Thứ tựa |
Mối nguy hiểm |
Tình huống/sự kiện nguy hiểm |
Điều của TCVN 6818-1 (ISO 4254-1 : 2008) |
Điều của tiêu chuẩn này |
A.1 |
Mối nguy hiểm cơ học |
|||
A.1.1 |
Nguy hiểm nghiền nát |
Khoảng cách tới các bộ phận liền kề khi tác động vào các bộ phận điều khiển |
4.4.3; 5.1.3.1; 5.1.3.3; 5.1.8; 6.1 |
5.2.1.3; 5.2.2; 5.2.3; 5.3.3; 7.2.5 |
Sự dịch chuyển của phương tiện lên xuống |
4.5.1.1.2; 4.5.1.2.5; 4.5.2.3; 4.5 |
5.3.5; 5.3.7.3; 5.4 |
||
Kết cấu của sàn đứng |
4.5.2.2 |
5.3.7.2 |
||
Dụng cụ làm việc |
4.7 |
5.1.2 |
||
Các vị trí chăm sóc, các công việc chăm sóc và bảo dưỡng, có sử dụng giá đỡ |
4.8; 4.14.1 |
5.9.4 |
||
Sự dịch chuyển của các bộ phận gập lại được |
4.14.3; 4.14.5; 4.14.6 |
5.5 |
||
Các điểm cắt và kẹp tại vị trí làm việc của người điều khiển |
5.1.4 |
5.3.4 |
||
Kết cấu của các vị trí kích máy lên, di chuyển máy, cột giữ và vận hành kích |
5.2 |
5.9.5 |
||
Thiếu ổn định |
6.2 |
5.1.2 |
||
Ráp nối máy |
6.2.2; 6.2.3; 6.3 |
5.6 |
||
Cơ cấu cắt, vít cấp liệu, guồng gạt |
- |
6.3 |
||
Vít tải lên thùng chứa và hệ thống vận chuyển hạt |
- |
6.4.1; 6.4.2; 6.4.3; 6.4.4; 6.4.5.1; 6.4.6 |
||
Gá lắp máy thu hoạch ngô |
- |
6.5 |
||
Phía sau máy băm rơm, máy rải rơm, máy rải rơm băm nhỏ |
- |
6.6.2; 6.6.3; 6.6.4 |
||
Thiết bị tách đá sạn trút đổ |
- |
6.7 |
||
Cơ cấu cấp liệu |
- |
7.2 |
||
Các vị trí kiểm tra, kiểm tra tang trống và các răng trống |
- |
8.1.2.1.2 |
||
Sự hạ xuống của thùng |
- |
8.2.1 |
||
Hoạt động của vít ép |
- |
8.2.2 |
||
A.1.2 |
Nguy hiểm cắt |
Khoảng cách tới các bộ phận gần kề khi tác động các bộ phận) điều khiển |
4.4.3; 5.1.3.1; 5.1.3.3; 5.1.8; 6.1 |
5.2.1.3; 5.2.2; 5.2.3; 5.3.3; 7.2.5 |
Sự dịch chuyển của phương tiện lên xuống |
4.5.1.1.2; 4.5.1.2.5; 4.5.2.3; 4.6 |
5.3.5; 5.3.7.3; 5.4 |
||
Kết cấu của sàn đứng |
4.5.2.2 |
5.3.7.2 |
||
Dụng cụ làm việc |
4.7 |
5.1.2 |
||
Các vị trí chăm sóc, các công việc chăm sóc và bảo dưỡng, có sử dụng giá đỡ |
4.8; 4.14.1 |
5.9.4 |
||
Sự dịch chuyển của các bộ phận gập |
4.14.3; 4.14.5; 4.14.6 |
5.5 |
||
Các điểm cắt và kẹp tại vị trí làm việc của người lái |
5.1.4 |
5.3.4 |
||
Kết cấu của các vị trí kích máy lên, di chuyển máy, cột giữ và vận hành kích |
5.2 |
5.9.5 |
||
Thiếu ổn định |
6.2 |
5.1.2 |
||
Ráp nối máy |
6.2.2; 6.2.3; 6.3 |
5.6 |
||
Cơ cấu cắt, vít cấp liệu, guồng gạt |
- |
6.3 |
||
Vít tải lên thùng chứa và hệ thống vận chuyển hạt |
- |
6.4.1; 6.4.2; 6.4.3; 6.4.4; 6.4.5.1; 6.4.6 |
||
Gá lắp máy thu hoạch ngô |
- |
6.5 |
||
Phía sau máy băm rơm, máy rải rơm, máy rải rơm băm nhỏ |
- |
6.6.2; 6.6.3; 6.6.4 |
||
Thiết bị tách đá sạn trút đổ |
- |
6.7 |
||
Cơ cấu cấp liệu |
- |
7.2 |
||
Hoạt động của thiết bị mài dao |
|
7.5.1; 7.5.2 |
||
Các vị trí kiểm tra, kiểm tra tang trống và các răng trống |
- |
8.1.2.1.2 |
||
Sự hạ xuống của thùng |
- |
8.2.1 |
||
Hoạt động của vít ép |
- |
8.2.2 |
||
A.1.3 |
Nguy hiểm cắt đứt |
Dụng cụ làm việc |
4.7 |
5.1.2 |
Cơ cấu cắt, vít cấp liệu, guồng gạt |
- |
6.3 |
||
Vít tải lên thùng chứa hạt và hệ thống vận chuyển hạt |
- |
6.4.1; 6.4.2; 6.4.3; 6.4.4; 6.4.5.1; 6.4.6 |
||
Gá lắp máy thu hoạch ngô |
- |
6.5 |
||
Phía sau máy băm rơm, máy rải rơm, máy rải rơm băm nhỏ |
- |
6.6.2; 6.6.3; 6.6.4 |
||
Cất giữ thanh cắt |
- |
6.7 |
||
Cơ cấu cấp liệu |
- |
7.2 |
||
Hoạt động của thiết bị mài dao |
- |
7.5.1; 7.5.2 |
||
Các vị trí kiểm tra, kiểm tra tang trống và các răng trống |
- |
8.1.2.1.2 |
||
Sự hạ xuống của thùng |
- |
8.2.1 |
||
Hoạt động của vít ép |
- |
8.2.2 |
||
A.1.4 |
Nguy hiểm vướng vào |
Dụng cụ làm việc |
4.7 |
5.1.2 |
Khởi động/dừng động cơ khi đang ăn khớp với bộ truyền động |
5.1.8 |
5.2.3 |
||
Cơ cấu cắt, vít cấp liệu, guồng gạt |
- |
6.3 |
||
Vít tải lên thùng chưa hạt và hệ thống vận chuyển hạt |
- |
6.4.1; 6.4.2; 6.4.3; 6.4.4; 6.4.5.1; 6.4.6 |
||
Gá lắp máy thu hoạch ngô |
- |
6.5 |
||
Cơ cấu cấp liệu |
- |
7.2 |
||
Các vị trí kiểm tra, kiểm tra tang trống và các răng trống |
- |
8.1.2.1.2 |
||
Sự hạ xuống của gầu |
- |
8.2.1 |
||
Hoạt động của vít ép |
- |
8.2.2 |
||
A.1.5 |
Nguy hiểm lôi cuốn vào hoặc kẹp |
Dụng cụ làm việc |
4.7 |
5.1.2 |
Khởi động/dừng động cơ khi đang ăn khớp với bộ truyền động |
5.1.8 |
5.2.3 |
||
Cơ cấu cắt, vít cấp liệu, guồng gạt |
- |
6.3 |
||
Vít tải lên thùng chưa hạt và hệ thống vận chuyển hạt |
- |
6.4.1; 6.4.2; 6.4.3; 6.4.4; 6.4.5.1; 6.4.6 |
||
Gá lắp máy thu hoạch ngô |
- |
6.5 |
||
Cơ cấu cấp liệu |
- |
7.2 |
||
Các vị trí kiểm tra, kiểm tra tang trống và các răng trống |
- |
8.1.2.1.2 |
||
Sự hạ xuống của gầu |
- |
8.2.1 |
||
Hoạt động của vít ép |
- |
8.2.2 |
||
A.1.6 |
Nguy hiểm va đập |
Sự dịch chuyển của bậc lên xuống |
4.5.1.2.5 |
5.3.5 |
Sự dịch chuyển của các bộ phận gập lại được |
4.14.5; 4.14.6 |
5.5 |
||
Kết cấu của hệ thống lái |
5.1.3.2 |
5.1.2 |
||
Ghế của người điều khiển, điều chỉnh hệ thống giảm sóc |
- |
5.3.14 |
||
Sự chuyển động của cửa buồng lái |
- |
5.3.12.2.1 |
||
Thay thế và tháo dời các thiết bị thu hoạch |
- |
5.6.1 |
||
Đầu thu bắp ngô |
- |
6.5.1.1 |
||
A.1.7 |
Nguy hiểm đâm thủng |
Dụng cụ làm việc |
4.7 |
5.1.2 |
A.1.8 |
Nguy hiểm cọ sát hay mài mòn |
Vận hành bộ phận điều khiển |
4.4.3; 5.1.3.2 |
5.2.1.3; 5.2.2; 5.2.3; 5.3.3; 7.2.5 |
Thiết bị điện, vị trí của cáp |
4.9.1 |
5.16.1 |
||
Vị trí của bậc lên xuống |
4.5.1.1.2 |
5.3.5 |
||
A.1.9 |
Nguy hiểm chất lỏng cao áp phun ra hay bắn ra |
Thành phần thủy lực và phụ kiện (ví dụ như vỡ) |
4.10; 6.5 |
5.15 |
A.2 |
Nguy hiểm điện |
|||
A.2.1 |
Người chạm phải các bộ phận có điện (tiếp xúc trực tiếp) |
Các thiết bị điện không có bọc cách điện |
4.9; 5.3; 5 |
5.9.2; 5.13.2; 5.16 |
A.2.2 |
Người chạm phải các bộ phận sẽ có điện khi hư hỏng (tiếp xúc gián tiếp) |
Thiết bị điện |
4.9.1 |
5.13.2; 5.16 |
A.2.3 |
Đến gần các phần có điện áp cao |
Tiếp xúc với đường tải điện trên không |
8.1.3; 8.2.1 |
5.11; 10.1.2; 10.2.3.2 |
A.2.4 |
Bức xạ hay các hiện tượng bất thường khác như các giọt nấu chảy và hiệu ứng hóa học do đoản mạch, quá tải v.v... |
Hỏng các thiết bị điện |
4.9.2 |
5.1.2 |
Hỏng ác quy |
5.3.1 |
5.9.2 |
||
A.3 |
Nguy hiểm nhiệt |
|||
A.3.1 |
Cháy, bỏng và các thương tích khác do con người có thể chạm phải các vật hoặc vật liệu có nhiệt độ quá cao hay quá thấp, do ngọn lửa hoặc nổ và do bức xạ từ các nguồn nhiệt |
Hệ thống thủy lực, lưu chất làm việc (như xăng, dầu thủy lực, chất lỏng làm mát động cơ) |
4.12 |
5.9.3; 10.1.2 |
Vật liệu buồng lái (trong trường hợp cháy) |
5.1.6 |
5.10.3 |
||
Bề mặt nóng (ví dụ như của động cơ và các phần được liên kết |
5.5 |
5.8; 10.1.2 |
||
A.4 |
Nguy hiểm do tiếng ồn |
|||
A.4.1 |
Điếc, các rối loạn sinh lý khác (ví dụ mất thăng bằng, mất nhận thức), các tai nạn do nhiễu thông tin tiếng nói và nghe các tín hiệu âm thanh cảnh báo |
Máy đang làm việc |
4.2; 8.1.3 |
5.14 |
A.5 |
Nguy hiểm do vật liệu và các chất |
|||
A.5.1 |
Mối nguy hiểm do tiếp xúc với hay hít phải những chất lỏng, khí, hơi, sương mù, khói và bụi độc |
Tiếp xúc với chất lỏng khi máy đang hoạt động (bình nhiên liệu, hệ thống thủy lực, hệ thống làm mát động cơ) |
4.10; 4.12; 5.4; 8.1.3 |
5.9.3; 5.15; 10.1.2 |
Vật liệu buồng lái (trong trường hợp cháy) |
5.1.6 |
5.10.3 |
||
Ác quy |
5.3.1 |
5.9.2 |
||
Hệ thống xả |
5.6 |
5.1.2 |
||
Hệ thống thông gió |
- |
5.3.12.5 |
||
A.5.2 |
Nguy hiểm cháy và nổ |
Vật liệu buồng lái |
5.1.6 |
5.10.3 |
A.6 |
Nguy hiểm do không tuân thủ các nguyên lý ecgônômi trong thiết kế máy |
|||
A.6.1 |
Tư thế có hại cho sức khỏe hoặc cố gắng quá sức |
Vị trí và kết cấu của bộ phận điều khiển |
4.4; 8.1.3 |
5.2.1; 10.1.2; 10.2.2 |
Vị trí và kết cấu của phương tiện lên xuống |
4.5.1; 4.6; 8.1.3 |
5.3.5; 5.3.6; 5.4 |
||
Các công việc chăm sóc và bảo dưỡng |
4.14.2; 4.14.4 |
5.1.2 |
||
Kết cấu các bộ phận gập |
4.14.5 |
5.5.3 |
||
Kết cấu chỗ làm việc của người lái |
5.1.1; 5.1.2.1; 5.1.3 |
5.3.8; 5.3.12.4 |
||
Thay thế và tháo dời các thiết bị thu hoạch |
- |
5.6 |
||
Vị trí của các điểm bôi trơn |
- |
5.9.6.1 |
||
A.6.2 |
Không lưu ý thích đáng giải phẫu học cánh tay hay cẳng chân |
Vị trí của các bộ phận điều khiển |
4.4 |
5.2.1; 5.3.3; 5.12.2; 5.13.3; 6.4.5.2; 7.2.5; 8.1.2.1; 8.2.2.1 |
Kết cấu của các phương tiện lên xuống |
4.5; 4.6 |
5.3.5; 5.3.6; 5.3.7; 5.3.8; 5.4 |
||
Kết cấu chỗ làm việc của người lái |
5.1 |
