Nước
lạnh đi
vào 1. Bê tông khối lớn 2. Dàn ống thoát nhiệt Hình
1- Sơ đồ đặt dàn ống thoát nhiệt cho khối lớn bê tông Thông thường nhiệt độ
nước cấp có thể để ở nhiệt độ không khí tự nhiên. Đối với những công trình cần
dùng nước đã được làm lạnh trước thì nhiệt độ nước cấp vào dàn ống có thể để ở
khoảng trên 30C. Khi cần nước lạnh hơn thì có thể dùng 70% nước và
30% propylene glycol (chất chống đóng băng), khi đó nhiệt độ nước cấp có thể
thấp ở mức 10C. Dàn ống thoát nhiệt
được duy trì hoạt động liên tục trong thời gian 7-10 ngày, tùy theo mức yêu cầu
thoát nhiệt và hiệu quả thoát nhiệt của dàn ống. Cần có biện pháp theo
dõi diễn biến nhiệt độ của khối bê tông trong thời gian dàn ống hoạt động. Xử lý dàn ống thoát
nhiệt sau khi ngừng hoạt động: Sau khi kết thúc quá trình thoát nhiệt khối bê
tông, dàn ống thoát nhiệt được bơm rửa sạch trong lòng ống, đuổi hết nước ra
khỏi dàn ống và bơm ép vữa xi măng cát lấp đầy tất cả các ống của dàn. Vữa xi
măng cát có cường độ không thấp hơn cường độ vữa trong bê tông. Khi vữa đã đóng rắn thì cắt bỏ các phần ống
thừa ra ngoài khối bê tông. Chú thích - Kết cấu của dàn
ống thoát nhiệt phải được thiết kế sao cho đảm bảo việc bơm vữa sau này được
thực hiện dễ dàng, không gây ách tắc trong quá trình bơm. 6.8.2 Bọc vật liệu
cách nhiệt để giữ nhiệt khối đổ ... ... ... Vật liệu cách nhiệt
sử dụng: Có thể dùng các vật liệu cách nhiệt sau đây để bọc xung quanh khối đổ: 1) Vật liệu tấm: Tấm xốp polystyrene
hoặc polyurethane dày (4¸5)cm, có khối lượng
thể tích không dưới 20kg/m3. (Dùng để bọc bề mặt và thành bê tông). Tấm bông khoáng có
chiều dày (7¸10)cm (dùng để bọc bề
mặt và thành bê tông). 2) Vật liệu rời: Hạt polystyrene xốp
với chiều dày không dưới 10 cm (dùng để phủ bề mặt bê tông). Trấu
thóc với chiều dày không dưới 15 cm (dùng đổ phủ mặt bê tông). Chú thích - Các vật liệu cách
nhiệt trên cần phải gữi ở trạng thái khô, độ ẩm không quá 12%. Quy trình bọc vật
liệu cách nhiệt ... ... ... (2) Phủ mặt bê tông: Sau khi hoàn thiện
bề mặt bê tông cần nhanh chóng thực hiện việc phủ vật liệu cách nhiệt lên bề
mặt bê tông. Đầu tiên cần trải một lớp nilon polyethylene để ngăn nước trong bê
tông tiếp xúc với vật liệu cách nhiệt. Sau đó xếp ken các tấm vật liệu cách
nhiệt, hoặc trải các vật liệu rời cho đủ chiều cao yêu cầu và phủ kín bề mặt bê
tông. Đối với vật liệu rời thì nhất thiết phải có lớp che đậy ở phía trên (như
vải bạt, nilon v.v...) để giữ ổn định lớp vật liệu này và chống mưa làm ướt
chúng. Đối với vật liệu tấm thì có thể tùy tình hình thời tiết có mưa hay không
để giải quyết việc có cần che đậy phía trên hay không. Đối với các khối đổ
có diện tích bề mặt lớn thì hoàn thiện bề mặt bê tông đến đâu, tiến hành phủ
vật liệu cách nhiệt ngay đến đấy. Sơ đồ bọc vật liệu
cách nhiệt cho khối đổ xem hình 2. (3) Dỡ vật liệu cách
nhiệt và cốp pha thành: Vật liệu cách nhiệt
được dỡ khi bê tông đã có không ít hơn 5 ngày tuổi. Dỡ làm 2 bước: Đầu tiên dỡ
bung các tấm vật liệu cách nhiệt ra nhưng chưa chuyển đi. Đối với vật liệu rời
thì tháo dỡ lớp nilon phía trên và xáo trộn lớp vật liệu rời. Ngày hôm sau mới
tháo dỡ vật liệu cách nhiệt chuyển ra khỏi khối bê tông (cho cả thành và mặt bê
tông). Tiếp đó cốp pha thành
được tháo bung ra và cũng qua một ngày mới chuyển ra khỏi mặt thành bê tông. Không dỡ vật liệu
cách nhiệt và côp pha vào lúc trời mưa.
