TCVN 7301-1:2008 (ISO 14121/EN 1050) |
Các mối nguy và tình trạng nguy hiểm chính đối với thang máy trong trường hợp có cháy |
Các yêu cầu và các điều trong tiêu chuẩn này |
1 |
Các mối nguy về cơ khí |
5.1.1, 5.1.2, 5.3.4, 5.3.5, 5.3.6, 5.3.7 |
1.5 |
Các mối nguy bị mắc kẹt |
5.1.3, 5.3 |
1.6 |
Các mối nguy va chạm |
5.3.1, 5.3.2 |
3 |
Các mối nguy về nhiệt (sự ô nhiễm do nhiệt hoặc khói) |
5.1, 5.2, 5.3.1a), b), c), 5.3.2, 5.3.3, 5.3.5, 5.3.7, 5.4 |
8.8 |
Kết cấu hoặc vị trí của các bộ phận chỉ báo không thích hợp |
5.1.3, 5.3.8 |
5. Yêu cầu an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
Phải ngắt sự phục vụ bình thường các thang máy trong trường hợp xảy ra cháy bằng cách sử dụng các điều khoản sau (xem Phụ lục A).
5.1.1. Các tín hiệu vào
Thang máy phải vận hành phù hợp với 5.3 khi nhận được một (hoặc nhiều) tín hiệu điện. Các tín hiệu điện phải do hệ thống tự động phát hiện cháy và báo động hoặc cơ cấu gọi về điều khiển bằng tay cung cấp.
Khi có trang bị một cơ cấu gọi về điều khiển bằng tay thì nó phải:
a) có hai trạng thái ổn định trong vận hành và
b) được ghi nhãn rõ ràng để tránh bất cứ sai sót nào về vị trí của nó và
c) được ghi nhãn thích hợp đối với mục đích sử dụng của nó và
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) được bảo vệ tránh sử dụng sai sót khi có thể tiếp cận được toàn bộ bằng cách đặt cơ cấu này sau một tấm kính thủy tinh hoặc được đặt trong một khu vực an toàn.
CHÚ THÍCH: Việc quyết định lựa chọn một hệ thống tự động phát hiện cháy và báo động hoặc cơ cấu gọi về điều khiển bằng tay là vấn đề được thương lượng tại giai đoạn thiết kế/lập kế hoạch của tòa nhà.
5.1.2. Vị trí dừng của thang máy
5.1.2.1. Khi một thang máy dừng lại do tình trạng có hư hỏng, một tín hiệu từ hệ thống phát hiện cháy đến hệ thống điều khiển thang máy không được làm cho thang máy khởi động.
5.1.2.2. Sự điều khiển kiểm tra và điều khiển khẩn cấp bằng điện không được chịu ảnh hưởng của hệ thống phát hiện cháy
5.1.3. Dấu hiệu cấm
Phải có một dấu hiệu cấm theo ISO 3864-1:2002 được đặt gần thang máy để có thể nhìn thấy dấu này một cách dễ dàng trên tất cả các điểm dừng tầng. KÍch thước của dấu này tối thiểu phải là 50 mm và ký hiệu bằng hình vẽ phải theo chỉ dẫn trên Hình 1.
CHÚ THÍCH: Có thể kèm theo hình minh họa câu sau "không sử dụng thang máy trong trường hợp xảy ra cháy"
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2. Yêu cầu về giao diện giữa hệ thống báo cháy và hệ thống điều khiển thang máy
5.2.1. Yêu cầu chung
Sự ngắt kết nối của các giao diện phải khởi xướng việc gọi về của thang máy như mô tả trong 5.3.
CHÚ THÍCH 1: Kiểu giao diện là do sự lựa chọn của người lắp đặt thang máy có sự thương lượng với người chủ sở hữu tòa nhà (xem EN 51-1:1998, 0.2.5 và TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998), 0.2.5).
