Quần áo và trang bị bảo hộ |
Thiết bị monitoring |
Quy trình an toàn |
Quần áo, bốt, găng và mũ Bảo vệ mắt Bảo vệ tai Mặt nạ và bộ lọc Máy thở Dụng cụ an toàn và dây Đèn pin Dụng cụ dập lửa Dụng cụ sơ cứu |
Monitor khí cầm tay Detector khí tự động Monitor cá nhân Monitoring môi trường |
Đào tạo Hệ thống cho phép làm việc Khai báo dịch vụ cấp cứu Đến điện thoại Thiết bị loại ô nhiễm cho cây cối Thiết bị loại ô nhiễm cho người Quy trình lấy mẫu an toàn Quy trình xử lý mẫu an toàn Gọi xe cứu thương. |
Trước khi tiến hành điều tra nghiên cứu ở một địa điểm, cần đánh giá mức độ nguy hại ở nơi đó. Đánh giá này đặc biệt quan trọng đối với khu công nghiệp cũ hoặc nơi đổ chất thải. Nếu làm quen địa điểm là một phần của cuộc điều tra nghiên cứu thì đánh giá nguy hại phải được dựa trên các kết quả đã được nghiên cứu tài liệu. Có thể hoàn thành đánh giá chỉ khi điều tra nghiên cứu bước đầu đã xong và phải xem xét lại nếu tiếp tục điều tra nghiên cứu. Nếu có nghi ngờ sự tồn tại hoặc có ô nhiễm thì phải dùng các trang bị bảo hộ.
Phải tuân thủ luật pháp quốc gia và hệ thống kiểm soát sức khỏe cho những người tiếp xúc với chất độc. Các yêu cầu cụ thể có thể khác nhau nhưng thường là
- Tránh tiếp xúc chất độc nếu có thể;
- Nếu không tránh được thì áp dụng các biện pháp kiểm soát để tránh hoặc hạn chế tiếp xúc ở “mức cho phép", và
- Nếu không, sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân.
Có thể yêu cầu
- Cung cấp thông tin và đào tạo.
- Chương trình chăm sóc sức khỏe và
- Duy trì hồ sơ cá nhân về thời gian cá nhân tiếp xúc với chất độc.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3. Biện pháp phòng ngừa an toàn liên quan đến các mối nguy hại đặc thù
6.3.1. Khái quát
Nhìn chung, biện pháp phòng ngừa an toàn với mối nguy hại đặc thù không phụ thuộc vào loại và địa điểm đang tiến hành điều tra nghiên cứu. Một số đề phòng cần được nhấn mạnh hơn, ví dụ các chú ý liên quan đến máy móc phụ thuộc vào kích thước của máy và bản chất máy sử dụng.
Sử dụng kỹ thuật lấy mẫu đặc biệt, ví dụ dùng chất nổ, đòi hỏi người làm việc phải có chuyên môn.
Ở những vùng còn sót lại đạn của chiến tranh, khi đào phẫu diện phải quan sát kỹ và mời người có thẩm quyển tới địa điểm nếu gập các sự cố bất thường
Đào bằng máy luôn phải quan sát kỹ ở những nơi có hoặc không có công trình ngầm dưới đất, đào bằng tay là an toàn hơn.
6.3.2 Hóa chất
Đề phòng với hóa chất để bảo vệ người điều tra nghiên cứu người lấy mẫu hoặc những người khác có liên quan ở nơi lấy mẫu, tránh tiếp xúc với hóa chất, ăn phải hay hít phải các chất ô nhiễm, khói hoặc khí.
Trong hầu hết trường hợp lấy mẫu, chân, tay là bộ phận tiếp xúc đầu tiên với nơi lấy mẫu, sau đó đến mặt. Phần còn lại của cơ thể có thể tiếp xúc với địa điểm là do bị ngã hay bị bắn tóe.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cần đi găng để tránh tiếp xúc tay với chất nhiễm bẩn, mặc quần áo phù hợp làm giảm nguy cơ tiếp xúc của phần còn lại của cơ thể. Găng tay phải bền, an toàn hóa chất và quần áo phải bằng vải bông dầy. Nếu có thể, nên mặc quần áo không thấm.
