Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1662/BHXH-BC
V/v tăng cường công tác quản lý đối tượng, giải quyết các chế độ BHXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2011

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) đã có nhiều cố gắng để đưa công tác giải quyết các chế độ BHXH ngày càng đi vào nề nếp, các biện pháp quản lý được tăng cường giúp cho công tác quản lý đối tượng hưởng và chi trả các chế độ BHXH có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, qua theo dõi nắm tình hình và kết quả kiểm tra tại BHXH một số tỉnh về việc thực hiện Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/5/2010 quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH (gọi tắt là Quyết định số 777/QĐ-BHXH) và Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 quy định quản lý, chi trả các chế độ BHXH bắt buộc (gọi tắt là Quyết định số 845/QĐ-BHXH) còn những sai sót, tồn tại trong việc nhận và giải quyết chế độ BHXH hàng tháng cho đối tượng, chi trả bảo hiểm thất nghiệp, chi trả qua tài khoản thẻ ATM không đúng với quy định của Ngành. Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, sai sót trong thực hiện tại đơn vị, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh chỉ đạo thực hiện ngay một số nội dung sau:

1. Rà soát các quy định do BHXH tỉnh ban hành để thực hiện các Quyết định trên, báo cáo BHXH Việt Nam nội dung các quy định riêng, khác với quy định chung của Ngành, những quy định Ngành đã ban hành nhưng chưa triển khai thực hiện, nêu rõ nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc.

2. Hướng dẫn BHXH các quận, huyện, thị xã (gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng hoặc di chuyển nơi lĩnh các chế độ BHXH hàng tháng phải kiểm tra, yêu cầu đối tượng cung cấp cụ thể nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu, địa chỉ nơi cư trú từ số nhà, ngõ, ngách, tổ dân cư, đường phố, thôn bản, xã phường, thị trấn, … trước khi chuyển BHXH tỉnh giải quyết. Trường hợp có thay đổi liên quan đến tổ chi trả (nơi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH) thì phải báo BHXH tỉnh (phòng chế độ BHXH).

Đối với đối tượng hưởng mới, từ nơi khác chuyển đến nộp hồ sơ trước ngày 20 hàng tháng phải lập vào Danh sách chi trả đúng với địa chỉ đã đăng ký theo tổ chi trả để đối tượng nhận tiền ngay từ tháng đầu tiên tại Đại diện chi trả, đồng thời phải thông báo kịp thời cho đối tượng địa điểm và thời gian lĩnh tiền chế độ BHXH hàng tháng. Chấm dứt ngay việc yêu cầu đối tượng hưởng đến nhận tháng lương đầu tiên và đăng ký địa chỉ, nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại BHXH huyện và xuất trình các hồ sơ, giấy tờ, thủ tục không có trong quy định.

3. Chỉ đạo BHXH huyện tăng cường công tác quản lý, theo dõi biến động tăng, giảm đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng theo đúng quy định, báo cáo kịp thời về BHXH tỉnh để làm căn cứ lập Danh sách chi trả hàng tháng chính xác.

4. Chỉ đạo thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho đối tượng hưởng theo đúng quy trình quy định tại Công văn số 1615/BHXH-CSXH ngày 02/6/2009 của BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện thu, chi bảo hiểm thất nghiệp; quy định cụ thể thời gian giải quyết chi trả kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nhận trợ cấp thất nghiệp kịp thời. Chấm dứt việc quy định đối tượng hưởng phải chờ đến kỳ chi trả mới được nhận trợ cấp thất nghiệp.

5. Cán bộ BHXH không được nhận thay tiền lương hưu và trợ cấp BHXH của đối tượng, nhất là trợ cấp BHXH một lần.

6. Về thực hiện chi trả các chế độ BHXH qua tài khoản thẻ ATM

Chỉ đạo BHXH các huyện thực hiện nghiêm túc, đúng, đầy đủ nội dung Công văn số 4505/BHXH-BC ngày 19/10/2010 của BHXH Việt Nam về chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua tài khoản thẻ ATM (gọi tắt là Công văn số 4505/BHXH-BC), hướng dẫn đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng có nguyện vọng được thanh toán qua tài khoản thẻ ATM được lựa chọn ngân hàng thuận lợi nhất, đủ điều kiện đáp ứng việc trả lương qua tài khoản để mở tài khoản. Chấm dứt việc hướng dẫn đối tượng hưởng mở tài khoản tại ngân hàng theo định hướng của cơ quan BHXH.

Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Công văn số 4505/BHXH-BC gồm: Nội dung đã triển khai, số đối tượng hưởng nhận tiền qua tài khoản thẻ ATM, số ngân hàng đã hợp đồng cung ứng dịch vụ, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất.

7. Tổ chức kiểm tra BHXH cấp huyện, đơn vị sử dụng lao động và Đại diện chi trả về việc triển khai, thực hiện các quy định của Ngành để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót trong công tác quản lý, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm.

Yêu cầu Giám đốc bảo hiểm xã hội các tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo tại văn bản này, báo cáo kết quả về Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Chi) trước ngày 30/5/2011.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng giám đốc (để BC);
- Các Ban: THCSBHXH, KT;
- Lưu VT, BC (2b).

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Đình Khương

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 1662/BHXH-BC về tăng cường công tác quản lý đối tượng, giải quyết các chế độ Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu: 1662/BHXH-BC
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký: Nguyễn Đình Khương
Ngày ban hành: 28/04/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 1662/BHXH-BC về tăng cường công tác quản lý đối tượng, giải quyết các chế độ Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…