BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 116/BTNMT-PC |
Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai
Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được ý kiến của cử tri tỉnh Lào Cai do Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến tại Công văn số 418/BDN ngày 02/11/2021, sau khi nghiên cứu, Bộ Tài nguyên và Môi trường xin trả lời như sau:
a) Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;
b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”.
Đề nghị sửa khoản 1, Điều 58 theo hướng phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giám sát và xem xét, quyết định cho phép chuyển mục đích đất trồng lúa không giới hạn diện tích.
Kiến nghị của cử tri đã được Chính phủ tổng hợp báo cáo Quốc hội. Ngày 13/11/2021, Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, trong đó có phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp thành phố Hải Phòng chấp thuận việc sử dụng đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định; Nghị quyết số 36/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, trong đó có phân cấp cho Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An chấp thuận việc sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha, đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha, đất rừng sản xuất dưới 1.000 ha theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định; Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa, trong đó có phân cấp cho Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa chấp thuận việc sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha, đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha, đất rừng sản xuất dưới 1.000 ha theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Trên cơ sở kết quả sơ kết, tổng kết việc thí điểm của các Nghị quyết nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ nghiên cứu, đề xuất trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 trong thời gian tới.
Ngày 27/7/2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 17/2021/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021. Theo đó, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến lần 01 tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5 năm 2022), cho ý kiến lần 02 tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10 năm 2022).
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 24/8/2021 về việc phân công cơ quan chủ trì xây dựng Luật, theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì chuẩn bị dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Chính phủ trước 10/01/2022.
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-BTNMT ngày 27/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập Ban Soạn thảo Tổ Biên tập Dự án Luật Đất đai (sửa đổi); ban hành Quyết định số 1784/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập và Kế hoạch chi tiết xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi), phối hợp với các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập nghiên cứu, xây dựng các nội dung của dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung hoàn thiện nội dung Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Chính phủ và Quốc hội đúng theo kế hoạch đã đề ra. Do vậy, các kiến nghị của cử tri sẽ được xem xét trong quá trình hoàn thiện Luật Đất đai sửa đổi trong thời gian tới.
- Tại Điều 17, Luật Lâm nghiệp 2017 quy định: Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Tại khoản 4, Điều 136, Luật Đất đai 2013 quy định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.
- Tại khoản 5, Điều 137, Luật Đất đai 2013 quy định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng
Ngày 27/7/2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 17/2021/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021. Theo đó, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến lần 01 tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5 năm 2022), cho ý kiến lần 02 tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10 năm 2022).
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 24/8/2021 về việc phân công cơ quan chủ trì xây dựng Luật, theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì chuẩn bị dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Chính phủ trước 10/01/2022.
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-BTNMT ngày 27/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập Ban Soạn thảo Tổ Biên tập Dự án Luật Đất đai (sửa đổi); ban hành Quyết định số 1784/QĐ-BTNMT ngày 20/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập và Kế hoạch chi tiết xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi), phối hợp với các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập nghiên cứu, xây dựng các nội dung của dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung hoàn thiện nội dung Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Chính phủ và Quốc hội đúng theo kế hoạch đã đề ra. Do vậy, các kiến nghị của cử tri sẽ được xem xét trong quá trình hoàn thiện Luật Đất đai sửa đổi trong thời gian tới.
Pháp luật đất đai năm 2013 đã có quy định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất tại các Điều 100, 101 Luật Đất đai, các Điều 20, 22, 23 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai). Theo đó, đã có hướng dẫn cụ thể việc cấp Giấy chứng nhận theo mục đích đang sử dụng là đất ở như khoản 1 Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15/10/1993; khoản 2 Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2014...
Về kiến nghị việc thu tiền sử dụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị cử tri chuyển kiến nghị tới Bộ Tài chính để được trao đổi theo thẩm quyền.
Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện nhiệm vụ khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt để làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và triển khai các hoạt động khác trên các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Nghị định số 51/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia không quy định giao Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư hướng dẫn hay quy định chi tiết, đồng thời đối với các trường hợp cụ thể, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai.
Điều 28 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước quy định thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó đối với khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw (2 MW) trở lên. Việc phân cấp thẩm quyền cho Bộ và việc Bộ cấp giấy phép với quy mô công suất từ 2 MW trở lên không làm ảnh hưởng đến thủ tục đầu tư dự án trên cả nước trong đó bao gồm tỉnh Lào Cai vì Điều 44 Luật Tài nguyên nước đã quy định việc cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước thực hiện ngay sau khi có quyết định chủ trương đầu tư dự án, đồng thời trình tự, thủ tục, thời gian cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước đã được quy định cụ thể tại Điều 35 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, vì vậy việc phân cấp nêu trên không ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án.
Tuy nhiên, liên quan về đề nghị phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất dưới 20MW, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xem xét trong quá trình dự thảo sửa đổi Luật Tài nguyên nước trình Quốc hội xem xét trong năm 2023.
Trên đây là ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về vấn đề mà cử tri tỉnh Lào Cai quan tâm. Bộ Tài nguyên và Môi trường xin gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội để trả lời cử tri trong quá trình tiếp xúc cử tri./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
Công văn 116/BTNMT-PC năm 2022 về sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu: | 116/BTNMT-PC |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 07/01/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 116/BTNMT-PC năm 2022 về sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Chưa có Video