KHÔNG
KHÍ XUNG QUANH - XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ BỞI CÁC KHÍ AXIT – PHƯƠNG
PHÁP CHUẨN ĐỘ PHÁT HIỆN ĐIỂM CUỐI BẰNG CHẤT CHỈ THỊ MẦU HOẶC ĐO ĐIỆN THẾ
Ambient air - Determination of a gaseous acid air pollution index –
Titrimetric method with indicator or potentiometric end - point detection.
Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp xác định chỉ số ô nhiễm không khí xung quanh bởi các khí axit (xem điều 3) bằng cách chuẩn độ dùng chất chỉ thị màu hoặc dùng phương pháp đo điện thế để phát hiện điểm cuối.
Phương pháp được áp dụng để xác định chỉ số ô nhiễm bởi các khí axit tương đương với nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit (SO2) cao hơn 30Pg/m3.
Kết quả thu được theo phương pháp này phụ thuộc vào lượng của cả các (chất ô nhiễm) khí axit và khí/kiềm, những chất này có thể được xác định trong các điều kiện phân tích và lấy mẫu xác định.
Thời gian lấy mẫu là 24 hoặc 48 giờ. Phương pháp này không chỉ áp dụng riêng cho SO2.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tiêu chuẩn sau được áp dụng cùng với tiêu chuẩn TCVN 5969: 1995 này:
TCVN 5968: 1995 (ISO 4219), chất lượng không khí. Xác định các hợp chất khí của lưu huỳnh trong không khí xung quanh. Thiết bị lấy mẫu.
Chỉ số ô nhiễm không khí bởi các khí axit: là nồng độ của các chất khí axit hòa tan trong nước của mẫu không khí được biểu diễn quy về SO2.
Chú thích: Chỉ số ô nhiễm không khí bởi các khí axit không phải là chỉ số axit tổng vì nếu là tổng thì phải bao gồm cả bụi có tính axit.
Hấp thụ và oxi hóa các chất khí hòa tan của mẫu không khí bằng cách cho đi qua dung dịch hiđroperoxit (H2O2) đã được axit hóa với pH xác định trong một thời gian nhất định để tạo thành axit sunfuric H2SO4 – sản phẩm chính của sự oxi hoá.
Chuẩn độ (phát hiện điểm cuối bằng chỉ thị mầu hoặc đo điện thể) dung dịch sinh ra với H2SO4 hoặc natri têtraborat để tạo lại giá trị pH ban đầu.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.1. Hidro peroxit (H2O2), dung dịch 27 đến 30% (mlm).
5.2. Kali clorua (KCl): dung dịch bão hòa ở nhiệt độphòng (chỉ dùng trong phương pháp đo điện thế).
Chú thích: Dung dịch này làm tăng độ dẫn điện và độ ổn định của chỉ số pH.
5.3. Dung dịch đệm. Dùng các dung dịch đệm thích hợp có bán sẵn ở thị trường hoặc điều chế các dung dịch đệm có chất lượng tương đương từ bột hoặc viên có bán sẵn hoặc bằng các phương pháp đã được thiết lập ở phòng thí nghiệm (chỉ dùng trong phương pháp đo điện thế) pH của các dung dịch sẽ được biết chính xác ở nhiệt độ đã cho.
5.4. Dung dịch hấp thụ, pH 4,5
Cho 10ml dung dịch H2O2 (5.1) (phương pháp chỉ thị mầu) hoặc 10ml dung dịch H2O2 và 25ml dung dịch KCI (5.2) (phương pháp đo điện thế) vào bình định mức một vạch thể tích 1000ml, thêm nước đến vạch rồi lắc đều.
Lấy ra 50ml dung dịch vừa điều chế, thêm vào lml dung dịch chất chỉ thị (5.7) rồi chuẩn độ bằng dung dịch H2SO4 chuẩn (5.5) cho đến pH 4,5 (phương pháp chỉ thị mầu) hoặc dùng pH mét để đo (phương pháp đo điện thế). Chuẩn độ lại lần thứ 2 ghi giá trị trung bình V1 là thể tích dung dịch chuẩn H2SO4 đã dùng để chuẩn độ. Thêm 18 V1 dung dịch chuẩn H2SO4 vào phần còn lại của dung dịch H2O2 đã pha ở trên. Trộn đều dung dịch này rồi đựng trong chai thủy tinh bosilicat, cất ở nơi tối.
Sau 1 tháng dung dịch này phải bỏ.