CHÚ THÍCH 2: Việc quyết định lựa chọn một hệ thống tự động phát hiện cháy hoặc cơ cấu gọi về điều khiển bằng tay là vấn đề được thương lượng tại giai đoạn thiết kế / lập kế hoạch của tòa nhà.
Các ví dụ về giao diện có thể được sử dụng được chỉ dẫn ở dưới đây.
5.2.2. Giao diện rời rạc
Một giao diện rời rạc phải được thực hiện bằng các công tắc thường mở, khởi động trong trường hợp phát hiện ra cháy.
Phải cung cấp các công tắc đưa ra các tín hiệu cho hệ thống điều khiển thang máy.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2.3. Giao diện nối tiếp
Giao diện nối tiếp phải an toàn và được thực hiện bằng sự truyền thông tin dưới dạng các tín hiệu nối tiếp phù hợp với giao thức phần mềm/phần cứng đã được tiêu chuẩn hóa (ví dụ, EIA-422 hoặc ITU-TV11).
5.3. Trạng thái của thang máy khi nhận được một tín hiệu phát hiện cháy
Nguyên tắc của phản ứng của thang máy trong trường hợp xảy ra cháy là đưa cabin trở về điểm dừng tầng được chỉ định và cho phép mọi hành khách được thoát ra.
5.3.1. Khi nhận được một tín hiệu chỉ thị cháy từ hệ thống tự động phát hiện cháy và báo động (xem 3.6.1) hoặc từ cơ cấu gọi về điều khiển bằng tay (xem 3.11) thì thang máy phải phản ứng như sau:
a) tất cả các cơ cấu điều khiển tầng dừng và các cơ cấu điều khiển cabin bao gồm cả "nút ấn mở lại cửa" phải được đưa về trạng thái không hoạt động; và
b) tất cả các cuộc gọi đã đăng ký hiện có phải được hủy;
c) thang máy phải tuân theo lệnh tự động được bắt đầu bởi tín hiệu nhận được theo cách sau:
1) thang máy có các cửa được dẫn động cơ khí tự động, khi đã đỗ lại ở một tầng dừng, phải đóng kín các cửa và di chuyển không dừng lại tới tầng dừng được chỉ định;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3) thang máy đang di chuyển ra xa tầng dừng được chỉ định phải dừng bình thường và đảo chiều chuyển động tại tầng dừng gần nhất mà không mở các cửa và trở về tầng dừng được chỉ định;
4) thang máy đang di chuyển ra xa tầng dừng được chỉ định phải tiếp tục hành trình của nó tới tầng dừng được chỉ định mà không dừng lại;
5) một thang máy trong trường hợp bị chặn lại do sự vận hành của một thiết bị an toàn, phải được giữ đứng yên.
5.3.2. Các cơ cấu đảo chiều di chuyển của có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt hoặc khói phải được đưa về trạng thái không hoạt động để cho phép đóng các cửa lại. Phải duy trì sự bảo vệ được quy định trong TCVN 6395:2008 hoặc 7.5.2.1.1.3, TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998).
5.3.3. Sự điều vận động tự động tới tầng dừng thấp thấp nhất như quy định trong 14.2.1.5 b), TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998) phải được đưa về trạng thái không hoạt động.
5.3.4. Sự hư hỏng của một thang máy trong một nhóm các thang máy được nối liên kết với nhau không được ảnh hưởng đến sự trở về tầng dừng được chỉ định của thang máy khác.
5.3.5. Khi đi tới tầng dừng được chỉ định, các thang máy có các cửa dẫn động cơ khí phải đỗ lại tại đây với cabin và các cửa tầng mở và ngừng hoạt động.
Khi các quy định của quốc gia không cho phép các cửa ở trạng thái mở thì phải có phương tiện để mở các cửa (kể cả các phương tiện vận hành bằng điện) để đội chữa cháy có thể kiểm tra xem có sự hiện diện của cabin hay không và có người bị mắc kẹt hay không (xem 0.2.5, TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998).