1 ... ... ... 2.
Lớp
bông khoáng dày (7 ¸ 10)cm 3.
Nilon
đậy mặt bê tông 4.
Tấm
xốp polystyrene dày (4 ¸ 5)cm 5.
Bê
tông khối lớn 6.
Cốp
pha thành Hình 2 - Sơ đồ bọc
vật liệu cách nhiệt để giữ nhiệt khối đổ 6.8.3 Chia nhỏ khối
đổ để thi công Nguyên tắc chung: Đối với các khối bê
tông có thể tích lớn, không thể thi công xong trong thời gian ngắn, thì có thể
chia khối đổ thành các phần nhỏ để thi công. Các phần của khối đổ
được chia với kích thước sao cho có một cạnh hoặc chiều cao nhỏ hơn 2m. Kích
thước này có thể lớn hơn nếu kết cấu đã được tính cốt thép phòng chống nứt cho
khối lớn. Khi đó người thiết kế sẽ quy định cụ thể kích thước chia nhỏ khối đổ.
Tuỳ theo đặc điểm của kết cấu, người thiết kế sẽ quyết định vị trí chia khối đổ
sao cho đảm bảo tính toàn vẹn và sự làm việc bình thường của khối bê tông sau
này. ... ... ... Đầu tiên cần xem xét
khả năng chỉ chia khối đổ theo chiều cao, sao cho một đợt đổ không quá 1,5m và
có thể đổ hết độ cao của đợt trong thời gian không quá 2 ngày đêm. Trường hợp diện tích
bề mặt khối đổ quá lớn, không thể đáp ứng được yêu cầu về thời gian nêu trên
nếu chỉ chia khối bê tông theo chiều cao, thì cần phải chia khối đổ cả theo mặt
bằng. Sơ đồ chia khối đổ theo mặt bằng xem ở hình 3. c/ Thi công các
phần của khối đổ: Việc thi công các phần của khối đổ được thực hiện theo
trật tự sao cho mỗi phần đều có thể thoát nhiệt thủy hóa xi măng nhanh nhất mà
tiết kiệm được thời gian thi công (Hình 3 làm thí dụ). Khi phần đổ sau có
một hoặc nhiều cạnh áp sát với phần đổ trước thì phần đổ sau chỉ bắt đầu đổ khi
bê tông ở phần đổ trước đã đủ tuổi không dưới 4 ngày đêm.
Chú thích: Cần có biện pháp
theo dõi quá trình diễn biến nhiệt độ của các phần khối đổ trong quá trình
đổ bê tộng.
8 Hình 3 - Sơ đồ mặt
bằng chia khối đổ thành các phần nhỏ. 6.8.4 Chống
xung nhiệt khi tháo dỡ cốp pha ... ... ... Chỉ tháo cốp pha
thành khi bê tông đã có tuổi không ít hơn 5 ngày đêm (điều 6.5.2). Tháo cốp pha làm 2
bước: Đầu tiên tháo bung thành cốp pha nhưng vẫn để cốp pha tại chỗ. Sau một
ngày đêm mới chuyển cốp pha đi. Đối với các kết cấu
có dùng biện pháp bọc vật liệu cách nhiệt thì việc tháo dỡ vật liệu cách nhiệt
và cốp pha thành được thực hiện theo điều 6.8.2c. 6.8.5 Chống mất
nhiệt nhanh ở các gờ cạnh và góc kết cấu Các gờ cạnh và góc
kết cấu bê tông khối lớn thường bị mất nhiệt nhanh, tạo ra chênh lệch lớn giữa
nhiệt độ của gờ cạnh hoặc góc với nhiệt độ khối bê tông, chừng mực nào đó có
thể gây nứt bê tông ở các vị trí này. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ để tránh
mất nhiệt nhanh cho các gờ cạnh và góc kết cấu. 6.9 Công tác
kiểm tra Ngoài
những công tác kiểm tra thực hiện theo chỉ dẫn của TCVN 4453 : 1995, đối với bê tông
khối lớn cần chú ý kiểm tra những vấn đề dưới đây: 6.9.1 Kiểm tra
trước khi đổ bê tông Trước khi đổ bê tông
cần kiểm tra những vấn đề sau đây: ... ... ... Hàm lượng xi măng trong bê tông (với tinh thần là
