Thành phần khối lượng của dung dịch |
1 % |
5% |
10% |
30% |
pH |
11,7 |
12,2 |
12,4 |
13,5 |
Cũng có thể sử dụng tỉ trọng riêng của chất lỏng. Tỉ trọng riêng của dung dịch có thành phần khối lượng 28,5 % là 0,9.
C.4.3. Quy trình hấp thụ hơi amoniac
Trước khi bắt đầu công việc cần soạn thảo văn bản đánh giá rủi ro và công bố phương pháp. Bảo đảm rằng đã thực hiện các thông báo cần thiết (người quản lý địa điểm hoặc hiện trường, công nhân trong vùng lân cận và bên cạnh, khi thích hợp). Ước lượng số lượng amoniac được lấy đi. Để giảm số lượng tới mức tối thiểu, chuyển càng nhiều chất lỏng càng tốt vào các phần khác của hệ thống và sau đó giảm áp suất của phần hệ thống được mở ra bằng cách đấu một đường ống hơi từ điểm thông hơi tới phần áp suất thấp của hệ thống. Theo cách này, áp suất nên được giảm đi tới nhỏ hơn 5 bar theo áp kế, và tốt hơn là càng thấp càng tốt.
Ví dụ 1: 60 kg hơi amoniac có thể tích 12,6 m3 ở 5 bar và nhiệt độ 10 oC.
Ví dụ 2: 60 kg chất lỏng amoniac có thể tích 96 I ở 5 bar và nhiệt độ 10 oC.
Bảo đảm rằng phải tuân theo các biện pháp đề phòng sau:
a) Sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân thích hợp phù hợp với đánh giá rủi ro.
b) Đặt một thùng chứa nước thích hợp ở bên ngoài phòng tại một vị trí được thông gió tốt và an toàn. Thùng chứa nên có một cổ rộng, nhưng nên có nắp có thể ngăn ngừa chất lỏng tràn ra khi di chuyển thùng chứa. Thùng chứa nước được cố định chắc chắn sao cho không thể di chuyển được trong quá trình vận hành.
c) Sử dụng một ống mềm được lắp với van một chiều để bảo đảm cho nước không thể đi vào hệ thống lạnh. Lắp ống mềm đến van thông hơi của hệ thống.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) Cố định chắc chắn đầu ra của ống mềm ở bên dưới mực nước.
f) Mở dần dần van thông hơi.
g) Giám sát thùng chứa nước để bảo đảm rằng các tia phun không tràn ra và ống mềm hoặc bình chứa không bị lỏng. Phản ứng hấp thụ là rất mạnh mẽ và sinh ra nhiệt làm cho nước nóng lên. Sẽ có mùi rất nặng của amoniac trong vùng lân cận.
h) Không di rời thùng chứa nước hoặc van thông hơi mà không có người trông nom trong mọi thời điểm. Nếu van thông hơi ở bên trong phòng thì ít nhất phải có hai người trông nom tại mọi thời điểm.
i) Ngay khi không nhìn thấy bọt khí nữa tại đầu ra của ống mềm, đóng van thông hơi và tháo ống mềm. Thao tác này nhằm ngăn chặn nước dẫn qua ống xi phông vào hệ thống lạnh.
f) Khi áp suất của hệ thống giảm tới 1 bar, đóng van thông hơi và tháo ống mềm.
k) Thông hơi còn lại ra môi trường (khí quyển) theo cách an toàn và có kiểm soát.
Hệ thống có thể được mở ra nhưng phải coi chừng có thể vẫn còn có amoniac lồng trong các vùng thấp và hơi trong hệ thống có áp suất bằng áp suất khí quyển.
CHÚ THÍCH: Amoniac có áp lực rất mạnh với nước và hút nước vào hệ thống chênh áp đến một vài bar, nếu không có sự chú ý. Vì vậy cần thiết phải giám sát đầu ra của ống mềm và đóng nhanh van thông hơi.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Dung dịch amoniac ngậm nước được sử dụng nhiều trong công nghiệp, bao gồm cả chất lỏng làm sạch cửa kính, chất khử NOx trong các lò nung và phân bón. Tuy nhiên, amoniac được thu hồi từ hệ thống lạnh có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu bôi trơn cho nên nó không đủ tinh khiết để được sử dụng cho các mục đích này. Nếu amoniac ngậm nước không chứa dầu và đủ tinh khiết để được sử dụng làm phân bón thì nên được pha loãng tới nồng độ nhỏ hơn tỷ phần khối lượng 10 % (pH 12,4, tỉ trọng riêng 0,96 ở 15 oC) và được áp dụng ở nồng độ không lớn hơn 20 l/m2.
