ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 211/GDĐT-PC |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 01 năm 2016 |
Kính gửi: |
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện; |
Căn cứ Quyết định số 1145/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai Đề án 1928 “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” từ năm 2013 đến năm 2016;
Căn cứ Kế hoạch số 1831/KH-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật” năm 2016 cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Thông qua các hoạt động tổ chức Ngày Pháp luật năm 2016 để tiếp tục tôn vinh Hiến pháp, pháp luật; giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội; khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa của Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên; làm sâu sắc hiểu biết về nội dung, tinh thần Hiến pháp năm 2013, đảm bảo Ngày Pháp luật thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo, góp phần chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
2. Yêu cầu
- Việc tổ chức Ngày Pháp luật năm 2016 cần bám sát các sự kiện chính trị, pháp lý của đất nước, của Thành phố, của ngành Giáo dục và Đào tạo; bảo đảm lồng ghép có hiệu quả với việc triển khai thi hành Hiến pháp và Luật để khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp và pháp luật.
- Ngày Pháp luật phải được tổ chức sâu rộng, thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, không phô trương, hình thức, phù hợp với từng cơ quan, đơn vị nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và học sinh - sinh viên.
- Các hoạt động Ngày Pháp luật năm 2016 phải được tổ chức đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và bảo đảm hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức và học sinh - sinh viên tìm hiểu sâu rộng về Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - ngày 09 tháng 11 hằng năm.
2. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về vị trí, vai trò, nội dung của Hiến pháp trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội; Tuyên truyền, phổ biến các văn bản về Giáo dục và Đào tạo, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học theo từng cấp học và các quy định có liên quan do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật phù hợp với từng đối tượng đặc thù, cụ thể:
a. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo: Tập trung trọng tâm tuyên truyền, phổ biến về Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Căn cước công dân năm 2014, Luật Hộ tịch năm 2014, Luật Nhà ở, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, Luật Tiếp công dân, Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi năm 2013, Luật Việc làm, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009; Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi năm 2012; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi năm 2013; Luật Biển Việt Nam năm 2012.
b. Đối với học sinh, sinh viên: Trọng tâm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự năm 2009, Luật Biển Việt Nam năm 2012; Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Luật Phòng, chống ma túy sửa đổi năm 2008; Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013; Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành; các quy định về công tác quản lý, đánh giá xếp loại người học; các văn bản quy định về công tác thi tuyển, tuyển sinh, chế độ cho người học.
4. Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong xây dựng, thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, các mô hình Ngày Pháp luật trong các cơ sở giáo dục.
Các đơn vị có thể chọn 01 trong các hình thức:
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lồng ghép trong buổi sinh hoạt chào cờ thông qua biểu diễn tiểu phẩm, biểu diễn thời trang, mời báo cáo viên pháp luật, chuyên gia tư vấn tâm lý trao đổi với cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên.
2. Tổ chức hội thi, trò chơi vận động tìm hiểu về các quy định của pháp luật.
3. Mời các chuyên gia hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên thực hành các thao tác, kỹ năng, nghiệp vụ mục đích tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật (Ví dụ: Hướng dẫn các thao tác xử lý khi có sự cố cháy; cách phòng, tránh tai nạn thương tích, cách lái xe an toàn,…).
4. Tổ chức định hướng nghề nghiệp cho học sinh, tổ chức trò chơi biểu diễn về ngành nghề, triển lãm các sản phẩm học thuật của học sinh, sinh viên, giao lưu với các người thợ lành nghề, thành đạt.
5. Phóng sự thực tế về hoạt động của học sinh, sinh viên trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; tuyên dương, nhân rộng điển hình về các tấm gương người tốt việc tốt, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường.
6. Các hình thức khác: ngoài các hình thức nêu trên, tùy theo tình hình thực tiễn, các cơ sở giáo dục có thể triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật” năm 2016 bằng các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuỳ theo điều kiện thực tiễn, các đơn vị tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật năm 2016 lồng ghép trong từng tháng, trong đó tập trung cao điểm trong tuần lễ từ ngày 02/11 đến ngày 09/11/2016.
1. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Phòng Pháp chế
- Làm đầu mối tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức triển khai các hoạt động Ngày Pháp luật trong toàn ngành. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, xây dựng báo cáo gửi về Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật” tại cơ quan đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Văn phòng Sở
- Phối hợp Phòng Pháp chế tổ chức khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện “Ngày Pháp luật”.
c) Trung tâm Thông tin và Chương trình giáo dục
- Chủ trì, phối hợp với Phòng pháp chế xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về thực hiện Ngày Pháp luật trên trang thông tin điện tử http://phongphapche.hcm.edu.vn/anh-ngay-phap-luat-cm3138/ngay-phap-luat-nam-2015-ta3123.aspx;
- Tuyên truyền, giới thiệu chuyên trang văn bản http://phongphapche.hcm.edu.vn/ đến cán bộ, công chức, viên chức, học sinh - sinh viên.
2. Trách nhiệm của các Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp;
- Tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xây dựng báo cáo đánh giá việc tổ chức triển khai Ngày Pháp luật của Phòng Giáo dục và Đào tạo gửi về Phòng Pháp chế - Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 12/11/2016;
- Lựa chọn chủ đề để treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại các vị trí thích hợp tại cơ quan.
- Tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật năm 2016 với những nội dung, hình thức phù hợp; xây dựng báo cáo đánh giá việc tổ chức triển khai Ngày Pháp luật gửi về Phòng Pháp chế- Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 12/11/2016;
- Lựa chọn chủ đề để treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại các vị trí thích hợp tại cơ quan, đơn vị.
Trên đây là hướng dẫn thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2016. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên hệ Phòng Pháp chế của Sở Giáo dục và Đào tạo để được hướng dẫn kịp thời./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 |
MẪU BÁO CÁO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGÀY PHÁP LUẬT NĂM 2016
Thực hiện văn bản số………… ngày……tháng ……năm 2016 của Phòng Pháp chế - Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016; Sau khi rà soát, tổng hợp đơn vị ………báo cáo như sau:
1. Hình thức
Đơn vị……………… đã tổ chức triển khai Ngày Pháp luật dưới các hình thức:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về…………………
- Treo băng rôn, áp phích khẩu hiệu:…………….từ ngày……./tháng………/năm 2016 đến ngày……./ tháng………/năm 2016.
- Tuyên truyền qua trang web của đơn vị.
- Các hình thức khác
2. Đối tượng
3. Kết quả
Qua phổ biến, tuyên truyền Ngày pháp luật tại đơn vị…….. nhận thức về pháp luật trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh - sinh viên như thế nào?
4.Thuận lợi, khó khăn (nếu có)
|
Thủ trưởng đơn
vị |
Công văn 211/GDĐT-PC về hướng dẫn thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2016 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 211/GDĐT-PC |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Bùi Thị Diễm Thu |
Ngày ban hành: | 25/01/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 211/GDĐT-PC về hướng dẫn thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2016 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video