Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1790/LĐTBXH-BHXH
V/v thực hiện phụ cấp khu vực đối với người nghỉ việc hưởng lương hưu

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2011

 

Kính gửi:

Bà Đặng Thị Long
Thôn Thanh Thượng, xã Ayunhạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai

Trả lời đơn của bà kiến nghị về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm phụ cấp khu vực; tại Điều 90 Luật Bảo hiểm xã hội về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc không có quy định nội dung chi trả phụ cấp khu vực và tại khoản 2 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội về quy định chuyển tiếp quy định người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tiền tuất hàng tháng trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn thực hiện theo các quy định trước đây.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên của Luật Bảo hiểm xã hội, đối với các đối tượng đang hưởng lương hưu trước ngày 01/01/2007 vẫn thực hiện chi trả chế độ phụ cấp khu vực; đối với người nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2007 trở đi sẽ không được hưởng phụ cấp khu vực trong lương hưu. Như vậy, có một bộ phận người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả phụ cấp khu vực nhưng từ ngày 01/01/2007 nghỉ việc hưởng lương hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp khu vực.

Nhằm giải quyết vướng mắc nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 04/12/2008, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 hướng dẫn thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng. Theo đó, đối với người nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần kể từ ngày 01/01/2007 trở đi mà trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực, thì ngoài hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội.

Việc quy định chế độ phụ cấp khu vực như trên đảm bảo thực hiện nguyên tắc hưởng trên cơ sở mức đóng của bảo hiểm xã hội, quy định chuyển tiếp về chính sách đối với đối tượng thụ hưởng trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực và đảm bảo được quyền lợi của người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội có bao gồm phụ cấp khu vực nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để bà được biết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thanh tra Bộ;
- Lưu VP, Vụ BHXH.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI




Trần Thị Thúy Nga

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 1790/LĐTBXH-BHXH thực hiện phụ cấp khu vực đối với người nghỉ việc hưởng lương hưu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 1790/LĐTBXH-BHXH
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký: Trần Thị Thúy Nga
Ngày ban hành: 06/06/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 1790/LĐTBXH-BHXH thực hiện phụ cấp khu vực đối với người nghỉ việc hưởng lương hưu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…