(ISO 5657:1997)
THỬ NGHIỆM PHẢN ỨNG VỚI LỬA - TÍNH BẮT CHÁY CỦA VẬT LIỆU XÂY DỰNG KHI SỬ DỤNG NGUỒN NHIỆT BỨC XẠ
Reaction to fire test - Ignitability of building products using a radiant heat source
Lời nói đầu
TCVN 13953:2024 hoàn toàn tương đương (ISO 5657:1997).
TCVN 13953:2024 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
...
...
...
Reaction to fire test - Ignitability of building products using a radiant heat source
Tiêu chuẩn này quy định một phương pháp kiểm tra đặc tính bắt cháy ở bề mặt lộ nhiệt của các mẫu vật liệu composite hoặc cụm vật liệu có dạng tấm phẳng cơ bản và chiều dày không vượt quá 70 mm khi được đặt nằm ngang và chịu các mức cường độ bức xạ nhiệt quy định.
Phụ lục A của tiêu chuẩn này đưa ra các dẫn giải và hướng dẫn cho người thực hiện thử nghiệm. Phụ lục B cung cấp những khuyến cáo về hạn chế của thử nghiệm.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi bổ sung (nếu có).
TCVN 9848:2013 (ISO 291:2008), Chất dẻo - Khí quyển tiêu chuẩn cho ổn định và thử nghiệm.
ISO/IEC Guide 52:1990, Glossary of fire terms and definitions.
ISO/TR 14697:1997, Reaction to fire test - Guidance on the choice of substrates for building products.
...
...
...
CHÚ THÍCH: Xem thêm trong Phụ lục A.1
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các định nghĩa cho trong ISO/IEC Guide 52 và các định nghĩa cho dưới đây:
3.1
Cụm vật liệu (assembly)
Vật liệu chế phẩm và/hoặc vật liệu composite.
CHÚ THÍCH: Vật liệu có thể khe thông khí
VÍ DỤ Tấm dạng sandwich
3.2
Vật liệu composite (composite)
...
...
...
VÍ DỤ Các vật liệu được bọc phủ hoặc có nhiều lớp mỏng
3.3
Bề mặt phẳng cơ bản (essentially flat surface)
Bề mặt có sự nhấp nhô không đều của nó so với một mặt phẳng không vượt quá ±1 mm.
3.4
Bề mặt lộ lửa (exposed surface)
Bề mặt của sản phẩm chịu tác động của nguồn nhiệt bức xạ khi thử nghiệm.
3.5
Cường độ bức xạ (irradiance) (tại một điểm trên bề mặt)
...
...
...
3.6
Vật liệu (material)
Một chất đơn lẻ hoặc hỗn hợp các chất phân bố đồng đều
VÍ DỤ Kim loại, đá gỗ, bê tông, sợi khoáng, polime
3.7
Bắt cháy thành luồng (plume ignition)
Khởi phát của một ngọn lửa tạo thành luồng phía trên mẫu thử, duy trì ổn định hoặc không ổn định.
3.8
Sản phẩm (products)
...
...
...
3.9
Mẫu thử (specimen)
Phần đại diện cho sản phẩm sẽ được thử nghiệm cùng với lớp nền hoặc đã được gia công xử lý.
CHÚ THÍCH: Có thể bao gồm một khe thông khí
3.10
Bắt cháy bề mặt duy trì ổn định (sustained surface ignition)
Khởi phát của ngọn lửa trên bề mặt mẫu thử và ngọn lửa vẫn duy trì ở ngọn lửa mồi tiếp theo (lâu hơn 4 s).
3.11
Bắt cháy bề mặt không ổn định (transitory surface ignition)
...
...
...
CHÚ THÍCH: Xem thêm Phụ lục A.2
Các mẫu thử được đặt nằm ngang và chịu một nguồn bức xạ nhiệt lên mặt trên của mẫu với các mức cường độ bức xạ không đổi được lựa chọn trong phạm vi từ 10 đến 70 kW/m2.
Một ngọn lửa mồi đặt cách mặt trên của tâm mẫu thử một khoảng 10 mm để đốt mọi khí cháy tỏa ra từ mẫu. Thời điểm xảy ra sự bắt cháy ổn định trên bề mặt được ghi nhận lại.
CHÚ THÍCH 1: Thông tin về việc sử dụng thiết bị để xác định tính bắt cháy của các vật liệu dưới tác động của cường độ bức xạ nhiệt cao hơn được cho ở Phụ lục C.
CHÚ THÍCH 2: Các hình thức bắt cháy khác xảy ra được ghi nhận trong 11.5.
CHÚ THÍCH 3: Truyền nhiệt đối lưu cũng có thể ảnh hưởng rất ít (không quá vài phần trăm) tới quá trình tăng nhiệt ở tâm mẫu và số đọc của đầu đo thông lượng nhiệt trong quá trình hiệu chuẩn. Tuy nhiên, thuật ngữ cường độ bức xạ được sử dụng xuyên suốt tiêu chuẩn này là chỉ định tốt nhất dạng bức xạ cơ bản của truyền nhiệt.
5 Sự phù hợp của một sản phẩm cho thử nghiệm
CHÚ THÍCH: Xem thêm Phụ lục A.3
...
...
...
5.1.1 Một sản phẩm phù hợp để thử nghiệm khi có một trong những đặc điểm sau:
a) Có bề mặt lộ lửa là phẳng cơ bản; hoặc
b) Sự nhấp nhô bề mặt được phân bố đều trên bề mặt lộ lửa sao cho
Có ít nhất 50 % bề mặt của một diện tích đại diện có đường kính 150 mm nằm sâu không quá 10 mm, tính từ mặt phẳng đi qua các điểm cao nhất trên bề mặt lộ lửa, và/hoặc
Với những bề mặt có các vết nứt, hoặc các lỗ rộng không quá 8 mm và không sâu quá 10 mm, tổng diện tích của những vết nứt hoặc lỗ này tại bề mặt không vượt quá 30 % diện tích đại diện có đường kính 150 mm của bề mặt lộ lửa.
5.1.2 Khi một bề mặt tiếp xúc không đáp ứng được các yêu cầu của 5.1.1a) hoặc 5.1.1b), sản phẩm phải được thử (nếu có thể được) theo một dạng điều chỉnh đáp ứng càng sát càng tốt các yêu cầu trong 5.1.1. Báo cáo thử nghiệm phải nêu rõ sản phẩm đã được thử nghiệm theo dạng điều chỉnh và mô tả rõ ràng những điều chỉnh đó (xem Điều 13).
5.2 Các sản phẩm bất đối xứng
Một sản phẩm được đưa vào thử nghiệm có thể có các bề mặt khác nhau hoặc có thể chứa các lớp mỏng các vật liệu khác nhau được sắp xếp theo thứ tự khác nhau theo hai mặt sản phẩm. Nếu cả hai mặt đều có thể được lộ lửa khi sử dụng, ví dụ như trong một phòng hoặc khoang rỗng kín, thì cả hai mặt đều phải được thử nghiệm.
...
...
...
6.1 Mẫu thử
6.1.1 Ở mỗi mức cường độ bức xạ được lựa chọn và cho mỗi bề mặt lộ lửa khác nhau, phải thử nghiệm năm mẫu.
6.1.2 Các mẫu thử phải mang tính đại diện cho sản
phẩm, có hình vuông với kích thước mỗi cạnh là mm.
6.1.3 Các vật liệu và vật liệu composite có chiều dày 70 mm hoặc nhỏ hơn phải được thử nghiệm với toàn bộ chiều dày của chúng.
6.1.4 Đối
với các loại vật liệu và vật liệu composite
có chiều dày lớn hơn 70 mm, thì mẫu
yêu cầu phải được cắt bớt ở bề mặt không lộ lửa để giảm chiều dày xuống còn mm.
6.1.5 Khi cắt mẫu thử từ các sản phẩm có bề mặt không đồng đều, điểm cao nhát trên bề mặt phải được bố trí ở tâm mẫu thử.
6.1.6 Các cụm vật liệu phải được thử nghiệm như quy định trong 6.1.3 hoặc 6.1.4. Tuy nhiên, khi các vật liệu hoặc vật liệu composite mỏng được sử dụng để chế tạo nên một cụm vật liệu thì sự tồn tại của không khí hoặc khe thông khí và/hoặc bản chất của mọi vật liệu lớp dưới đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính bắt cháy của bề mặt lộ lửa. Cần phải chú ý ảnh hưởng của các lớp dưới để đảm bảo rằng kết quả thử nghiệm thu được phải phù hợp với việc sử dụng nó trong thực tiễn (xem Phụ lục A.4.1).
Khi sản phẩm là một vật liệu hoặc vật liệu composite thường được gắn với lớp vật liệu nền đã được xác định rõ thì phải được thử cùng với lớp vật liệu nền đó với việc sử dụng kỹ thuật gắn kết đi kèm, ví dụ: liên kết với chất kết dính thích hợp hoặc cố định bằng cơ học.
Ngoài ra, khi lớp vật liệu nền sử dụng thực tế là vật liệu không cháy hoặc cháy yếu, vật liệu hoặc vật liệu composite đó có thể được thử nghiệm bằng cách sử dụng lớp vật liệu nền thay thế có khối lượng riêng thấp hơn lớp vật liệu nền thực tế.
...
...
...
6.2 Các tấm đế
6.2.1 Cần có một tấm đế cho mỗi mẫu thử nghiệm. Tuy nhiên, vì đôi khi có thể sử dụng lại tấm đế sau khi thử nghiệm nên tổng số tấm đế yêu cầu sẽ phụ thuộc vào tần số thử nghiệm và loại sản phẩm được thử nghiệm.
