Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THUẬT NGỮ

ĐỊNH NGHĨA

1. Bảo quản gỗ

Các biện pháp tổng hợp nhằm kéo dài tuổi thọ của gỗ trong sử dụng

2. Độ bền của gỗ

Khả năng chống lại các nhân tố phá hoại gỗ

3. Độ bền tự nhiên

 

4. Độ bền nhân tạo của gỗ

Độ bền của gỗ đã được bảo quản

5. Sự phá hoại của gỗ do sinh vật

 

6. Các loại sinh vật phá hoại gỗ

Bacteri, nấm, côn trùng… và các loại sinh vật gây hại khác xâm nhập và phá hoại gỗ

7. Thời kỳ phá hoại mạnh của sinh vật

Khoảng thời gian gỗ bị các sinh vật phá hoại mạnh, tính theo tháng

8. Điều kiện sử dụng gỗ

Điều kiện môi trường trong thời gian sử dụng gỗ

9. Đối tượng bảo quản gỗ

Các sản phẩm gỗ được bảo quản

10. Khả năng dễ tổn thương của đối tượng bảo quản

Khả năng xâm nhập bởi các loại sinh vật và tốc độ phá hoại của sinh vật đối với đối tượng bảo quản.

11. Vùng đất – không khí

Phạm vi mà đối tượng bảo quản đặt trong đất thích hợp nhất cho sự phá hoại của các sinh vật, tức ranh giới giữa các phần phía trên và phía dưới mặt đất và xung quanh

12. Ẩm độ sử dụng của gỗ

Là ẩm độ thăng bằng của gỗ trong điều kiện sử dụng

13. Sự giảm hiệu lực bảo quản

Sự giảm độ bền nhân tạo của gỗ do tác dụng của các nhân tố hóa lý cũng như các loại sinh vật

HÌNH THỨC BẢO QUẢN VÀ THUỐC BẢO QUẢN

14. Bảo quản gỗ xây dựng

Bảo quản gỗ dùng trong các công trình xây dựng nhằm ngăn cản hoặc loại trừ sự phá hoại của các sinh vật và lửa đối với các đối tượng bảo quản.

15. Bảo quản bằng hóa chất

Bảo quản gỗ bằng các hóa chất có tác dụng ngăn cản hoặc loại trừ sự phá hoại của các đối tượng bảo quản

16. Bảo quản tạm

Bảo quản gỗ bằng các hóa chất để đề phòng sự xâm nhập phá hoại của các sinh vật đối với các đối tượng bảo quản trong thời gian nhất định

17. Bảo quản gỗ bằng hóa chất

Dùng hóa chất có tác dụng ngăn chặn sự phá hoại tiếp tục của các sinh vật đối với các đối tượng bảo quản

18. Bảo quản bằng phương pháp vật lý

Dùng phương pháp vật lý để ngăn chặn sự phá hoại tiếp tục của các loại sinh vật đối với các đối tượng bảo quản

19. Bảo quản bổ sung

Bảo quản các đối tượng mà trước kia đã được bảo quản

20. Bảo quản toàn diện cho gỗ

Bảo quản cho gỗ chống sự tác động đồng thời của hai hoặc nhiều nhân tố bất lợi

21. Bảo quản bề mặt của gỗ

Xử lý bằng hóa chất lên bề mặt đối tượng bảo quản với mục đích phòng ngừa sự xâm nhập của các loại sinh vật

22. Hun hơi cho gỗ

Bảo quản bằng hóa chất theo phương pháp hun hơi cho các đối tượng bảo quản

23. Các thuốc bảo quản

Các hóa chất dùng để bảo quản gỗ

24. Thuốc chống nấm cho gỗ

Thuốc bảo quản chống chống sự xâm nhập của nấm vào gỗ

25. Độc tính của thuốc chống nấm

Hoạt chất làm giảm hoạt động sống của các loại nấm hại gỗ

26. Thuốc chống côn trùng hại gỗ

Thuốc bảo quản phòng chống côn trùng xâm nhập phá hoại gỗ

27. Độc tính của thuốc chống côn trùng

Hoạt chất làm giảm hoạt động sống của côn trùng phá hoại gỗ

28. Thuốc chống cháy cho gỗ

 

