Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3432/LĐTBXH-BHXH
V/v thực hiện chế độ bo him xã hội theo Luật bảo him xã hội năm 2014

Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2016

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Trả lời Công văn số 1640/BHXH-CSXH ngày 09/5/2016 và Công văn số 427/BHXH-CSXH ngày 04/02/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị làm rõ một số nội dung vướng mắc khi thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Về chế độ ốm đau:

Người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

2. Về chế độ thai sản:

a) Lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có con bị chết hoặc chết lưu hoặc tất cả các con đều bị chết thì trợ cấp một lần khi sinh con theo quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.

b) Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn không quy định thời gian tối thiểu nghỉ dưỡng thai để được hưởng chế độ thai sản theo điều kiện quy định nêu trên.

c) Trợ cấp một lần khi sinh con trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội cũng được thực hiện đối với cả trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

d) Khoản 6 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội quy định trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi, không phụ thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

đ) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội thì có thể nghỉ làm nhiều lần nhưng tổng thi gian không quá thời gian quy định.

Thi gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con, đối với trường hợp nghỉ làm nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

e) Thời gian tối đa nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật bảo hiểm xã hội được tính cho một năm, kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch.

Thời gian tính hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính trên cơ sở thời gian thực tế người lao động nghỉ việc bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

3. Về chế độ hưu trí:

a) Khi giải quyết chế độ hưu trí đối với người lao động thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ thì điều kiện hưởng lương hưu, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu, tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi, cách tính tuổi đời có tháng lẻ, thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Đối với các trường hợp thuộc diện nêu trên mà thời điểm hưởng lương hưu kể từ ngày 01/02/2016 trở đi thì chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

b) Việc giải quyết chế độ hưu trí đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, được thực hiện như sau:

- Trường hợp đã nghỉ việc và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ trước ngày 01/01/2016, từ ngày 01/01/2016 trở đi nếu có nguyện vọng và đủ 55 tuổi thì được giải quyết hưởng lương hưu theo khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

- Trường hợp tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Trường hợp tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không còn thuộc diện người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn) thì việc giải quyết chế độ hưu trí thực hiện theo khoản 1, khoản 4 Điều 54 và Điều 55 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

c) Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/10/2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian này được chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Riêng đối với người lao động có thời gian làm việc trong các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/10/2004 nêu trên được chuyển đổi theo tiền lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

Đối với những người là lao động xã hội mà sau khi được cử đi hợp tác lao động về nước tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian đi hợp tác lao động được tính bằng hai lần mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng bảo hiểm xã hội.

d) Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng theo khoản 6 Điều 85 của Luật bảo hiểm xã hội hoặc thiếu tối đa 30 tháng theo điểm e khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ được đóng một lần cho thời gian còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những tháng còn thiếu là tiền lương của tháng trước khi nghỉ việc.

Đối với trường hợp tháng trước khi nghỉ việc người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho những tháng còn thiếu không được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

đ) Người lao động đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng, lựa chọn đóng một lần cho thời gian còn thiếu và đã hoàn thành việc đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trước ngày 01/01/2016 thì được hưởng lương hưu kể từ ngày 01/01/2016.

e) Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc trợ cấp tuất một lần trong trường hp người đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cả trước và sau ngày 01/01/2014, nếu thời gian đóng trước ngày 01/01/2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2014 trở đi.

g) Khi tính mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu mà ra nước ngoài để định cư quy định tại Điều 65 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì thực hiện như khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ.

4. Về chế độ tử tuất:

a) Khi xác định tuổi của con để làm căn cứ giải quyết chế độ tử tuất thì thực hiện như sau:

- Chưa đủ 18 tuổi được tính đến hết tháng liền kề trước tháng sinh của năm đủ 18 tuổi.

- Dưới 6 tuổi được tính đến hết tháng liền kề trước tháng sinh của năm đủ 6 tuổi.

b) Khi giải quyết chế độ tử tuất nếu hồ sơ của thân nhân người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở giải quyết chế độ tử tuất.

c) Việc xác định mức thu nhập của thân nhân người lao động để làm căn cứ giải quyết trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội được xác định tại tháng người lao động chết.

Thân nhân đã được giải quyết hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo đúng quy định mà sau đó có thu nhập cao hơn mức lương cơ sở thì vẫn hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

d) Người lao động, thân nhân người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội thì được thanh toán phí giám định y khoa theo khoản 4 Điều 84 của Luật bảo hiểm xã hội.

