BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/KCHT |
Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2020 |
Kính gửi: Văn phòng Bộ
Vụ KCHT nhận được Văn bản số 21/VP-KSTTHC ngày 21/01/2020 của Văn phòng Bộ GTVT về việc trả lời câu hỏi của công dân gửi qua pakn.dichvucong.gov.vn với nội dung câu hỏi như sau:
Tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 25/9/2015 của Bộ GTVT quy định: khoảng cách từ chân cột ăng ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây tải điện đến chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào tối thiểu bằng 1,3 lần chiều cao của cột (tính từ mặt đất tại chân đến đỉnh cột) và không được nhỏ hơn 5m. Kiến nghị: VPCP và Bộ GTVT xem xét lại khoảng cách an toàn từ chân cột đường dây tải điện tối thiểu là bao nhiêu mét đối với từng cấp điện áp để đảm bảo an toàn chứ không nên quy định chung là 1,3 lần chiều cao cột, điều này không có ý nghĩa thực tế và gây mất thời gian thỏa thuận với các đơn vị quản lý đường bộ trong trường hợp cột điện nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ rất lớn nhưng vướng quy định 1,3 lần chiều cao cột.
Sau khi nghiên cứu, Bộ GTVT có ý kiến như sau:
1. Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định:
- Điều 15: Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ, ...
- Điều 23: Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang được quy định như sau: Đối với công trình cột ăng ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây tải điện, tính từ chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào đến chân cột tối thiểu bằng 1,3 lần chiều cao của cột và không được nhỏ hơn 05 mét. Các trường hợp khác, do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.”
- Điều 26: Sử dụng đất dành cho đường bộ được quy định như sau:
1. Đất dành cho đường bộ chỉ dành để xây dựng công trình đường bộ, sử dụng và khai thác để phục vụ cho mục đích an toàn giao thông vận tải đường bộ, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ.
2. Việc xây dựng một số công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải bảo đảm khai thác an toàn công trình đường bộ và chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau: a) Công trình phục vụ yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng; b) Công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ.
2. Theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, phạm vi đất dành cho đường bộ chỉ dành để xây dựng công trình đường bộ để phục vụ cho mục đích an toàn giao thông vận tải đường bộ trừ trường hợp công trình thiết yếu có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ.
Về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang được quy định tại Điều 23 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT, Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 của Bộ GTVT về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ phải đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn (Hiến pháp, Luật, Nghị định); không thể quy định khác với quy định tại Điều 3 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Trên đây là ý kiến của Vụ KCHT GT về việc trả lời câu hỏi của công dân gửi qua Chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời để Văn phòng Bộ tổng hợp./.
Nơi nhận: |
KT. VỤ TRƯỞNG |
Công văn 32/KCHT năm 2020 về Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang do Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông ban hành
Số hiệu: | 32/KCHT |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông |
Người ký: | Bùi Khắc Điệp |
Ngày ban hành: | 03/02/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 32/KCHT năm 2020 về Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang do Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông ban hành
Chưa có Video