5.3.1; 5.3.2; 5.3.4; 5.3.7; 5.3.8; 5.3.11; 5.3.12.2; 5.3.12.3; 5.3.12.4 |
||
A.6.3 |
Không sử dụng, sử dụng sai hoặc coi thường sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân |
Không có hoặc thiếu thông tin về việc sử dụng các trang bị bảo hộ cá nhân trong sổ tay người vận hành |
8.1.3 |
10.1.4.2 |
A.6.4 |
Chiếu sáng cục bộ không có hoặc không đủ |
Hoạt động của máy, các công việc chăm sóc và bảo dưỡng |
5.1.7.3 |
5.3.11.1 |
A.6.5 |
Quá tải thần kinh và lo lắng, căng thẳng |
Bộ phận điều khiển đa chức năng |
4.4 |
5.2 |
Quy định về lắp đặt đèn chiếu sáng để làm việc |
5.1.7 |
5.3.11.1 |
||
A.6.6 |
Sai lầm của con người, cách xử sự của con người |
Cách nhận biết, kiểu dáng và vị trí của bộ phận điều khiển |
4.4 |
5.2 |
Không có hoặc giải thích chưa đầy đủ về các bộ phận điều khiển và các ký hiệu trong sổ tay người vận hành |
8.1 |
10.1.2 |
||
Vị trí đặt và cách trình bày các ký hiệu |
8.2 |
10.2.2; 10.2.3 |
||
A.6.7 |
Thiết kế, bố trí hay nhận dạng bộ phận điều khiển bằng tay không thỏa đáng |
Thiết kế, bố trí và nhận dạng bộ phận điều khiển |
4.4; 5.1.3; 6.1.3 |
5.2; 5.3.3; 5.12.2; 5.13.3; 6.4.5.2; 7.2.5; 8.1.2.1; 8.2.2.1 |
A.7 |
Nguy hiểm tổng hợp |
Thao tác thủ công các cụm lắp ráp cá biệt |
4.13 |
5.9.1 |
Không có hoặc không đủ thông tin về thao tác thủ công các cụm lắp ráp cá biệt và nếu cần thiết sử dụng các dụng cụ chuyên dùng trong sổ tay người vận hành |
8.1 |
10.1.2 |
||
A.8 |
Khởi động ngoài ý muốn, quá tốc cao ngoài ý muốn |
|||
A.8.1 |
Hệ thống điều khiển hỏng/trục trặc |
Tất cả các hệ thống điều khiển |
4.8; 4.9 |
5.9.4; 5.13.2; 5.16 |
Các kết nối thủy lực, khí và điện |
6.5 |
5.1.2 |
||
A.8.2 |
Sau khi đã ngắt năng lượng lại được cung cấp trở lại |
Tất cả các hệ thống điều khiển |
4.4; 6.1 |
5.1.2; 5.2; 5.3.9.1; 5.12.2; 6.4.5.2; 7.2.5; 8.1.2.1; 8.2.2.1 |
A.8.4 |
Các ảnh hưởng khác từ bên ngoài (trọng lực, gió, v v) |
Tính ổn định |
6.2.1.1; 6.2.1.2 |
5.1.2 |
A.8.5 |
Sai lầm do người lái gây ra (do máy không phù hợp với đặc điểm và khả năng con người, xem A.6.6 của Bảng này) |
Kết cấu và vị trí của bộ phận điều khiển |
4.4; 6.1.2 |
5.1.2; 5.2; 5.3.3; 5.12.2; 5.13.3; 6.4.5.2; 7.2.5; 8.1.2.1; 8.2.2.1 |
Kết cấu của các bậc lên xuống |
4.5; 4.6 |
5.3.5; 5.3.6; 5.3.8; 5.4 |
||
Kết cấu chỗ làm việc của người lái |
5.1 |
5.3.1; 5.3.2; 5.3.4; 5.3.8; 5.3.11; 5.3.12.4 |
||
Hệ thống vận hành |
5.2 |
5.9.5 |
||
Phương thức chăm sóc và bảo dưỡng |
4.14 |
5.1.2; 5.5.1; 5.5.2 |
||
Cách thức gá lắp máy, cách thức thay thế các thiết bị thu hoạch |
6.2; 6.3 |
5.1.2; 5.6 |
||
Hoạt động của thiết bị điều khiển đầu cắt |
- |
7.3 |
||
Kết cấu của thiết bị mài dao |
- |
7.5 |
||
Không có hoặc không đủ các hướng dẫn trong sổ tay người vận hành |
8.1.3 |
10.1 |
||
A.9 |
Không thể dừng máy trong điều kiện có thể tốt nhất |
Tất cả các hệ thống điều khiển |
4.4; 5.1.8; 6.1 |
5.1.2; 5.2; 5.3.9 |
A.10 |
Tốc độ quay của các công cụ biến động |
Trục truyền động PTO |
6.4 |
5.1.2 |
A.11 |
Không cung cấp năng lượng được |
Động cơ hoạt động cung cấp cho máy, thiết bị khóa thủy lực |
4.8 |
5.9.4 |
Tất cả các hệ thống điều khiển |
4.9; 4.10; 4.11; 4.12; 5.1.3; 5.1.8 |
5.1.2; 5.2.3; 5.3.9; 5.7; 5.12.2; 5.13; 5.15; 5.16.1; 6.4.5.2; 7.2.5; 8.2.2.1 |
||
A.12 |
Mạch điều khiển không hoạt động |
Tất cả các hệ thống điều khiển |
4.9; 4.10; 4.11; 4.12; 5.1.3; 5.1.8 |
5.1.2; 5.2.3; 5.3.9; 5.7; 5.12.2; 5.13; 5.15; 5.16.1; 6.4.5.2; 7.2.5; 8.2.2.1 |
A.13 |
Lắp ráp sai |
Cách thức gá lắp máy, cách thức thay thế các thiết bị thu hoạch |
6.2; 6.3 |
5.1.2; 5.6 |
Không có hoặc không đủ các hướng dẫn trong sổ tay người vận hành |
8.1.2 |
10.1 |
||
A.14 |
Bị vỡ (của các bộ phận) trong vận hành |
Che đậy và thanh chắn (độ bền) |
4.7 |
5.1.2 |
Các giá đỡ (độ bền) |
4.8 |
5.9.4 |
||
Các thành phần thủy lực |
4.9 |
5.15 |
||
Các bộ phận chứa khí nén |
4.11 |
5.1.2 |
||
A.15 |
Các vật thể hoặc chất lỏng rơi hoặc bắn ra |
Các vật đỡ có thể tách ra không ở thế cất giữ |
4.8 |
5.9.4 |
Vỡ các thành phần thủy lực |
4.10 |
5.15 |
||
Các bộ phận gập lại được, không được cố định ở thế vận chuyển |
4.14.5 |
5.5.1 |
||
Hoạt động của máy băm, máy rải |
- |
6.5.2; 6.6.1.1; 6.6.5 |
||
Hoạt động của thiết bị mài dao |
- |
7.5.1 |
||
A.16 |
Máy bị lật nhào |
Máy mất tính ổn định |
6.2 |
5.1.2; 6.1 |
A.17 |
Người bị trượt, kẹt và ngã (liên quan đến máy) |
Kết cấu của bậc lên xuống |
4.5; 4.6 |
5.3.5; 5.4 |
Kết cấu của sàn đứng |
4.5.2 |
5.3.7; 6.2 |
||
Kết cấu của vị trí để chăm sóc và bảo dưỡng |
4.6.3 |
5.1.2 |
||
Nguy hiểm, tình huống nguy hiểm và sự kiện nguy hiểm bổ sung do chuyển động |
||||
A.18 |
Liên quan đến chức năng di chuyển |
|||
A.18.1 |
Di chuyển khi khởi động động cơ |
Kích hoạt hệ thống điều khiển chuyển động trên mặt đất |
5.1.3 |
5.2.1.3 |
Kích hoạt hệ thống điều khiển khởi động/tắt động cơ |
5.1.8 |
5.2.3 |
||
A.18.2 |
Chuyển động khi không có người lái ở vị trí lái |
Kích hoạt hệ thống điều khiển chuyển động động |
5.1.3 |
5.2.1.3 |
Kích hoạt hệ thống điều khiển khởi động/ dừng động cơ |
5.1.8 |
5.2.3 |
||
A.18.3 |
Di chuyển khi chưa phải mọi bộ phận ở vị trí an toàn |
Cách thức giữ chặt các bộ phận gập lại được |
4.14.5 |
5.5.1 |
A.19.2 |
Khí thải/ thiếu khí ôxy tại vị trí làm việc |
Buồng lái |
5.4.1; 5.6 |
5.1.2 |
A.19.3 |
Cháy (tính dễ bốc cháy của buồng lái, thiếu phương tiện chữa cháy) |
Vật liệu buồng lái (xem thêm 7.1 và 7.2 của Bảng này) |
5.16 |
5.10.3 |
Các bình chữa cháy |
- |
5.10.1; 5.10.2 |
||
A.19.4 |
Nguy hiểm cơ học tại vị trí làm việc: a) Chạm phải các bánh xe b) Bị vỡ các phần có tốc độ quay cao c) Ngã lăn ra |
Các bánh xe |
4.5.1.1.2 |
5.3.5 |
Trục truyền động PTO |
4.6.4 |
5.1.2 |
||
Hình dạng và kết cấu hợp thành của máy |
- |
6.1 |
||
Hoạt động của máy băm, máy rải |
- |
6.5.2; 6.6 |
||
A.19.5 |
Quan sát không đầy đủ từ vị trí làm việc |
Tầm nhìn (về phía trước, về phía sau, vùng làm việc |
5.1.7 |
5.3.11 |
A.19.6 |
Chiếu sáng không đủ |
Dự phòng đối với lắp đặt chiếu sáng làm việc |
5.1.7 |
5.3.11.1 |
A.19.7 |
Ghế ngồi không thích hợp |
Chỗ ngồi của người lái |
5.1.2 |
5.3.1 |
Chỗ ngồi hướng dẫn |
- |
5.3.2 |
||
A.19.8 |
Tiếng ồn tại vị trí làm việc |
Hoạt động của máy |
4.2 |
5.14 |
A.19.9 |
Thiếu chỗ thoát ra/cửa thoát hiểm |
Cửa của buồng lái |
5.1.5 |
5.3.12.4 |
A.20 |
Do hệ thống điều khiển |
|||
A.20.1 |
Bố trí các bộ phận điều khiển bằng tay không thích hợp |
Tất cả các bộ phận điều khiển bằng tay |
4.4; 4.8.1.2; 5.1.2.1; 5.1.3.3; 6.1.1; 6.1.2 |
5.1.2; 5.2; 5.3.3; 5.12.2; 7.2.5 |
A.20.2 |
Thiếu các bộ phận điều khiển bằng tay và cách hoạt động của chúng không thích hợp |
Tất cả các bộ phận điều khiển bằng tay |
4.4; 5.1.3; 5.1.8 |
5.1.2; 5.2; 5.3.1.5; 5.12; 7.2.5; 8.1.2.1; 8.2.2.1 |
A.21 |
Do xử lý máy (mất ổn định) |
Máy mất ổn định trong khi làm việc |
6.2 |
5.1.2 |
A.22 |
Do nguồn động lực và truyền động động lực |
|||
A.22.1 |
Nguy hiểm từ động cơ và ắc quy |
Khởi động/dừng động cơ |
5.1.8 |
5.2.3 |
Ắc quy |
5.3 |
5.9.2 |
||
A.22.2 |
Nguy hiểm từ truyền động công suất giữa các máy |
Truyền động công suất giữa máy tự hành/máy kéo với máy công tác |
6.4 |
5.1.2 |
A.22.3 |
Nguy hiểm do móc nối và kéo máy |
Hệ thống gắn kết các máy, hệ thống thay đổi các thiết bị thu hoạch |
6.2.2; 6.2.3; 6.3 |
5.1.2; 5.6 |
Hướng dẫn trong sổ tay người vận hành thiếu hoặc không có |
8.1.3 |
10.1 |
||
A.23 |
Nguy hiểm do/đối với người thứ ba |
|||
A.23.1 |
Khởi động và sử dụng máy không đúng thẩm quyền |
Khởi động/dừng các thiết bị của động cơ |
5.1.8 |
5.2.3 |
A.23.2 |
Các phương tiện cảnh báo bằng nhìn hoặc hoặc nghe thiếu hoặc không thỏa đáng |
Tầm nhìn từ vị trí làm việc của người lái về phía trước và phía sau |
5.1.7 |
5.3.11 |
A.24 |
Hướng dẫn người lái/vận hành không đầy đủ |
Hướng dẫn trong sổ tay người vận hành thiếu hoặc không có |
8.1 |
10.1 |
a Tham khảo Bảng A.1, TCVN 6818-1 : 2010 (ISO 4254-1 : 2008). |
5 Yêu cầu và/hoặc biện pháp an toàn cho tất cả các máy
5.1.1 Máy phải phù hợp với các yêu cầu và/hoặc các biện pháp an toàn của điều này. Ngoài ra, máy phải được thiết kế theo các nguyên tắc như quy định tại Điều 5, TCVN 7383-1 : 2004 (ISO 12100-1 : 2003), cho các nguy cơ có liên quan, nhưng không đáng kể chưa được giải quyết trong tiêu chuẩn này. Có thể sử dụng hướng dẫn như quy định trong ISO 1200-2 cho các nguy cơ này.