Chú thích: pH 4,5 được dùng ở đây một phần là vì sự có mặt của chất chỉ thị và một phần là vì cần phải tránh tác dụng cản trở của CO2 sự cản trở này sẽ trở nên trầm trọng ở các pH lớn hơn 5,5.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.6. Natri têtraborat, dung dịch chuẩn 0,002 mol/l
Điều chế bằng cách pha loãng dung dịch Na2B4O7 có nồng độ xác định có bán sẵn hoặc nếu không có thì tiến hành như sau:
Điều chế mọt dung dịch gốc của Na2B4O7 đặc hơn 0,02mol/l bằng cách hòa tan 4,2g Na2B4O7. 10H2O trong 500ml nước. Lấy 25ml dung dịch gốc pha loãng bằng cách thêm 9 phần nước (225ml). Ghi thể tích V2 (ml) của dung dịch Na2B4O7 thu được có nồng độ gần đúng là 0,002mol/l. Hút ra 100ml dung dịch này và chuẩn lại như sau:
Cho 50ml dung dịch hấp thụ (5.4) vào bình nón (phương pháp chỉ thị mầu) hoặc vào cốc (phương pháp đo điện thế) có dung tích thích hợp rồi thêm vào đó 25ml dung dịch H2SO4 chuẩn (5.5). Thêm lml dung dịch chất chỉ thị (5.7) (chỉ đối với phương pháp chỉ thị mầu) rồi chuẩn độ bằng dung dịch Na2B4O7 vừa pha loãng ở trên đến đổi mầu chỉ thị chỉ rõ pH là 4,5 hoặc pH đo được là 4,5 (phương pháp đo điện thế).
Chuẩn độ lại lần thứ 2. Ghi giá trị trung bình V3 (ml) - là thể tích của dung dịch Na2B4O7 đã được dùng để chuẩn độ. Sau đó thêm nước vàn phần còn lại của dung dịch Na2B4O7 đã pha loang ở trên với một thể tích tích bằng.
Sau khi thêm thể tích nước cất thiết bị, lặp lại sự chuẩn độ trước để bảo đảm rằng nồng độ của Na2B4O7 đã được chuẩn hoá là 0,002mol/l
Chú thích:
1) Vì sự chuẩn độ không kết thúc ở dung điểm tương đương nên nồng độ của dung dịch Na2B4O7 chuẩn phụ thuộc vào thể tích V1 của dung dịch H2SO4 chuẩn được dùng để điều chế dung dịch hấp thụ (5.4).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2) Nếu dung dịch Na2B4O7 chính xác là 0,002mol/l được dùng để chuẩn độ thì việc thêm 25ml dung dịch này không tạo lại pH đến 4,5 vì lí do đã nêu ở ghi chú 1, điều đó sẽ đưa đến 1 sai số nhỏ trong sự xác định chỉ số ở nhiễm không khí bởi các khi axit.
3) Việc chọn 25ml dung dịch H2SO4 chuẩn để thêm là tùy ý. Nó cho phép vì:
a) Sự phù hợp với các phương pháp điều chế các dung dịch Na2B4O7 được sử dụng đến bây giờ.
b) Sai số nhỏ trong khi điều chế dung dịch Na2B4O7 chuẩn vì những thể tích tương đối lớn được thêm vào.
5.7. Dung dịch chất chỉ thị (phương pháp chỉ thị mẫu)
Chất chỉ thị nào có sự đổi mầu chính xác (nghĩa là với 0,lml dung dịch chuẩn) ở pH 4,5 và không phản ứng với dung dịch H2O2 được chuẩn độ thì đểu có thể dùng được.
Hỗn hợp sau đây là thích hợp:
Dung dịch A: Hòa tan 2g thymolsunfone-phthalein (thymol xanh) trong 45ml dung dịch NaOH 0,1mol/l rồi thêm trước cho đến 1000ml
Dung địch B: Hòa tan 2g 3', 3", 5', 5" – tetrabrommophenolsunfonephthalein
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Những dung dịch này được bảo quản tốt ở nơi tối.
Trước khi dùng trộn 20ml dung dịch A với 20ml dung dịch B rồi pha loãng bằng nước đến thể tích 250ml.
Mầu của chất chỉ thị này ở pH ≤ 4 là màu vàng ở pH 4.5 là đỏ tía nhạt, ở pH ≥ 5 là từ xanh đến tím.
Dụng cụ thông thường ở phòng thí nghiệm, và các thiết bị sau:
6.1. Thiết bị lấy mẫu như đã mô tả trong TCVN 598: l995 từ 5.1 đến 5.7 và ở 6.l.1 trong tiêu chuẩn này
6.1.1. Bình hấp thụ
Dùng bình thủy tinh bosilicat có các chỗ nối bằng thủy tính kiểu drechsel (xem hình vẽ)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nên sử dụng loại bình hấp thụ có nắp thủy tinh hình nón để tránh rị các chất lắng đọng vào dung dịch hấp thụ khi mở đầu lấy mẫu ra.
Dung tích của bình là 125ml khi lấy mẫu 24 giờ và 250ml khi lấy mẫu 48 giờ.
