Người

 

 

 

- Người thuộc hộ cận nghèo mới thoát nghèo

Người

 

 

 

- Kinh phí hỗ trợ mua thẻ BHYT

Ngàn đồng

 

 

4

Số lượt người thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thuộc hộ cận nghèo KCB bằng thẻ BHYT

Lượt

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

III

Chính sách hỗ trợ trong giáo dục- đào tạo

 

 

 

1

Chính sách miễn giảm học phí

 

 

 

 

- Số HS nghèo được miễn giảm học phí

H. sinh

 

 

 

- Kinh phí Miễn giảm

Ngàn đồng

 

 

2

Chính sách trợ cấp xã hội cho HS-SV

 

 

 

 

- Số HSSV được trợ cấp XH

H. sinh

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

3

Chính sách trợ cấp tiền ăn cho học sinh bán trú người DTTS

 

 

 

 

- Số HS được trợ cấp

H. sinh

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

4

Chính sách hỗ trợ lương thực cho HS bán trú người DTTS

 

 

 

 

- Số HS được trợ cấp

H. sinh

 

 

 

- Số LT trợ cấp

Tấn

 

 

5

Số học sinh thuộc huyện nghèo được tuyển thẳng vào các trường đại học, Cao đảng

H. sinh

 

 

IV

Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở

 

 

 

1

Số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở theo QĐ 167

Hộ

 

 

 

- Tổng số tiền được hỗ trợ

Ngàn đồng

 

 

 

+ Ngân sách TW

Ngàn đồng

 

 

 

+ Ngân sách ĐP

Ngàn đồng

 

 

 

+ Hỗ trợ của DN, cộng đồng

Ngàn đồng

 

 

1

Số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình khác

Hộ

 

 

 

- Kinh phí hỗ trợ

Ngàn đồng

 

 

V

Chính sách hỗ trợ lao động nghèo đào tạo nghề miễn phí, tạo việc làm, XKLĐ

 

 

 

1

Số LĐ thuộc hộ nghèo được đào tạo nghề ngắn hạn, miễn phí

Lao động

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

 

Số LĐ thuộc hộ nghèo sau khi được đào tạo nghề ngắn hạn, miễn phí có được việc làm

Lao động

 

 

2

Số LĐ thuộc hộ nghèo được hỗ trợ đi XKLĐ

Lao động

 

 

 

- Kinh phí hỗ trợ

Ngàn đồng

 

 

VI

Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

 

 

 

1

Số hộ DTTS được hỗ trợ đất sản xuất

Hộ

 

 

 

- Tổng diện tích hỗ trợ

ha

 

 

 

- Kinh phí hỗ trợ

Ngàn đồng

 

 

2

Số hộ DTTS được hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, XKLĐ

Hộ

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

VII

Chính sách trợ giúp Pháp lý cho người nghèo

 

 

 

1

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức trợ giúp pháp lý

Lớp

 

 

 

- Số người tham dự

Người

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

2

Tổ chức các buổi sinh hoạt trợ giúp PL

buổi

 

 

 

- Số người tham dự

Người

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

3

Số lượt Tư vấn pháp luật cho người nghèo, đồng bào DTTS

lượt

 

 

 

- Số người được tư vấn, hỗ trợ

Người

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

VIII

Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

 

 

 

 

- Số hộ nghèo được hỗ trợ

Hộ

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

IX

Chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật

 

 

 

 

-Số dự án

Dự án

 

 

 

- Số người nghèo tham dự

Người

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 10. Chỉ tiêu theo dõi dự án truyền thông, nâng cao năng lực giảm nghèo và giám sát, đánh giá

Xã/huyện/tỉnh......