5.1.2 Trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn này, máy phải phù hợp với TCVN 6818-1 (ISO 4254-1).
5.2.1 Vị trí và nhận biết các cần điều khiển
5.2.1.1 Các cần điều khiển như vô lăng lái hoặc cần lái, cần điều khiển, tay quay, bàn đạp và công tắc phải được lựa chọn, thiết kế, chế tạo và bố trí như sau:
a) Vị trí và phương pháp thao tác của chúng phải phù hợp như quy định trong ISO 15077 : 2008.
b) Nếu không có quy định khác trong tiêu chuẩn này, thì các cần điều khiển được nhắc đến trong A.3.1, A.3.2 và A.3.3 phải được định vị trong phạm vi tay và chân của người lái với tới được từ chỗ làm việc. Vị trí của tất cả các cần điều khiển khác phải theo quy định trong ISO 15077 : 2008.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Những yêu cầu bổ sung cho các kiểm tra cụ thể được trình bày trong 5.3.3, 5.3.8, 5.3.9, 5.12, 5.13.3, 6.4.5.2, 7.2.5, 8.1.2.1 và 8.2.2.1.
5.2.1.2 Các cần điều khiển, trừ cơ cấu điều khiển hiện diện, nếu được trang bị, phải được bố trí sao cho ở bất cứ vị trí nào của chúng cũng không làm cản trở lối vào vị trí làm việc của người lái, và không thể sử dụng như tay vịn khi vào hoặc ra khỏi máy, trừ vô lăng lái (xem thêm 5.3.8).
5.2.1.3 Đối với những hoạt động bình thường, các cần điều khiển được sử dụng để kích hoạt hệ thống di động trên mặt đất phải được lắp đặt để chúng chỉ có thể tác động khi người lái có mặt ở chỗ làm việc. Bàn đạp phải có kích thước, hình dáng và khoảng trống thích hợp, có bề mặt chống trượt và dễ làm sạch.
5.2.1.4 Chỗ nào bàn đạp côn, bàn đạp phanh và chân ga có chức năng giống đúng như các xe chở khách, thì trật tự vị trí phải giống như ở các xe chở khách.
5.2.2 Khe hở điều khiển
Các cần điều khiển yêu cầu lực tác động ≥ 100 N, khi đo ở tay nắm, phải có khe hở tối thiểu, a, bằng 50 mm giữa các đường biên ngoài của chúng với nhau và với các chi tiết liền kề. Những cần điều khiển yêu cầu lực tác động < 100 N, phải có khe hở tối thiểu, a, bằng 25 mm (xem Hình 1). Những yêu cầu này không áp dụng cho các bộ phận điều khiển dùng đầu ngón tay, với điều kiện không có sự nguy hiểm do thao tác vô ý các bộ phận điều khiển liền kề.
5.2.3 Khởi động và dừng động cơ
Việc khởi động và dừng động cơ áp dụng theo quy định tại 5.1.8, TCVN 6818-1 : 2010 (ISO 4254-1 : 2008).
5.3 Chỗ làm việc của người lái
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.3.1.1 Ghế ngồi cho người lái được trang bị trên máy phải đảm bảo đỡ được người lái ở mọi tư thế làm việc và vận hành.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
a Khe hở tối thiểu;
1 Điều khiển bằng tay;
2 Phần cận kề.
Hình 1 - Khe hở điều khiển
5.3.1.2 Kích thước và điều chỉnh ghế ngồi phải theo như quy định trong ISO 4253, trừ kích thước điểm chỉ báo chỗ ngồi (SIP) phải cao hơn sàn đứng tối thiểu là 500 mm và tối đa là 650 mm (xem Hình 2).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.3.1.4 Hệ thống giảm chấn phải điều chỉnh được để thích hợp với khối lượng của người lái (vận hành).
5.3.1.5 Sổ tay người vận hành phải có hướng dẫn điều chỉnh ghế ngồi [xem 10.1.2 b)].
5.3.1.6 Phải có các điểm neo cho hệ thống kìm giữ phù hợp với yêu cầu của ISO 3776-1 và 3776-2.
5.3.2 Ghế ngồi hướng dẫn
5.3.2.1 Ghế ngồi hướng dẫn, nếu được trang bị, phải đáp ứng các yêu cầu sau:
5.3.2.1.1 Ghế ngồi hướng dẫn phải được bố trí như chỉ dẫn trên Hình 3. Ghế ngồi hướng dẫn phải được đặt để ít xảy ra các va chạm tiềm ẩn nhất trong quá trình hoạt động và có thể quan sát được theo các điều kiện sử dụng thông thường được quy định tại Điều 1, phù hợp với chức năng của máy và các nghiên cứu thiết kế khác.
5.3.2.1.2 Kích thước tối thiểu chỗ ngồi và lưng tựa của ghế ngồi hướng dẫn phải theo như trên Hình 3. Phần bao phía sau buồng lái không phải kính có thể được sử dụng làm tựa lưng.
5.3.2.1.3 Phải có ít nhất một tay nắm hoặc tay vịn lắp ở vị trí thuận tiện cho người hướng dẫn hoặc học viên nắm khi ngồi ở ghế hướng dẫn.
5.3.2.1.4 Phải có một diện tích phù hợp không gây cản trở cho người lái vận hành dùng làm chỗ để chân cho người hướng dẫn hoặc học viên.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.3.2.1.6 Ghế hướng dẫn và giảng viên hoặc học viên ngồi trong ghế hướng dẫn phải ở bên trong buồng lái.
5.3.2.1.7 Sổ tay người vận hành phải có chỉ dẫn đầy đủ về việc sử dụng chỗ ngồi của người hướng dẫn [xem 10.1.2 c)].
5.3.3 Vô lăng lái
Tâm của vô lăng lái phải nằm trên đường tâm dọc của ghế trong phạm vi khoảng cách lớn nhất về cả hai phía là 50 mm. Khoảng trống giữa các bộ phận cố định và vô lăng lái phải như quy định trong 5.3.12.3 (xem Hình 7).
5.3.4 Các điểm cắt và kẹp
5.3.4.1 Tại nơi làm việc của người lái không được có những điểm cắt hoặc kẹp trong tầm tay hoặc chân người lái hoặc người ngồi trên ghế hướng dẫn khi ngồi trên ghế được bố trí.
5.3.4.2 Khoảng cách tối thiểu giữa một ghế xê dịch được và các chi tiết liền kề phải là 25 mm.
5.3.4.3 Đối với máy không có buồng lái, tầm tay được xác định bởi một hình cầu bán kính 1 000 mm, có tâm trên đường tâm ghế ngồi, cách điểm chỉ báo chỗ ngồi 60 mm về phía trước và 580 mm về phía trên như xác định trong ISO 5353. Tầm với chân được xác định bởi một bán cầu bán kính 800 mm, có tâm trên đường tâm ghế ngồi ở cạnh trước đệm ghế và hướng xuống dưới, khi ghế ngồi đặt tại vị trí trung tâm (xem Hình 4).
5.3.4.4 Đối với máy có buồng lái, tầm với tay và chân được xác định bởi các phần của hình cầu và bán cầu được mô tả ở trên, các phần này nằm trong phạm vi buồng lái.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Điều chỉnh ghế trung gian
b) Tọa độ đo chiều rộng ghế
CHÚ DẪN:
1 Điểm chỉ báo chỗ ngồi.
Hình 2 - Kích thước ghế và chiều cao
Kích thước tính bằng milimét
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1 Điểm chỉ báo chỗ ngồi;
2 Nhìn từ phía trước;
3 Nhìn từ bên cạnh;
4 Vùng khoảng hở.
Hình 3 - Kích thước chỗ ngồi hướng dẫn
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1 Điểm chỉ báo chỗ ngồi.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình 4 - Tầm với chân và tay
5.3.5 Phương tiện lên xuống
Các phương tiện xuống, áp dụng theo 4.5.1.1 và 4.5.1.2, TCVN 6818-1 : 2010 (ISO 4254-1 : 2008).
5.3.6 Lan can và tay vịn
5.3.6.1 Phải có lan can hoặc vịn cho cả hai bên của các phương tiện lên xuống.
5.3.6.2 Lan can hoặc tay vịn phải được thiết kế sao cho người lái có thể luôn luôn duy trì được sự tiếp xúc ba điểm. Bề rộng của lan can/tay vịn phải nằm giữa 25 mm và 38 mm. Phần cuối thấp nhất của lan can/tay vịn phải bố trí không cao hơn 1 600 mm so với mặt đất. Phải có khe hở cho bàn tay tối thiểu là 50 mm giữa lan can /tay vịn và các phần cận kề.
5.3.6.3 Phải bố trí tay nắm cho lan can/tay vịn ở phía trên bậc cấp/bậc thang trên cùng của bậc lên xuống tại chiều cao giữa 850 mm và 1 100 mm. Chiều dài của tay vịn ít nhất phải là 150 mm.
5.3.7 Sàn đứng của người lái
5.3.7.1 Sàn đứng của người lái phải phẳng và có bề mặt chống trượt, nếu cần thì phải có chỗ thoát nước.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ DẪN:
1 Sàn đứng;
a Chắn chân dạng ống.
Hình 5 - Chắn chân và tay vịn của sàn đứng
5.3.7.2 Sàn đứng phải đáp ứng được một trong hai điều kiện dưới đây:
- Có chặn chân, tay vịn và chắn song trung gian quanh rìa sàn với những kích thước cho trên Hình 5, hoặc
- Có các bộ phận máy cố định có khả năng bảo vệ tương đương như tấm che chắn chân, lan can và /hoặc thanh giữa và không có các nguy cơ khác, ví dụ như cạnh sắc, bề mặt nóng.
5.3.7.3 Nếu các phương tiện lên xuống có thể di động được vì vận chuyển thì lối lên sàn đứng phải có rào chắn. Đối với máy có buồng lái, cửa buồng lái sẽ đáp ứng yêu cầu này.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sàn lối vào ghế ngồi của người lái phải có bề rộng tối thiểu là 300 mm, để người lái có thể đặt từng chân thay phiên nhau. Các thiết bị, kể cả các bộ phận điều khiển phải được sắp xếp để ở bất cứ tư thế nào chúng cũng không gây cản trở lối vào của người lái, trừ trường hợp bộ phận đó có chủ ý để hạn chế người lái gặp nguy hiểm trong vận hành.
5.3.9 Cơ cấu điều khiển tự động tách đầu thu hoạch
5.3.9.1 Những máy tự hành có cơ cấu gài đầu thu hoạch kích hoạt bằng điện phải có hệ thống ngăn không cho gài đầu thu hoạch, khi người lái không có ở vị trí làm việc và tự động tách đầu thu hoạch khi người vận hành dời khỏi vị trí làm việc. Thời gian trễ tối đa để tác động tách ra là 7 s. Việc khởi động lại đầu thu hoạch sau khi dừng bắt buộc phải được thực hiện có chủ ý bằng những cơ cấu khác với cơ cấu điều khiển tách tự động đầu thu hoạch.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu thiết kế theo ISO 13849-1 và sẽ bổ sung cơ cấu điều khiển tách tự động đầu thu hoạch ở ấn bản sau của tiêu chuẩn này.
5.3.9.2 Trường hợp các máy tự hành có cơ cấu gài đầu thu hoạch dạng cơ học thì cần gài phải làm nhiệm vụ cản trở lối ra khỏi chỗ ngồi của người lái khi nó đang ở vị trí gài.