Đường kính ngoài của các ống dẫn vào và ra của bình này là từ 10 đến 12mm. ống dẫn khí vào dung địch hấp thụ có đường kính trong là 6 đến 8mm và đầu cuối phải cách đáy bình phải từ 5 đến 10mm.
Chú thích: Thủy tinh làm bình hấp thụ không đọc gây ra phản ứng kiềm với dung dịch hấp thụ (5.4). Thử các bình hấp thụ trước khi dùng bằng cách rửa sạch và sau đó nạp dung dịch hấp thụ vào. Kiểm tra pH của dung dịch hấp thụ sau 4 ngày vở lại kiểm tra lại sau 4 ngày tiếp. Nếu pH của dung dịch hấp thụ không biến đổi cao hơn 0,02 đơn vị thì bình hấp thụ đạt yêu cầu. Nếu pH thay đổi lớn hơn 0,02 đơn vị thì bình hấp thụ không dùng được vì độ kiềm
6.2. Microburet dung tích 2ml, chia vạch đến 0,01ml. Trước khi dùng phải rửa cẩn thận bằng nước.
6.3. Buret dung tích 10ml, chia vạch đến 0,02ml.
Trước khi dùng phải rửa cẩn thận bằng nước.
6.4. Máy đo pH đọc trực tiếp (phương pháp đo điện thế) đến 0,02 đơn vị, có hiệu chỉnh nhiệt độ được lắp các điện cực đo và điện cực so sánh.
Dùng dung dịch đệm (5.3) để chuẩn hóa máy đo pH theo hướng dẫn của hãng sản xuất. Sau khi chuẩn phải rửa sạch các điện cực cẩn thận trước khi dùng.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Lắp thiết bị được quy định trong TCVN 5968: 1995 phù hợp theo yêu cầu của TCVN 5968: 1995 và các yêu cầu riêng của khí quyển được lấy mẫu.
Đặt cái lọc bụi (theo 5.3 cửa TCVN 5968: 1995) vào giá đỡ (theo 5.3.2 trong TCVN 5968: 1995).
Cho một thể tích phù hợp dung dịch háp thụ (5.4) vào bình hấp thụ (6.l.l) được chọn trước tùy theo thời gian lấy mẫu rồi đánh dấu mức dung dịch hấp thụ và nối bình hấp thụ vào dây chuẩn lấy mẫu. .
Trong điều kiện bình thường thể tích dung dịch hấp thụ là 50ml nếu lấy mẫu 24 giờ và 150ml nếu lấy mẫu 48 giờ.
Chú thích:
1) Nếu không khí đang khảo sát có nhiệt độ hơn 250C hoặc rất khô thì thể tích dung dịch hấp thụ có thể phải dùng nhiều hơn. Thề tích cần thiết để thu giữ chất bị hấp thụ một cách hiệu quả phải được xác định bằng cách thử trước khi dùng 1 dẫy bình hấp thụ.
2) Có thể dùng thiết bị tự động để thay đổi các bình hấp thụ.
Rót một thể tích phù hợp của dung dịch hấp thụ vào bình hấp thự thứ nhất đồng thời rót một thể tích tương tự vào bình hấp thụ thứ 2.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Điều chỉnh dòng khí (5.6 của ISO 4219) để đạt tốc độ 100l/h. Ghi chỉ số trên đồng hồ đo khí (5.6 của ISO 4219) và thời gian rồi khởi động bơm lấy mẫu (theo 5.7 của TCVN 5968: 1995).
Lúc kết thúc lấy mẫu (sau 24 hoặc 48 giờ) tắt bơm lấy mẫu, ghi chỉ số trên đồng hồ đo khí và thời gian.
Gỡ bình lấy mẫu khỏi dây chuyền lấy mẫu rồi pha thêm nước vào để cho dung dịch đạt đến mức đánh dấu ban dầu.
Nút chặt bình hấp thụ bằng nút thủy tinh mải hoặc nếu không tiện thì chuyển dung dịch mẫu vào trong lọ khô sạch.
Chú thích: Những lọ này phải trơ với dung dịch hấp thụ (6.1.1)
Tránh dùng nút cao su vì cao su có thể làm thay đổi pH của dung dịch mẫu.
Lấy cái lọc bụi ra và kiểm tra bằng mắt xem có bị ẩm không. Ghi kết quả kiểm tra này vào báo cáo phân tích.
Thay bình hấp thụ vừa lấy ra bằng bình hấp thụ khác chứa dung dịch hấp thụ mới và thay đổi cái lọc bụi.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chuyển dung dịch kiểm tra vào bình hình nón (phương pháp chỉ thị mầu) hoặc vào cốc có dung tích phù hợp rồi khuấy bằng máy khuấy từ (6.4) (phương pháp đo điện thế).