6.2.2 Các
tấm đế phải vuông với kích thước mỗi cạnh là mm và phải phải được làm từ tấm cách nhiệt
không cháy với khối lượng riêng sấy khô là (825 ± 125) kg/m3 và chiều
dày danh định là 6 mm. Quán tính nhiệt của tấm này là 9,0 × 104 W2s/m4K2.
6.3 Ổn định mẫu thử
CHÚ THÍCH: Xem thêm Phụ lục A.4.3
Trước khi thử nghiệm, các mẫu thử và tấm đế phải được ổn định tới khối lượng không đổi tại nhiệt độ (23 ± 2)°C và độ ẩm tương đối (50 ± 5)% và có đối lưu không khí từ cả hai phía.
6.4 Chuẩn bị thử nghiệm
6.4.1 Một mẫu thử sau khi ổn định sẽ được đặt trên một tấm đế đã được xử lý theo Điều 6.3 và tổ hợp này sẽ được bọc trong một miếng giấy nhôm có chiều dày danh định là 0,02 mm. Trước đó miếng giấy nhôm đã được cắt bỏ đi một hình tròn đường kính 140 mm (xem Hình 1). Vùng cắt hình tròn phải được đặt ở vị trí tâm bề mặt phía trên của mẫu thử. Sau khi chuẩn bị, tổ hợp mẫu thử - tấm đế phải được đưa trở lại điều kiện ổn định mẫu cho đến khi được thử nghiệm.
6.4.2 Khi một sản phẩm có không khí đệm phía dưới ở
điều kiện bình thường (xem 6.1.6), nếu được thì mẫu thử cũng phải được đệm bằng
một khe thông khí khi thử nghiệm. Khe thông khí được tạo bởi một con kê giữa mẫu
và tấm đế. Con kê làm bằng một tấm cách nhiệt không cháy có cùng kích thước và
khối lượng riêng như tấm đế và được khoét ở tâm một miếng tròn có đường kính mm. Độ dày của con kê phải
tương ứng với kích thước của khe thông khí (nếu đã biết) và tổng chiều dày của
con kê cộng với mẫu thử không được vượt quá 70 mm. Nếu không xác định được chiều
dày của khe thông khí hoặc tổng chiều dày của khe thông khi
cộng với mẫu vượt quá 70 mm, thì mẫu thử phải được thử nghiệm với một con kê, đảm
bảo tổng chiều dày của mẫu và con kê là
mm.
...
...
...
6.4.3 Các tấm đế và/hoặc các con kê đặt dưới mẫu thử có thể được sử dụng lại nếu chúng không bị nhiễm bẩn. Tuy nhiên, ngay trước khi tái sử dụng, chúng cần được để ổn định trong điều kiện môi trường theo quy định tại 6.3 và 6.4.2 ít nhất 24 h. Nếu có bất kỳ nghi ngờ gì về điều kiện của tấm đế hoặc con kê thì phải đặt chúng trong lò sấy có thông gió tại nhiệt độ xấp xỉ 250 °C trong khoảng 2 h nhằm loại bỏ hết chất bám dính có thể phát sinh ra khí cháy. Nếu vẫn còn nghi ngờ về điều kiện này thì cần loại bỏ chúng.
6.5 Các lớp phủ phản quang
Trong thực tế các đám cháy, các lớp phủ kim loại có khả năng phản xạ nhiệt, có thể bị phủ một lớp bồ hòng hoặc muội đen xỉn. Khi đánh giá tính bắt cháy của vật liệu có lớp phủ kim loại phản quang, cần đánh giá sản phẩm ở cả hai trạng thái: ban đầu và khi được bọc một lớp phủ mỏng đen mờ. Phủ lên mẫu thử một lớp muội than đã được phân tán trong dung môi hữu cơ để tạo ra tỷ lệ bao phủ 5 g/m2 của muội than. Mẫu thử được phủ nên được chuẩn bị và thử nghiệm lần lượt theo quy trình thử nghiệm thông thường tại 6.4 và điều 11.
6.6 Các vật liệu không ổn định kích thước
Phương pháp thử này có thể không thích hợp cho các vật liệu thay đổi kích thước đáng kể khi tiếp xúc với nhiệt bức xạ, ví dụ như vật liệu phồng lên hoặc co lại khi tiếp xúc với nguồn bức xạ nhiệt. Cường độ bức xạ trên bề mặt các vật liệu này có thể có sự khác biệt đáng kể so với cường độ bức xạ được thiết lập bởi bộ điều khiển nhiệt độ, hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn phụ thuộc vào phản ứng của vật liệu, có thể dẫn đến độ chính xác thấp hơn của độ lặp lại hoặc độ tái tạo lại của phương pháp so với biểu thị trong Phụ lục D.
Tất cả các kích thước được đưa ra trong mô tả thiết bị sau đây là danh định trừ khi dung sai được xác định.
Thiết bị thử nghiệm cần thiết bao gồm một khung đỡ, giữ mẫu thử nằm ngang giữa một tấm ép và một tấm mặt sao cho một vùng xác định bề mặt phía trên của mẫu được tiếp xúc với nguồn nhiệt bức xạ. Nhiệt bức xạ này được cung cấp bởi một bộ gia nhiệt dạng nón cụt (nón gia nhiệt) được đặt ở phía trên và được đỡ bởi khung đỡ mẫu. Một cơ cấu đặt ngọn lửa mồi tự động được sử dụng để đưa ngọn lửa thử xuyên qua nón gia nhiệt tới vị trí phía trên tâm bề mặt của mẫu. Khay cố định mẫu thử được sử dụng để định vị mẫu một cách chính xác trên tấm ép của khung đỡ mẫu và một tấm chắn có tác dụng để che chắn bề mặt của mẫu khi đưa vào thiết bị thử nghiệm.
Sơ đồ bố trí thiết bị được thể hiện trong Hình 2 và các bản vẽ chi tiết thể hiện trong Hình 3 đến Hình 6.
...
...
...
7.1.1 Khung đỡ mẫu và các bộ phận khác của hệ thống để giữ mẫu đúng vị trí thử nghiệm được cấu tạo từ thép không gỉ. Nó bao gồm một khung đế hình chữ nhật được làm từ thép hộp vuông 25 mm × 25 mm có độ dày thành ống 1,5 mm và có kích thước tổng thể 275 mm × 230 mm. Một tấm mặt nằm ngang hình vuông rộng 220 mm và dày 4 mm được gắn cách mặt trên của khung đế 260 mm và cố định trên bốn chân bằng thép tròn có đường kính 16 mm được đặt ở các góc của tấm mặt. Một lỗ tròn có đường kính 150 mm sẽ được khoét ở tâm của tấm mặt, các cạnh của lỗ được vát bề mặt một góc 45° và tạo chiều rộng ngang 4 mm.
7.1.2 Hai thanh dẫn hướng thẳng đứng làm bằng thép tròn đường kính 20 mm và có chiều dài không nhỏ hơn 355 mm được gắn trên khung đế, mỗi thanh nằm ở chính giữa mỗi cạnh ngắn của khung này. Thanh điều chỉnh nằm ngang làm bằng thép hộp kích thước 25 mm × 25 mm có thể trượt trên thanh dẫn hướng và cố định tại các vị trí bởi các bu lông có thể siết chặt bằng tay. Thanh điều chỉnh nằm dưới tấm mặt và ở giữa hai thanh dẫn hướng. Có một lỗ và một ống bọc ở giữa thanh điều chỉnh được dùng để đặt một thanh trượt đứng, có đường kính 12 mm và chiều dài 148 mm. Phía trên đầu thanh này được gắn tấm ép vuông, cạnh 180 mm và dày 4 mm.
Tấm ép được đẩy tì vào mặt dưới của tấm che mặt mẫu bằng một tay đòn xoay có đối trọng, đặt ở bên dưới thanh ngang điều chỉnh được và ép vào điểm thấp nhất của thanh trượt đứng. Để thực hiện được như vậy thì cân xoay có chiều dài khoảng 320 mm.
Ở một đầu cân xoay có một con lăn, ép vào một đầu tì ở điểm thấp nhất của thanh trượt đứng. Đầu còn lại bố trí một đối trọng có thể điều chỉnh.
Đối trọng phải có khả năng cân bằng với các khối lượng khác nhau của mẫu, duy trì một lực xấp xỉ 20 N giữa mặt trên của mẫu và tấm mặt. Đối trọng có khối lượng khoảng 3 kg được cho là phù hợp. Một chốt chặn có thể điều chỉnh được dùng để hạn chế di chuyển lên của tấm ép đến 5 mm, do mẫu bị vỡ bị mềm hoặc bị chảy khi lộ lửa. Có thể dùng các khối kê ngăn cách giữa tấm ép và tấm mặt cho việc này.
7.1.3 Hình 3 thể hiện các chi tiết của khung gá lắp mẫu
7.2.1 Nón gia nhiệt gồm có một bộ phận gia nhiệt, có công suất danh định 3 kW, chứa trong một ống thép không gỉ, dài khoảng 3 500 mm và đường kính 8,5 mm, được cuốn thành hình nón cụt và lắp khít vào trong một cái vỏ che. Vỏ che này có chiều cao tổng thể (75 ± 1) mm, đường kính bên trong (66 ± 1) mm và đường kính trong của đáy (200 ± 3) mm. Vỏ che có cấu tạo gồm hai lớp thép không gỉ dày 1 mm kẹp ở giữa là một lớp cách nhiệt bằng sợi bông gốm dày 10 mm khối lượng riêng 100 kg/m3. Bộ phận gia nhiệt được gắn chặt vào mặt trong của vỏ che bằng các ghim thép. Cần có ít nhất bốn ghim thép đặt cách đều xung quanh chu vi của vỏ che đề phòng cuộn thấp nhất ở đáy chu vi bị võng xuống (Xem Hình 4b).
Mép lượn trên của bộ phận gia nhiệt không được làm che diện tích lỗ mở ở đỉnh vỏ che quá 10 % khi chiếu theo phương thẳng đứng.