5.3.10 Các cảnh báo
Nếu các thiết bị âm thanh hoặc hình ảnh được trang bị để cảnh báo cho người lái về các hư hỏng hay tình trạng đặc biệt của máy, ví dụ:
- Thùng chứa hạt nâng lên trên 4 m;
- Thùng chứa bông nâng lên;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Hệ thống cân bằng nghiêng ở vị trí tối đa của nó;
- Vít rỡ tải đưa ra ngoài;
- Dao đang mài sắc.
khi đó thông tin đưa ra phải rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu. Sổ tay người vận hành phải cung cấp thông tin chi tiết về những thiết bị đã nêu [xem 10.1.2 d].
5.3.11 Tầm nhìn về phía trước và phía sau
5.3.11.1 Tầm nhìn về phía trước và phía sau, áp dụng theo 5.1.7, TCVN 6818-1 : 2010 (ISO 4254-1 : 2008).
5.3.11.2 Mỗi máy phải được trang bị ít nhất hai gương chiếu hậu, mỗi gương ở một bên sườn máy.
5.3.11.3 Các hướng dẫn về làm sạch kính chắn gió và điều chỉnh gương chiếu hậu phải có trong sổ tay người vận hành [xem 10.1.2 e) và f)].
5.3.11.4 Nếu việc điều chỉnh không thực hiện được từ xa, thì phải thực hiện điều chỉnh gương khi đồng thời giữ tiếp xúc 3 điểm. Gương phải có khả năng điều chỉnh để có được một hình ảnh rõ nét toàn bộ chiều cao của bộ phận lớn nhất phía sau máy khi quan sát từ vị trí làm việc của người lái (vận hành).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.3.11.6 Nếu trang bị buồng lái, phải có sự chuẩn bị để lắp các thiết bị làm tan băng giá và gạt bỏ sương mù cho các tấm kính chắn phía trước.
5.3.12 Buồng lái
5.3.12.1 Quy định chung
Khi vị trí làm việc của người lái có trang bị buồng lái, thì phải đáp ứng các yêu cầu sau.
5.3.12.2 Cửa và cửa mở
5.3.12.2.1 Cửa mở phải phù hợp như thể hiện trên Hình 6 với điều kiện các góc giữa giới hạn ngang ở dưới (kích thước ≥ 300 mm) và các giới hạn dọc ở bên không nhỏ hơn 900. Kích thước được thể hiện trên Hình 6 phải là khoảng cách đo khi cửa mở. Cửa có thể giữ nguyên ở vị trí mở (giữ bằng hơi, tác động của trọng lực hoặc các thiết bị cơ khí, ...)
5.3.12.2.2 Việc đóng, mở cửa phải có thể thực hiện được từ mặt đất/sàn đứng hoặc trong khi giữ tiếp xúc ba điểm với bậc lên xuống.
5.3.12.3 Các kích thước bên trong
Các kích thước bên trong phải theo chỉ dẫn trên Hình 7. Các kích thước danh nghĩa áp dụng khi chỗ ngồi ở vị trí SIP như xác định trong ISO 5353.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các cửa thoát hiểm áp dụng theo 5.1.5, TCVN 6818-1: 2010 (ISO 4254-1 : 2008).
5.3.12.5 Thông gió
Buồng lái phải trang bị hệ thống thông gió với điều kiện áp suất bên trên là 50 Pa. Hệ thống thông gió phải lọc được không khí vào. Các thông tin về việc lựa chọn, khoảng thời gian làm sạch và thay thế bộ phận lọc không khí phải có trong sách hướng dẫn sử dụng cho người lái [xem 10.1.2 g)].
Kích thước tính bằng milimét
Hình 6 - Các kích thước chính của cửa mở
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình 7 - Các kích thước bên trong
5.4 Những bậc lên xuống ngoài chỗ làm việc của người lái
5.4.1 Những bậc lên xuống đến những vị trí ngoài chỗ làm việc của người lái (ví dụ dẫn đến những vị trí chăm sóc, bảo dưỡng) phải có bộ phận đỡ chân (như là bậc thang hay bậc cấp) và tay vịn khi sàn của vị trí này được đặt cao trên 550 mm so với mặt đất hoặc sàn đứng.
Tay vịn và bậc lên xuống có thể là phần hợp thành của máy, với điều kiện là chúng có cấu tạo và vị trí phù hợp.
5.4.2 Những bậc lên xuống phải có các bậc kế tiếp như trên Hình 8 và lựa chọn cách này hoặc cách khác dưới đây:
- Góc nghiêng α, phải nằm giữa 700 và 900 so với đường nằm ngang (xem Hình 8). Mỗi bậc cấp phải có bề mặt chống trượt, một chắn ngang ở mỗi phần cuối, và được thiết kế sao cho bùn đất tích tụ lại là tối thiểu trong điều kiện làm việc bình thường. Khoảng cách theo chiều cao và chiều ngang giữa các bước kế tiếp phải có sai số trong khoảng ± 20 mm;
- Hoặc các bậc lên xuống phải được thiết kế như một cái thang. Phía trên của mỗi một bậc thang phải có bề mặt nằm ngang chống trượt rộng ít nhất là 30 mm từ trước ra sau. Nếu các bậc thang có thể dùng làm tay vịn thì mặt cắt ngang hình chữ nhật của bậc thang phải có các bán kính góc ≥ 5 mm;
- Hoặc các bậc lên xuống phải phù hợp với 5.3.5.
Kích thước tính bằng milimét
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ DẪN:
α Góc nghiêng so với đường nằm ngang.
Hình 8 - Phương tiện lên xuống các vị trí khác ngoài chỗ làm việc của người lái
5.4.3 Đối với máy thu hoạch lúa, máy thu hoạch bánh xích hoặc máy có bộ phận tự lựa nghiêng, chiều cao của bậc đầu tiên có thể lớn hơn 550 mm, nhưng không quá 700 mm, trừ lối vào khoang chứa động cơ, chiều cao bậc đầu tiên không được vượt quá 550 mm.
5.4.4 Tay vịn, tay nắm cho phép tiếp xúc 3 điểm, các lan can bảo vệ hoặc hàng rào bảo vệ phải được trang bị để giảm thiểu rủi ro do ngã trong khi hoạt động và bảo dưỡng bình thường, trừ trường hợp mức bảo vệ tương tự được thiết lập bởi các bộ phận khác của máy. Để làm sạch kính chắn gió của máy liên hợp thu hoạch xem 6.2.
5.4.5 Những vị trí chăm sóc, bảo dưỡng phải có kích thước đủ để đặt được cả hai chân và phải có các bề mặt chống trượt.
5.4.6 Lối lên thùng chứa hạt, xem 6.4.2.
5.5.1 Các phần tử gập lại được nhằm giảm bớt chiều rộng và/hoặc chiều cao vận chuyển, phải có phương tiện để giữ chúng nguyên ở vị trí vận chuyển bằng biện pháp cơ học hoặc cách khác (ví dụ như thủy lực). Việc chuyển từ vị trí vận chuyển sang vị trí làm việc và ngược lại phải được thực hiện mà không làm người lái bị thương tích.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.5.3 Những phần tử điều khiển kéo gập bằng tay cần có các cán, tay cầm cách các trục bản lề gần nhất ít nhất là 300 mm. Giá trị bình quân của lực cần cho việc điều khiển bằng tay không được vượt quá 250 N khi di chuyển từ vị trí khởi động sang vị trí dừng. Điểm đỉnh của lực không được vượt quá 400 N. Không được có các nguy cơ bị đứt, kẹp, hay những chuyển động không kiểm soát được xảy ra cho người vận hành. Tay cầm có thể là những phần hợp thành của máy, miễn sao chúng được thiết kế phù hợp và nhận biết được rõ ràng [xem 10.2.2 b)].
5.6 Các thiết bị thu hoạch có thể thay thế cho nhau và có thể tháo rời
Các thiết bị thu hoạch (ví dụ như đầu gặt hoặc đầu vơ lên và đầu tách) có thể thay thế cho nhau và có thể tháo dời (ví dụ như để vận chuyển) phải được thiết kế để một người lái có thể tháo, lắp và đưa lên, hạ xuống từ moóc vận chuyển. Phải có biện pháp cột giữ các thiết bị này trên moóc vận chuyển.
5.6.2 Các bộ phận dẫn động cơ khí phải được thiết kế và chế tạo để chúng không tạo ra bất cứ vùng nguy hiểm nào khi tháo gỡ các đồ gá. Mặt tiếp giáp giữa máy và đồ gá phải được thiết kế để không thể lắp sai.
5.6.3 Khi máy có trang bị khớp nối thì khớp nối phải được thiết kế và bố trí để một người lái (vận hành) có thể thực hiện được kết nối.
5.7 Hệ thống dẫn hướng tự động
Hệ thống dẫn hướng tự động nếu được trang bị phải:
- Có khả năng vô hiệu hóa hệ thống dẫn hướng khi người điều khiển quay vòng tay lái;
- Có chỉ báo khi hệ thống đang hoạt động;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Có âm thanh cảnh báo khi hệ thống được kích hoạt nhưng không thực hiện được chức năng dự định, ví dụ như mất tín hiệu và
- Được giải thích trong sổ tay người vận hành (xem 10.1.2 h)].
Các bề mặt nóng mà người lái có thể chạm vào trong vận hành máy bình thường, trừ lúc chăm sóc, bảo dưỡng và sửa chữa, phải được che đậy và cách ly. Các bề mặt nóng ở gần những bậc cấp, lan can, tay vịn, khu vực làm việc và những bộ phận cấu thành máy được dùng làm bậc lên xuống mà có thể vô tình chạm phải được che đậy và cách ly. Các cảnh báo về bề mặt nóng của động cơ và các bộ phận liên quan phải có trong sổ tay người vận hành [xem 10.1.2 i)].
5.9.1 Thao tác thủ công các cụm lắp ráp cá biệt (Thao tác lắp ráp thủ công riêng lẻ)
Nếu cần những dụng cụ đặc biệt cần thiết cho việc thao tác thủ công những cụm lắp ráp cá biệt, ví dụ như tay quay cơ cấu đập của máy liên hợp thu hoạch, thì chúng phải được cung cấp theo máy; đồ cung cấp phải thích hợp cho việc cất giữ trên máy và cách sử dụng dụng cụ này phải được giải thích trong sổ tay người vận hành [xem 10.1.2 j)].
5.9.2 Ắc quy
Đối với ắc quy áp dụng theo 5.3, TCVN 6818-1: 2010 (ISO 4254-1: 2008).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.9.3.1 Các đồ cung cấp phải thích hợp cho việc đổ đầy, tháo và thu gom các chất lỏng làm việc an toàn như dầu động cơ, chất lỏng thủy lực và chất làm mát. Cổ lọc nhiên liệu phải được bố trí ở độ cao không dưới 1 500 mm so với mặt đất hoặc sàn đứng và phải được bố trí để nhiên liệu tràn không tiếp xúc với bề mặt nóng. Các điểm tháo dầu động cơ và dầu thủy lực phải được bố trí để chất lỏng có thể tháo hết vào một thùng chứa thích hợp.
5.9.3.2 Các hướng dẫn cụ thể về việc thay các chất lỏng làm việc, kể cả các vấn đề an toàn, phải có trong sổ tay người vận hành [xem 10.1.2 k)].
5.9.4 Giá đỡ để chăm sóc và bảo dưỡng các bộ phận máy được nâng lên
5.9.4.1 Khi người vận hành cần làm việc dưới những bộ phận được nâng lên của máy để chăm sóc và bảo dưỡng theo quy định trong sổ tay người vận hành, phải sử dụng các giá đỡ cơ khí hoặc các dụng cụ chốt giữ khác để giữ cân bằng ngăn chặn sự hạ thấp không chủ định của các bộ phận được nâng lên. Các giá đỡ cơ khí có thể tháo rời phải có một chỗ cất giữ được thiết kế riêng trên máy.
5.9.4.2 Các giá đỡ cơ khí phải chịu được tải trọng bằng 1,5 lần tải trọng tối đa mà nó phải đỡ.
5.9.4.3 Nếu có sử dụng các bộ phận khóa thủy lực, thì bộ phận này phải đặt trên xi lanh thủy lực hoặc ở các đường ống đến xi lanh thủy lực. Trong trường hợp thứ hai, các ống dẫn phải được thiết kế để chịu được áp suất ít nhất là bằng bốn lần áp suất làm việc cực đại của hệ thống thủy lực.
5.9.4.4 Các giá đỡ cơ khí và các bộ phận khóa thủy lực phải được nhận dạng bằng cách sử dụng màu sơn tương phản với màu tổng thể của máy [xem 10.2.2 d)] hoặc bằng một dấu hiệu an toàn [xem 10.2.3.2 a)] ở ngay trên bộ phận đó hoặc ở gần sát chúng.