29. Chất cách ẩm cho gỗ

Thuốc bảo quản có tác dụng ngăn cản hoặc làm giảm khả năng hút ẩm của gỗ

30. Thuốc bảo quản nhiều tác dụng

Thuốc bảo quản có tác dụng phòng đồng thời hai hoặc nhiều tác nhân bất lợi đối với gỗ

TÍNH THẤM CỦA THUỐC BẢO QUẢN VÀ CÁC CHỈ SỐ NGÂM TẨM

31. Khả năng thấm của gỗ

Khả năng của gỗ thấm dung dịch tẩm được biểu thị bằng tính thấm của khoảng trống (trong gỗ)

32. Tính thấm của gỗ

Khả năng của gỗ thấm được và cho các chất lỏng đi qua

33. Dung dịch tẩm

Chất lỏng được đưa vào gỗ trong quá trình ngâm tẩm

34. Khoảng trống trong gỗ

Thể tích tổng cộng của các mạch có thể chứa được dung dịch tẩm

35. Thể tích phần gỗ được tẩm

Phần khoảng trống trong gỗ có chứa một lượng dung dịch tẩm nhất định khi tẩm theo một phương pháp nhất định

36. Khả năng thấm dung dịch tẩm

Khả năng của các dung dịch tẩm thấm vào gỗ khi tẩm

37. Tính chất thấm của thuốc bảo quản

Khả năng của thuốc bảo quản thấm vào gỗ và phân bố trong gỗ

38. Sự ổn định của thuốc bảo quản ở trong gỗ

Quá trình chuyển hóa trong gỗ từ các chất tan trong nước thành các chất không tan

39. Tốc độ tẩm

Lượng dung dịch tẩm thấm được trên đơn vị thể tích gỗ ứng với đơn vị thời gian

40. Tốc độ thấm sâu của dung dịch tẩm

Là chiều sâu thấm thuốc ứng với đơn vị thời gian

41. Rỉ thuốc

Thuốc tẩm rỉ ra trên bề mặt gỗ tẩm trong thời gian cất trữ và sử dụng

42. Kết tinh thuốc

Thuốc rỉ ra và tích lại trên bề mặt gỗ tẩm, dung môi bay đi còn lại dạng kết tinh hay bột

43. Rửa trôi thuốc

Thuốc bảo quản bị rửa trôi từ gỗ tẩm ở điều kiện môi trường xung quanh ướt

44. Tính ăn mòn của thuốc

Tính chất của thuốc bảo quản tác động lên kim loại hoặc các vật liệu khác gây ra sự phá hoại bề mặt hay làm giảm các chỉ số cơ lý

CÔNG NGHỆ NGÂM TẨM GỖ

45. Chuẩn bị gỗ trước khi tẩm

Toàn bộ các quá trình chuẩn bị nhằm đảm bảo các thông số bảo quản gỗ đã cho, bao gồm bóc vỏ, gia công cơ giới, sấy, băm

46. Băm gỗ

Tạo ra các hệ thống lỗ có chiều sâu định trước ở các sản phẩm gỗ cần tẩm

47. Ẩm độ gỗ trước khi tẩm

 

48. Tẩm gỗ

Dẫn vào gỗ các thuốc có tác dụng để nâng cao tính chất gỗ

49. Chu trình tẩm gỗ

Toàn bộ các hoạt động khác nhau có liên quan với nhau và được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn của quá trình tẩm gỗ

50. Tẩm kép

Tẩm thứ tự cho gỗ bằng 2 loại thuốc khác nhau

51. Tẩm cục bộ

Tẩm ở phạm vi đã bị phá hoại mạnh nhất của đối tượng bảo quản

52. Quét

Tẩm thẩm thấu hay là thấm theo mạch bằng cách quét dung dịch hoặc cao lên bề mặt gỗ