Không nên đổ dung dịch amoniac ngậm nước vào các cống, mương tiêu nước mưa, sông, suối hoặc trên mặt đất có thể thoát nước ra sông, suối vì dung dịch này có tính độc hại cao đối với vật sống dưới nước. Dung dịch amoniac ngậm nước có thể được xả một cách có kiểm soát vào các cống rãnh thoát nước thải thông qua sự sắp xếp trước với công ty thoát nước thải. Công ty thoát nước thải có thể yêu cầu phải pha loãng hơn nữa đối với dung dịch này và họ cần phải có một khoảng thời gian để chuẩn bị máy móc thiết bị cho dung dịch amoniac. Nếu dung dịch amoniac được đưa đi khỏi hiện trường thì phải áp dụng các quy định hiện hành về di chuyển chất phế thải nguy hiểm.
Độ pH của dung dịch amoniac ngậm nước có thể được giảm đi bằng cách pha loãng với một dung dịch axit yếu hoặc bằng cách để bồn chứa dung dịch ngoài trời có lỗ hở và được thông gió tốt. Vị trí này không cho phép công chúng được tiếp cận.
(Tham khảo)
Kiểm tra trong sử dụng (tại chỗ)
D.1. Trong suốt tuổi thọ làm việc của hệ thống lạnh, cần thực hiện các kiểm tra và thử nghiệm phù hợp với các quy định hiện hành.
Thông tin về kiểm tra trong sử dụng được cho trong phụ lục này có thể được sử dụng khi các quy định hiện hành không đưa ra các tiêu chí tương tự.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Kiểm tra
Thử
Điều
Bên ngoài bằng mắt
Ăn mòn
Thử áp suất cho hệ thống
Phát hiện rò rỉ môi chất lạnh
Cơ cấu an toàn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TCVN 6104-2:2015 (ISO 5149-2:2014), Phụ lục A
Phụ lục E
Kiểm tra
D.2
x
x
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
D.3
x
x
x
D.4
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
D.5
x
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
D.7
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a Phía áp suất thấp của một hệ thống lạnh chịu áp suất vượt quá mức.
b Không dùng cho thiết bị mới.
D.2. Kiểm tra trong sử dụng được thực hiện sau khi làm việc có thể ảnh hưởng tới độ bền hoặc khi đã xảy ra thay đổi trong sử dụng hoặc khi thay sang môi chất lạnh khác ở áp suất cao hơn, hoặc sau khi dừng máy một thời gian dài hơn hai năm. Các bộ phận không phù hợp được thay. Không áp dụng các áp suất thử cao hơn áp suất thiết kế thích hợp cho các bộ phận.
D.3. Kiểm tra trong sử dụng được thực hiện sau khi sửa chữa hoặc có các thay đổi đáng kể hoặc mở rộng các hệ thống hoặc bộ phận.
CHÚ THÍCH: Nên hạn chế thử nghiệm cho các phần bị ảnh hưởng.
D.4. Kiểm tra trong sử dụng được thực hiện sau khi lắp đặt lại trên địa điểm khác.
D.5. Thử rò rỉ đối với hệ thống được thực hiện nếu có nghi ngờ thực sự về các rò rỉ tăng lên. Theo yêu cầu của điều này “được kiểm tra về rò rỉ” có nghĩa là thiết bị hoặc hệ thống được kiểm tra chủ yếu về rò rỉ khi sử dụng các phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp, tập trung vào các bộ phận của thiết bị hoặc hệ thống thường xảy ra rò rỉ nhiều nhất. Tần suất kiểm tra về rò rỉ thay đổi từ:
- 12 tháng một lần đối với các hệ thống nạp 3 kg môi chất lạnh hoặc lớn hơn, trừ các hệ thống kín nạp ít hơn 6 kg môi chất lạnh;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Ba tháng một lần đối với các hệ thống có chứa 300 kg môi chất lạnh hoặc lớn hơn.