5.9.4.5 Các hướng dẫn cụ thể phải có trong sổ tay người vận hành [xem 10.1.2 l)].
5.9.5 Các điểm cột dây hạ và kích bẩy
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.9.5.2 Để sử dụng thiết bị kích nâng, áp dụng theo 5.2.3, TCVN 6818-1 : 2010 (ISO 4254-1 : 2008).
5.9.6 Tra dầu mỡ
5.9.6.1 Theo khả năng có thể, các điểm tra dầu mỡ nên ở tập trung tại một điểm. Nhà chế tạo phải quy định rõ trong sổ tay người vận hành các bộ phận cần được tra dầu mỡ hoặc bôi trơn. Nơi có các bộ phận cần được tra dầu mỡ hoặc bôi trơn trong lúc đang chuyển động, thì các điểm tra dầu mỡ hoặc bôi trơn phải được bố trí bên ngoài vùng nguy hiểm.
5.9.6.2 Các hướng dẫn cụ thể về dầu và mỡ bôi trơn phải có trong sổ tay người vận hành [xem 10.1.2 n)].
5.10.1 Phải có các bình chữa cháy cầm tay thích hợp đặt gần chỗ làm việc của người lái.
5.10.2 Nhà chế tạo phải giới thiệu trong sổ tay người vận hành về số lượng, loại và vị trí của các bình chữa cháy. Nếu chỉ trang bị một bình chữa cháy, thì nhất định nó phải chứa ít nhất 6 kg chất dập lửa và phải được đặt gần chỗ làm việc của người lái [xem 10.1.2 o)].
CHÚ THÍCH: Liên quan đến loại bình và phân loại cháy các vụ cháy, có thể áp dụng các quy định hoặc các điều luật Quốc gia.
5.10.3 Đối với các vật liệu bên trong buồng lái áp dụng theo 5.1.6, TCVN 6818-1 : 2010 (ISO 4254-1 : 2008).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.11.1 Phải có ký hiệu an toàn trên máy báo hiệu nguy cơ có thể tiếp xúc với đường dây tải điện trên không khí máy vượt quá chiều cao 4 m trong mọi chế độ hoạt động [xem 10.2.3.2 b)].
5.11.2 Phải có các cảnh báo an toàn thích hợp về nguy cơ tiếp xúc với đường tải điện trên không trong sổ tay người vận hành [xem 10.1.2 p)].
5.12 Truyền động cho đầu thu hoạch
5.12.1 Tất cả các truyền động liên kết với truyền động chính của đầu thu hoạch phải được tách bởi cùng một điều khiển và cùng một lúc với truyền động chính của đầu thu hoạch.
5.12.2 Cơ cấu điều khiển truyền động cho đầu thu hoạch phải được thiết kế, bố trí hoặc che chắn để tranh được nguy cơ vô tình kích hoạt từ vị trí tắt hoặc từ vị trí trung gian. Với những cơ cấu điều khiển bằng một tay, bắt buộc phải có hai tác động riêng biệt, ví dụ, phải ấn và giữ phím điều khiển, chuyển đổi đòi hỏi phải có một tác động phụ, chuyển đổi đòi hỏi có sự tác động phối hợp của cả ngón cái và các ngón tay, cái tự bảo vệ chuyển mạch, v..v.
5.13 Bộ đổi chiều truyền động của đầu thu hoạch hoặc các bộ phận cấp liệu
5.13.1 Để giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến thao tác có thể xảy ra khi khắc phục những trục trặc ở đầu thu hoạch và các bộ phận cấp liệu, cần phải trang bị bộ đổi chiều truyền động.
5.13.2 Nếu bộ đổi chiều truyền động là thiết bị điện, thì các mạch, kể cả các đầu nối cấp điện phải được bảo vệ chống ngắn mạch.
5.13.3 Phải đảm bảo không thể vận hành các bộ phận điều khiển đảo chiều khi các bộ phận chuyển động của đầu thu hoạch đang trong tầm với tay.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.14.1 Đối với tiếng ồn áp dụng các quy định tại 4.2, TCVN 6818-1: 2010 (ISO 4254-1 : 2008).
CHÚ THÍCH: Những quy định cụ thể để giảm tiếng ồn sẽ được bổ sung ở phiên bản tới đây của tiêu chuẩn này.
5.14.2 Để xác định trị số tiếng ồn phát ra, áp dụng phương pháp kiểm tra tiếng ồn trong Phụ lục B, TCVN 6818-1 : 2010 (ISO 4254-1 : 2008) cùng với Phụ lục B của tiêu chuẩn này.
5.14.3 Đối với các máy có trang bị buồng lái, thì sổ tay người vận hành phải có hướng dẫn vận hành máy với tất cả các cửa lên xuống và cửa sổ được đóng kín [xem 10.1.2 q)]:
5.15 Các bộ phận thủy lực và các điều chỉnh
Các bộ phận thủy lực và các điều chỉnh áp dụng theo các quy định tại 4.10, TCVN 6818-1 : 2010 (ISO 4254-1 : 2008).
5.16.1 Đối với các thiết bị điện, áp dụng các quy định tại 4.9, TCVN 6818-1 : 2010 (ISO 4254-1 : 2008).
5.16.2 Nhưng quy định bổ sung cho các bộ đổi chiều truyền động chạy điện của đầu thu hoạch và các thiết bị cấp liệu, xem 5.13.2.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong trường hợp xảy ra lật máy liên hợp thu hoạch tự hành, việc bảo vệ người lái được xem là đầy đủ nếu kết cấu của máy (hình dáng và kết cấu tổng thể, hoặc buồng lái kết hợp có hoặc không có kết cấu tổng thể), kết hợp với các điểm tựa để thành một cơ cấu hạn chế, tạo ra một không gian đủ sống.
Máy liên hợp thu hoạch có buồng lái, phải được trang bị phương tiện để người lái có thể luôn luôn duy trì được sự tiếp xúc ba điểm khi làm sạch kính chắn gió phía bên ngoài. Áp dụng các quy định trong 4.6.3, TCVN 6818-1 : 2010 (ISO 4254-1: 2008).
6.3 Bộ phận cắt, vít tải liệu, guồng gạt
6.3.1 Giữa các bộ phận phía ngoài cùng của guồng gạt và các chi tiết cố định, phải duy trì một khoảng cách ít nhất là 25 mm và phải lắp một tấm chắn bảo vệ để tránh tích tụ các mảnh vụn cây trồng.
6.3.2 Trong sổ tay người vận hành cũng như trên máy, phải giới thiệu các khu vực có chức năng cắt và kẹp liên quan với nhau của các cơ cấu thu gom và/hoặc cắt chẳng hạn như các cánh gạt, guồng gạt, bàn cắt, thanh cắt dọc, thanh cắt, cơ cấu kẹp vơ lên, cơ cấu nâng cây [xem 10.1.3.2 c)].
6.3.3 Nếu có các điểm cắt và kẹp bên ngoài tấm kê cắt sinh ra do thanh cắt hoặc cơ cấu truyền động của nó, thì chúng phải được che chắn để tránh tiếp xúc vô tình, bằng các tấm chắn trong phạm vi không làm ảnh hưởng đến tính năng làm việc của máy và không gây ra tích tụ các mảnh vụn của cây thu hoạch. Phải có ký hiệu an toàn trên máy [xem 10.2.3.2 d)].
6.4 Thùng chứa hạt và hệ thống vận chuyển hạt
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.4.1.1 Thùng chứa hạt phải tự đổ được để tránh phải chui vào thùng trong quá trình bốc dỡ.
6.4.1.2 Việc lấy mẫu hạt và quan sát mức hạt phải thực hiện được từ bên ngoài thùng chứa hạt và từ vị trí không nguy hiểm.
6.4.1.3 Thùng chứa hạt phải được thiết kế để giảm đến mức tối đa sự cần thiết phải vào trong thùng chứa hạt (ví dụ như tăng giới hạn nâng lên, nắp đậy mở được, nâng cao vít tải làm đầy thùng chứa hạt). Nếu các bộ phận hoặc các chi tiết phải nâng lên và hạ xuống bằng tay, thì lực nâng cần thiết không vượt quá 400 N.
6.4.2 Lối vào bên trong thùng chứa hạt
6.4.2.1 Nếu cần thiết phải chui vào bên trong thùng chứa hạt để thực hiện công việc nào đó khi bắt đầu thu hoạch hoặc để thực hiện các công việc khác do yêu cầu, như chăm sóc, bảo dưỡng, hoặc điều chỉnh, thì trong sổ tay người vận hành phải giới thiệu lối đi vào an toàn [xem 10.1.3b)].
Để an toàn khi đi vào bên trong thùng chứa hạt, cần phải trang bị các phương tiện như giá đỡ chân và tay vịn, các phương tiện này cũng có thể là phần hợp thành của máy, miễn là chúng có kết cấu và vị trí phù hợp và không trượt.
CHÚ THÍCH: Những quy định về làm sạch thùng chứa hạt đang được nghiên cứu.
6.4.3 Vít phân phối
Nếu thùng chứa hạt có trang bị vít phân phối hở, thì nó phải được bao che để tranh sự tiếp cận vô ý. Yêu cầu này được xem là thỏa mãn nếu các vít phân phối có vỏ bọc ngăn không cho tiếp cận trực tiếp từ chỗ làm việc của người lái hoặc từ những vị trí làm việc khác và nó thỏa mãn:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Cách mép ngoài của thùng chứa hạt ít nhất 850 mm với vị trí làm việc của người lái hoặc những vị trí làm việc khác, hoặc
- Được chế tạo để trong khi máy hoạt động bình thường, không tới gần được bởi bộ phận cố định của máy liên hợp thu hoạch hoặc, nếu được trang bị buồng lái, thì là sườn phía sau của buồng lái.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1 Tấm che chắn
Hình 9 - Ngăn ngừa tiếp xúc với trục vít phân phối
6.4.4 Vít nạp liệu
Nếu thùng chứa hạt có trang bị vít nạp liệu được bao bọc xung quanh và được đặt ở giữa thùng, thì khoảng cách nhỏ nhất giữa chu vi trục vít và mép ngoài của thùng chứa hạt về phía vị trí làm việc của người lái và các vị trí làm việc khác phải là:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- 850 mm, nếu đầu cuối vít nạp liệu ở sâu bên trong ống bao dưới 100 mm hoặc thò ra bên ngoài ống bao.
6.4.5 Vít xả liệu
6.4.5.1 Quy định chung
Vít xả liệu bên trong thùng chứa hạt phải có vỏ bọc che chắn toàn bộ chiều dài vít để tránh sự tiếp cận vô ý của người lái.
6.4.5.2 Điều khiển tách tự động vít xả liệu
6.4.5.2.1 Các máy liên hợp thu hoạch tự hành có cơ cấu gài vít xả liệu được kích hoạt bằng điện phải có hệ thống ngăn chặn gài cơ cấu khi người lái không có ở chỗ làm việc và tự động ngắt dẫn động cho vít xả liệu:
- Khi người lái vào thùng chứa hạt thông qua các phương tiện bình thường được cung cấp cho cửa vào thùng chứa hạt, hoặc
- Khi người lái rời khỏi chỗ làm việc.
Thời gian trễ nhiều nhất để tách là 7 s.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Các quy định thiết kế theo ISO 13849-1 sẽ bổ sung phần điều khiển ngắt tự động vít xả liệu tại phiên bản tiếp theo của tiêu chuẩn này.
6.4.5.2.3 Với các máy liên hợp thu hoạch tự hành có cơ cấu kích hoạt gài vít xả liệu kiểu cơ học, cần gạt để gài khi ở vị trí gài phải có tác dụng làm cản trở người lái đi ra từ ghế ngồi hoặc phải thiết kế như kiểu cần gạt “giữ để chạy".
6.4.6 Hệ thống vận chuyển hạt sạch và đưa trở lại các nguyên liệu cần xử lý lại.
Việc tiếp cận tới các bộ phận chuyển động của hệ thống vận chuyển hạt sạch và đưa trở lại các nguyên liệu cần xử lý lại (các khay nâng và các vít tải), thông qua các cửa làm sạch, không cần sử dụng dụng cụ. Thông tin về làm sạch hệ thống vận chuyển hạt sạch và đưa trở lại các nguyên liệu cần xử lý lại phải có trong sổ tay hướng dẫn sử dụng [xem 10.2.3 c)].
6.5.1 Đầu thu ngô
6.5.1.1 Các nắp đậy khi lật lên phải tự đỡ và giữ được ở vị trí mở
6.5.1.2 Thông tin phải được cung cấp trong sổ tay người vận hành và trên máy về các nguy cơ tồn tại do cắt và kẹp trong cơ cấu cấp liệu mà không thể che chắn do chức năng vận hành (ví dụ các bộ phận làm việc, bộ phận phân loại cây quay) [xem 10.1.3 d) và 10.2.3.2 e)].
