Tên chỉ tiêu |
Loại vữa |
||
VA |
VB |
VC |
|
1. Độ chảy, mm, không nhỏ hơn |
200 |
||
2. Độ chảy sau 30 phút, mm, không nhỏ hơn |
180 |
||
3. Độ tách nước, % |
0 |
||
4. Tốc độ phát triển cường độ chịu nén, % cường độ 28 ngày của các mác tương ứng, ở các tuổi, không nhỏ hơn: |
|
|
|
- 1 ngày |
|
35 |
|
- 3 ngày |
|
50 |
|
- 7 ngày |
|
75 |
|
- 28 ngày |
|
100 |
|
5. Thay đổi chiều cao cột vữa tại lúc kết thúc đông kết so với chiều cao ban đầu, %: |
|
|
|
- Tối đa |
+ 4,0 |
- |
+ 4,0 |
- Tối thiểu |
0 |
- |
0 |
6. Thay đổi chiều dài mẫu vữa đóng rắn ở các tuổi 1, 3, 7,14 và 28 ngày; mm/m |
|
|
|
- Tối đa |
- |
+ 3 |
+ 3 |
- Tối thiểu |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
6.1.1. Phòng thử nghiệm nơi chuẩn bị mẫu, chế tạo và thử mẫu giữ ở nhiệt độ (27±2) °C và độ ẩm tương đối không thấp hơn 50 %.
6.1.2. Mẫu thử cường độ chịu nén của vữa sau khi tạo mẫu (cả khuôn và mẫu) được bảo dưỡng trong phòng dưỡng hộ ẩm có nhiệt độ (27±1) °C và độ ẩm tương đối không thấp hơn 90 %. Mẫu sau khi tháo khuôn được ngâm trong nước có nhiệt độ được duy trì liên tục ở (27±1) °C cho tới tuổi thử mẫu.
6.2 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
6.2.1. Lấy mẫu thử
Mẫu thử lấy từ các bao vữa nguyên được lựa chọn một cách ngẫu nhiên trong lô vữa cần kiểm tra. Khi thí nghiệm mỗi chỉ tiêu riêng lẻ cần lấy 2000 g vữa hoặc khối lượng đủ để thực hiện thí nghiệm.
6.2.2. Mẫu thí nghiệm đánh giá chất lượng phải được chế tạo với tỷ lệ nước trên chất khô cao nhất mà nhà sản xuất đề ra đối với sản phẩm.
6.2.3. Chuẩn bị mẫu thử
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Máy trộn vữa thí nghiệm như qui định trong TCVN 6016:2011
6.2.3.2. Cách tiến hành
Lắp cối và cánh trộn vào vị trí trộn của thiết bị. Cân 2000 g vữa và cân hoặc đong lượng nước trộn ứng với 2000 g vữa theo tỷ lệ nước/chất khô (N/CK) cao nhất theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Đổ đủ lượng nước trộn vào cối. Khởi động máy, cho chạy với tốc độ thấp (140 ± 5) r/min, đổ dần hết lượng vữa đã cân vào cối trong vòng 30 s. Dừng máy, đổi sang tốc độ trung bình (285 ±10) r/min và trộn tiếp 30 s. Dừng máy 15 s, vét hết vữa đọng bên thành cối xuống rồi trộn tiếp 2 min ở tốc độ trung bình. Dùng mẻ vữa này để thí nghiệm một chỉ tiêu.