Các hệ thống nên được kiểm tra về rò rỉ trong phạm vi một tháng sau khi rò rỉ đã được sửa chữa để bảo đảm rằng việc sửa chữa có hiệu quả.
Người vận hành các hệ thống nạp 3 kg môi chất lạnh hoặc lớn hơn như đã nêu trên, nên lưu giữ các hồ sơ về số lượng và loại môi chất lạnh cho hệ thống được lắp đặt, bất cứ lượng môi chất lạnh được bổ sung nào và số lượng môi chất lạnh được thu hồi trong quá trình bảo dưỡng, phục vụ và loại bỏ lần cuối.
Người vận hành các hệ thống nạp 300 kg môi chất lạnh hoặc lớn hơn như đã nêu trên, nên lắp đặt các hệ thống chỉ báo rò rỉ. Các hệ thống chỉ báo rò rỉ này nên được kiểm tra ít nhất là 12 tháng một lần để bảo đảm sự vận hành đúng của chúng. Khi lắp đặt hệ thống chỉ báo rò rỉ thích hợp được vận hành đúng thì tần suất kiểm tra nên được giảm đi một nửa.
Không chấp nhận các tốc độ rò rỉ cao. Nên có hành động để loại bỏ mọi rò rỉ đã được phát hiện.
CHÚ THÍCH: Các đầu dò môi chất lạnh cố định không phải là các đầu dò phát hiện rò rỉ bởi vì chúng không xác định được vị trí rò rỉ.
D.6. Các cơ cấu an toàn được kiểm tra tại hiện trường là: các cơ cấu an toàn chuyển mạch (xem 5.3.3), các cơ cấu báo hiệu khẩn cấp và các hệ thống báo động được kiểm tra hàng năm, các cơ cấu an toàn bên ngoài được kiểm tra năm năm một lần.
D.7. Các van an toàn, đĩa nổ và nút chảy được kiểm tra bằng mắt phù hợp với 5.2.5, 5.2.7.2 và 5.2.7.3 của TCVN 6104-2:2015 (ISO 5149-2:2014) và được thử rò rỉ theo D.5.
D.8. Đối với các hệ thống thiết bị và các hệ thống trọn bộ như đã định nghĩa trong TCVN 6104-2:2015 (ISO 5149-2:2014), kiểm tra trong sử dụng được thực hiện sau khi đã tiến hành các công việc sửa chữa. Nếu sự mất mát môi chất lạnh là hiển nhiên thì phải thử rò rỉ cho toàn hệ thống.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(Tham khảo)
Có thể thực hiện kiểm tra về ăn mòn như sau:
a) Khi đường ống, các giá đỡ đường ống, các bộ phận và các giá đỡ bộ phận không được bọc cách nhiệt thì chúng nên được kiểm tra bằng mắt;
b) Nên kiểm tra bằng mắt đường ống được bọc cách nhiệt và các bộ phận nếu lớp cách ẩm bị hư hỏng hoặc nếu lớp cách ẩm không hoạt động như đã dự định;
c) Khi hệ thống đã không được sử dụng trong một thời gian.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[2] TCVN 6739 (ISO 817), Môi chất lạnh - Ký hiệu và phân loại về an toàn
[3] AHRI 700:2011, Specification for fluorocarbon refrigerants (Điều kiện kỹ thuật cho các môi chất lạnh fluorocarbon)
[4] AHRI Guideline N. Assignment of refrigerant container colors (Phân định các màu sắc cho các bình chứa môi chất lạnh)
[5] TCVN 6104-3 (ISO 5149-3), Hệ thống lạnh và bơm nhiệt - Yêu cầu về an toàn và môi trường - Phần 3: Địa điểm lắp đặt
1) 1 bar= 100 kPa
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6104-4:2015 (ISO 5149-4:2014) về Hệ thống lạnh và bơm nhiệt - Yêu cầu về an toàn và môi trường - Phần 4: Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và phục hồi
Số hiệu: | TCVN6104-4:2015 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6104-4:2015 (ISO 5149-4:2014) về Hệ thống lạnh và bơm nhiệt - Yêu cầu về an toàn và môi trường - Phần 4: Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và phục hồi
Chưa có Video