6.5.2 Bộ phận băm đặt giữa khung
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khoảng cách tối thiểu giữa các công cụ làm việc quay (ví dụ các dao) với mép ngoài của thiết bị vơ hoặc tấm che chắn phải là 150 mm ở độ cao tối đa 300 mm. Đầu ngoài cùng các bên của bộ phận băm đặt giữa khung phải được che chắn và tấm che phải kéo dài vượt quá đường đỉnh của công cụ làm việc ít nhất 3 mm (xem Hình 10).
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1 Tấm che chắn;
2 Đường tròn đỉnh của công cụ;
3 Tấm che chắn (mặt trước).
Hình 10 - Bộ phận băm lắp công cụ làm việc theo chiều ngang
6.5.2.2 Trục đứng
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.5.2.2.2 Ở các bên, tấm chắn kín cố định phải mở rộng hơn ít nhất 10 mm về phía dưới đường đi của công cụ.
6.5.2.2.3 Bộ phận che chắn ở phía sau phải ngăn chặn được các nguy cơ do vật liệu băm bắn ra đối với những người không được bảo vệ.
CHÚ THÍCH: Các vật liệu được chú ý, ví dụ như vải bạt, tấm che chắn liền cứng, các dây xích hoặc các tấm cao su.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1 Mặt đồng;
2 Công cụ gom cây;
3 Tấm che chắn cố định;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5 Hướng di chuyển;
6 Đường tròn đỉnh của công cụ, hàng 1;
7 Đường tròn đỉnh của công cụ, hàng 2;
8 Đường tròn đỉnh của công cụ, hàng n;
9 Tấm che chắn bên trái;
10 Tấm che chắn bên phải.
Hình 11 - Bộ phận băm lắp công cụ làm việc theo chiều đứng
6.6 Bộ phận băm rơm, bộ phận rải rơm nguyên và bộ phận rải rơm băm nhỏ phía sau
6.6.1 Quy định chung
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.6.1.2 Một hoặc nhiều ký hiệu an toàn phải có ở gần bộ phận băm và/hoặc bộ phận rải để thu hút sự chú ý tới khả năng có các bộ phận làm việc đang hoạt động (nơi mà điều kiện này tồn tại) và tới các nguy cơ tồn tại do các vật văng ra (xem 10.1.3 e) và f), và 10.2.3.2 f) và g)].
6.6.2 Bộ phận băm rơm có máng xả
6.6.2.1 Các phần chuyển động của bộ phận băm rơm phải được che chắn như chỉ ra trên Hình 12 a) và b). Việc che chắn có thể được thực hiện bằng sự kết hợp rào chắn và các bộ phận cố định của máy. Hình chiếu của các tấm chắn trên mặt phẳng ngang phải liên tục.
Kích thước tính bằng milimét
a) Che chắn
b) Che chắn bên cạnh
CHÚ DẪN:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2 Che chắn bên cạnh;
3 Che chắn phía sau.
Hình 12 - Che chắn cho bộ phận băm rơm có máng xả
6.6.2.2 Khi bộ phận băm rơm ở trạng thái hoạt động, thì tấm che chắn phải ở vị trí:
- Tối thiểu 850 mm phía sau đường đi của đỉnh dao, hoặc 550 mm, nếu mép dưới của tấm chắn cách mặt đất nhỏ hơn 1 100 mm, và
- Tối thiểu 550 mm về hai bên đường đi của đỉnh dao ở độ cao lớn nhất 1 100 mm so với mặt đất (Tấm chắn này không cần khi các sườn của bộ phận băm có vỏ bao hoặc có bộ phận máy khác dài hơn ít nhất 230 mm so với đường đi của đỉnh các dao).
6.6.2.3 Các bộ phận băm rơm có các tấm che chắn gập lại được để giảm bớt bề rộng khi vận chuyển và/hoặc hoạt động của máy liên hợp thu hoạch không cần bộ phận băm rơm làm việc, phải được thiết kế để hoạt động bình thường của bộ phận băm rơm không bị cản trở khi các tấm che chắn ở vị trí gập (ví dụ máng xả bị đóng). Các tấm che chắn phải có thể gập lại được mà không cần sử dụng dụng cụ.
6.6.2.4 Nếu dao của bộ phận băm rơm không có khả năng ngắt khi rơm bị dồn đống, thì yêu cầu phải có che chắn cho vị trí vận hành bộ phận băm rơm.
6.6.3 Bộ phận băm rơm với bộ phận rải có dẫn động
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.6.3.2 Các chi tiết chuyển động của bộ phận rải rơm có dẫn động phải được che chắn không để người lái tiếp cận vô ý. Yêu cầu này có thể được thỏa mãn bằng việc kết hợp các tấm che chắn và rào chắn hoặc kết hợp các bộ phận máy cố định khác miễn là có mức an toàn tương đương trở lên.
6.6.3.3 Khi bộ phận rải đang hoạt động, các che chắn phải được đặt ở vị trí cách tối thiểu 550 mm so với mép ngoài của các công cụ dẫn động đang hoạt động trong vùng cửa xả, cách mặt đất tối đa là 1 100 mm.
6.6.3.4 Khi bộ phận rải được mở ở trên đỉnh hoặc dưới đáy vì lý do chức năng, thì phải có che chắn bảo vệ ở các bên để tránh tiếp cận vô ý, với kích thước dài hơn về phía trên hoặc phía dưới bộ phận làm việc ít nhất 230 mm, trừ khu vực cửa xả (xem Hình 13).
Kích thước tính bằng mllimét
Hình 13 - Che chắn truyền động bộ phận rải
6.6.4 Bộ phận rải rơm băm nhỏ
6.6.4.1 Các bộ phận chuyển động của thiết bị rải rơm băm nhỏ phải được che chắn để ngăn người lái tiếp cận vô ý. Yêu cầu này có thể được thỏa mãn bằng việc kết hợp các tấm che chắn và rào chắn hoặc kết hợp các bộ phận máy cố định khác miễn là có mức an toàn tương đương trở lên.
6.6.4.2 Khi bộ phận rải đang hoạt động, thì các tấm chắn, các rào chắn và các phần máy cố định được sử dụng để bảo vệ an toàn phải ở vị trí:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Cách ít nhất 500 mm so với mép ngoài của công cụ truyền động đang hoạt động, nếu mép dưới của tấm chắn cách mặt đất nhỏ hơn 1 100 mm.
6.6.5 Bộ phận rải rơm
Phải có ký hiệu cảnh báo an toàn đề phòng các nguy cơ từ vật thể văng ra gần cửa xả [xem 10.2.3.2 g)]. Tham khảo điều này trong sổ tay người vận hành [xem 10.1.3 f)].
Bộ phận thu đá sạn phải xả được đá sạn mà không cần đi xuống bên dưới máy liên hợp thu hoạch.
Phải có biện pháp cất giữ an toàn thanh cắt thay thế bên trên đầu thanh cắt.
7 Các quy định bổ sung cho máy thu hoạch cây làm thức ăn cho gia súc
7.1 Chỗ ngồi làm việc của người lái
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.2.1 Phải tránh xa các điểm cắt và kẹp hoặc che chắn nơi có thể hữu dụng.
7.2.2 Phải thiết lập rào chắn vừa vặn để bảo vệ không cho cơ thể tiếp cận vô ý với bất kỳ bộ phận nào đang hoạt động ở phía trước và hai bên sườn của bộ phận vơ (ví dụ thanh chắn). Yêu cầu này có thể được thỏa mãn bằng việc kết hợp các tấm che chắn và rào chắn hoặc kết hợp các bộ phận máy cố định khác miễn là có mức an toàn tương đương trở lên.
7.2.3 Ở thế đang làm việc, rào chắn phải:
- Cách tối thiểu 230 mm về phía trước đường đi của điểm ngoài cùng của răng và tại chiều cao giữa 500 mm và 1 000 mm so với mặt đất, và
- Cách tối thiểu 230 mm tới sườn bên đường đi của răng và tại chiều cao giữa 500 mm và 1 000 mm so với mặt đất.
Khi thanh chắn, hoặc một vài bộ phận khác của máy cùng được sử dụng thì thanh chắn phải đặt tại chiều cao giữa 500 mm và 1 000 mm so với mặt đất (xem Hình 14).
Kích thước tính bằng milimét
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1 Đường đỉnh của công cụ.
Hình 14 - Bộ phận vơ quay
7.2.4 Yêu cầu bảo vệ bên cạnh đường đi của răng thỏa mãn, nơi bảo vệ hay các phần cố định của máy có ít nhất kích thước giống như vùng bao phủ đường đỉnh răng.
7.2.5 Nếu máy thu hoạch cây làm thức ăn cho gia súc được trang bị cơ cấu điều khiển bổ sung để lái chạy lùi nằm ngoài chỗ làm việc của người lái (xem Hình 15), thì cơ cấu điều khiển bổ sung này phải:
- Là cơ cấu điều khiển vận hành "giữ để chạy", và
- Chỉ có chức năng chạy lùi và dừng, và
- Được đặt ở bên cạnh của máy (bên trái hoặc bên phải) theo cách mà người lái chỉ có thể tác động vào bộ phận điều khiển khi:
1) Đứng trên mặt đất, và
2) Người lái có được tầm nhìn trực tiếp đầy đủ khu vực lùi máy, và
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.2.6 Thông tin phải được cung cấp trong sổ tay người vận hành và bằng các ký hiệu an toàn trên máy về các vùng cắt và kẹp của cơ cấu cắt và gom, như là thanh cắt, bộ phận thu và các máy thu gom cây theo hàng (xem 10.1.4.1 a) và 10.2.3.2 c)]. Nếu tồn tại các điểm cắt và kẹp bên ngoài khu vực có liên quan đến chức năng thì chúng phải được che chắn.
7.2.7 Trường hợp máy thu hoạch cây làm thức ăn cho gia súc trang bị đầu thu hoạch liên hợp, áp dụng theo 6.5.1
Phải không thể gài truyền động cho bộ phận cấp liệu trước khi gài truyền động cho đầu cắt.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1 Đầu thu hoạch;
2 Vỏ bộ phận cấp liệu;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình 15 - Cơ cấu điều khiển bổ sung để lùi
7.4 Còi báo động đầu cắt và quạt gió ngừng hoạt động
Nếu thời gian đầu cắt và quạt gió ngừng hoạt động vượt quá 10 s, chuông báo động phải reo để cảnh báo về nguy hiểm do đầu cắt và quạt gió ngừng hoạt động sau khi truyền động đến đầu cắt bị ngắt hoặc động cơ tắt.
7.4.2 Chuông báo động phải reo, nếu người người lái rời khỏi chỗ làm việc của mình và phải reo liên tục cho đến khi đầu cắt và quạt gió dừng hoàn toàn.
7.4.3 Chuông báo động phải được đặt bên ngoài buồng lái và phải hoạt động bất kể động cơ có hay không hoạt động.
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu thiết kế theo ISO 13849-1 được thêm vào cho còi báo động đầu cắt và quạt thổi khi ngừng hoạt động ở ấn bản tiếp theo của tiêu chuẩn này.
7.5.1 Việc mài dao và điều chỉnh thanh cắt, được làm tự động hoặc bằng tay, phải được thực hiện với tất cả các che chắn bảo vệ đầu cắt vẫn còn nguyên tại chỗ.
7.5.2 Tuy nhiên, nếu cần với máy thu hoạch cây làm thức ăn cho gia súc loại móc kéo có sự điều chỉnh thanh cắt bằng tay theo quan sát và điều chỉnh khe hở của dao với thanh cắt khi đầu cắt không hoạt động, thì phải quay được đầu cắt bằng tay mà không cần chạm vào dao.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8 Các quy định bổ sung đối với máy thu hoạch bông
8.1 Cơ cấu thu hoạch, vít nạp liệu, guồng gạt
8.1.1 Bộ phận hái bông và bộ phận chọn bông
Thông tin phải có trong sổ tay người vận hành và trên máy về các khu vực cắt và kẹp chức năng có liên quan của cơ cấu thu gom [xem 10.1.5 a) và 10.2.3.2 c)].
8.1.2 Bộ phận duy nhất chỉ chọn bông
8.1.2.1 Trống
8.1.2.1.1 Các yêu cầu của 5.3.9.1 áp dụng cho việc gài và ngắt trống chọn bông.
8.1.2.1.2 Để kiểm tra và tra dầu mỡ cho trống và các ngón, phải trang bị bộ điều khiển giữ để chạy từ xa yêu cầu phải hoạt động liên tục để giữ cho trống quay, với phạm vi chiều dài đủ cho phép người lái kiểm tra từng trống bằng thiết bị điều khiển từ xa cầm tay.