càng ít càng tốt); Biện pháp bảo vệ hỗn hợp bê tông (che chắn nắng); Nhiệt độ hỗn hợp bê tông trước lúc đổ (khống chế
theo điều 6.7.1c); Tình trạng vật liệu cách nhiệt sẽ sử dụng; Biện pháp thi công chống nứt, chiều cao lớp đổ và
đợt đổ; Tình trạng thiết bị thi công (để đảm bảo thi công
liên tục các lớp đổ và đợt đổ
theo mức thời gian quy định); Tình trạng cốp pha (theo yêu cầu của điều 6.5); Tình trạng lắp đặt hệ dàn ống thoát nhiệt (nếu có)
và vận hành thử chúng; ... ... ... Biện pháp xử lý dàn ống thoát ra nhiệt khi kết thúc
thi công; Biện pháp thi công bọc vật liệu cách nhiệt. 6.9.2 Kiểm tra
sau khi đổ bê tông
Tiến hành kiểm tra những vấn đề sau đây: Chất lượng thi công bọc vật liệu cách
nhiệt để giữ nhiệt khối đổ. Đặc biệt các gờ cạnh và góc; Tình trạng bảo dưỡng bằng tưới nước (
đảm bảo thoát nhiệt nhanh); Tình trạng dỡ cốp pha và vật liệu cách
nhiệt (không gây xung nhiệt); Có xuất hiện vết nứt hay không sau khi
tháo cốp pha và sau một vài ngày tiếp theo; Chất lượng bê tông theo thiết kế; ... ... ... Diễn biến nhiệt độ, bê tông khối đổ; Chất lượng liền khối của khối đổ (khi
có chia nhỏ khối đổ). 6.9.3 Tổ chức
kiểm tra Đơn vị thi công tự
kiểm tra thường ngày những việc nêu trong điều (6.9.1 và 6.9.2). Đơn vị thiết kế và
chủ đầu tư tiến hành kiểm tra song song. Người kiểm tra cần có
trình độ chuyên môn về bê tông và công nghệ bê tông. 7.1
Ngoài những quy định về nghiệm thu ghi trong TCVN 4453 : 1995, đối với thi
Chất lượng
vật liệu đầu vào phù hợp với bê tông khối lớn; ... ... ... Chất lượng thi công (đổ bê tông liên tục các lớp đổ và
đợt đổ theo mức thời gian quy định); Chất lượng bọc vật liệu cách nhiệt để giữ nhiệt khối đổ; Chất lượng lắp đặt hệ thống dàn ống thoát nhiệt (nếu có)
và tình trạng vận hành; Tình trạng nứt khối bê tông sau thi công; Chất lượng liền khối các phần của khối bê tông đã thi
công; Chất lượng xử lý hệ dàn ống thoát nhiệt; Diễn biến nhiệt độ bê tông sau khi đổ. 7.2 Trường hợp có
xuất hiện vết nứt khối bê tông thì việc xử lý vết nứt sẽ do người thiết kế
xem xét cụ thể để quyết định. 7.3 Những
vấn đề cần nghiệm thu được viết thành biên bản có chữ ký của đại diện các bên
chủ đầu tư và nhà thầu trước hoặc sau mỗi công đoạn thi công. Cuối cùng cần có
một biên bản nghiệm thu đánh giá tổng thể toàn khối bê tông đã đổ. ... ... ... 8.1 Toàn bộ
diễn biến của quá trình thi công và nghiệm thu công trình cần được ghi chép đầy
đủ dưới dạng biên bản xác nhận các bên hoặc sổ nhật ký công trình. 8.2 Các tài
liệu bao gồm: Bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, phiếu kiểm tra chất lượng,
biên bản nghiệm thu giữa các bên, nhật ký công trình cần được chủ đầu tư lưu
giữ cẩn thận để sử dụng lâu dài. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 305:2004 về bê tông khối lớn - quy phạm thi công và nghiệm thu do Bộ Xây dựng ban hành Văn bản đang xem Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 305:2004 về bê tông khối lớn - quy phạm thi công và nghiệm thu do Bộ Xây dựng ban hành Chưa có Video |