...
...
...
Sự phân bố cường độ bức xạ được xác định từ các giá trị đọc ở tâm của các ô vuông cạnh 10 mm đã lựa chọn tạo thành các đường kẻ ô thể hiện trong Hình 4d). Các dung sai được đưa ra sẽ áp dụng cho các giá trị đọc trong lưới bao gồm tất cả các ô vuông thể hiện trong Hình 4d).
Đối với các phép đo này, lỗ hở trong tấm mặt phải được làm đầy hoàn toàn; do đó khuyến khích sử dụng một số bảng hiệu chuẩn của các hình dạng và kích thước ngang đặc biệt.
7.2.3 Nón gia nhiệt phải được đặt và gắn chắc chắn vào các thanh dẫn đứng của khung đỡ mẫu bằng các kẹp đặt ở mép dưới của vỏ che gia nhiệt cách mặt trên của tấm mặt 1 khoảng (22 ± 1) mm.
7.2.4 Chi tiết của nón gia nhiệt được thể hiện trong Hình 4b).
7.2.5 Nhiệt độ của nón gia nhiệt phải được kiểm soát bằng việc xem xét số đọc của đầu đo nhiệt (đầu đo nhiệt chính) (7.6) có tiếp xúc nhiệt kín và ổn định với ống phần tử cấp nhiệt. Đầu đo nhiệt phụ sẽ được gắn tương tự ở vị trí đối xứng. Các đầu đo nhiệt phải có tốc độ phản hồi không chậm hơn so với đầu đo nhiệt có mối nối nóng được cách ly trong một ống thép không gỉ có đường kính 1 mm. Mỗi đầu đo nhiệt phải được gắn vào một cuộn ống của phần tử cấp nhiệt ở vị trí giữa một phần ba và một nửa khoảng từ đỉnh xuống của nón gia nhiệt. Ít nhất 8 mm điểm cuối đầu đo nhiệt nằm trong vùng có nhiệt độ xấp xỉ bằng nhau.
Mô tả các phương pháp gắn các đầu đo nhiệt được coi là thỏa mãn trong thực hành được nêu trong Phụ lục A.5.1.
CHÚ THÍCH: Xem thêm Phụ lục A.5.2
7.3.1 Thiết bị này cung cấp một cơ cấu có khả năng đưa ngọn lửa mồi từ vị trí chờ mồi lại ở bên ngoài nón gia nhiệt tới vị trí thử nghiệm bên trong nón. Cơ cấu này có khả năng đưa ngọn lửa mồi qua nón gia nhiệt và qua lỗ mở ở tấm mặt đi xuống qua mặt dưới của tấm mặt một khoảng tối đa 60 mm.
...
...
...
7.3.3 Vị trí thông thường của ngọn lửa mồi là ở phía trên nón gia nhiệt và tách khỏi dòng khói hoặc các sản phẩm phân rã có thể bay lên qua đỉnh nón. Khi ở vị trí này, đầu phun ngọn lửa mồi phải đặt cạnh nguồn bắt cháy thứ hai có công suất nhiệt không lớn hơn 50 W và có khả năng đốt cháy lại ngọn lửa mồi nếu nó bị dập tắt.
7.3.4 Vị trí thông thường của ngọn lửa mồi phải đảm bảo sao cho ngọn lửa tạo ra nằm ngang qua hiểm giữa của lỗ mở trên tấm mặt và vuông góc với mặt phẳng chuyển động của cần đỡ ngọn lửa mồi, với tâm lỗ ở đầu phun đặt trên và cách mặt dưới của tấm mặt (10 ± 1) mm.
7.3.5 Cơ cấu đặt lửa mồi phải tự động đưa ngọn lửa mồi
đến "vị trí thử nghiệm" trong khoảng s/ lần.
Thời gian để ngọn lửa mồi đi từ đỉnh của vỏ che tới vị trí thử nghiệm không được
kéo dài hơn 0,5 s và được giữ nguyên tại vị trí thử nghiệm trong
s. Thời
gian để cho ngọn lửa mồi di chuyển trở lại với cùng khoảng cách cũng không được
vượt quá 0,5 s.
7.3.6 Cơ cấu này phải có một chi tiết hãm có thể điều chỉnh để hạn chế di chuyển điểm thấp nhất của ngọn lửa mồi đến bất kỳ vị trí nào trong phạm vi từ 20 mm phía trên vị trí thử nghiệm đến 60 mm phía dưới.
7.3.7 Một cơ cấu đặt ngọn lửa mồi phù hợp được thể hiện trong các Hình 6a), 6b) và 6c).
CHÚ THÍCH: Cơ cấu đặt ngọn lửa mồi phải được cấu tạo với một dung sai phạm vi hẹp do những thay đổi nhỏ về kích thước có thể dẫn đến thay đổi thời gian được quy định trong 7.3.5. Tuy nhiên các thay đổi nhỏ có thể điều tiết bằng cách thay đổi nhẹ đường kính của trục quay thụ động.
7.4 Khay đặt mẫu và định vị mẫu thử
7.4.1 Khay đặt mẫu và định vị mẫu thử được sử dụng để lắp mẫu dễ dàng và nhanh chóng lên tấm ép và định vị trí chính xác diện tích lộ nhiệt của mẫu tương ứng với lỗ hở trên tấm mặt.
7.4.2 Khay đặt mẫu cấu tạo từ một tấm kim loại phẳng có các tai được hàn phía trên bề mặt của khay để cố định và giữ các mẫu thử. Các thanh dẫn hướng phải được cố định ở mặt dưới để định vị khay và có một gờ chặn để đỡ lại tấm ép, do đó hạn chế khoảng cách lắp mẫu. Khay phải được gắn với tay cầm để thuận tiện cho việc sử dụng.
...
...
...
7.5.1 Tấm che mẫu thử phải được thiết kế để có thể trượt trên mặt trên của tấm mặt trong thời gian lắp đặt mẫu thử, việc che chắn như vậy nhằm tránh cho mẫu khỏi bức xạ nhiệt trước khi bắt đầu thử nghiệm.
7.5.2 Tấm che mẫu thử được làm từ nhôm bóng hoặc bằng thép không gỉ có chiều dày 2 mm và phải có kích thước tổng thể cho phép nó che phủ được tấm mặt. Cần phải có một cữ giới hạn để hạn chế việc đẩy sát vào tấm mặt và cũng cần có một tay cầm.
7.5.3 Một thiết kế của tấm che phù hợp được thể hiện ở Hình 8.
Bộ điều khiển nhiệt độ cho nón gia nhiệt phải là bộ điều khiển vi tích phân tỷ lệ (bộ điều khiển “3 chu kỳ”) với điều khiển tốc độ xoắn thyristor hoặc chu kỳ góc pha (xem A.5.3) ở mức tối thiểu 15 A. Khả năng điều chỉnh thời gian tích phân giữa khoảng 10 s và 150 s và thời gian vi phân giữa khoảng 2 s và 30 s phải được cung cấp để tạo ra sự kết nối phù hợp với đặc tính đáp ứng của bộ cấp nhiệt. Nhiệt độ mà bộ cấp nhiệt được điều khiển nằm trong một dải đo có khả năng đọc đến ±2 °C. Phạm vi đầu vào của nhiệt độ khoảng 0 °C đến 1 000 °C là phù hợp. (Cấp bức xạ 50 kW/m2 sẽ tương ứng trong khoảng 800°C và được cung cấp bởi bộ gia nhiệt). Phải thực hiện bù tự động nhiệt độ đầu nối lạnh cho cho đầu đo nhiệt.
Chức năng mong muốn là một đồng hồ đo biểu thị đầu ra cho bộ cấp nhiệt và một bộ điều khiển, trong trường hợp một mạch mở trong đường dây cặp nhiệt kế, sẽ làm cho nhiệt độ giảm xuống gần dưới cùng của dải.
Màn hình của bộ kiểm soát nhiệt độ hiển thị cho người vận hành biết khi đã đạt được sự ổn định nhiệt độ, các cấp nhiệt độ được hiển thị ở một đồng hồ có khả năng đọc tới ± 2 °C. Đồng hồ này có thể được kết hợp trong bộ điều khiển hoặc nằm riêng biệt.
...
...
...
Bức xạ sẽ không đi qua bất kỳ cửa sổ nào trước khi đến đầu tiếp nhận bức xạ. Thiết bị đo phải chắc chắn, dễ thiết lập và sử dụng, không nhạy cảm với sự thông gió và ổn định trong quá trình hiệu chuẩn. Thiết bị đo có độ chính xác ± 3 % và độ lặp lại trong khoảng 0,5 %.
Việc hiệu chuẩn đầu đo thông lượng nhiệt phải được kiểm tra bất cứ khi nào điều chỉnh lại thiết bị (xem 10.2) bằng cách so sánh với một thiết bị được dùng như là một chuẩn tham chiếu và không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. Thiết bị chuẩn tham chiếu phải được hiệu chuẩn đầy đủ theo định kỳ hàng năm.
7.8 Đồng hồ vôn kế (Thiết bị đo milivon)
Thiết bị này phải tương thích với đầu ra của đầu đo thông lượng nhiệt nêu trong 7.7. Nó phải có độ lệch, độ nhạy và độ chính xác để có thể đo được cùng độ bức xạ bằng đầu đo thông lượng nhiệt có độ phân giải đến 0,5 kW/m2.
7.9 Thiết bị quan sát đầu đo nhiệt phụ
Để quan sát đầu đo nhiệt phụ, cần có một thiết bị đo với độ phân giải tới ± 2°C. Thiết bị này có thể đọc trực tiếp trị số nhiệt độ hoặc theo vôn kế. Sự bổ sung hoặc bù tự động cho nhiệt độ điểm nối lạnh phải được thực hiện. Nếu sử dụng một thiết bị riêng biệt để theo dõi nhiệt độ của bộ cấp nhiệt, với một công tắc nối thích hợp thì cũng có thể sử dụng thiết bị này để quan sát đầu đo nhiệt phụ.