Chú ý cẩn thận khi tháo găng để tránh bị nhiễm bẩn mặt từ tay, nhưng khó tránh khỏi bị bắn vào mặt. Ở nơi dễ bị bắn tóe, nhất là nơi có chất độc hại lỏng, ít nhất phải đeo kính bảo vệ mắt và tốt nhất là bảo vệ cả khuôn mặt. Khi làm việc ở vùng bị ở nhiễm do hóa chất độc hại thì cần thiết phải bảo vệ mắt như dùng kính an toàn hoặc bảo vệ mặt.
Cần hết sức tránh hít hoặc ăn phải chất ô nhiễm khi hút thuốc hoặc ăn uống và đảm bảo tốt tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, kể cả rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh, rửa tay và mặt trước khi ăn, uống hay hút thuốc. Cấm hút thuốc, ăn uống ngoại trừ ở những nơi đặc biệt. Hút thuốc, ăn, uống cũng bị cấm ở những nơi nghi ngờ bị ô nhiễm.
Cần phải nhấn mạnh khả năng truyền ô nhiễm từ tay hoặc găng bẩn vào mặt và mắt. Tránh hít phải bụi loặc aerosol ở nơi điều tra nghiên cứu bằng cách phun nước. Nếu không thể thì áp dụng các biện pháp thích hợp khác như mặc quần áo có bộ phận cấp khí riêng độc lập.
Mặc quần áo bảo hộ được xem là biện pháp chính để tránh phát tán ô nhiễm tại nơi điều tra nghiên cứu nhưng áo quần bảo hộ sau đó phải được xử lý bằng các phương pháp thích hợp.
Mặc quần áo bảo hộ với một thiết bị cấp không khí độc lập là cần thiết để bảo vệ người điều tra nghiên cứu khỏi tiếp xúc với chất độc trong những trường hợp đặc biệt.
Mọi thiết bị, máy móc và lốp xe cần được làm sạch đúng cách trước khi rời địa điểm bị nhiễm bẩn để ngăn ngừa phát tán ô nhiễm.
6.3.3. Khí
Trong mọi trường hợp đều có sự pha loãng của khí thoát ra. Tuy vậy cần phải vận hành theo cách để giảm thiểu các khí thoát ra. Mọi người phải đứng xuôi chiều gió sao cho không bị các khí thổi vào.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu phải làm việc dưới lòng đất hoặc ở nơi kín, cần thăm dò khí cháy, khí độc và hàm lượng oxy trước khi tiếp cận lấy mẫu và cần duy trì monitoring trong suốt quá trình làm việc. Chỉ những người được đào tạo mới được thực hiện những công việc như vậy. Trong những hoàn cảnh như thế, phải chuẩn bị phương pháp rút lui an toàn và cấp cứu trước khi công việc bắt đầu. Những người ở ngoài địa điểm làm việc cần biết báo động và tiến hành cấp cứu, sử dụng quần áo bảo hộ và máy thở. Những người không được bảo hộ thì không được vào cấp cứu (nếu không số người tử vong sẽ tăng lên).
Ở nơi có nguy cơ khí hay hơi cháy, thiết bị monitoring sử dụng phải có cấu tạo an toàn.
Trong một vài trường hợp, cần thiết phải cấp nguồn không khí độc lập từ bên ngoài để thở, ví dụ dùng máy thở. Tuy nhiên người sử dụng phải được hướng dẫn cụ thể và được đào tạo trước khi sử dụng.
Ở những vị trí ô nhiễm, mọi máy móc cần đặt xuôi chiều gió để khói và khí không ảnh hưởng đến người vận hành. Điều cơ bản là người vận hành máy ngồi ở buồng lái có cửa sổ phải luôn mở để không có khí tích tụ. Cũng có thể dùng buồng lái có điều hòa không khí, đảm bảo không khí bên ngoài không đi vào được, và nếu cần có một nguồn cấp không khí sạch độc lập.
Người làm việc với máy cần đứng ở vị trí mà họ không hít phải khói xả.
