QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH VI KHUẨN, VIRUS, PHYTOPLASMA GÂY HẠI THỰC VẬT
Procedure for identification of plant disease caused by bacteria, virus, phytoplasma
Part 2-15: Particular requirements for Tomato brown rugose fruit virus (ToBRFV)
Lời nói đầu
TCVN 12371-2-15:2024 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12371 Quy trình giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma gây bệnh thực vật gồm các phần sau:
...
...
...
- TCVN 12371-2-1:2018: Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với Plum pox virus
- TCVN 12371-2-2:2018: Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể đối với vi khuẩn Xylella fastidiosa Wells et al.
- TCVN 12371-2-3:2019: Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với vi khuẩn Clavibacter michiganensis subsp. michiganensis (Smith) Davis et al.
- TCVN 12371-2-4:2020: Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với Alfalfa mosaic virus
- TCVN 12371-2-5:2020: Phần 2-5: Yêu cầu cụ thể đối với vi khuẩn Pantoea stewartii (Smith) Mergaert
- TCVN 12371-2-6:2020: Phần 2-6: Yêu cầu cụ thể đối với Potato spindle tuber viroid
- TCVN 12371-2-7:2021: Phần 2-7: Yêu cầu cụ thể đối với Coffee ringspot virus
- TCVN 12371-2-8:2021: Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với vi khuẩn Pseudomonas syringae pv. garcae
- TCVN 12372-2-9:2021: Phần 2-9: Yêu cầu cụ thể đối với Rice grassy stunt virus và Rice ragged stunt virus
...
...
...
- TCVN 12371-2-11:2022: Phần 2-11: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định virus chùn ngọn chuối do Banana bunchy top virus
- TCVN 12371-2-12:2022: Phần 2-12: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định virus sọc lá lạc Peanut stripe virus
QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH VI KHUẨN, VIRUS, PHYTOPLASMA GÂY HẠI THỰC VẬT
PHẦN 2-15: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH VIRUS NHĂN NÂU QUẢ CÀ CHUA (TOMATO BROWN RUGOSE FRUIT VIRUS - TOBRFV)
Procedure for identification of plant disease caused by bacteria, virus, phytoplasma
Part 2-15: Particular requirements for Tomato brown rugose fruit virus (ToBRFV)
Tiêu chuẩn này quy định về các yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định virus nhăn nâu quả cà chua Tomato brown rugose fruit virus (ToBRFV) gây bệnh trên mẫu thực vật (hạt, lá, quả).
...
...
...
Tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 12371-1:2019. Quy trình giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma gây bệnh thực vật. Phần 1: Yêu cầu chung.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng giám định (theo điều 3 của TCVN 12371-1:2019) và các thiết bị, dụng cụ sau:
3.1 Bể ủ nhiệt, có thể duy trì ở nhiệt độ từ 25 °C đến 100 °C
3.2 Hệ thống đọc bản gel UV thông thường
3.3 Máy chu trình nhiệt (PCR), cho phép thể tích mẫu 10 ~ 100 μl
3.4 Máy đảo mẫu (máy vortex), tốc độ lắc đạt 1 000 r/min, lắc tròn
3.5 Máy điện di, có công suất tới 150W, điện áp tới 300V và dòng tới 700mA
...
...
...
3.7 Máy real-time PCR, cho phép thể tích mẫu 10 ~ 100 μl
3.8 Tủ âm, có thể duy trì nhiệt độ từ âm 80 °C đến âm 20 °C
3.9 Tủ mát, có thể duy trì nhiệt độ từ 4 °C đến 8 °C
Chỉ sử dụng các hóa chất loại tinh khiết phân tích trừ khi có quy định khác. Hóa chất sử dụng theo điều 4 của TCVN 12371-1:2019 và các hóa chất dưới đây. Phương pháp pha các loại dung dịch tham khảo phụ lục B.
4.1 Agarose: nồng độ 1,5 %
4.2 Axit axetic (CH3COOH): nồng độ 100%
4.3 Axit boric (H3BO3): tinh thể
4.4 Cặp mồi đặc hiệu cho ToBRFV để giám định bằng phương pháp RT-PCR
...
...
...
TOBRFV-RMX: 5’ - CTC WCC ATC TCT TAA TAA TCT CCT - 3' [5]
4.5 Cặp mồi đặc hiệu cho ToBRFV để giám định bằng phương pháp real-time RT-PCR
CaTa28 Fw: 5' - GGT GGT GTC AGT GTC TGT TT - 3' [3]
CaTa28 Rv: 5' - GCG TCC TTG GTA GTG ATG TT - 3' [3]
CSP13251 Fw: 5' - CAT TTG AAA GTG CAT CCG GTT T - 3' [3]
CSP1325 Rv: 5’ - GTA CCA CGT GTG TTT GCA GAC A - 3' [3]
4.6 Dung dịch nạp mẫu (loading dye)
4.7 Đệm nhuộm điện di
4.8 Ethylenediaminetetraacetic Axit (EDTA) (C10H16N2O8): tinh thể
...