Thiết bị này phải có khả năng ghi lại thời gian trôi qua, làm tròn số đến giây với độ chính xác 1 s trong 1 h.
...
...
...
7.11.1 Van điều chỉnh gas
Van này có khả năng điều chỉnh áp suất dòng của khí propane và không khí đến ngọn lửa mồi theo các mức yêu cầu ở 9.2
7.11.2 Bộ lọc
Các bộ lọc có thể cần phải được lắp trong các đường ống dẫn khí propane và / hoặc dòng không khí để tránh các số đo của lưu lượng kế, bị ảnh hưởng bởi các tạp chất (ví dụ các giọt dầu).
7.11.3 Lưu lượng kế
Thiết bị có khả năng đo tốc độ dòng khí propane và không khí đến ngọn lửa mồi với độ chính xác ít nhất 5%.
7.11.4 Van một chiều
Một van một chiều thích hợp phải được đưa vào cả đường cấp không khí và đường cấp propane, bố trí càng gần điểm nối càng tốt.
7.11.5 Bộ chống cháy ngược
...
...
...
7.11.6 Các mối nối
Tất cả các mối nối cho việc lắp ống mềm phải được gắn chặt với các kẹp thích hợp.
Tấm hiệu chuẩn được làm bằng bông gốm có khối lượng thể tích (200 ± 50)
kg/m3, có hình vuông với kích thước cạnh là mm và có chiều dày không dưới
mm.
Một lỗ thích hợp hoặc đường rãnh bao quanh sát đầu đo thông lượng nhiệt được cắt ở giữa. Đầu tiếp nhận bức xạ của đầu đo thông lượng nhiệt phải nằm trong mặt phẳng của mặt trên tấm hiệu. Nếu cần một gối đỡ phụ cho đầu đo thông lượng nhiệt thì nó phải bố trí ở bên dưới của tấm hiệu chuẩn.
Tấm mẫu giả được cấu tạo như Hình 11. Chiều dày tổng cộng cần thiết của tấm bông gốm, có thể đạt được từ một số tấm mỏng hơn gắn liền với nhau bằng keo dính hoặc ghim dài.
Tấm dập lửa được làm bằng vật liệu tương tự tấm đế (6.2) và có kích thước danh định 300 mm × 185 mm × 6 mm.
...
...
...
Nếu cần phải đáp ứng các yêu cầu trong 6.4.3, thì cần phải sử dụng lò sấy có thông gió và có khả năng duy trì nhiệt độ ở khoảng 250 °C.
Tủ ổn định mẫu phải có khả năng duy trì nhiệt độ không đổi (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 5) %.
Thiết bị có khả năng cân tới 5 kg và có cho phép đọc chính xác tới 0,1 g.
8.1 Thử nghiệm phải được tiến hành trong một môi trường thoáng khí và được bảo vệ bằng một tấm chắn ở vị trí cần thiết. Vận tốc luồng khí gần thiết bị thử nghiệm không được lớn hơn 0,2 m/s. Người vận hành được bảo vệ tránh mọi sản phẩm cháy do mẫu thử tạo ra. Các khí thải phải được hút ra ngoài nhưng không gây ra sự thông gió cưỡng bức trên thiết bị.
8.2 Một thiết kế phù hợp để che chắn thiết bị khỏi gió lùa và hút sạch các khí thải được trình bày trong Hình 9.
9 Quy trình và các yêu cầu lắp đặt
...
...
...
Thiết bị phải được đặt trong môi trường thoáng khí (xem Điều 8).
9.2 Ngọn lửa mồi
CHÚ THÍCH: Xem thêm Phụ lục A.5.2.
Đầu phun ngọn lửa mồi (xem 7.3) được cấp một hỗn hợp khí propane và không khí, các tốc độ này phải được đo sau các van điều chỉnh áp suất và lưu lượng dòng khí và phải được cấp trực tiếp cho ngọn lửa nối từ lưu lượng kế với áp suất không khí bằng cách điều chỉnh tốc độ dòng khí propane từ 19 đến 20 ml/min và tốc độ luồng khí từ 160 đến 180 ml/min.
9.3 Các yêu cầu về nối điện
9.3.1 Phần tử cấp nhiệt của nón gia nhiệt (7.2) phải được nối với đầu ra từ thyristor của bộ điều khiển nhiệt độ như thể hiện trong Hình 10. Không có phần tử hoặc dây nào trong mạch này được thay đổi giữa hai quá trình hiệu chuẩn và thử nghiệm. Đầu đo nhiệt chính phải được nối với bộ điều khiển nhiệt độ và bộ hiển thị nhiệt độ của nó. Đầu đo nhiệt thứ hai phải được nối với thiết bị hiển thị nhiệt độ của nó (7.9).
9.3.2 Phần khung của thiết bị thử nghiệm phải được nối đất đảm bảo
9.4 Các biện pháp phòng ngừa nhiễu điện
Đầu đo thông lượng nhiệt phải được nối với thiết bị đo milivolt (7.8) với việc sử dụng các dây dẫn được chọn lọc để giảm thiểu hiện tượng nhiễu tín hiệu. Đầu đo thông lượng nhiệt phải được nối đất trở lại thiết bị đo milivolt và không qua một tuyến nào khác (có nghĩa là không qua khung đã nối đất của thiết bị). Tất cả các kết nối phải được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tiếp xúc điện tốt.
...
...
...
10.1 Lắp đặt đầu đo thông lượng nhiệt
Để hiệu chuẩn thiết bị, đầu đo thông lượng nhiệt (7.7) phải được lắp đặt vào lỗ hoặc rãnh của tắm hiệu chuẩn (7.12).
10.2 Quy trình hiệu chuẩn
Quy trình hiệu chuẩn được thực hiện như sau:
a) Thiết lập thiết bị như mô tả trong điều 9, ngoại trừ trường hợp cơ cấu đặt ngọn lửa mồi phải giữ ở vị trí đánh lửa lại với nguồn cung cấp khí bị tắt trong suốt quá trình hiệu chuẩn.
b) Đặt tấm hiệu chuẩn (7.12) vào thiết bị ở vị trí mẫu sao cho đầu đo của máy tiếp nhận bức xạ đầu đo thông lượng nhiệt (7.7) nằm ở tâm của lỗ mở hình tròn của tấm mặt, và trong mặt phẳng mặt dưới tấm mặt.
c) Bật nguồn điện và thiết lập nhiệt độ của bộ điều khiển nhiệt độ để tạo ra bức xạ ở tâm lỗ mở hình tròn tấm mặt với các mức cường độ bức xạ 10, 20, 30, 40, 50, 60 và 70 kW/m2. Các điều chỉnh gần với thiết lập cuối cùng cho nhiệt độ của bộ cấp nhiệt nên được thực hiện theo chu kỳ 5 min mà không có điều chỉnh gì thêm để đảm bảo rằng phần còn lại của thiết bị đã đạt được trạng thái cân bằng nhiệt độ vừa đủ.
Ở mỗi lần cân bằng, đọc và ghi lại trị số đo của đầu đo nhiệt phụ. Những số đọc này là để kiểm tra chặt chẽ và độc lập nhiệt độ của bộ gia nhiệt trong quá trình thử nghiệm.
d) Tiến hành quy trình này ít nhất 02 lần, lần thứ nhất thực hiện với quá trình tăng nhiệt độ và lần thứ hai thực hiện với quá trình giảm nhiệt độ.
...
...
...
10.3 Kiểm tra hiệu chuẩn
Cường độ bức xạ được tạo ra bởi thiết lập nhiệt độ theo hiệu chuẩn ban đầu tương ứng với mức bức xạ 30 kW/m2 sẽ được kiểm tra thường xuyên (ít nhất sau mỗi 50 h làm việc) và thiết bị phải được hiệu chuẩn lại nếu kiểm tra phát hiện ra độ lệch lớn hơn 0,6 kW/m2.
11.1 Quy trình ban đầu
a) Thiết lập thiết bị thử nghiệm theo mô tả trong điều 9.
b) Cân một tổ hợp mẫu-tấm đế đã chuẩn bị (6.4.1) và đưa trở lại môi trường ổn định.
c) Điều chỉnh cơ cấu đối trọng để tạo ra một lực (20 ± 2) N giữa bề mặt phía trên của mẫu và mặt dưới của tấm che mặt (xem 7.1.2, A.6.1 và A.6.2), khi tổ hợp mẫu-tấm đế được đặt trên tấm ép trong khay đặt và định vị mẫu. Điều chỉnh này có thể được thực hiện bằng các phương pháp được chỉ ra trong A.6.1 nhưng sử dụng một bộ tấm giả có cùng khối lượng như tổ hợp mẫu-tấm đế thay cho mẫu đã được chuẩn.
d) Đưa tấm mẫu giả 7.13 vào khay.
e) Thiết lập cài đặt nhiệt độ của bộ điều khiển tới giá trị thích hợp theo quy trình hiệu chuẩn tương ứng với mức bức xạ 50 kW/m2 (hoặc các mức khác theo yêu cầu).
...
...