5. Về bảo hiểm xã hội tự nguyện:

a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định, trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành đã đề nghị được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho thời gian còn thiếu nhưng từ ngày 04/4/2016 trở đi cơ quan bảo hiểm xã hội mới thực hiện thu theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH, người lao động đã hoàn thành việc đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trước ngày 01/7/2016 thì được hưởng lương hưu kể từ tháng liền kề sau tháng người lao động đã đề nghị đóng nếu trong phần mềm tiếp nhận hoặc trong hồ sơ, sổ sách theo dõi tiếp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội có thể hiện thời điểm đề nghị đóng của người lao động.

b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại khoản 2 Điều 87 của Luật bảo hiểm xã hội mà đủ điều kiện đóng một lần cho những năm còn thiếu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa không quá 10 năm) thì được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi đủ điều kiện mà không phải chờ thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

6. Về quy định chuyển tiếp:

a) Về phụ cấp khu vực

- Thời gian công tác tại các chiến trường B, C trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và chiến trường K trước ngày 31 tháng 8 năm 1989 được tính là thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ s 0,7 để làm căn cứ xét điều kiện để giải quyết chế độ hưu trí.

- Khi xác định thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với giai đoạn trước ngày 01/01/1995 để làm căn cứ xét điều kiện để giải quyết chế độ hưu trí thì căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội vụ, Lao động- Thương binh và Xã hội, Tài chính và Ủy ban dân tộc.

Đối với địa bàn mà Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH- BTC-UBDT không quy định hoặc quy định hệ số phụ cấp khu vực thấp hơn 0,7 nhưng thực tế người lao động đã có thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên theo quy định tại các văn bản quy định về phụ cấp khu vực trước đây thì căn cứ quy định tại các văn bản đó xét điều kiện hưởng lương hưu.

- Khi giải quyết hưởng trợ cấp khu vực một lần nếu người lao động có thời gian công tác tại các chiến trường B đồng thời địa danh đó cũng được quy định phụ cấp khu vực tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT thì được tính hưởng phụ cấp khu vực theo mức cao hơn.

- Việc giải quyết phụ cấp khu vực một lần đối với người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2016 vẫn được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 04/12/2008 của Chính phủ và Thông tư s 03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Việc xác định hệ số phụ cấp khu vực làm căn cứ tính trợ cấp khu vực một lần đối với thời gian công tác tính hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995 và thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/1995 trở đi được căn cứ vào địa bàn nơi làm việc của người lao động và Phụ lục mức phụ cấp khu vực của các địa phương, đơn vị ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.

b) Đối với người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 25 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP mà được tính cộng nối thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 đối với người chờ hưởng lương hưu và trước ngày 01/01/1998 đối với người chờ hưởng trợ cấp hàng tháng để tính hưởng bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ hưởng lương hưu hoặc tỷ lệ hưởng trợ cấp hàng tháng vẫn được tính theo chính sách tại thời điểm người lao động nghỉ chờ.

c) Việc tính thời gian giữ chức danh Phó Công an xã trước ngày 01/01/1995 để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản số 17/HT ngày 04/01/1978 của Bộ Thương binh và Xã hội.

Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, Vụ BHXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân

 

MINISTRY OF LABOR – INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 3432/LDTBXH-BHXH
Regarding the disposition of social insurance benefits as per the 2014’s Law on social insurance

Hanoi, September 08, 2016

 

To: Vietnam Social Security.

In response to the Letter No. 1640/BHXH-CSXH dated May 09, 2016 and Letter No. 427/BHXH-CSXH dated February 04, 2016 by Vietnam Social Insurance on its seeking clarification of certain inquiries about the disposition of social insurance benefits according to the 2014’s Law on social insurance, the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs provides the following answer:

1. Illness benefit:

An employed person contributing to the sickness and maternity fund under compulsory social insurance shall receive a sickness benefit commensurate with the most recent month’s salary from which social insurance contribution was calculated prior to his paid or unpaid absence for the duration of at least 14 work days due to his falling sick, having a non-occupational accident or giving care to his sick child of less than 7 years of age. If that person's sickness persists and prolongs his inevitable absence from work in subsequent months, the sickness benefit shall be based on the most recent month's salary from which social insurance contribution was calculated prior to his absence.