6.3.4. Mối nguy hại do sinh học (vi khuẩn và virus)
Những đề phòng liên quan đến nguy hại hóa chất (6.3.2) cũng tương tự như mối nguy hại do vi khuẩn. Tuy nhiên, cần đề phòng khả năng bị nhiễm bệnh vàng da (bệnh Weil) do tiếp xúc với nước bị nhiễm bẩn do nước giải của chuột (xem 4.2). Trong tình huống đó cần mặc quần áo không thấm nước.
Cần tiêm phòng thương hàn, viêm gan, uốn ván cho những người điều tra nghiên cứu.
6.3.5. Mối nguy hại do phóng xạ
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3.6 Địa hình
Những mối nguy hại do địa hình là rõ ràng nên cần quan sát xem nên đặt chân vào chỗ nào. Tuy vậy, người điều tra nghiên cứu hoặc lấy mẫu cần được cảnh bảo về những vùng đất lạ và phải hết sức cẩn thận khi đi trên vùng đất này.
Cần chú ý đề phòng khi tiến hành điều tra nghiên cứu ở vùng đất không bền vững, có thể sập đổ đột ngột, hầm hoặc những chướng ngại vật. Và đặc biệt chú ý ở những nơi mặt đất bị cây cối mọc che phủ. Trong những trường hợp đó nên đốn cây và kiểm tra nền đất trước khi đi qua, đặc biệt là khi dùng máy nặng.
Ở những vùng công nghiệp, cần chú ý đề phòng đến hầm hố, những chỗ san đất, những nơi đất không vững chắc và không chịu được sức nặng của người và máy móc.
Không được chạy ở nơi điều tra nghiên cứu.
Cần chú ý đặc biệt khi làm việc ở gần vực nước như sông, hồ, bến cảng,...
Nếu cần lấy mẫu nước, địa điểm lấy mẫu phải được an toàn, nếu cần thì căng dây để phòng người lấy mẫu bị ngã xuống nước.
Không nên đào giếng thử ở nơi đất không vững, dễ sụp đổ. Những nơi này có thể không nhận thấy được từ trên mặt đất. Thành giếng thử phải được kiểm tra mọi phía để đảm bảo đất là vững chắc, không bị sụp trước khi đến gần.
Khi cần, phải chống đỡ thành giếng thử. Phải luôn chống đỡ thành giếng nếu như có người xuống hố đào sâu hơn 1 m đến 1,2 m.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Giếng thử cần lấp càng sớm càng tốt và không được để ngỏ qua đêm. Nếu không thể lấp hố ngay thì phải rào bảo vệ để tránh nguy hiểm.
Các hố đào, hầm lò và lối vào cần có kỹ sư chuyên môn đánh giá mức ổn định của thành và trần trước khi tiến hành công việc. Khi làm việc ở những nơi này, trần thường thấp, do vậy phải đội mũ bảo hiểm.
6.3.7. Máy móc
Một số chú ý an toàn là cần thiết khi dùng máy móc đặc biệt và nếu vận hành máy không đúng cách sẽ gây ra nguy hại.
Đi ủng có bao ngón chân bằng thép, đội mũ bảo hiểm khi cần sẽ giảm được nguy hại. Cần hết sức chú ý khi vận hành máy móc đảm bảo nền đặt máy là vững chắc và người điều khiển có thể nhìn được: máy đang làm gì và những người khác trong khu vực đang làm gì. Người làm việc phải luôn đảm bảo cho người điều khiển máy nhìn thấy họ trước khi lấy mẫu, đo chiều sâu hoặc thực hiện bất kỳ quan sát nào khác.
Khi dùng khoan tay nhất là ở những độ sâu lớn, cần đảm bảo để có thể không bị căng thẳng. Khi dùng khoan máy, không nên bức bách khi khoan hoặc để khoan ở tốc độ quá nhanh để giảm nguy cơ xảy ra tai nạn do vật cản hoặc do thay đổi chuyển động của máy.
Khi vận hành có thể tạo ra những mảnh vỡ, phải đeo kính bảo vệ mắt.
Khi vận hành máy, có thể tạo tiếng ổn hoặc máy phát ra tiếng ồn, phải đeo dụng cụ bảo vệ tai.