...
g) Kiểm tra trị số đầu đo nhiệt phụ có nằm trong phạm vi tương đương ± 2 °C so với giá trị được thiết lập trong quá trình hiệu chuẩn (10.2). Nếu có sai lệch ngoài dung sai này thì phải hiệu chỉnh lại từ đầu.
h) Lấy mẫu thử đã được chuẩn bị từ tủ ổn định (7.16) và đặt nó vào khay định vị mẫu thử (7.4).
i) Đặt tấm che mẫu lên phía trên tấm che mặt.
j) Khởi động cơ cấu đặt ngọn lửa mồi (7.3).
k) Điều chỉnh chi tiết hãm tròn cơ cấu đặt ngọn lửa mồi nhằm đảm bảo một khoảng cách 10mm được duy trì giữa bề mặt của mẫu thử giả và ngọn lửa mồi.
l) Đặt tấm che mẫu lên phía trên tấm mặt.
m) Hạ tấm ép xuống, tháo tấm mẫu thử giả ra và thay thế bằng khay định vị mẫu, có chứa mẫu thử.
n) Tháo tấm ép.
p) Khi ngọn lửa mồi đang ở vị trí đánh lửa lại, gỡ bỏ tấm che mặt mẫu thử và bắt đầu đặt bộ đo thời gian (7.10).
...
...
...
Tất cả các thao tác trong 11.1 từ i) đến m) phải được hoàn thành trong 15 s.
11.3 Tiến hành và chấm dứt thử nghiệm
11.3.1 Nếu xảy ra sự bắt cháy ổn định trên bề mặt mẫu thử (xem 3.10), dừng đồng hồ đo thời gian. Dập tắt ngọn lửa bằng cách đặt tấm dập lửa (7.14) lên phía trên tấm mặt và dừng cơ cấu đặt ngọn lửa mồi. Nhanh chóng thay thế khay chứa mẫu thử bằng tấm mẫu thử giả. Đồng thời nhanh chóng gỡ tấm dập lửa ra (xem A.6.3).
11.3.2 Nếu không xảy ra sự bắt cháy ổn định trên bề mặt mẫu thử trong vòng 15 min, thử nghiệm sẽ được dừng lại bằng cách đặt tấm dập lửa lên phía trên tấm mặt và dừng cơ cấu đặt ngọn lửa mồi. Tháo mẫu thử và thay bằng tấm mẫu giả đồng thời gỡ tấm dập lửa.
11.3.3 Tiếp tục thử nghiệm cho đến khi kết thúc ngay cả khi có xảy ra sự bắt cháy bề không ổn định hoặc bắt cháy thành luồng, tuy nhiên chúng cần được ghi lại (xem 11.5.2).
11.4 Lặp lại thử nghiệm
11.4.1 Các quá trình từ 11.1 h) đến p) và 11.3 sẽ được lặp lại với nhiều hơn bốn mẫu với cùng mức độ bức xạ, sau khi cho đủ thời gian giữa các lần đặt để các thiết bị đạt tới sự cân bằng nhiệt độ (Xem A.6.3).
11.4.2 Nếu xảy ra sự bắt lửa bề mặt với bất kỳ mẫu thử nào trong tổ năm mẫu thử ở một mức độ bức xạ nhất định, tiến hành thử nghiệm lại với tổ 5 mẫu tiếp theo ở mức đầu đo thông lượng nhiệt tiếp thấp hơn (hoặc ở mức bức xạ bất kỳ thấp hơn).
11.4.3 Quy trình 11.4.2 sẽ được lặp lại nếu cần thiết cho đến khi một tổ 05 mẫu thử được thử nghiệm với mỗi cấp bức xạ yêu cầu.
...
...
...
11.4.5 Khi điều chỉnh thiết bị gia nhiệt đến cấp bức xạ tiếp theo, phải chờ đủ thời gian để các thiết bị đạt tới trạng thái cân bằng nhiệt (xem A.6.3).
Khi đạt tới trạng thái cân bằng nhiệt, trị số đọc ở đầu đo nhiệt phụ phải nằm trong khoảng ± 2°C của giá trị nhiệt độ đã được thiết lập trong quá trình hiệu chuẩn (10.2).
11.5 Quan sát trong quá trình thử nghiệm
11.5.1 Đối với mỗi mẫu được thử nghiệm, thời gian tại đó xảy ra sự bắt cháy bề mặt ổn định phải được ghi nhận lại (xem 3.10).
11.5.2 Tiến hành quan sát trong suốt quá trình thử nghiệm, ghi nhận lại các ứng xử của mẫu thử và đặc biệt chú ý đến những điểm sau:
a) Thời gian, vị trí và tính chất của sự bắt cháy.
b) Sự phân hủy nóng sáng của mẫu thử;
c) Sự nóng chảy, tạo bọt, bong rộp, gãy nứt, dãn nở hoặc co ngót của bề mặt mẫu thử.
11.6 Các quy trình đặc biệt
...
...
...
11.6.1.1 Đối với vật liệu mềm, đặc biệt là các vật liệu có khối lượng riêng thấp như sợi bông khoáng hoặc sợi thủy tinh có hoặc không có lớp phủ bề mặt thì áp lực của tấm ép có thể gây ra lực nén lên các cạnh của mẫu thử làm cho bề mặt lộ lửa không bằng phẳng và có xu hướng lồi lên phía trên. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi không chịu tác động nhiệt từ nón gia nhiệt.
Để mẫu không chịu một cường độ bức xạ lớn hơn cho trường hợp mẫu phẳng, ổn định, thì cần có một chi tiết điều chỉnh dừng được lắp đặt và vận hành trên cơ cấu tấm ép để tránh cho các miếng giấy nhôm bọc mẫu bị nghiền, duy trì bề mặt của mẫu phẳng và giữ được chiều dày danh nghĩa của sản phẩm. Ngoài ra, có thể sử dụng các khối dẫn cách giữa tấm ép và tấm mặt.
11.6.1.2 Đối với các mẫu có thể bị co lại, bị mềm hoặc chảy xệ khi chịu tác động của nhiệt cần phải đề phòng tấm ép (7.1.2) làm nát miếng giấy nhôm bọc mẫu tại các cạnh của mẫu. Điều này có thể được khắc phục bằng một chi tiết điều chỉnh dừng trên cơ cấu tấm ép hoặc bằng các khối dẫn cách giữa tấm ép và tấm mặt.
11.6.1.3 Với một số sản phẩm mà cơ cấu đặt ngọn lửa mồi có thể không hoạt động được đầy đủ. Ví dụ, một số vật liệu bị chảy dính khi chịu nhiệt với nhiệt độ cao, một số vật liệu đủ mềm để cản trở tương đối ngọn lửa mồi, một số vật liệu bị phồng sinh ra vỏ lớp bọt than có cường độ cơ học nhỏ. Đối với các sản phẩm này, phải sử dụng chi tiết điều chỉnh dừng trên hành trình của cơ cấu đặt ngọn lửa mồi để đưa ngọn lửa mồi đến gần, nhưng không chạm vào bề mặt lò lửa của mẫu thử (xem A.6.4).
11.6.1.4 Một số vật liệu (như nhựa PVC) có thể chứa nồng độ cao các chất chống cháy. Đối với các sản phẩm này, luồng khói được tạo ra bởi bức xạ có thể dập tắt ngọn lửa mồi và ngăn cản bắt cháy lại bằng nguồn bắt cháy phụ. Nếu tình trạng này xảy ra và lặp lại trong vòng 15 min, khi các cố gắng làm cháy lại ngọn lửa mồi đã được thực hiện kết quả cần được cho như là “không có sự bắt cháy bề mặt ổn định, trong điều kiện thử nghiệm: ngọn lửa mồi bị dập tắt lặp lại do các sản phẩm phân hủy”.
11.6.2 Sản phẩm có lớp phủ phản chiếu
Đối với các sản phẩm có lớp phủ phản chiếu, dù có được phủ lớp đen mờ hay không thì cơ cấu đặt ngọn lửa mồi có thể không thỏa đáng vì cơ cấu này có thể làm hỏng lớp phủ bề mặt hoặc lớp màng phản chiếu. Đối với các sản phẩm này, chi tiết điều chỉnh dừng trên hành trình của cơ cấu đặt ngọn lửa mồi cần được sử dụng để đem ngọn lửa lại gần nhưng không chạm vào bề mặt của mẫu thử (Xem A.6.4)
11.6.3 Cụm vật liệu có một khe thông khí
Khi cụm vật liệu được sử dụng có một khe thông khí phía dưới bề mặt lộ lửa, cần phải lưu ý để đảm bảo đầu phun ngọn lửa mồi không thể xuyên qua bề mặt mẫu và đi vào lỗ trống bên dưới. Nếu cần, sử dụng một chi tiết điều chỉnh dừng để ngăn tình trạng này xảy ra.
...
...
...
Khi thử nghiệm một sản phẩm có bề mặt nhấp nhô (phù hợp 5.1.1.b), thì cần thiết sử dụng chi tiết điều chỉnh dừng trên hành trình của cơ cấu đặt ngọn lửa mồi để đảm bảo rằng khởi đầu, ngọn lửa phát ra từ đầu phun ở khoảng cách 10 mm so với điểm cao nhất của mẫu. Nếu cần thiết, sử dụng chi tiết điều chỉnh dừng để điều chỉnh theo sự thay đổi của hình dạng bề mặt mẫu thử.
12.1 Ở mỗi cấp bức xạ, thời gian cho bắt cháy bề mặt ổn định, tính bằng giây, phải được báo cáo cho từng mẫu của 5 mẫu được thử nghiệm.
12.2 Nếu có bất kỳ mẫu nào bắt cháy bề mặt ổn định không xảy ra trong vòng 15 min (xem 11.3.2), thì kết quả được đưa ra là “không có bắt cháy bề mặt ổn định” cho mẫu thử đó tại cấp bức xạ đó.
12.3 Nếu không xảy ra bắt cháy bề mặt ổn định đối với tất cả các mẫu thử trong 01 tổ 5 mẫu tại một mức bức xạ đã cho thì, không cần tiến hành thử nghiệm ở cấp bức xạ thấp hơn, nhưng phải được ghi nhận là “không cần thiết do không bắt cháy ở cấp bức xạ cao hơn”.