Số TT

Chỉ tiêu

Đon vị tính

Thực hiện trong kỳ báo cáo

Luỹ kế đến thời điểm báo cáo (từ năm 2011 đến nay)

I

Nâng cao năng lực giảm nghèo

 

 

 

1

Nguồn kinh phí

 

 

 

 

- Ngân sách Trung ương

Ngàn đồng

 

 

 

- Ngân sách địa phương

Ngàn đồng

 

 

 

- Lồng ghép

Ngàn đồng

 

 

 

- Khác

Ngàn đồng

 

 

2

Các hoạt động

 

 

 

 

a) Tổ chức đối thoại chính sách

 

 

 

 

- Số lần đối thoại

Số lần

 

 

 

- Số người nghèo tham dự

Người

 

 

 

- Kinh phí thức hiện

Ngàn đồng

 

 

 

b) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo

 

 

 

 

- Số lớp tập huấn

Lớp

 

 

 

- Số lượt cán bộ được tập huấn

Người

 

 

 

+ Cấp thôn, bản

Người

 

 

 

+ Cấp xã

Người

 

 

 

+ Cấp huyện

Người

 

 

 

+ Cấp tỉnh

Người

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

 

c) Tham quan, học tập kinh nghiệm

 

 

 

 

- Số lượt

Lượt

 

 

 

- Số cán bộ tham dự

Người

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

II

Truyền thông giảm nghèo

 

 

 

1

Nguồn kinh phí

 

 

 

 

- Ngân sách trung ương

Ngàn đồng

 

 

 

- Ngân sách địa phương

Ngàn đồng

 

 

 

- Lồng ghép

Ngàn đồng

 

 

 

- Khác

Ngàn đồng

 

 

2

Các hoạt động truyền thông

 

 

 

 

a) Tổ chức xây dựng và thực hiện các sản phẩm truyền thông về giảm nghèo

 

 

 

 

- Phóng sự

Số lượng

 

 

 

- Toạ đàm, đối thoại

Số lượng

 

 

 

- Pa nô, áp phích…

Số lượng

 

 

 

- Tờ rơi

Số lượng

 

 

 

- Hình thức khác

Số lượng

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

 

b) Xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo các cấp

 

 

 

 

- Số lớp

Lớp

 

 

 

- Số người tham dự

Người

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

 

c) Xây dựng trang tin điện tử về giảm nghèo hoặc ký hợp đồng đưa tin trên trang điện tử

 

 

 

 

- Số lượng

Trang Điện tử

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

III

Giám sát, đánh giá

 

 

 

1

Nguồn kinh phí

 

 

 

 

- Ngân sách Trung ương

Ngàn đồng

 

 

 

- Ngân sách địa phương

Ngàn đồng

 

 

 

- Lồng ghép

Ngàn đồng

 

 

 

- Khác

Ngàn đồng

 

 

2

Các hoạt động

 

 

 

 

a)Xây dựng khung, hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá giảm nghèo ở các cấp

 

 

 

 

+ Số lượng

Số lượng

 

 

 

+ Kinh phí

Ngàn đồng

 

 

 

b) Tổ chức theo dõi, đánh giá

 

 

 

 

- Số lần

Lần

 

 

 

+ Cấp huyện

Lần

 

 

 

+ Cấp xã

Lần

 

 

 

- Kinh phí thực hiện

Ngàn đồng

 

 

 

c) Kinh phí thực hiện xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu giảm nghèo

Ngàn đồng

 

 

 

- Điều tra, rà soát hộ nghèo

Ngàn đồng

 

 

 

- Cập nhật dữ liệu hộ nghèo

Ngàn đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 11. Chỉ tiêu theo dõi dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

Xã/huyện/tỉnh......