53. Tẩm bằng phương pháp quấn băng

Tẩm thẩm thấu bằng cách quấn băng có chứa cao bảo quản

54. Tẩm theo phương pháp khoan lỗ

Tẩm thẩm thấu qua các lỗ khoan theo chiều ngang cho cao, bột hay các dạng đặc biệt vào lỗ khoan đó

55. Ngâm

Tẩm theo mạch hay là thẩm thấu gỗ được ngâm trong dung dịch tẩm

56. Tẩm nóng-lạnh

Tẩm gỗ dưới áp lực, do chênh lệch áp lực nảy sinh do đun nóng và ngâm lạnh

57. Tẩm áp lực

Tẩm gỗ dưới áp lực trong các bình kín

58. Tẩm chân không – áp lực không khí – chân không

Tẩm gỗ dưới áp lực không khí, có sử dụng chân không ban đầu và chân không cuối cùng

59. Tẩm chân không – áp lực chân không

Tẩm gỗ dưới áp lực cao hơn áp lực không khí có sử dụng chân không ban đầu và chân không cuối cùng

60. Tẩm áp lực – chân không

Tẩm gỗ dưới áp lực cao và tẩm chân không

61. Tẩm theo chu kỳ

Tẩm áp lực chân không lặp lại nhiều lần

62. Tẩm dao động

Tẩm theo chu kỳ ngắn

63. Rút thuốc

Lượng dung dịch tẩm được rút ra từ gỗ đã tẩm do giảm áp suất ở giai đoạn cuối cùng

64. Tẩm hỗn hợp sấy-tẩm

Tẩm gỗ trong thùng và sấy gỗ trong dung dịch tẩm dưới tác dụng của chân không hay áp lực không khí

65. Tẩm áp lực thẩm thấu

Tẩm áp lực cho gỗ tươi bằng dung dịch thuốc muối đậm đặc và sau đó giữ để thuốc thẩm thấu

66. Duy trì thẩm thấu

Giữ gỗ đã xử lý thuốc bảo quản ở các điều kiện để sao cho thuốc tiếp tục thẩm thấu

67. Chống thấm nước cho gỗ tẩm

Quét hoặc phủ bề mặt gỗ tẩm để phòng ngừa ẩm hay rửa trôi thuốc

68. Giới hạn thấm

Tẩm đến lúc lượng thuốc về thực tế không thể thấm thêm

THÔNG SỐ BẢO QUẢN CỦA GỖ TẨM

69. Lượng thuốc bám

Lượng thuốc được giữ lại trên gỗ khi quét trên bề mặt gỗ và được tính theo g/m2

70. Độ sâu thấm thuốc

Độ sâu thuốc đã thấm vào gỗ tính bằng milimet

71. Lượng thấm chung

Lượng thuốc bám vào gỗ sau khi tẩm tính theo thể tích gỗ tẩm và tính bằng lít/m3 hay kg/m3

72. Lượng thấm thuần

Lượng thuốc thấm vào gỗ sau khi tẩm, tính theo thể tích của phạm vi gỗ được tẩm và tính bằng lít/m3 hay kg/m3

73. Lớp áo bảo vệ

Toàn bộ bề mặt của đối tượng đã được tẩm

74. Chênh lệch lượng chứa thuốc

Sự khác nhau về lượng thuốc trên toàn bộ chiều sâu thấm thuốc tính theo kg/m3

75. Greadien phân bố thuốc

Chênh lệch lượng chứa thuốc trên đơn vị chiều sâu vùng thấm thuốc, tính theo kg/m3 trên 1 milimet

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4738:1989 về bảo quản gỗ - Thuật ngữ và định nghĩa

Số hiệu: TCVN4738:1989
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 01/01/1989
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4738:1989 về bảo quản gỗ - Thuật ngữ và định nghĩa

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…