Báo cáo thử nghiệm càng toàn diện càng tốt, có ghi thời gian bắt cháy đối với mỗi mẫu thử tại mỗi cấp bức xạ được thử nghiệm. Mọi quan sát trong quá trình thử nghiệm và nhận xét về bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thử nghiệm cũng được đưa ra. Các thông tin cơ bản sau đây cần được đưa vào báo cáo thử nghiệm và bao gồm cả trong báo cáo tóm tắt:
a) Tên và địa chỉ của phòng thử nghiệm;
b) Tên và địa chỉ của khách hàng;
...
...
...
d) Mô tả đầy đủ sản phẩm được thử nghiệm bao gồm tên thương hiệu, cùng với thành phần, định hướng, độ dày, khối lượng riêng và khối lượng của mẫu thử đã được ổn định trước khi thử nghiệm và bề mặt phù hợp để thử nghiệm (lưu ý đặc biệt 5.1.2); chi tiết các lớp nền và phương pháp gắn kết đã sử dụng; đối với vật liệu composite và cụm vật liệu, độ dày và mật độ của mỗi thành phần phải được ghi rõ, cùng với mật độ biểu kiến (tổng thể) của toàn bộ sản phẩm; chi tiết về xử lý bề mặt (vi dụ: lớp phủ đen...) cũng cần được đề cập;
e) Đối với một vài sản phẩm, ngày sản xuất và thông tin về quá trình xử lý tiếp theo, cũng quan trọng;
f) Khẳng định: "Kết quả thử nghiệm chỉ liên quan đến ứng xử của mẫu thử của một sản phẩm dưới điều kiện thử nghiệm cụ thể; không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá sự nguy hiểm cháy của sản phẩm trong sử dụng thực tế".
Các kích thước đo bằng milimét
Bọc mẫu thử và tấm đế bằng giấy nhôm
Hình 1 - Bọc mẫu thử bằng miếng giấy nhôm
...
...
...
Các kích thước đo bằng milimét
Hình 3a - Khung đỡ mẫu - Phần mặt cắt đứng theo B-B [Hình 3b]
Các kích thước đo bằng milimét
Hình 3b - Khung đỡ mẫu - Phần mặt bằng theo A-A [Hình 3a]
Các kích thước đo bằng milimét
Hình 4a - Khung đỡ mẫu và nón gia nhiệt
...
...
...
Hình 4b - Nón gia nhiệt
Các kích thước đo bằng milimét
GHI CHÚ: khối đo nhiệt độ thứ 2 nằm đối xứng qua tâm ở phía đối diện
Cố định đầu đo nhiệt bằng khối đo nhiệt độ
Cố định đầu đo nhiệt bằng vòng kẹp
...
...
...
Hình 4c - Các phương pháp gắn đầu đo nhiệt vào cuộn dây cấp nhiệt
Tâm điểm của lỗ mở trên tấm mặt và lưới đo
Các vị trí đọc
số tại tâm của hình vuông 10 mm
Hình 4d - Các ô kẻ để đọc sự phân bố cường độ bức xạ
Các kích thước đo bằng milimét
Chi tiết A - Mỏ đốt
...
...
...
Hình 5 - Đầu phun ngọn lửa mồi
Các kích thước đo bằng milimét
Chi tiết thích hợp của bộ chống cháy ngược
Hình 6a - Cơ cấu đặt ngọn lửa mồi - Cần đỡ ngọn lửa mồi
Các kích thước đo bằng milimét
Hình 6b - Cơ cấu đặt ngọn lửa mồi - Tấm đế
...
...
...
Hình 6c - Cơ cấu đặt đốt ngọn lửa mồi - Dạng hình học bánh cam
Các kích thước đo bằng milimét
Hình 7 - Khay gá lắp và cố định mẫu thử
Các kích thước đo bằng milimét
Hình 8 - Tấm che mẫu
Các kích thước đo bằng milimét
...
...
...
Hình 10 - Sơ đồ bố trí thiết bị thử nghiệm và các phụ kiện
Các kích thước đo bằng milimét
Hình 11 - Tấm mẫu thử giả
Chú giải về nội dung và ghi chú hướng dẫn cho người điều khiển thiết bị thử nghiệm
...
...
...
Phụ lục này nhằm cung cấp cho người điều khiển thiết bị thử nghiệm, và có thể là người sử dụng kết quả thử nghiệm, các thông tin cơ bản và chi tiết rõ hơn về một số yêu cầu và quy trình được đưa ra trong tiêu chuẩn này.
A.1 Các định nghĩa
Như đã rõ, vật liệu - đối tượng nghiên cứu được định nghĩa trong tiêu chuẩn này là một sản phẩm, và nó có thể là một vật liệu đơn lẻ, một vật liệu composite hoặc cụm vật liệu.
Một điều rõ ràng là, tính năng bắt cháy của một vật liệu có thể thay đổi đáng kể khi được sử dụng trong các điều kiện khác nhau, ví dụ như một vật liệu dày được lót sau bằng một lớp nền cách nhiệt nhẹ sẽ ứng xử khác khi nó được lót sau bằng một vật liệu đặc chắc có độ dẫn nhiệt cao. Điều quan trọng là phải cân nhắc đến việc sử dụng vật liệu trong thực tế.
Việc xác định 03 dạng sản phẩm cho phép làm rõ trong báo cáo thử nghiệm về cách tiến hành thử nghiệm đối với một sản phẩm xây dựng.
A.2 Nguyên tắc của phép thử
Phương pháp thử này kiểm tra khả năng của vật liệu, khi bề mặt chịu tác động bức xạ nhiệt, để tạo ra các khí cháy trên bề mặt làm cho sự bắt cháy được duy trì khi có một nguồn bắt cháy nhỏ. Ở đây không nghiên cứu khả năng của vật liệu cản trở sự bắt cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa và không có thêm nguồn nhiệt bức xạ, nó phụ thuộc vào thời gian áp đặt của ngọn lửa và tổng lượng năng lượng giải phóng ra ở ngọn lửa.
Điều này cho thấy (xem tài liệu tham khảo [4]) trước khi bắt cháy, việc hấp thụ đáng kể bức xạ nhiệt có thể làm phát sinh một luồng các sản phẩm phân rã từ mẫu thử bị lộ nhiệt trong thiết bị này.
A.3 Sự phù hợp của sản phẩm thử nghiệm
...
...
...
A.3.2 Mẫu thử nghiệm phải đại diện cho bề mặt của vật liệu được thử nghiệm. Nếu không thể có được một diện tích đại diện, có thể cần tiến hành nhiều hơn một phép thử để đánh giá đầy đủ sự biến đổi trên bề mặt sản phẩm. Việc mô phỏng một bề mặt sản phẩm mà nó không đáp ứng các giới hạn về mặt kích thước thì cũng có thể thực hiện nhiều hơn một phép thử để đánh giá đầy đủ sự biến động trên bề mặt sản phẩm. Trong trường hợp kết quả thử nghiệm phải được ghi chép riêng.
A.3.3 Khi cần phải đánh giá một diện tích có bề mặt nhấp nhô không đều, có thể thực hiện bằng cách gia công bề mặt tới độ sâu 10mm dưới điểm cao nhất và lập kết quả cho diện tích bề mặt gia công đó.
A.3.4 Các kết quả của phép thử với các sản phẩm có độ hấp thụ thấp (ví dụ các bề mặt kim loại sáng bóng, bề mặt tráng men bóng) cần được xử lý cẩn thận (xem Phụ lục C). Việc thử nghiệm bổ sung đối với một sản phẩm có bề mặt được làm đen có thể cho một số nhận biết về vùng tính năng bắt cháy có thể nhìn thấy trong đám cháy.
A.3.5 Cần nhận thấy rằng đối với một số loại vật liệu dày lại dễ nóng chảy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, các thử nghiệm này ở mức độ nào đó là không thích hợp khi bức xạ nhiệt trên vật liệu nóng chảy (trên đỉnh tấm đế) thấp hơn ở bề mặt ban đầu của vật liệu và thời gian ngọn lửa mồi dừng lại ở vùng vật liệu nóng chảy giảm xuống..
A.3.6 Thử nghiệm không hy vọng có được một kết quả đầy đủ ý nghĩa với các sản phẩm có khả năng bị phồng lên đáng kể, mặc dù một số trường hợp bị phồng có thể được xem xét (gần mặt phẳng đáy của vỏ che) nếu cần thiết điều chỉnh phù hợp bằng tay cơ cấu đặt ngọn lửa mồi (11.6.1.3).
A.4 Cấu tạo và chuẩn bị mẫu
A.4.1 Cần phải xem xét cẩn thận việc gá lắp các mẫu thử để đảm bảo rằng chúng đại diện cho sản phẩm xây dựng trong thực tế
Với các vật liệu hoặc vật liệu composite mỏng, đặc biệt là những vật liệu có độ dẫn nhiệt cao thì sự tồn tại của khe hở không khí và tính chất của mọi cấu tạo lớp dưới đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến tính năng bắt lửa của bề mặt lộ lửa. Tăng nhiệt dung của các lớp dưới có thể làm tăng hiệu ứng "giảm nhiệt" và có thể làm chậm sự bắt cháy của bề mặt lộ lửa. Mọi cách đệm phía sau các mẫu thử và tiếp xúc với mẫu thử, chẳng hạn như các tấm đế cứng, có thể làm thay đổi hiệu ứng "giảm nhiệt" này và có thể là quan trọng cho chính kết quả thử nghiệm.
Với các vật liệu hoặc vật liệu composite mỏng mà trong thực tế có thể được sử dụng với nhiều lớp nền khác nhau, nên thực hiện các phép thử với một số loại lớp nền để có được sự chỉ báo về tính năng bắt cháy có thể xảy ra trong thực tế. Cả hai yếu tố "quán tính nhiệt" (liên quan đến hệ số dẫn nhiệt, khối lượng riêng và nhiệt dung) của lớp nền và tính cháy của nó đều có thể ảnh hưởng đến tính năng bắt cháy của vật liệu hoặc vật liệu composite.