CHÚ THÍCH: Việc sử dụng bộ điều khiển từ xa nằm ngoài vị trí làm việc của người lái (vận hành) có thể có liên quan đáng kể về an toàn người lái. Các yêu cầu cụ thể phải được quy định trong án bản tiếp theo của tiêu chuẩn này.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.2 Thùng chứa (bộ phận hái bông và bộ phận chọn bông)
8.2.1 Thùng chứa hạ thấp
Phải có biện pháp ngăn chặn được việc hạ thấp vô ý thùng chứa khi nó ở vị trí nâng lên. Phải có thiết bị khóa để làm công việc bảo trì và bảo dưỡng bên dưới thùng chứa được nâng lên. Nếu thiết bị khóa được điều khiển bằng tay, phải có ký hiệu an toàn trên máy để thu hút sự chú ý tới nguy cơ khi làm việc bên dưới thùng chứa được nâng lên mà không gài thiết bị khóa trước [xem 10.2.3.2 a) ]. Hướng dẫn sử dụng thiết bị khóa phải có trong sổ tay người vận hành [xem 10.1.5 c)].
8.2.2 Vít ép
8.2.2.1 Hệ thống điều khiển các truyền động của vít ép phải được thiết kế sao cho các vít không được gài nếu không thỏa mãn các điều kiện sau:
- Cơ cấu điều khiển Bật/tắt vít ép ở vị trí "Bật", và
- Cơ cấu điều khiển Bật/tắt quạt vận chuyển ở vị trí "Bật", và
- Cần điều khiển tốc độ động cơ ở vị trí "chạy không tải cao".
Để thay thế cho ba yêu cầu trên, phải thiết kế sao cho vít không được gài trừ khi thông qua kích hoạt cơ cấu điều khiển giữ để chạy, cơ cấu này đòi hỏi phải hoạt động liên tục để duy trì chuyển động của vít.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.2.3 Các ký hiệu an toàn cho thùng chứa
8.2.3.1 Các ký hiệu an toàn phải có cho các nguy cơ do các bộ phận chuyển động của thùng chứa đang dỡ tải trong chu kỳ dỡ tải [xem 10.2.3.2 h)].
8.2.3.2 Các ký hiệu an toàn phải có cho các nguy cơ về độ ổn định của máy khi xoay thùng chứa được nâng lên [xem 10.2.3.2 i)].
8.2.3.3 Nếu sử dụng thiết bị thủ công để hạ thấp thùng chứa thì thiết bị này phải được đặt ở ngoài vùng nguy hiểm. Phải có ký hiệu an toàn ở gần thiết bị hạ thấp thùng chứa thủ công để cảnh báo cần phải dừng việc làm sạch thùng chứa khi thùng chứa đang hạ thấp [xem 10.2.3.2 j)].
8.2.4 Tay vịn thùng chứa
Bên trên thùng chứa phải có tay vịn theo quy định của 5.3.7.2 (xem Hình 5) để phục vụ cho việc bảo trì và bảo dưỡng.
Tham khảo 5.9.3, miệng đổ của thùng chứa nước, thùng chứa nhiên liệu và thùng chứa dầu bôi trơn trên máy thu hoạch bông phải đặt cách mặt đất không lớn hơn 2 000 mm hoặc cách mặt sàn hoặc bậc lên xuống không lớn hơn 1 500 mm.
9 Kiểm tra các yêu cầu an toàn hoặc các biện pháp bảo vệ
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bảng 2 - Danh mục các yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ và cách xác định
Điều
Xác định
Yêu cầu
Kiểm traa
Đo kiểmb
Thử nghiệm
5.2.1
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
Kiểm tra phù hợp với ISO 15077, TCVN 8411-1 (ISO 3767-1) và TCVN 8411-2 (ISO 3767-2).
5.2.2
-
x
-
Đo lực tác động và khe hở của các bộ phận điều khiển.
5.3.1.6
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
Kiểm tra phù hợp với TCVN 8411-1 (ISO 3767-1) và TCVN 8411-2 (ISO 3767-2).
5.3.2.1.5
x
-
x
Kiểm tra phù hợp với TCVN 8411-1 (ISO 3767-1) và TCVN 8411-2 (ISO 3767-2).
5.3.3
-
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
Đo vị trí và khe hở.
5.3.4
x
x
-
Đo khe hở, tầm với tay và chân.
5.3.6
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
Kiểm tra bằng cách sử dụng bậc lên xuống và đo các kích thước.
5.3.9.1
x
x
x
Kiểm tra hoạt động của hệ thống ngắt đầu thu hoạch.
5.3.11.5
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
Kiểm tra theo ISO 9533.
5.3.12.2
x
x
x
Kiểm tra hoạt động của cửa và đo các kích thước cửa mở.
5.3.12.3
-
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
Đo các kích thước bên trong.
5.3.12.5
-
x
-
Đo áp suất cao ở tất cả các khoảng trống của buồng lái đóng.
5.4
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
Đo kích thước của bậc lên xuống ngoài chỗ làm việc của người lái.
5.5.3
-
x
-
Đo lực để gập các phần tử lại khi sử dụng tay cầm để gập hoặc sử dụng các bộ phận của phần tử này làm tay gập.
5.7
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
Kiểm tra hoạt động của hệ thống dẫn hướng tự động.
5.9.3.1
-
x
-
Đo chiều cao để thực hiện được đổ đầy.
5.9.4.1
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
Kiểm tra bằng cách thực hiện chăm sóc hoặc bảo dưỡng thường lệ.
5.9.7.1
x
-
x
Kiểm tra bằng cách thực hiện bôi trơn hoặc tra dầu mỡ thường lệ.
5.12
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
Kiểm tra hoạt động truyền động của đầu thu hoạch.
5.14.2
-
x
x
Kiểm tra phù hợp với Phụ lục B, TCVN 6818-1 (ISO 4254-1) và Phụ lục B của tiêu chuẩn này.
6.3.1
-
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
Đo khe hở giữa các bộ phận ở phía ngoài guồng và phần cố định gần kề.
6.4.1.1
x
x
x
Kiểm tra phù hợp với ISO 5687.
6.4.1.3
-
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
Đo lực tác động của các phần hoặc bộ phận.
6.4.3
x
x
-
Đo vị trí và các kích thước của vỏ bọc.
6.4.4
-
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
Đo khoảng cách giữa chu vi vít tải và mép ngoài của thùng chứa hạt.
6.4.5.2.1
x
x
x
Kiểm tra hoạt động của hệ thống ngắt vít xả liệu.
6.5.1.1
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
Kiểm tra bằng cách xoay nắp.
6.5.2.1
x
x
-
Đo khoảng cách giữa các công cụ làm việc với mép ngoài của bộ phận vơ hoặc tấm che chắn và giữa vỏ bọc với đường đỉnh của công cụ.
6.5.2.2
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
Đo khoảng cách an toàn giữa các công cụ làm việc và rào chắn phía sau và giữa tấm che chắn với đường đỉnh của công cụ.
6.6.1
x
-
x
Kiểm tra hoạt động của cơ cấu điều khiển ngắt đối với bộ phận đập.
6.6.2
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
Kiểm tra hoạt động của bộ phận băm rơm và đo khoảng cách an toàn.
6.6.3
x
x
-
Đo khoảng cách an toàn ở các vị trí khác nhau.
6.6.4
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
Đo khoảng cách an toàn ở các vị trí khác nhau.
6.7
x
-
x
Kiểm tra thực hiện xả đá sạn.
7.2.3
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
Đo khoảng cách an toàn.
7.2.5
x
x
x
Kiểm tra hoạt động của bộ phận điều khiển bổ sung để lái chạy lùi và đo kích thước giữa bộ phận điều khiển và mép ngoài của vỏ trục cấp liệu.
7.3
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
Kiểm tra hoạt động của truyền động đầu cắt.
7.4
x
x
x
Kiểm tra khả năng ngắt truyền động cho đầu cắt và đo thời gian dừng hoạt động.
8.1.2.1.2
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
Xem xét kỹ và kiểm tra các hoạt động bôi trơn.
8.2.1
x
-
x
Kiểm tra bằng cách thực hiện chăm sóc hoặc bảo dưỡng thường lệ
8.2.2.1
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
Kiểm tra hoạt động của vít ép.
8.3
-
x
-
Đo chiều cao khi thực hiện đổ đầy.
a Kiểm tra: Kiểm tra bằng quan sát các bộ phận ở từng vị trí.
b Đo kiểm: Đo xác định giá trị bằng một số thiết bị hoặc dụng cụ.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.1 Sổ tay hướng dẫn vận hành
10.1.1 Quy định chung
10.1.1.1 Nội dung và cách trình bày phải phù hợp với ISO 3600.
10.1.1.2 Các chỉ dẫn và thông tin toàn diện trên tất cả các khía cạnh về an toàn sử dụng máy, bao gồm cả quần áo phù hợp, trang bị bảo hộ cá nhân và nhu cầu đào tạo, nếu cần thiết, nhà chế tạo phải cung cấp trong sổ tay người vận hành. Những vấn đề hữu ích trong sổ tay người vận hành bao gồm:
a) Thông tin liên quan đến vận chuyển, xử lý và bảo quản máy;
b) Thông tin liên quan đến lắp đặt và đưa máy vào hoạt động;
c) Thông tin liên quan đến máy;
d) Thông tin liên quan đến sử dụng máy;
e) Thông tin bảo dưỡng;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
g) Thông tin tình trạng khẩn cấp;
h) Hướng dẫn bảo dưỡng cung cấp cho những người có kỹ năng và cho những người không có kỹ năng, phải tách riêng biệt từng nhóm.
10.1.1.3 Áp dụng thông tin và các khoản mục tại 8.1.3, TCVN 6818-1 : 2010 (ISO 4254-1 : 2008).
10.1.2 Chung tất cả các máy
Đặc biệt, phải cung cấp các thông tin và các điểm sau:
a) Hình dạng và chức năng của tất cả bộ phận điều khiển, kể cả lời giải thích đặc điểm nhận dạng và các ký hiệu sử dụng;
b) Cách điều chỉnh ghế ngồi của người lái;
c) Sử dụng ghế ngồi hướng dẫn (nếu được trang bị);
d) Giải thích sử dụng các cảnh báo;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
f) Cách điều chỉnh gương chiếu hậu;
g) Thông tin về lựa chọn, làm sạch và thời gian thay thế bộ lọc không khí, nếu máy được trang bị buồng lái;
h) Giải thích hệ thống dẫn hướng tự động (nếu được trang bị);
i) Các cảnh báo về bề mặt nóng của động cơ và các bộ phận liên quan;
j) Thao tác thủ công các cụm lắp ráp cá biệt và nếu yêu cầu sử dụng các công cụ đặc biệt;
k) Chỉ dẫn cách thay các chất lỏng, bao gồm khía cạnh an toàn;
l) Vị trí và sử dụng các thiết bị bảo dưỡng các bộ phận máy tại vị trí nâng lên trong thời gian chăm sóc và bảo dưỡng;
m) Vị trí và phương pháp sử dụng các điểm buộc nâng và kê kích;
n) Hướng dẫn tra dầu mỡ và bôi trơn;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
p) Các nguy cơ tồn tại liên quan đến các đường dây tải điện trên không, khi máy vượt quá chiều cao 4m trong bất kỳ hoạt động nào;
q) Giới thiệu hoạt động của máy được trang bị buồng lái có cửa và cửa sổ đóng.
10.1.3 Máy liên hợp thu hoạch
Đặc biệt, phải cung cấp các thông tin và các điểm sau:
a) Các nguy cơ tồn tại liên quan đến cơ cấu vơ và cắt;
b) Các nguy cơ tồn tại liên quan đến lối đi vào bên trong thùng chứa hạt và các hướng dẫn để đi vào bên trong thùng chứa hạt an toàn;
c) Các nguy cơ tồn tại liên quan đến việc làm sạch hệ thống vận chuyển hạt sạch và đưa trở lại nguyên liệu cần xử lý lại và các hướng dẫn về việc làm sạch hệ thống này;
d) Các nguy cơ tồn tại liên quan đến đầu hái ngô;
e) Các nguy cơ tồn tại liên quan đến hoạt động của các bộ phận làm việc phía sau như bộ phận băm rơm, rải rơm nguyên và rải rơm đã băm;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.1.4 Máy thu hoạch cây làm thức ăn cho gia súc
10.1.4.1 Đặc biệt, phải cung cấp các thông tin và các điểm sau:
a) Các nguy cơ tồn tại liên quan đến cơ cấu cấp liệu;
b) Các nguy cơ tồn tại liên quan đến sử dụng thiết bị mài dao.
10.1.4.2 Đặc biệt, các thông tin sau đây có thể hữu ích và được giới thiệu, bao gồm:
a) Sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân khi đổ chất phụ gia vào thức ăn cho gia súc và mài dao;
b) Các nguy cơ tồn tại khi thay dao.
10.1.5 Máy thu hoạch bông
Đặc biệt, phải cung cấp các thông tin và các điểm sau:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Các nguy cơ tồn tại liên quan đến việc kiểm tra và bảo dưỡng trống an toàn và các hướng dẫn làm thế nào để kiểm tra và bảo dưỡng trống an toàn;
c) Hướng dẫn sử dụng thiết bị khóa cho thùng chứa;
d) Hướng dẫn chăm sóc và bảo dưỡng an toàn cho vít ép.