6.3.1. Thiết bị, dụng cụ
Độ chảy của vữa được đánh giá bằng giá trị đường kính xòe của mẫu vữa qua nhớt kết Suttard. Nhớt kế Suttard gồm một ống trụ bằng đồng hoặc thép không gỉ và tấm đáy bằng mica hoặc kính. Kích thước ống trụ:
Đường kính trong: 50 mm
Chiều cao: 100mm
Chiều dày thành ống: (2 ¸ 3) mm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3.2. Cách tiến hành
Đặt tấm đáy lên mặt bàn phẳng. Lau mặt trên tấm đáy và mặt trong ống trụ bằng giẻ ẩm. Cân và trộn vữa theo 6.2. Dùng một tay ép ống xuống tấm đáy để giữ, đổ vữa vào ống trụ một lần cho đầy ngang miệng. Chú ý cho vữa chảy liên tục để tránh cuốn khí. Gõ nhẹ thành ống 5 lần rồi rút nhẹ ống trụ lên theo phương thẳng đứng. Sau khi vữa ngừng chảy (khoảng 10 ¸15 s), dùng vạch đường kính ở phía dưới hoặc thước lá xác định đường kính mẫu. Độ chảy của mẫu là giá trị trung bình của 2 đường kính vuông góc. Sau đó đổ vữa, rửa tấm đáy và thử lại lần nữa với khối lượng vữa còn lại trong cối trộn.
6.3.3. Biểu thị kết quả
Độ chảy của hỗn hợp vữa là trung bình cộng kết quả của 2 lần thử.
Kết quả thử được coi là đạt khi các kết quả chênh lệch nhau không quá 20 mm.
6.4.1. Thiết bị, dụng cụ
- Thùng kim loại hình trụ, dung tích 2 L (F = h = 107 mm).
- Cân kỹ thuật chính xác đến 5 g.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Pipét dung tích 5 mL.
6.4.2. Cách tiến hành
Vữa sau khi trộn như mục 6.2 được rót vào thùng kim loại 1 L (rót liên tục 1 lần) cho tới cách mép (10±5) mm. Đậy nắp kính lên thùng và để yên trong vòng 1,5 h. Sau đó nhấc tấm kính ra. Nếu có nước tách, dùng ống pipét hút hết ra và cho vào ống đong.
6.4.3. Biểu thị kết quả
Độ tách nước của vữa, Tn, tính bằng %, làm tròn tới 0,01 theo công thức:
trong đó: Vn: thể tích nước tách ra, tính bằng mL
V: thể tích hỗn hợp vữa trong thùng, tính bằng mL
6.5. Xác định cường độ chịu nén của vữa
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khuôn mẫu, máy trộn và máy nén như quy định trong TCVN 6016:2011, từ 4.2.3 tới 4.2.7.
6.5.2. Trộn mẫu
Theo 6.2.
6.5.3. Đúc mẫu
Tháo cối trộn chứa vữa ra khỏi máy trộn và rót hỗn hợp vữa vào khuôn ở khoảng giữa mỗi khuôn mẫu để vữa tự chảy đầy mỗi ngăn khuôn (cao hơn thành khuôn (1 ¸ 2) mm). Dùng thước lá kim loại gạt vữa cho bằng với thành khuôn. Đặt tấm đậy phủ lên mặt khuôn và trên mỗi tấm đậy đặt đối trọng nặng 10 kg.
6.5.4. Bảo dưỡng mẫu vả xác định cường độ nén
- Bảo dưỡng mẫu: Sau khi đúc mẫu, để khuôn mẫu cùng tấm đậy và đối trọng vào phòng dưỡng hộ ẩm 24 h. Các viên mẫu sau khi tháo khỏi khuôn được xếp vào các giá ngâm trong nước hoặc mang đi thử cường độ chịu nén.
- Cường độ chịu nén của vữa, Rn, tính bằng MPa, chính xác tới 0,5, được xác định theo công thức:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
P: tải trọng tối đa lúc mẫu bị phá hoại, N
F: tiết diện chịu nén của mẫu, mm2.
6.6. Xác định thay đổi chiều cao cột vữa trong quá trình đông kết
6.6.1. Sơ đồ thí nghiệm
Hình 1 - Sơ đồ thí nghiệm xác định sự thay đổi chiều cao cột vữa trong quá trình đông kết
6.6.2. Thiết bị thí nghiệm
- Nguồn chiếu sáng: Nguồn chiếu sáng bao gồm đèn và các kính hội tụ với cường độ thích hợp đủ để chiếu một vệt sáng lên một bức tường ở cự li cách nguồn sáng khoảng 5 m.