Ở những vùng đất có nước, có khả năng gây bắn chất ô nhiễm, người lấy mẫu cần đứng cách xa một khoảng hoặc phải được bảo hộ để không bị bắn vào người.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi dùng máy chạy bằng động cơ đốt trong, cần lưu ý vị trí đứng để không hít phải khói xả.
Khi làm việc với máy chạy điện, điều cơ bản là thiết bị phải trong các điều kiện an toàn điện và vận hành ở điện thế thấp (tham khảo các yêu cầu an toàn quốc gia). Khi có rủi ro về khí hoặc khói cháy, phải dùng các thiết bị an toàn.
Cần chú ý khi di chuvển máy lần đầu trên nền đất, nền đất xốp sẽ sụp đổ dưới trọng lượng của máy. Đối với vùng đất điều tra nghiên cứu có nhiều cây cối cần kiểm tra đường đi của máy trước khi chuyển máy đến địa điểm điều tra nghiên cứu, không di chuyển máy qua chỗ đất mềm, có hầm hố.
Khi dùng máy để lấy mẫu ở vùng đô thị, cần xác định vị trí các thiết bị ngầm dưới đất trước khi bắt đầu công việc. Có thể hỏi chủ đất và cơ quan chức năng về vị trí của các thiết bị này. Ngay khi vị trí các thiết bị đã được xác định, vị trí lấy mẫu cũng phải được kiểm tra trước khi bắt đầu. Nếu nghi ngờ về sự có mặt các thiết bị dưới đất, phải đào bằng tay xuống độ sâu 1 m đến 1,5 m hoặc ở độ sâu nhất mà các thiết bị có thể ở đó.
Ở những địa điểm có dây điện căng trên không, mọi điều tra nghiên cứu phải được giữ ở một khoảng cách an toàn tối đường điện, cần hết sức chú ý khi dùng sào quan sát, máy móc có chiều cao như máy đào, máy khoan.
Nếu cần thì đánh dấu những vùng an toàn lân cận với đường điện bằng bảng cảnh báo nguy hiểm sáng màu, hoặc bằng các phương tiện thích hợp khác.
6.4.1. Khái quát
Mỗi điểm cần được nghiên cứu trước khi tới khảo sát và các biện pháp an toàn cần được trù định. Trường hợp điều tra nghiên cứu đất nông nghiệp, sự thay đổi dường như rất ít giữa điểm này với điểm khác. Khi điều tra nghiên cứu trên đất bị nhiễm bẩn, mặc dầu những yêu cầu chung vẫn được giữ, nhưng vẫn cần có những chú ý đặc biệt hoặc những áp dụng chính xác hơn do tính đặc thù của địa điểm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi công việc lấy mẫu đã hoàn tất, cần phải tháo bỏ cẩn thận quần áo bảo hộ và gấp lại để tránh phát tán chất ô nhiễm. Nếu cần làm sạch áo quần, phải gửi đến người làm sạch chuyên nghiệp và ghi lại các chú thích về mọi ô nhiễm nguy hại có thể xảy ra. Trong mọi trường hợp, áo quần và những trang bị bảo hộ khác không được mang về nhà để giặt và làm sạch.
Cần rửa mặt và tay và trước khi rời khỏi vị trí.
Dụng cụ lấy mẫu cần được làm sạch để tránh lan rộng các chất ô nhiễm. Mẫu gửi đi phải được gắn nhãn thích hợp, đảm bảo không có chất ô nhiễm ở ngoài thùng chứa. Nếu đã biết hoặc nghi ngờ có chất ô nhiễm đặc biệt nguy hiểm, phải có ghi chú riêng trên nhãn để cảnh báo cho phòng thí nghiệm hoặc người nhận mẫu. Phương pháp gửi mẫu phải đảm bảo cho mẫu đến được nơi nhận mà không có vương vãi chất ô nhiễm.
Phải tuân thủ quy định và quy chế quốc gia về lưu giữ và vận chuyển chất nguy hại và rác thải.
6.4.2. An toàn trên đất nông nghiệp (xem thêm 6.3)
Cần mang ủng an toàn chắc chắn, đi găng và mặc quần áo bảo hộ thích hợp. Nếu sử dụng máy lấy mẫu, cần mang ủng có bọc ngón bằng thép.