Thêm 1ml dung dịch chỉ thị (5.7) và ghi pH được chỉ ra nhờ mầu của dung dịch kiện tra (phương pháp chỉ thị mầu) hoặc đo pH bằng máy đo pH khi không thêm dung dịch chỉ thị (phương pháp đo điện thể).
Nếu pH của dung dịch kiểm tra khác 4,5 thì chuẩn lại dung dịch kiểm tra bằng dung dịch H2SO4 (pH > 4,5) hoặc dung dịch Na2B4O7 (pH < 4,5) bằng cách dùng Microburet (6.2) cho đến khi đổi mầu chỉ thị hoặc pH do được là 4,5. Ghi thể tích chất chuẩn đã sử dụng tiêu tốn.
Ghi chú: Nếu pH khác xa 4,5 thì sự kiểm tra dụng cụ thủy tinh ban đầu có thể coi là không có hiệu quả.
8.2. Xác định
Khi thể tích dung dịch hấp thụ là 50ml thì chuyển toàn bộ dung dịch mẫu vào bình nón (phương pháp chỉ thị mầu) hoặc vào cốc có dung dịch phù hợp và khuấy bằng máy khuấy từ (phương pháp do điện thế). Nếu thể tích dung dịch hấp thụ là 150ml thì lấy ra 50ml rồi tiến hành như vừa nêu ở trên. Thêm dung dịch H2SO4 hoặc dung dịch dịch Na2B4O7 với thể tích đã tìm được ở 8.l khi điều chỉnh pH cửa dung dịch kiểm tra.
Thêm lml dung dịch chỉ thị (5.7) và ước lượng pH bằng cách so độ mầu của dung dịch kiểm tra (phương pháp chỉ thị mầu) hoặc đo pH bằng máy đo pH mà không thêm dung dịch chỉ thị (phương pháp đo điện thế) [Nếu máy đo pH không được hiệu chỉnh nhiệt độ thì áp dụng sự hiệu chỉnh nhiệt độ cho các chỉ số pH].
Nếu pH của dung dịch nhỏ hơn 4,5 thì chuần đọ với dung dịch Na2B4O7 (5.6) cho
đến khi pH bằng 4,5; bằng cách dùng Microburet (6.2) hoặc buret (6.3). Nếu pH lớn hơn 4,5 thì chuẩn độ bằng dung dịch H2SO4 (5.5) cho đến khi pH bằng 4,5. Ghi thể tích dung dịch H2SO4 hoặc dung dịch H2B4O7, là V4 (ml), đã được dùng để chuẩn độ.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.1. Phương pháp tính toán.
Chỉ số ô nhiễm không khí bởi các khí axit, lg, (tính bằng Pg/m3) được tính theo công thức sau:
Trong đó:
V4 là thể tích (ml) của dung dịch (Na2B4O7 (5.6) hoặc của dung dịch H2SO4 (5.5) được dùng trong khi xác định;
V5 là thể tích (ml) của dung dịch hấp thụ nghĩa là 50 hoặc 150ml;
V6 là thể tích (ml) của dung dịch mẫu được chuẩn độ, nghĩa là 50ml;
V là thể tích (m3) của mẫu không khí;
128 là khối lượng tương đương (Mg) của SO2 ứng với lml dung dịch Na2B407 có nồng độ chính xác 0,002 mol/l.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Trình bày chỉ số ô nhiễm không khí bởi khí axit, lg Là một, số dương khi V4 ứng với việc thêm dung dịch Na2B4O7
b) Là một số âm khi V4 ứng với việc thêm dung dịch H2SO4
Trong báo cáo thử nghiệm ít nhất phải có những thông tin sau đây:
a) Toàn bộ những nét đặc trưng của mẫu;
b) Theo tiêu chuẩn này;
c) Theo TCVN 5968: 1995;
d) Phương pháp đã dùng; .
e) Kết quả và phương pháp trình bày kết quả đã dùng;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
g) Những công việc đã làm không có trong tiêu chuần này hoặc trong tiêu chuẩn tham khảo khác (hoặc tùy ý chọn);
h) Độ chính xác của phép đo pH.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5969:1995 (ISO 4220 : 1983) về không khí xung quanh - xác định chỉ số ô nhiễm không khí bởi các khí axit - phương pháp chuẩn độ phát hiện điểm cuối bằng chất chỉ thị mầu hoặc đo điện thế
Số hiệu: | TCVN5969:1995 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/1995 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5969:1995 (ISO 4220 : 1983) về không khí xung quanh - xác định chỉ số ô nhiễm không khí bởi các khí axit - phương pháp chuẩn độ phát hiện điểm cuối bằng chất chỉ thị mầu hoặc đo điện thế
Chưa có Video