CHÚ THÍCH: Phương tiện mở khóa nên có dạng mở khóa bằng chìa hình tam giác như đã quy định trong Phụ lục B của TCVN 6395:2008 hoặc Phụ lục B của TCVN 6396-2:2009 (EN 81-21998). Khi không thể đáp ứng được yêu cầu này thì có thể sử dụng một cơ cấu khác, ví dụ, nút ấn tại tầng dừng.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.3.7. Thang máy sẽ được tự động chỉnh đặt lại để vận hành bình thường bởi:
a) một tín hiệu điện từ hệ thống tự động phát hiện cháy khi nó được chỉnh đặt lại; hoặc
b) chỉnh đặt lại cơ cấu gọi về điều khiển bằng tay được thiết kế sao cho việc chỉnh đặt lại này chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền.
Để có thể đưa thang máy trở lại phục vụ bình thường ngay cả khi hệ thống phát hiện (báo động) cháy vẫn còn hoạt động (ví dụ, không chỉnh đặt lại được) thì theo sự thương lượng với người lắp đặt, người chủ sở hữu tòa nhà phải cung cấp một tín hiệu cho thang máy dưới dạng một công tắc thường mở không có điện áp.
5.3.8. Để chỉ báo rằng không được sử dụng thang máy, phải có một chỉ báo "Không vào" (No entry) (xem Hình 2, dấu hiệu C 1a như đã mô tả trong "Quy ước về các dấu hiệu và tín hiệu đường bộ" (Vienna, 8-11-1968)) được bố trí tại tầng dừng được chỉ định, dấu hiệu này được đưa vào hoạt động bằng nguồn cung cấp điện bình thường khi thang máy ở tầng dừng được chỉ định;
Kích thước nhỏ nhất của dấu hiệu chỉ báo phải là 25 mm trong các bảng điều khiển tại tầng dừng và 50 mm khi là một dấu hiệu chỉ báo tách biệt.
Hình 2 - Dấu hiệu chỉ báo "không vào"
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi nhận được một tín hiệu điện như quy định trong 5.1.1, thang máy phải trở về tầng dừng chính được chỉ định (thường là tầng trệt) phù hợp với 5.3.
5.4.2. Đối với một số tòa nhà, theo các quy định của quốc gia, các nhà quy hoạch, các kiến trúc sư v.v…có thể cần đến một giải pháp phức tạp hơn, trong trường hợp này có thể xem xét đến nhiều tầng dừng được chỉ định như mô tả dưới đây:
Khi một cháy được phát hiện bởi hệ thống tự động phát hiện cháy ở mức tương ứng với tầng chính được chỉ định thì thang máy phải nhận được một tín hiệu điện bổ sung để chuyển cabin tới tầng dừng được chỉ định khác.
CHÚ THÍCH: Một khi thang máy đã nhận được một tín hiệu để đi tới một tầng dừng được chỉ định thì nó sẽ được thực hiện hoạt động này mà bỏ qua bất cứ các tín hiệu nào khác với tín hiệu đã được chỉnh đặt quy định trong 5.3.7.
5.4.3. Trong tất cả các trường hợp, thang máy phải phản ứng như đã mô tả trong 5.3.
6. Kiểm tra các yêu cầu an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
Phải kiểm tra các yêu cầu an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ của các Điều 5 và Điều 7 theo Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2 - Bảng kiểm tra
Điều
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tuân theo thiết kế thang máy b
Kiểm tra tài liệu thiết kế c
Kiểm tra chức năng d
5.1.1
X
X
5.1.2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
X
5.1.3
X
5.2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
X
5.3
X
X
5.3.1
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
X
X
X
5.3.2
X
5.3.3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
X
5.3.4
X
5.3.5
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
X
5.3.6
X
5.3.7
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
X
X
5.3.8
X
X
5.4.1
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
X
5.4.2
X
7
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a Các kết quả "kiểm tra bằng mắt thường" chỉ để ra sự hiện diện của một thứ gì đó (ví dụ, một nhãn mác, một bảng điều khiển, sách hướng dẫn), việc ghi nhãn cần đáp ứng yêu cầu và nội dung của các tài liệu được giao cho người chủ sở hữu thang máy là phù hợp với các yêu cầu.