...
...
...
Có khả năng trong một số trường hợp, việc sử dụng một khoang rỗng kín thay cho một lớp kẹp khí có thể tạo ra khó khăn.
A.4.3 Khối lượng không đổi là thể hiện việc ổn định mẫu đã được thỏa mãn tốt; các vật liệu xenlulo có thể cần tới quá hai tuần để đạt trạng thái cân bằng trong môi trường ổn định nhưng vật liệu nhựa có thể cần ít thời gian hơn. Nếu không có quy định gì khác trong các tiêu chuẩn đã xây dựng thì mỗi mẫu thử nghiệm vật liệu nhựa nên được ổn định ít nhất 48 h ở nhiệt độ (23 ± 2) °C và (50 ± 5) % RH (xem TCVN 9848) ngay trước khi thử nghiệm..
A.5 Lắp đặt thử nghiệm
A.5.1 Có ba phương pháp thích hợp cho việc gắn các đầu đo nhiệt vào cuộn dây cấp nhiệt.
a) Một đầu đo nhiệt dạng K (Ni-Cr/Ni-Al) hoặc dạng R (Pt/Pt 13% Rh) trong một vỏ bằng thép không gỉ đường kính 1 mm, có khả năng hoạt động liên tục ở cấp nhiệt 900 °C với đầu nối nóng được cách nhiệt được cài khít vào một lỗ trong một con kê bằng thép không gỉ được hàn vào phần tử cấp nhiệt bằng một hợp kim có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 900 °C (xem Hình 4c).
b) Một đầu đo loại K hoặc loại R trong một vỏ bằng thép không gỉ đường kính 1 mm, có khả năng hoạt động liên tục ở nhiệt độ 900 °C với đầu nối nóng được cách nhiệt, được giữ tiếp xúc với phần tử cấp nhiệt bằng một cái kẹp nhỏ bằng thép không gỉ (xem Hình 4c). Cái kẹp này được siết chặt bằng cách dùng kìm vặn cái vấu lồi.
c) Một đầu đo loại K đan bện bằng sợi thủy tinh và được bọc cách nhiệt có các sợi đường kính 0,5 mm được hàn riêng rẽ với phần tử cấp nhiệt. Đầu nối của đầu đo nhiệt được tạo thành bằng cách hàn các sợi riêng rẽ vào phần tử cấp nhiệt cách nhau khoảng 3mm bằng hàn điện hồ quang (xem Hình 4c).
Cả chi tiết kẹp và con kê đều được làm nhám bằng giấy ráp và bộ cấp nhiệt được vận hành trong vài ngày ở nhiệt độ 600 °C đến 700 °C trước khi hiệu chuẩn thiết bị để tạo sự ổn định của quá trình phát xạ cao. Cho tới khi có dấu hiệu rõ ràng sự ổn định, thì một cuộn cấp nhiệt mới thường được hiệu chuẩn nhiều hơn như theo yêu cầu trong 10.3.
Các đầu đo nhiệt có thể được cài đặt qua các lỗ mở phía trên hoặc phía dưới của nón gia nhiệt hoặc qua một lỗ ở vỏ che. Các đầu đo phải được giữ chặt sát với lối vào lõi tỏa nhiệt của chúng
...
...
...
Tốc độ dòng khí quy định trong 9.2 tạo ra một ngọn lửa mồi dài khoảng 10mm.
A.5.3 Trong khi cho phép điều khiển góc pha đối với bộ điều khiển nhiệt độ của nón gia nhiệt thì cần chú ý rằng việc này thường đòi hỏi bộ lọc điện để tránh tiếng ồn trên các tuyến tín hiệu cấp thấp.
A.6 Quy trình thử nghiệm
A.6.1 Một cách thuận tiện thiết lập cơ cấu đối trọng để tạo ra một lực xấp xỉ 20 N như nêu trong 11.1, giữa các tấm ép và tấm mặt là sử dụng tay đòn đối trọng xoay được như một vật cân bằng. Nếu khối 2 kg được treo tạm thời từ phía dưới của đầu đối diện của tay đòn xoay từ quả đối trọng, khi đó quả đối trọng có thể được ổn định để tạo ra sự cân bằng bằng cách thêm các khối lượng có thể tháo rời vào nó hoặc bằng cách điều chỉnh vị trí của nó trên tay đòn xoay. Sau đó, khối 2 kg có thể được tháo bỏ sẽ tạo ra một lực chuẩn lên đáy của thanh trượt - làm cho tấm ép hoạt động. Hoặc có cách khác là vị trí của quả đối trọng trên tay đòn xoay có thể được hiệu chuẩn so với khối lượng của mẫu.
A.6.2 Khi thử nghiệm nhiều hơn một loại vật liệu vào cùng một thời điểm, sẽ thuận tiện và có lợi hơn khi tiếp tục các thử nghiệm ở cùng mức bức xạ đó đối với một tổ 5 mẫu trước khi thay đổi thiết lập bức xạ của thiết bị. Trong trường hợp này, việc cần làm là điều chỉnh lại quả đối trọng trước mỗi tổ mẫu.
A.6.3 Khi hiện tượng bắt cháy mẫu thử nghiệm xảy ra, cần phải dập tắt càng sớm càng tốt để ngăn cản hiện tượng nguội quá mức đối với nón gia nhiệt bởi luồng không khí qua nó tăng lên. Giữa hai mẫu thử liên tiếp nhau, cần đảm bảo khoảng thời gian cho phép thiết bị đạt tới trạng thái cân bằng.
Việc đạt được trạng thái cân bằng về nhiệt độ của bộ cấp nhiệt được thể hiện trong đồng hồ chỉ báo và khi đạt được trạng thái cân bằng thì vẫn phải cần thêm 3 min trước khi tiến hành thử nghiệm tiếp theo để bảo đảm cho phần còn lại của thiết bị đã đạt tới trạng thái cân bằng nhiệt độ. Quy trình này với thời gian trễ 3 min cũng sẽ áp dụng khi đổi sang cấp bức xạ khác.
A.6.4 Cần chú ý quan sát cẩn thận ứng xử của bề mặt mẫu và hoạt động của ngọn lửa mồi khi đưa nó vào bề mặt của mẫu. Nếu sử dụng chi tiết điều chỉnh hành trình của cơ cấu đặt ngọn lửa mồi thì sự điều chỉnh này cần ổn định giữa các lần đặt ngọn lửa mồi liên tiếp nhau.
A.6.5 Để tránh nhiễu cho luồng khí xung quanh, người thao tác thử nghiệm cần tránh có những chuyển động quá đột ngột.
...
...
...
Cần đưa ra cảnh báo an toàn về Phạm vi, liên quan tới sự thoát tỏa khí độc hại trong quá trình lộ lửa của các mẫu thử. Cần lưu ý các nguy cơ có thể xảy đến từ nón gia nhiệt khi nóng, chú ý tới việc sử dụng nguồn cấp điện từ điện lưới và việc sử dụng nước để dập tắt và làm nguội mẫu sau khi bắt cháy. Khả năng phun trào của vật liệu nóng chảy hoặc văng mảnh từ một số loại mẫu khi chịu bức xạ không thể tránh khỏi vì thế người thao tác thử nghiệm cần đeo trang bị bảo hộ cho mắt..
Ứng dụng và những hạn chế của thử nghiệm
Phương pháp thử nghiệm quy định trong tiêu chuẩn này xét tới các sản phẩm xây dựng có bề mặt phẳng cơ bản (các loại vật liệu, vật liệu composite hoặc cụm vật liệu có thể lộ lửa mà sự bắt cháy và quá trình cháy sau đó có thể tác động tới sự phát triển của đám cháy và cháy lan. Việc thử nghiệm kiểm tra khả năng của các sản phẩm sẽ bị bắt cháy khi chịu bức xạ từ đám cháy nhỏ khi có phương tiện tạo ra sự bắt cháy. Trong thực tế, hiện tượng này có thể xảy ra do tiếp xúc lửa, liên tục hoặc gián đoạn hoặc bởi tro tàn, đốm lửa hoặc bằng cách đốt cháy vật liệu đang rơi xuống.
Đây là một trong một loạt các thử nghiệm về phản ứng với lửa được phát triển bởi ISO/TC 92. Các kết quả của chúng sẽ được xem xét cùng nhau để đánh giá ảnh hưởng của những sản phẩm như thế đối với tính chất của đám cháy và từ đó hỗ trợ thiết lập được các yêu cầu đối với kiểm tra đánh giá công trình.
Thử nghiệm còn cung cấp thông tin có thể dùng trong việc đánh giá các lớp lót tường, lớp trần, hệ thống phủ sàn, các lớp phủ bên ngoài và các vật liệu bảo ôn đường ống. Trong một số trường hợp xác định rõ, việc lộ lửa của một số sản phẩm như vậy có thể đưa ra những chỉ dẫn kỹ thuật rõ ràng và kết quả thử nghiệm có thể liên quan trực tiếp tới tính năng yêu cầu trong thực tế. Trong các trường hợp khác, có thể có những chỉ dẫn ít rõ ràng hơn. Tuy nhiên, việc thử nghiệm có thể sử dụng để dập tắt các sản phẩm dễ bắt cháy hơn so với các sản phẩm khó bắt cháy khác; việc này tạo thêm sự khác nhau về tính năng nguy hiểm cháy giữa các loại vật liệu.
Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho các sản phẩm phải sản phẩm xây dựng.
...
...
...
Thử nghiệm loại này không xét tới khả năng bắt cháy chỉ bằng sự tiếp xúc lửa, mà không có bức xạ tác động thêm.