- Quả bóng chỉ thị: Quả bóng chỉ thị phải có dạng hình cầu và được làm từ vật liệu không hấp phụ. Dung trọng quả bóng bằng khoảng (55 ± 5) % dung trọng của hỗn hợp vữa thí nghiệm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Màn hình hiển thị: Màn hình hiển thị làm từ vật liệu cứng, kích thước khoảng 600 mm chiều cao và 250 mm chiều rộng.
- Khuôn: Khuôn hình trụ, chiều cao gấp đôi đường kính trong. Có 2 kích thước khuôn được sử dụng với chiều cao là 100 và 150 mm.
6.3.3. Cách tiến hành
Mẫu được lấy và trộn theo 6.2. Sau đó rót vữa vào khuôn. Gạt bề mặt mẫu cho phẳng tới mặt khuôn. Trong những trường hợp có sự co hoặc nở đặc biệt của vật liệu cần điều chỉnh chiều cao mẫu thí nghiệm tới ± 6 mm tương ứng với chiều cao khuôn. Đặt quả bóng chỉ thị vào tâm bề mặt của mỗi mẫu thí nghiệm. Định vị mỗi mẫu thí nghiệm giữa đèn chiếu và hệ thấu kính. Điều chỉnh vị trí của mẫu thí nghiệm theo chiều ngang để hình ảnh của quả bóng chỉ thị trên màn hình hiển thị được rõ nét. Bố trí lại màn hình hiển thị để hình ảnh của quả bóng chỉ thị rơi vào vạch số 0. Thời điểm này được ghi nhận là thời điểm bắt đầu quá trình thí nghiệm.
6.6.3.1. Các phép đo thí nghiệm
Khi mẫu thí nghiệm đã đặt đúng vị trí, không di chuyển thiết bị cho tới khi quá trình thí nghiệm hoàn tất. Ghi lại sự dịch chuyển của quả bóng chỉ thị theo phản chiếu trên màn hình hiển thị, 5 min/lần trong 90 min đầu, 10 min/lần cho 1 h tiếp theo và sau đó là 20 min/lần cho tới khi hỗn hợp vữa trở nên cứng. Số đọc trên màn hình là số dương (+) khi chiều cao tăng và số âm (-) khi chiều cao giảm. Độ chính xác của phép đo là 2 mm theo các vạch chia đứng. Ghi thời điểm đọc chính xác tới 1 min.
GHI CHÚ: Thời gian hỗn hợp vữa trở nên cứng có thể lấy là thời gian kết thúc đông kết của vữa xác định theo phương pháp ASTM C953-10. Nếu cần, việc đo có thể được tiếp tục tiến hành sau khi mẫu đã cứng.
6.6.3.2. Biểu thị kết quả
Sự thay đổi chiều cao của mẫu thí nghiệm được tính như sau:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó: ΔH: thay đổi chiều cao, biểu diễn dưới dạng %, là số dương (+) khi tăng và số âm (-) khi giảm chiều cao;
I: số đọc trên màn hình hiển thị, mm;
H: chiều cao ban đầu của mẫu, mm;
M: tỷ số phóng đại của hệ thống gương.
6.7. Xác định sự thay đổi chiểu dài của mẫu vữa đóng rắn
6.7.1. Thiết bị, dụng cụ
- Đồng hồ đo biến dạng có độ chính xác 0,002 mm;
- Giá đo gồm: bản thép 10 x 200 x 600 mm có hàn 2 trụ thép để giữ đồng hồ đo;
- Tấm tôn dày 1 mm có gắn râu thép để liên kết vữa ở hai đầu mẫu thử;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình 2 - Sơ đồ thí nghiệm xác định sự thay đổi chiều dài mẫu vữa đã cứng
6.7.2. Chuẩn bị mẫu thử
- Đặt 2 tấm tôn mỏng áp sát mặt trong của 2 đầu khuôn có kích thước 100 x 100 x 400 mm.