b Các kết quả của việc "tuân theo thiết kế thang máy" là để chứng minh rằng thang máy được lắp ráp theo thiết kế và các bộ phận/cơ cấu tuân theo tài liệu thiết kế
c Các kết quả của việc "kiểm tra tài liệu thiết kế" để chứng minh rằng các yêu cầu thiết kế của tiêu chuẩn đã được đáp ứng "trên giấy tờ" trong tài liệu thiết kế (sự bố trí, yêu cầu kỹ thuật).
d Các kết quả của "thử chức năng" là để chỉ ra rằng thang máy làm việc theo dự định, bao gồm cả các thiết bị an toàn.
CHÚ THÍCH: Khi người lắp đặt thang máy sử dụng một sản phẩm được thử kiểu thì phép thử và các kiểm tra sẽ được quy định trong tài liệu của sản phẩm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(Tham khảo)
KỊCH BẢN CỦA THANG MÁY VÀ CÁC GIAO DIỆN
A.1. Kịch bản của thang máy hình thành trên cơ sở áp dụng TCVN 6393-73:2010 (EN 81-73).
Hình A.1
A.2. Điều khoản về giao diện giữa tự động phát hiện cháy và thang máy
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A Đường ranh giới
B Tòa nhà
C Thang máy
1 Sự đấu nối dây giữa các giao diện không do người lắp đặt thang máy thực hiện (người lắp đặt thang máy sẽ cung cấp các đầu cực nối)
2 Các tín hiệu ra từ hệ thống phát hiện cháy hoặc cơ cấu gọi về điều khiển bằng tay
3 Giao diện điều khiển thang máy (thông qua các đầu cực nối)
4 Các hệ thống điều khiển thang máy
5 Các thang máy
Hình A.2 - Các giao diện
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 7301:2008 (ISO 14121-1:2007/EN 1050:1997), Safety of machinery - Principles for risk assessment (An toàn máy - Nguyên tắc đánh giá rủi ro).
[2] EIA-422-A, Electrical characteristics of balanced voltage digital interface circuits (Đặc tính về điện của mạch điện áp được bù giao diện số hóa).
[3] ITU-TV.11, Electrical characteristics for balanced double - current interchange circuits operating at data signalling rates up to 10 Mbit/s (Đặc tính về điện đối với mạch thay thế cân bằng có hai dòng điện hoạt động ở tốc độ tạo tín hiệu dữ liệu đến 10 Mbit/s).
[4] ISO/TS 14798, Lifts (elevators), escalators and passenger conveyors - Risk analysis methodology (Thang máy, thang cuốn và băng tải chở người - Phương pháp phân tích rủi ro).
[5] Convention on Road Signs and Signals (Vienna, 8.11.1968) (Quy ước về dấu hiệu và tín hiệu đường bộ).
MỤC LỤC
Lời nói đầu
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Danh mục các mối nguy chính
5. Yêu cầu an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
6. Kiểm tra các yêu cầu an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
7. Thông tin cho sử dụng
Phụ lục A: Kịch bản của thang máy và các giao diện
Thư mục tài liệu tham khảo
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-73:2010 (EN 81-73:2005) về Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng - Phần 73: Trạng thái của thang máy trong trường hợp có cháy
Số hiệu: | TCVN6396-73:2010 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-73:2010 (EN 81-73:2005) về Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng - Phần 73: Trạng thái của thang máy trong trường hợp có cháy
Chưa có Video