Thử nghiệm này sử dụng mẫu nằm ngang nhưng điều đó để cho phép thử nghiệm các sản phẩm dẻo nhiệt hơn là thể hiện các sản phẩm sử dụng trong thực tế đặt theo phương nằm ngang. Trong mọi trường hợp, việc thể hiện tính bắt cháy của một vùng lộ lửa thực tế của các sản phẩm đặt theo phương đứng là khó đạt được nếu chỉ đơn giản bằng một phép thử với một mẫu nhỏ theo phương đứng. Hướng đặt mẫu sẽ ảnh hưởng tới các biến đổi khác - kết quả là chúng có thể làm thay đổi thời gian bắt cháy, chẳng hạn, việc hấp thụ bức xạ trong các chất bay hơi do mẫu sinh ra và việc điều chỉnh luồng không khí qua mẫu thử bởi bộ cấp nhiệt. Hướng đặt mẫu và kích thước mẫu cũng có tác động tương hỗ với nhau.
Thử nghiệm này cũng có sự thích hợp riêng biệt đối với các tình huống khởi cháy, lan cháy và phát triển cháy trong đó, khi mà đám cháy phát triển tới một điểm nào đó, một giai đoạn mới của lan cháy hoặc phát triển cháy có thể xuất hiện nếu sự bắt cháy do bức xạ có thể đưa nhiên liệu không liên quan vào thử nghiệm. Chẳng hạn, một đám cháy tương đối nhỏ gần một bức tường trong một căn phòng có thể phát triển nhanh nếu nó tiếp tục làm cho lớp lót tường bắt cháy; sự bắt cháy của vật liệu lớp lót trong một hành lang được gia nhiệt bởi nguồn bức xạ mạnh chạy qua cửa từ một đám cháy đã phát triển mạnh trong căn phòng có thẻ bắt đầu một giai đoạn cháy lan trong hành lang.
Sự bắt cháy bởi bức xạ rõ ràng là một sự xem xét quan trọng trong trường hợp bảo vệ cháy lan bằng phương pháp ngăn chia không gian (chẳng hạn, lan cháy giữa các tòa nhà có thể được ngăn lại bằng ngăn cách chúng đủ xa). Biểu hiện bắt cháy của các vật liệu mới là một yếu tố quan trọng đặc biệt do sự kiểm soát công trình hiện hữu để tạo ra khoảng không khí đệm giống như một cơ sở nền tảng cho bức xạ nhiệt tới hạn đối với sự bắt cháy mồi cơ bản của các vật liệu xen lu lô
Một đặc điểm của thử nghiệm này là các mẫu thử được gia nhiệt gần như hoàn toàn bằng bức xạ. Tính năng bắt cháy của mẫu có lớp hoàn thiện kim loại sáng bóng có thể tốt hơn nhiều khi thử nghiệm so với thực tế trong trường hợp tiếp xúc với ngọn lửa hoặc các loại khí bắt cháy, sự hấp thụ của bề mặt hoàn thiện có thể tăng đáng kể bởi lớp muội hoặc sự tích tụ của độ ẩm. Cần phải nhận biết rõ rằng, vẻ bề ngoài có thể quan sát bằng mắt của bề mặt mẫu không phải luôn là chỉ dấu đối với sự hấp thụ bức xạ nhiệt của nó. Các bề mặt màu trắng với khả năng hấp thụ thấp đối với ánh sáng trắng có thể có khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt cao hơn từ các nguồn trong nhiệt độ đám cháy.
Khả năng áp dụng thiết bị ở mức thông lượng nhiệt bức xạ cao hơn
...
...
...
Ở cấp thông lượng nhiệt 100 kW/m2, có thể quan sát được sự dao động nhẹ trong bức xạ đo được với các thiết kế hiện hành của thiết bị, trong vòng 7 h. Thông lượng nhiệt ghi lại được đã được tiến hành ở mức giữa 100 kW/m2 và 102 kW/m2 với xu hướng tăng nhẹ.
Bảng C.1 đưa ra chỉ dẫn về các mức nhiệt độ tạo ra các cấp thông lượng nhiệt từ 70 đến 100 kW/m2.
Bảng C.1 - Nhiệt độ cần thiết để thu được các thông lượng nhiệt
Cấp bức xạ (kW/m2)
Nhiệt độ xấp xỉ thiết lập ở bộ điều khiển (°C)
70
890
75
905
...
...
...
915
85
930
90
950
95
965
100*
980
...
...
...
Thử nghiệm liên phòng thí nghiệm về tính biến động của thời gian bắt cháy bề mặt ổn
Một cuộc thử nghiệm liên phòng thí nghiệm đã được tiến hành trong các mẻ sản phẩm được tái tạo lại 5 loại vật liệu đã được thử nghiệm bởi 6 phòng thí nghiệm theo đúng quy trình đã nêu trong tiêu chuẩn này.
Không có sự khác biệt đáng kể nào về thời gian bắt cháy giữa các kết quả của các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm liên phòng thí nghiệm cho thấy thời gian bắt cháy bề mặt ổn định của một số vật liệu biến động tương đối nhiều hơn so với các vật liệu khác. Hơn nữa, đối với một số vật liệu, sự biến động tương đối lại tăng khi bức xạ giảm. Do đó không có nhiều ý nghĩa lắm khi đưa ra một giá trị riêng lẻ đối với biến động này của thử nghiệm.
Không có sự khác biệt đáng kể nào trong sự biến động của thời gian cho sự bắt cháy bề mặt ổn định trong các kết quả giữa các phòng thí nghiệm nhưng thời gian bắt cháy rất nhạy là bức xạ và một điều rõ ràng trong cuộc thử nghiệm liên phòng là cần chú ý đặc biệt tới việc đo bức xạ và hiệu chuẩn thiết bị.
Bảng D.1 cho các kết quả của phân tích thống kê các kết quả khi xét đến giá trị trung bình, khả năng lặp lại của kết quả thí nghiệm, khả năng lặp lại của sản phẩm thí nghiệm được thể hiện cả bằng s và % của giá trị trung bình để dễ kiểm tra kết quả (được xác định theo ISO 5725-1).
Khả năng lặp của kết quả thí nghiệm (r) là giá trị mà thấp hơn nó thì sự khác biệt giữa hai thời gian bắt cháy nhận được với cùng phương pháp thử nghiệm trên cùng một loại vật liệu, trong cùng các điều kiện (cùng phòng thí nghiệm, cùng thiết bị, cùng người thao tác và bước thời gian ngắn) có thể dự tính nằm trong xác suất quy định (trong trường hợp này là 95 %).
...
...
...
Các giá trị trong Bảng D.1 chỉ dẫn đối với một số sản phẩm, có sự biến động tương đối lớn hơn ở cấp bức xạ thấp hơn.
Bảng D.1 - Dữ liệu về khả năng lặp lại của kết quả thí nghiệm và khả năng lặp lại của sản phẩm thí nghiệm đối với thời gian bắt cháy bề mặt
Sản phẩm
Poly (methyl methacrylate)
Tấm sợi thủy tinh có khối lượng riêng trung bình
Tấm thép bọc poly (vinyl chloride)
Tấm thạch cao
PVC
Độ dày
...
...
...
12 mm
200 μm
9,5 mm
2 mm
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
...
...
...
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
Cấp bức xạ (kW/m2)
30
40
30
...
...
...
30
40
30
40
30
40
Số phòng thí nghiệm
5
5
...
...
...
5
7
7
6
7
7
7
Giá trị trung bình (s)
78,5
...
...
...
85,7
48,3
29,7
20,5
128,0
57,7
138,4
44,9
Khả năng lặp lại của thí nghiệm (r), (s)
...
...
...
4,4
10,3
8,3
6,2
4,4
15,7
8,8
50,7
4,5
...
...
...
9,2
9,9
12,1
17,3
20,8
21,3
12,3
15,2
36,6
...
...
...
Khả năng lặp lại của sản phẩm thí nghiệm (R), (s)
19,1
10,4
18,2
13,5
8,1
6,0
33,2
19,4
...
...
...
8,2
% giá trị trung bình
24,4
23,2
21,2
27,9
27,2
29,0
25,9
...
...
...
54,0
18,2
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO/TR 3814:1989, Tests for measuring "reaction to fire" of building materials - Their development and application.
[2] TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung
[3] ISO/TR 6585:1979, Fire hazard and the design and use of fire tests.
[4] KASHIWAGI, T. Experimental Observation of Radiative Ignition Mechanisms. Combustion and Flame, 34, 1979, pp. 231-244.
...
...
...
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Nguyên tắc của thử nghiệm
5 Sự phù hợp của một sản phẩn cho thử nghiệm
6 Chế tạo và chuẩn bị mẫu thử
7 Thiết bị thử nghiệm
8 Môi trường thử nghiệm
9 Quy trình và các yêu cầu lắp đặt
...
...
...
11 Quy trình thử nghiệm
12 Trình bày kết quả
13 Báo cáo thử nghiệm
Phụ lục A (tham khảo) Chú giải về nội dung và ghi chú hướng dẫn cho người điều khiển thiết bị thử nghiệm
Phụ lục B (tham khảo) Ứng dụng và những hạn chế của thử nghiệm
Phụ lục C (tham khảo) Khả năng áp dụng thiết bị ở mức thông lượng nhiệt bức xạ cao hơn
Phụ lục D (tham khảo) Thử nghiệm liên phòng thí nghiệm về tính biến động của thời gian bắt cháy bề mặt ổn
Thư mục tài liệu tham khảo
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13953:2024 (ISO 5657:1997) về Thử nghiệm phản ứng với lửa - Tính bắt cháy của vật liệu xây dựng khi sử dụng nguồn nhiệt bức xạ
Số hiệu: | TCVN13953:2024 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13953:2024 (ISO 5657:1997) về Thử nghiệm phản ứng với lửa - Tính bắt cháy của vật liệu xây dựng khi sử dụng nguồn nhiệt bức xạ
Chưa có Video