10.2.1 Quy định chung
Tất cả các máy phải được ghi nhãn rõ ràng và không thể tẩy xóa được ít nhất là với các thông tin tối thiểu sau đây:
- Tên và địa chỉ của nhà chế tạo;
- Ký hiệu loạt hoặc loại;
- Số hiệu loạt, nếu có.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các chỉ dẫn sau đây phải có trên máy:
a) Nhận biết các bộ phận điều khiển;
b) Nhận biết các bộ phận không thể thiếu của máy cho sử dụng như tay cầm;
c) Các chỉ dẫn về điều kiện hoạt động của hệ thống dẫn hướng tự động, nếu có;
d) Nhận biết các giá đỡ để chăm sóc và bảo dưỡng các bộ phận máy được nâng lên;
e) Nhận biết các điểm buộc và kích.
10.2.3 Các ký hiệu an toàn
10.2.3.1 Các ký hiệu an toàn phải phù hợp với quy định của TCVN 7020 : 2002 (ISO 11684) và phải được gắn thích hợp vào máy để cảnh báo cho người lái và những người khác về các nguy cơ tồn tại có thể là nguyên nhân làm chấn thương cơ thể trong quá trình vận hành và chăm sóc bình thường.
10.2.3.2 Đặc biệt, các ký hiệu an toàn phải được cung cấp trên máy tại tất cả các vị trí thích hợp, chú ý phác họa các vấn đề sau đây:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Có thể tiếp xúc với đường dây điện lưới, nhìn thấy rõ từ vị trí của người lái;
c) Các nguy cơ tồn tại do cắt và kẹp của cơ cấu gom và/hoặc cắt;
d) Các điểm cắt và kẹp bên ngoài bộ phận cắt, nguyên nhân do thanh cắt hoặc cơ cấu truyền động của nó;
e) Các nguy cơ tồn tại cắt và kẹp do cơ cấu cấp liệu của đầu thu hoạch ngô;
f) Các nguy cơ tồn tại do vận hành các bộ phận làm việc phía sau như bộ phận băm rơm, rải rơm nguyên và rải rơm đã băm;
g) Các nguy cơ tồn tại do các vật văng ra từ phía sau của bộ phận băm rơm, rải rơm nguyên và rải rơm đã băm;
h) Các nguy cơ tồn tại của các bộ phận chuyển động trong khi đang rỡ tải thùng chứa;
i) Các nguy cơ tồn tại của độ ổn định máy khi quay thùng chứa đã được nâng lên;
j) Dừng làm sạch thùng chứa khi đang điều khiển van hạ thấp thùng chứa bằng tay.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(Quy định)
Nhận biết các bộ phận điều khiển bằng tay theo mã màu
A.1 Mục đích
Phụ lục này xác định hệ mã màu cho các bộ phận điều khiển bằng tay để giúp người lái nhận biết chúng. Các bộ phận điều khiển được mô tả trong ISO 15077.
A.2 Phần chung
A.2.1 Các bộ phận điều khiển bằng tay bao gồm, nhưng không hạn chế, các cần gạt, các công tắc, các núm, các tay cầm, các nút bấm để người lái thao tác kích hoạt hoặc điều khiển các chức năng máy.
A.2.2 Khi các kiểu mới của bộ phận điều khiển bằng tay được chấp nhận hoặc cơ các cấu điều khiển phối hợp được sử dụng, thì màu sẽ được lựa chọn theo chức năng cơ bản.
A.2.3 Nếu mã màu không thích hợp cho bộ phận điều khiển, thì có khả năng hoặc là mã màu vùng phụ cận bộ phận điều khiển hoặc là nhận biết qua bộ phận điều khiển có mã màu chuẩn hơn là bộ phận điều khiển này.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.3 Mã màu
A.3.1 Màu đỏ được sử dụng cho chức năng điều khiển dừng động cơ. Tại các công tắc khóa, công tắc đánh lửa hoặc điều khiển tiết lưu bằng tay sử dụng để dừng động cơ, vị trí chữ "off" hoặc "stop" phải được chỉ báo bằng chữ màu đỏ và/hoặc ký hiệu.
A.3.2 Màu da cam chỉ được sử dụng cho các bộ phận điều khiển máy di động trên mặt đất, như tay ga, cần số, phanh dừng hoặc khóa đỗ xe và phanh khẩn cấp độc lập.
A.3.2.1 Chỗ nào có các cơ cấu kết hợp điều khiển tốc độ động cơ và dừng động cơ được, thì bộ phận điều khiển có thể là màu đỏ.
A.3.2.2 Vô lăng hoặc cần lái có thể là màu đen hoặc màu bất kỳ, trừ màu đỏ hoặc vàng.
A.3.3 Màu vàng chỉ được sử dụng cho các điều khiển chức năng bao gồm gài các cơ cấu như trục trích công suất, bộ phận phân phối, đầu cắt, trục cấp liệu, bộ phận vơ, gầu tải, vít xả liệu.
A.3.4 Màu đen hoặc một số màu tối khác do nhà chế tạo chọn sẽ được sử dụng cho tất cả các bộ phận điều khiển không được bao trùm bởi A.3.1, A.3.2 hoặc A.3.3, như các chức năng về vị trí và các điều chỉnh sau đây.
A.3.4.1 Bộ phận nâng lên được hoặc vị trí, như công cụ móc, độ cao đầu thu hoạch, thay đổi dao cắt và nâng guồng gạt lên.
A.3.4.2 bộ phận điều khiển các bộ phận xả liệu, như nắp máng xả, biên độ vít xả liệu và gầu dỡ liệu.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.3.4.4 Các đèn của máy, như đèn pha, đèn làm việc hoặc các đèn chiếu đất, đèn sau, đèn nháy báo hiệu rẽ.
A.3.4.5 Tiện nghi buồng lái, như bộ phận điều áp, làm mát, làm ấm và cần gạt nước.
(Quy định)
B.1 Phần chung
Nếu không có sự khác biệt được quy định trong Phụ lục này, thì áp dụng các thông tin cần thiết để thực hiện có hiệu quả và trong điều kiện tiêu chuẩn để xác định giá trị tiếng ồn phát ra cho trong Phụ lục B của TCVN 6818-1 : 2010 (ISO 4254-1 : 2008).
B.2 Hình dạng máy và điều kiện hoạt động
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Phụ kiện phía trước phải được lắp đặt và điều chỉnh chiều cao thấp đến mức có thể, nhưng không chạm vào mặt đất trong khi chạy thử; khi có các phụ kiện khác phía trước chia ra, thì phép thử phải được lặp lại cho từng phụ kiện. Độ ồn công bố tối thiểu phải đưa ra được giá trị cao nhất đo được và chỉ ra được phụ kiện thu được độ ồn cao nhất;
- Phụ kiện phía trước và tất cả các bộ phận thu hoạch phải hoạt động trong khi tiến hành thử;
- Các bộ phận thu hoạch có tốc độ có thể thay đổi được phải cho chạy ở 75 % tốc độ cực đại của chúng;
- Các bộ phận thu hoạch chỉ có hai chế độ tốc độ cao và thấp, phải cho chạy ở tốc độ cao;
- Các bộ phận thu hoạch có lớn hơn hai chế độ tốc độ, phải chạy ở tốc độ trung gian;
- Động cơ phải hoạt động ở chế tốc độ không tải cao;
- Bất cứ hệ thống điều khiển còn lại nào (bộ phận băm rơm nguyên, bộ phận rải rơm đã băm v.v...), khi được lắp phải hoạt động trong suốt quá trình thử;
- Thùng nhiên liệu phải đổ trong khoảng từ 75 % đến 100 % dung tích của nó trong suốt quá trình thử;
- Các thùng chứa hạt/các gầu tải phải không có hạt và ở vị trí nâng lên;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Máng xả liệu trên máy thu hoạch cây làm thức ăn cho gia súc phải hướng về phía sau và điều chỉnh độ cao ở giữa.
B.3 Buồng lái và các trang bị phụ
Nếu buồng lái được trang bị thì áp dụng các quy định theo B.2 và các điều sau đây:
- Mức áp suất âm thanh phát ra phải được đo với tất cả các cửa đều đóng (ví dụ như cửa ra vào, cửa sổ, nắp thông gió và kính chắn gió) và tất cả các thiết bị phụ trợ (ví dụ như quạt thông gió và thiết bị điện khác như thiết bị làm tan băng trên kính) sẽ làm việc ở mức điều chỉnh tối đa. Giá trị thu được phải ghi trong bản công bố tiếng ồn;
- Nếu máy được thiết kế hoạt động có các cửa đều mở, thì thực hiện thêm các phép đo với máy ở điều kiện này. Ngoại trừ là kính chắn gió vẫn giữ nguyên ở vị trí đóng. Nếu các phép đo như thế được thực hiện, thì giá trị thu được phải có ghi trong bản công bố tiếng ồn hoặc là sẵn có cho người sử dụng theo yêu cầu;
- Các phép đo tiếng ồn bổ sung có thể được tiến hành không bắt buộc với động cơ làm việc ở tốc độ quay tối đa và điều hòa không khí và tất cả các thiết bị phụ trợ làm việc ở mức điều chỉnh tối đa. Nếu các phép đo như thế được thực hiện, thì giá trị thu được phải có ghi trong bản công bố tiếng ồn hoặc là sẵn có cho người sử dụng theo yêu cầu;
- Các phép đo tiếng ồn bổ sung có thể được tiến hành không bắt buộc với động cơ không làm việc và các trang bị phụ như là quạt thông gió và các trang bị điện khác làm việc ở chế độ tối đa. Cần khẳng định ít nhất công suất danh nghĩa vào của trang bị phụ được đưa tới các đầu cực của trang bị phụ. Nếu các phép đo như thế được thực hiện, thì giá trị thu được phải có ghi trong bản công bố tiếng ồn hoặc là sẵn có cho người sử dụng theo yêu cầu.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[2] TCVN 7384-1 (ISO 13849-1: 1999), An toàn máy - Các bộ phận liên quan đến an toàn của hệ thống điều khiển - Phần 1: Nguyên tắc chung về thiết kế.
Mục Lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể
5 Yêu cầu và/hoặc biện pháp an toàn cho tất cả các máy
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2 Các cần điều khiển
5.3 Chỗ làm việc của người lái
5.4 Những bậc lên xuống ngoài chỗ làm việc của người lái
5.5 Các bộ phận gập lại được
5.6 Các thiết bị thu hoạch có thể thay thế cho nhau và có thể tháo rời
5.7 Hệ thống dẫn hướng tự động
5.8 Bề mặt nóng
5.9 Chăm sóc và bảo dưỡng
5.10 Các nguy cơ do cháy
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.12 Truyền động cho đầu thu hoạch
5.13 Bộ đổi chiều truyền động của đầu thu hoạch hoặc các bộ phận cấp liệu
5.14 Tiếng ồn
5.15 Các bộ phận thủy lực và các điều chỉnh
5.16 Thiết bị điện
6 Những quy định bổ sung cho máy liên hợp thu hoạch
6.1 Quy định chung
6.2 Buồng lái
6.3 Bộ phận cắt, vít tải liệu, guồng gạt
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.5 Thiết bị thu hoạch ngô
6.6 Bộ phận băm rơm, bộ phận rải rơm nguyên và bộ phận rải rơm băm nhỏ phía sau
6.7 Bộ phận thu đá sạn
6.8 Cất giữ thanh cắt
7 Các quy định bổ sung cho máy thu hoạch cây làm thức ăn cho gia súc
7.1 Chỗ ngồi làm việc của người lái
7.2 Cơ cấu nạp liệu
7.3 Truyền động cho đầu cắt
7.4 Còi báo động đầu cắt và quạt gió ngừng hoạt động
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8 Các quy định bổ sung đối với máy thu hoạch bông
8.1 Cơ cấu thu hoạch, vít nạp liệu, guồng gạt
8.2 Thùng chứa (bộ phận hái bông và bộ phận chọn bông)
8.3 Lưu chất làm việc
9 Kiểm tra các yêu cầu an toàn hoặc các biện pháp bảo vệ
10 Thông tin về sử dụng
10.1 Sổ tay hướng dẫn vận hành
10.2 Ghi nhãn
Phụ lục A (Quy định) Nhận biết các bộ phận điều khiển bằng tay theo mã màu
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.2 Phần chung
A.3 Mã màu
Phụ lục B (Quy định) Đo tiếng ồn
B.1 Phần chung
B.2 Hình dạng máy và điều kiện hoạt động
B.3 Buồng lái và các trang bị phụ
Thư mục tài liệu tham khảo
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6818-7:2011 (ISO 4254-7:2008) về Máy nông nghiệp - An toàn - Phần 7: Máy liên hợp thu hoạch, máy thu hoạch cây làm thức ăn cho gia súc và máy thu hoạch bông
Số hiệu: | TCVN6818-7:2011 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6818-7:2011 (ISO 4254-7:2008) về Máy nông nghiệp - An toàn - Phần 7: Máy liên hợp thu hoạch, máy thu hoạch cây làm thức ăn cho gia súc và máy thu hoạch bông
Chưa có Video