Phải chú ý những cánh đồng đã cày và những khu vực có cây cao che phủ.
Phải đặc biệt chú ý khi làm việc cạnh nơi có nước như sông, suối, hồ, ao và gần nơi để bùn hoặc phân bón nếu dùng máy để lấy mẫu. Hết sức chú ý nếu biết hoặc nghi ngờ đất mới xử lý bằng hóa chất hoặc vài nơi có thể gây nguy hại.
Cần phải thông báo những nơi nuôi súc vật và nếu cần chuyển chúng đi nơi khác trước khi bắt đầu công việc.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.4.3.1. Điều tra nghiên cứu bước đầu hoặc làm quen địa điểm
Cần mang ủng bền, an toàn với hóa chất, đi găng và mặc quần áo bảo hộ. Nếu đất đã bị xáo trộn nên mang thiết bị thích hợp và phụ kiện làm sạch cần thiết.
Phải thu thập một số thông tin về địa điểm, một vài chỉ dẫn về khả năng tồn tại những hóa chất nguy hại và những mối nguy hại vật lý từ những người đã sử dụng trước (ví dụ hầm hố dưới đất) trước khi đến lần đầu.
Phải chú ý đến tình trạng của nhà cửa ở địa điểm. Không được vào những ngôi nhà quá đổ nát có thể bị lở vữa hoặc rơi ra những mảnh vụn. Cần tránh xa những nơi chắc chắn có amiăng cho đến khi có các biện pháp phòng ngừa thích hợp (bọc kín hoặc hút amiăng hoặc phải dùng thiết bị bảo vệ đường thở để lấy mẫu).
Ở những nơi bị nhiễm bẩn nặng, tốt nhất nên quan sát trước bằng ống nhòm hoặc camera video.
6.4.3.2. Địa điểm điều tra nghiên cứu
Ở những vùng bị nhiễm bẩn nặng, cần có một vị trí sạch đã chọn và khi ra vào điểm này cần dùng một thiết bị loại ô nhiễm. Nghiêm cấm ăn, uống, hút thuốc ở vị trí này.
Cần mang ủng dày và an toàn với hóa chất cùng với găng và quần áo thích hợp. Nếu sử dụng máy thì ủng phải có bọc ngón chân bằng thép và cần đội mũ bảo hiểm.
Những nghiên cứu tài liệu và khảo sát địa điểm nghiên cứu lần đầu cần chỉ rõ:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Vị trí của hầm hố và bể chứa dưới đất,
c) Sự tồn tại và vị trí các thiết bị dưới đất,
d) Vị trí các tòa nhà không an toàn;
e) Vị trí có amiăng cần đề phòng.
Cần tránh làm hỏng các công trình thiết bị ngầm, nếu cần phải đào bằng tay. Thậm chí khi có thông tin về các thiết bị đã được tắt nhưng vẫn phải chú ý đề phòng, đặc biệt là thiết bị điện.
Trước khi bắt đầu điều tra nghiên cứu, cần phải biết chắc chắn có thể vào được hầm ngầm và thành các hố đào đã được chống đỡ. Ngoài ra cũng cần đề phòng chú ý đến trang bị an toàn và máy thở. Nếu trong quá trình làm việc cần phải đi xuống hầm thì phải tiến hành các biện pháp đề phòng chú ý bảo vệ người điều tra nghiên cứu vì có thể phải trở lại địa điểm vào dịp khác.
Cần có nhà tắm và nhà vệ sinh cho mọi người cũng như chỗ ăn uống ở xa nơi ô nhiễm. Đối với những điểm điều tra nghiên cứu nhỏ, cần có chậu nhỏ, xà phòng, nước, khăn lau và để xa địa điểm ăn. Đối với những điểm điều tra nghiên cứu lớn cần có nhà ăn tập thể và thiết bị loại ô nhiễm.
Phải làm sạch thiết bị lấy mẫu tại chỗ hoặc phủ thiết bị lại sao cho ô nhiễm không phát tán khi vận chuyển thiết bị đến nơi tẩy rửa.