Số TT

Chỉ tiêu

Đon vị tính

Thực hiện trong kỳ báo cáo

Luỹ kế đến thời điểm báo cáo (từ năm 2011 đến nay)

1

Nguồn vốn

 

 

 

 

- Ngân sách Trung ương

Ngàn đồng

 

 

 

- Ngân sách địa phương

Ngàn đồng

 

 

 

- Tham gia của người dân

Ngàn đồng

 

 

 

- Khác

Ngàn đồng

 

 

2

Tổng số hộ dân cư trên địa bàn

Hộ

 

 

3

Tổng số hộ nghèo

Hộ

 

 

4

Số hộ nghèo được tham gia mô hình, trong đó

Hộ

 

 

 

- Hộ nghèo Dân tộc thiểu số

Hộ

 

 

5

Số lao động nghèo được tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất, kinh doanh (hoặc được học nghề đối với mô hình phát triển ngành nghề)

Người

 

 

6

Số mô hình được xây dựng, nhân rộng

Mô hình

 

 

 

- Trồng trọt

Mô hình

 

 

 

+ Số hộ

Hộ

 

 

 

+ Số tiền

Ngàn đồng

 

 

 

- Chăn nuôi

Mô hình

 

 

 

+ Số hộ

Hộ

 

 

 

+ Số tiền

Ngàn đồng

 

 

 

- Tiểu thủ công nghiệp

Mô hình

 

 

 

+ Số hộ

Hộ

 

 

 

+ Số tiền

Ngàn đồng

 

 

 

- Liên doanh, liên kết

Mô hình

 

 

 

+ Số hộ

Hộ

 

 

 

+ Số tiền

Ngàn đồng

 

 

 

- Khác

Mô hình

 

 

 

+ Số hộ

Hộ

 

 

 

+ Số tiền

Ngàn đồng

 

 

7

Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo trước khi tham gia mô hình

Ngàn đồng/hộ

 

 

8

Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo sau khi tham gia mô hình

Ngàn đồng/hộ

 

 

9

Số hộ thoát nghèo sau khi tham gia mô hình

Hộ

 

 

10

Tổng số hộ thoát nghèo

Hộ

 

 

11

Số mô hình được nhân rộng

Mô hình

 

 

12

Số hộ được luân chuyển để tham gia mô hình

 

 

 

 

- Số hộ

Hộ

 

 

 

- Số tiền

Ngàn đồng

 

 

13

Số lao động nghèo được tạo việc làm thêm

Người

 

 

14

Số ngày công được tạo việc làm thêm

Ngày

 

 

 

Bảng 12. Biểu chỉ tiêu theo dõi tình hình thực hiện các chính sách giảm nghèo các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

Xã, huyện tỉnh.....

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng kinh phí thực hiện đến năm 2013

Ghi chú

Tổng số

Trong đó

NSTW

Huy động

1

Đầu tư cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

 

- Đường giao thông

C. trình

 

 

 

 

 

- Nước Sinh hoạt

C.trình

 

 

 

 

 

- Điện sinh hoạt

C.trình

 

 

 

 

 

- Trường học

C.trình

 

 

 

 

 

- Trạm Y tế

C.trình

 

 

 

 

 

- Bờ bao, kè biển

C.trình

 

 

 

 

 

- Trạm bơm

C.trình

 

 

 

 

 

- Đường ra bến cá

C.trình

 

 

 

 

 

- Chợ

C.trình

 

 

 

 

 

- Trung tâm Văn hóa, nhà SH cộng đồng

C.trình

 

 

 

 

2

Thực hiện Chính sách

 

 

 

 

 

 

- Số học sinh được miễn giảm học phí

H.Sinh

 

 

 

 

 

- Học sinh được hỗ trợ học tập

H.Sinh

 

 

 

 

 

- Cán bộ được hưởng Chính sách ưu đãi

Cán bộ

 

 

 

 

 

 



[1] Tùy theo từng chính sách mà đối tượng thụ hưởng có thể là thôn bản nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, số người nghèo, số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 3498/LĐTBXH-GN năm 2013 tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và triển khai Nghị quyết 80/NQ-CP định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 3498/LĐTBXH-GN
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký: Nguyễn Trọng Đàm
Ngày ban hành: 16/09/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 3498/LĐTBXH-GN năm 2013 tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và triển khai Nghị quyết 80/NQ-CP định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…