- Dùng nilông mỏng phủ kín mặt trong khuôn.
- Rót vữa vào khuôn cho bằng mặt.
- Gấp nilông phủ kín mặt trên của mẫu và giữ không cho mẫu mất nước trong vòng 3 h.
6.7.3. Cách tiến hành
Đặt mẫu lên giá đo. Sau 3 h, nhẹ nhàng tháo dỡ 2 thành đứng và 2 đầu khuôn. Lắp và căn chỉnh cho đầu kim đồng hồ đo tiếp xúc trực tiếp vào chính giữa tấm tôn mỏng đặt ở 2 đầu mẫu. Giữ nguyên nilông phủ mẫu trong 14 ngày đầu. Mở nilông và để khô mặt trên của mẫu trong 14 ngày tiếp theo.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong 6 h đầu, cứ 30 min ghi lại số đo của đồng hồ 1 lần, từ giờ thứ 7 đến 24, cứ 60 min ghi lại số đo của đồng hồ 1 lần, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 28, mỗi ngày ghi lại trị số đo của đồng hồ 1 lần vào giờ cố định.
6.7.4. Biểu thị kết quả
Biến dạng (co hoặc nở) của từng mẫu vữa không co tại thời điểm (t), et, được tính theo công thức:
trong đó: I: chiều dài mẫu thử, m;
Δl: khoảng chênh lệch chiều dài giữa lần đo ở thời điểm t so với ban đầu, mm.
Độ co, nở của vữa tại thời điểm t là trung bình cộng của phép thử 3 viên mẫu cùng tổ, tính chính xác tới 0,002 mm.
Báo cáo kết quả thí nghiệm cần thể hiện các thông tin sau:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Tên, nhãn vữa và đơn vị sản xuất.
- Số lượng và kích thước của mỗi loại mẫu vữa và ngày tháng đúc mẫu.
- Độ chảy tại thời điểm đúc mẫu và tỷ lệ nước trên chất khô.
- Nhiệt độ khi trộn và nhiệt độ bảo dưỡng.
- Sự co-nở (thay đổi chiều cao cột vữa) từ khi đúc tới thời điểm kết thúc đông kết.
- Sự co-nở (thay đổi chiều dài của mẫu vữa) ở các tuổi 1, 3, 7, 14 và 28 ngày.
- Cường độ nén của các viên mẫu ở tuổi 1, 3, 7 và 28 ngày.
7. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
7.1. Ghi nhãn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.2. Bao gói
7.2.1. Bao vữa xi măng không co trộn sẵn được làm bằng vật liệu cách ẩm, bảo đảm bền không rách vỡ trong quá trình vận chuyển.
7.2.2. Khối lượng tịnh của mỗi bao vữa xi măng không co là 25 kg, 50 kg hoặc khối lượng theo thoả thuận với khách hàng nhưng sai lệch khối lượng phải đảm bảo không quá 1%.
7.3. Vận chuyển
Vữa xi măng không co trộn sẵn được vận chuyển đến nơi sử dụng bằng mọi phương tiện đảm bảo che chắn, chống mưa và ẩm ướt.
7.4. Bảo quản
7.4.1. Vữa xi măng không co trộn sẵn được bảo quản trong các xitéc chuyên dụng. Bao vữa khô phải được bảo quản trong kho có tường bao và mái che. Các bao vữa được xếp trên những giá gỗ. Các hàng xếp cao không quá 15 bao, cách tường ít nhất 20 cm và riêng theo từng lô.
7.4.2. Vữa xi măng không co trộn sẵn được bảo hành chất lượng 60 ngày kể từ ngày sản xuất.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9204:2012 về Vữa xi măng khô trộn sẵn không co
Số hiệu: | TCVN9204:2012 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9204:2012 về Vữa xi măng khô trộn sẵn không co
Chưa có Video