Bánh xe phải được rửa mỗi khi rời khỏi địa điểm, đồng thời mọi hoạt động cũng được tiến hành để giảm thiểu khả năng truyền chất nhiễm bẩn sang xe và bánh xe. Cần hạn chế tối thiểu xe cộ đến địa điểm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Những quy định trong 6.4.2 và 6.4.3 cũng áp dụng cho điều tra nghiên cứu địa chất. Mối nguy hại và chú ý an toàn tăng lên nếu công việc thực hiện duới lòng đất ở những nơi như các hầm, hầm lò và lối vào.
Khi điều tra nghiên cứu dưới hầm, phải chú ý đánh giá địa điểm lần đầu và kiểm tra độ bền cấu trúc do kỹ sư đảm nhiệm. Phải đội mũ bảo hiểm và tiến hành monitoring không khí để kiểm tra hàm lượng oxy và sự có mặt của khí độc.
Cần có phương tiện thông tin với mặt đất cũng như hệ thống kiểm tra xem người đó đã lên mặt đất chưa.
Phải chuẩn bị các phương pháp xử lý trong trường hợp xảy ra sự cố dưới đất.
Bảng danh mục sau đây đưa ra hướng dẫn về những trang bị cần cho nơi điều tra nghiên cứu và lấy mẫu an toàn. Những trang bị này có thể có những thay đổi theo quy định của luật pháp hoặc yêu cầu năng lực của địa phương.
Mặc dầu những trang bị an toàn nhất được cung cấp và sử dụng nhưng tính hiệu quả của nó có thể không còn do thiếu cẩn thận hoặc vô ý của người dùng. Tính an toàn khi lấy mẫu hoặc điều tra nghiên cứu cuối cùng là phụ thuộc vào từng cá nhân. Điều cơ bản là những người liên quan phải nhận thức và hiểu được mối nguy hại, và phải được đào tạo cẩn thận để giảm thiểu mọi rủi ro. Danh mục gồm có:
- Ủng an toàn và bền với hóa chất (không buộc dây) có bao ngón chân và bàn chân bằng thép;
- Găng (dày và an toàn với hóa chất);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Bảo vệ mắt như kính, mặt nạ che mặt;
- Bảo vệ tai;
- Mũ bảo hiểm;
- Áo dễ nhận ra;
- Dụng cụ làm việc an toàn;
- Máy thở và bộ phận vận hành;
- Nhà tắm và nhà vệ sinh (có thể thay đổi tùy theo khả năng cung cấp, từ nước, xà phòng và khăn cho thanh tra địa điểm tới thiết bị loại ô nhiễm hoàn toàn cho điều tra nghiên cứu ở địa điểm công nghiệp cũ, ví dụ hóa chất);
- Thiết bị monitor khí;
- Thiết bị monitor phóng xạ;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Điện thoại;
- Địa điểm ăn nghỉ;
- Thiết bị rửa xe để tránh mang chất ô nhiễm đến nơi khác.
Khi sử dụng trang bị bảo vệ hoặc an toàn không được gây nhiễm bẩn cho mẫu đã lấy và các trang bị phải được lựa chọn phù hợp.
Mọi điều tra nghiên cứu lấy mẫu đều ít nhiều ảnh huởng đến sự xáo trộn đất. Khi điều tra nghiên cứu trên đất nông nghiệp, sự xáo trộn là rất nhỏ và hầu như không gây nguy hại cho môi trường. Trong những trường hợp này, không cần những chú ý đặc biệt để bảo vệ môi trường nói chung ngoài những biện pháp phòng ngừa đã nêu liên quan đến sự phát tán chất nhiễm bẩn do áo quần hoặc từ ngoài thùng chứa mẫu.
Tuy vậy, việc kiểm tra những điểm nghi ngờ bị nhiễm bẩn có thể gây nên một số rủi ro cho môi trường.
Mối nguy hại do phát tán ô nhiễm từ áo quần, mẫu, máy móc và xe cộ đã được trình bày ở 6.3.2.