2. Maternity benefit:

a) A female worker pregnant with multiples then suffering stillbirth or loss of one or all neonates shall receive a one-time childbirth benefit according to Article 38 of the Law on social insurance. Such benefit varies according to the quantity of stillborns and neonates born alive and dead.

b) Pursuant to Section 3, Article 31 of the Law on social insurance, a pregnant female worker having contributed to social insurance for at least 12 months, if taking a maternity leave prescribed by a competent health care facility, is required to have contributed to social insurance for at least 03 of the 12 months prior to her giving birth. Law on social insurance and guiding documents do not define the minimum length of maternity leave that enables the maternity benefit stated above.

c) The one-time childbirth benefit, in case only the father contributes to social insurance according to Article 38 of the Law on social insurance, shall be granted to the mother despite her ineligibility for such benefit providing that the father meets the requirements specified in Section 2, Article 9 of the Circular No. 59/2015/TT-BLDTBXH dated December 29, 2015 by the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) A male worker contributing to the sickness and maternity fund under compulsory social insurance, when his wife gives birth, can take paternity leave on separate days totaling the duration specified in Section 2, Article 34 of the Law on social insurance.

A male worker shall take paternity leave within 30 days from the date that his wife gives birth. If he takes leave on separate days, his last period of leave must be initiated within 30 days upon his wife's childbirth.

e) The maximum duration of postpartum recovery specified in Section 2, Article 41 of the Law on social insurance is meant for a calendar year starting on the 01st of January and ending on the 31st of December.

The duration of recovery shall be based on the worker's actual non-working period inclusive of regulated holidays and weekly days off.

3. Retirement benefit:

a) The eligibility for pension, calculation of pension rate, early retirement reduction percentage, calculation of actual age and contributory period with incomplete months in surplus, and one-time retirement benefit for individuals specified in Section 2, Article 28 of the Government’s Decree No. 115/2015/ND-CP dated November 11, 2015 shall be governed by relevant laws taking effect before January 01, 2016.

If such individuals receive the pension from February 01, 2016 onwards, their retirement benefit shall be governed by the 2014’s Law on social insurance.

b) The retirement benefit for a female worker conducting specialized or non-specialized tasks of a commune, ward or district and having contributed to compulsory social insurance for full 15 to at most 20 years shall be governed by the following regulations:

- If such individual leaves employment and has social insurance contribution time reserved before January 01, 2016, she shall be granted a pension according to Section 3, Article 54 of the 2014’s Law on social insurance providing that she reaches the full age of 55 and applies for such pension after January 01, 2016.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- If such individual continues contributing to compulsory social insurance (though no longer identified as a specialized or non-specialized worker in a commune, ward or town), the retirement benefit shall be governed by Section 1 and Section 4 of Article 54 and by Article 55 of the 2014’s Law on social insurance.

c) If the calculation of the average amount of the salary on which social insurance is contributed, for determining the pension or one-time benefit, includes the time before October 01, 2014 at which social insurance was contributed as per the governmental salary scheme, the monthly salary on which social insurance is contributed in such period shall be converted according to the salary scheme in effect upon the granting of the retirement benefit or death benefit. For workers who were employed by enterprise(s) contributing to social insurance as per the governmental salary scheme and receive their social insurance benefit on or after January 01, 2016, the monthly salary on which social insurance was contributed before the 01st of October 2004, as mentioned above, shall be converted according to the Government's Decree No. 205/2004/ND-CP dated December 14, 2004.

For social workers who continue contributing to compulsory social insurance upon their repatriating after completing an overseas employment assignment, the monthly salary on which social insurance contribution is determined for the overseas employment period shall be twice as much as the statutory pay rate in force upon the granting of the social insurance benefit.

d) If a worker reaches the pension age but his compulsory social insurance contribution time is short of at most 06 months as per Section 6, Article 85 of the Law on social insurance or of at most 30 months as per Point e, Section 1, Article 3 of the Government’s Decree No. 26/2015/ND-CP dated March 09, 2015, such person can make an additional contribution to the retirement and death benefit fund at once to be eligible for pension. The salary of the month prior to termination of employment shall be deemed as the contributory salary of the insufficient months.

If such person undertakes a (extremely) hard or hazardous profession or is entitled to an working region-based benefit coefficient of at least 0.7 prior to the month that employment ends, the amount of insufficient months for which the additional contribution to social insurance is made shall not be included in the duration during which he undertook hard or hazardous works or worked in an area to which the region-based benefit coefficient of 0.7 or higher applies.

dd) Workers who reach the pension age and have made the one-time contribution to the retirement and death benefit fund before January 01, 2016 to fulfill compulsory social insurance contribution for an insufficient amount of at most 06 months shall be granted the pension from January 01, 2016 onwards.

e) If a person whose contribution to social insurance started before January 01, 2014 and has since continued or been reserved passes away upon the calculation of his one-time social insurance benefit or one-time death benefit, the incomplete months in surplus from the contribution period before January 01, 2014 shall be brought forward to the social insurance contribution period accounted from January 01, 2014 onwards.

g) The one-time benefit for a person on a pension immigrating to a foreign country as per Article 65 of the 2014’s Law on social insurance, if his social insurance contribution period has incomplete months in surplus, shall be calculated in such a method similar to that for the one-time social insurance benefit covering a contribution period with incomplete months in surplus.