Điều tra nghiên cứu ở những nơi như vậy dẫn đến kết quả là vật liệu bị nhiễm bẩn được đưa lên mặt đất và gây xáo trộn ở tầng đất sâu cùng với sự khoan phá bề mặt đất.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Vật liệu được để trên mặt đất có thể gây nguy hại cho môi trường do sự bốc mùi hoặc hơi. Mối nguy hại này rất khó kiểm soát và chỉ có thể giảm thiểu bằng cách lấy mẫu nhanh và lấp phẫu diện ngay.
Khi lấp phẫu diện, mọi vật liệu nghi ngờ phải được chôn sâu dưới đất, và nếu cần thì trải trên mặt phẫu diện một lớp vật liệu sạch, hoặc tiến hành những biện pháp khác để không còn chất ô nhiễm trên mặt đất khi đã hoàn thành điều tra nghiên cứu.
Các quy định địa phương có thể yêu cầu mang những vật liệu nghi ngờ đi xa và lấp phẫu diện lại bằng vật liệu sạch.
Trong mọi trường hợp, không để chất ô nhiễm tiếp xúc với động vật, chim (và cả người).
Nếu bề mặt đã bị ô nhiễm trước khi điều tra nghiên cứu và gây ra các vấn đề môi trường cho động vật và chim và có thể phát tán bụi, thì ngoài việc tiến hành các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu sự xáo trộn và phát tán trong khi điều tra nghiên cứu, cần thông báo cho chủ đất để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa.
Khi tiến hành điều tra nghiên cứu ở vùng đất bị nhiễm bẩn nặng, chỉ nên dùng kỹ thuật khoan lỗ hay kỹ thuật đầu dò mà không đào lên, vì như vậy sẽ giảm thiểu được sự xáo trộn và phát tán ô nhiễm.
Sự phát tán có thể tăng lên ở những nơi chất ô nhiễm nằm dưới lớp “không thấm nước" như đá răm trộn hắc ín hoặc bê tông. Nếu những lớp đó bị chọc thủng và vật liệu "không thấm” không được đặt lại thì nước mưa sẽ thấm qua gây ra sự “ngâm chiết” và phát tán ô nhiễm vào trong đất và nước ngầm. Trong trường hợp đó thì phẫu diện cần được tráng lại bằng lớp phủ vật liệu không thấm nước thích hợp và cần phải duy trì đến khi hố được hàn kín.
Khi tầng đất sét bị chọc thủng do đào hoặc khoan sẽ tạo ra con đường làm tăng phát tán ô nhiễm, ví dụ thấm vào nước ngầm. Trong trường hợp này, cần tránh phá vỡ những tầng đất bảo vệ như vậy. Khi dùng khoan, có thể khoan thủng lớp đất không thấm rồi chèn vào đó một nút bêtonít hoặc vật liệu tương tự, sau đó khoan lỗ có đường kính nhỏ hơn tới độ sâu đã định. Bằng cách này ngăn cản được phát tán ô nhiễm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[1] TCVN 6663-1: 2002 (ISO 5667-1) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.
[2] TCVN 5992: 1995 (ISO 5667-2) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
[3] TCVN 5993: 1995 (ISO 5667-3) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
[4] TCVN 5994: 1995 (ISO 5667-4) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo.
[5] TCVN 5996: 1995 (ISO 5667-6) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
[6] TCVN ISO 9000: 2000 (ISO 9000: 2000) Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng.
[7] TCVN 5960 : 1995 (ISO 10381-6: 1993) Hướng dẫn về thu thập, vận chuyển và lưu giữ mẫu đất để đánh giá các quá trình hoạt động của vi sinh vật hiếu khí tại phòng thí nghiệm.
[8] TCVN 6495-1: 1999 (ISO 11074-1) Chất lượng đất - Từ vựng. Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến bảo vệ và ô nhiễm đất.
[9] TCVN 6495-2: 2001 (ISO 11074-2) Chất lượng đất - Từ vựng. Phần 2: Thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến lấy mẫu.
...
...
...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7538-3:2005 (ISO 10381-3 : 2001) về Chất lượng đất - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn an toàn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Số hiệu: | TCVN7538-3:2005 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 17/02/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7538-3:2005 (ISO 10381-3 : 2001) về Chất lượng đất - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn an toàn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Chưa có Video