4. Death benefit:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- If the child is under 18 years of age, his age shall include the full month preceding the month of birth in which the child turns 18.

- If the child is under 6 years of age, his age shall include the full month preceding the month of birth in which the child turns 6.

b) If the documents do not clarify the day and month of birth of the worker’s family member(s) upon the calculation of the death benefit, the 01st of January of the year of birth shall be used.

c) The income of the worker’s family member(s) shall be determined as per Section 3, Article 67 of the Law on social insurance for the month of the worker’s death so as to calculate the monthly death benefit.

The family member, after granted a monthly death benefit as per regulations, shall continue receiving such benefit on monthly basis even though such person’s income is later higher than the statutory pay rate.

d) A worker or his family member, if concluded eligible for social insurance benefit after undergoing a functional capacity evaluation, shall be reimbursed for the expense of such evaluation as per Section 4, Article 84 of the Law on social insurance.

5. Voluntary social insurance:

a) A contributor to voluntary social insurance reaching the regulated pension age shall be granted a pension from the month immediately succeeding the month that he applied for making a one-time contribution to voluntary social insurance for any insufficient time between January 01, 2016 and the date preceding the effective date of the Circular No. 01/2016/TT-BLDTBXH, though the social insurance authority collects such contribution on or after April 04, 2016 as per the Circular No. 01/2016/TT-BLDTBXH, providing that he has contributed to the retirement and death benefit fund before July 01, 2016 and that the social insurance authority's software or documents on applications display the time of such worker’s submission of his application.

b) A worker contributing to voluntary social insurance and having selected a contribution method specified in Section 2, Article 87 of the Law on social insurance shall be granted the right to make an one-time contribution for insufficient years to receive the pension immediately upon attaining his eligibility (i.e. full age of 60 for men and 55 for women, and maximum amount of 10 insufficient years) regardless of his fulfillment of such method.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Region-based benefit

- The duration of a person’s employment in a B-class or C-class battlefield before April 30, 1975 and a in K-class battlefield before August 31, 1989 shall be regarded as the time of employment in an area to which the region-based benefit coefficient of 0.7 applies with regard to the requirements for retirement benefit.

- The duration of employment before January 01, 1995 in an area to which the region-based benefit coefficient of 0.7 or higher applies shall be determined, with regard to retirement benefit, according to the Joint Circular No. 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT dated January 05, 2005 by the Ministry of Home affairs, Ministry of Labor - Invalids and Social affairs, Ministry of Finance and the Committee for Ethnic minority affairs.

If a worker’s past working site is not defined or is specified with a region-based benefit coefficient of less than 0.7 by the Joint Circular No. 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT but is specified with such a rate of 0.7 or higher by previous legislative documents, such previous documents shall govern the requirements for retirement benefit.

- The one-time region-based benefit for a worker who worked in a B-class battlefield that is specified with a region-based benefit coefficient by the Joint Circular No. 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT shall be based on the higher region-based benefit coefficient.

- The one-time region-based benefit for a person granted with social insurance benefit before January 01, 2016 shall be governed by the Government’s Decree No. 122/2008/ND-CP dated December 04, 2008 and by the Circular No. 03/2009/TT-BLDTBXH dated January 22, 2009 by the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs. The rate of the one-time region-based benefit for the duration of employment before January 01, 1995 as included in social insurance benefit and the period of social insurance contribution from January 1995 onwards shall be based on the administrative division of a worker's working site according to the Appendix to the Joint Circular No. 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT on the region-based benefit coefficients for localities and employers.

b) The rate of a pension, if including the duration of employment before January 01, 1995, or the rate of a monthly benefit, if including the duration of employment before January 01, 1998, shall be governed by the regulations in effect upon a worker's wait for the calculation of such pension or monthly benefit as per Article 25 of the Decree No. 115/2015/ND-CP after having been approved in writing for termination of employment.

c) The incumbency of a deputy chief of communal police before January 01, 1995 shall be determined, with regard to social insurance benefit, according to the document no 17/HT dated January 04, 1978 by the Ministry of Invalids and Social affairs.

Vietnam Social Insurance is requested to provide relevant instructions to provincial social insurance agencies./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

p.p. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Pham Minh Huan

 

;

Công văn 3432/LĐTBXH-BHXH năm 2016 thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 3432/LĐTBXH-BHXH
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký: Phạm Minh Huân
Ngày ban hành: 08/09/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [10]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Công văn 3432/LĐTBXH-BHXH năm 2016 thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…