...
...
4.10 Kit nhân gen, bộ gồm các hóa chất sử dụng cho phản ứng RT-PCR (Reverse transcription - polymerase chain reaction) một bước hoặc real-time RT-PCR (Realtime Quantitative Reverse transcription - polymerase chain reaction) một bước đã được thương mại
4.11 Kit tách chiết RNA thương mại
4.12 Mẫu dò (Probe)
CaTa28 Pr: 5' - 6FAM - AGA GAA TGG AGA GAG CGG ACG AGG - BHQ1 - 3' [3]
CSP1325 Pr: 5' - HEX - ATG GTC CTC TGC ACC TGC ATC TTG AGA - BHQ1 - 3’ [3]
4.13 Mẫu đối chứng dương
4.14 Mẫu đối chứng âm
4.15 Mẫu trắng
4.16 Natri clorua (NaCl): tinh thể
...
...
...
4.18 Natri hydroxide (NaOH): tinh thể
4.19 Nước cất
4.20 Nước khử ion
4.21 Thang DNA chuẩn (Marker)
4.22 Thuốc nhuộm axit nucleic
4.23 Tris-Base (C4H11NO3): tinh thể
5.1 Lấy mẫu
Lấy mẫu theo điều 5.1 của TCVN 12371-1:2019. Các bộ phận có thể lấy mẫu để giám định ToBRFV gồm hạt, lá và quả.
...
...
...
Mẫu được bảo quản và vận chuyển về phòng giám định theo điều 5.2.2.1 của TCVN 12371-1:2019.
6 Triệu chứng điển hình của bệnh
Lá bị bệnh có biểu hiện khảm từ nhẹ đến nặng, lá bị tiêu biến và mất màu. Bề mặt lá có dấu hiệu phồng rộp. Lá bị héo, sau đó bị vàng và chết cây. Lá non bị nhàu nát, nhăn nhúm và biến dạng. [4]
Quà có các vết hoại tử màu nâu, đốm vàng hoặc sẫm màu trên quả xanh. Quả bị biến dạng và chín không đều. Một vài quả có màu đỏ ở một số chỗ, có các sọc, đốm hoặc mảng màu xanh lá cây ở chỗ khác. Quả có màu cam không chuyển sang màu đỏ. Các mảng da sần sùi màu nâu. Số quả trên cành giảm đi. [4]
Hạt bị nhiễm virus không có biểu hiện triệu chứng.
Thông tin về phân bố, đặc điểm sinh học của virus ToBRFV tham khảo ở phụ lục A.
Hình 1 - Triệu chứng bệnh của ToBRFV gây ra trên lá cà chua (a) và quả cà chua (b) [1]
...
...
...
7.1 Giám định bằng phương pháp RT-PCR
7.1.1 Tách chiết RNA
- Đối với mẫu hạt:
Có 2 phương pháp để xử lý mẫu hạt trước khi tách chiết RNA:
+ Phương pháp 1: Nghiền vỡ mẫu hạt, sau đó sẽ ủ mẫu hạt đã vỡ trong dung dịch PBS (B.4) theo tỷ lệ: 1,3 - 1,4 g hạt cà chua hoặc 2,1 - 2,2 g hạt ớt trong 20 ml dung dịch PBS (B.4). Hạt sẽ được để trong tủ mát (3.9) ủ qua đêm ở 4 °C. Sau đó tiến hành ly tâm 10 000 r/min trong 10 phút ở nhiệt độ 4 °C. Sử dụng 300 μl dung dịch nổi thu được để tách chiết RNA theo điều 7.2.1 của TCVN 12371-1:2019 hoặc theo hướng dẫn của Kit tách chiết RNA thương mại (4.11).
+ Phương pháp 2: Ủ mẫu hạt trong dung dịch đệm PBS (B.4) theo tỷ lệ: 1,3 - 1,4 g hạt cà chua hoặc 2,1 - 2,2 g hạt ớt trong 20 ml dung dịch PBS (B.4). Hạt sẽ được ủ trong tủ mát (3.9) qua đêm ở 4 °C. Sau đó tiến hành nghiền mẫu hạt, tiếp theo ly tâm 10 000 r/min trong 10 phút ở nhiệt độ 4 °C. Sử dụng 300 μl dung dịch nổi thu được để tách chiết RNA theo điều 7.2.1 của TCVN 12371-1:2019 hoặc theo hướng dẫn của Kit tách chiết RNA thương mại (4.11).
- Đối với mẫu lá, quả:
+ Sử dụng 0,05 g mẫu lá hoặc 0,5 g mẫu quả để thực hiện tách chiết RNA theo điều 7.2.1 của TCVN 12371-1:2019 hoặc theo hướng dẫn của Kit tách chiết RNA thương mại (4.11).
...
...
...
7.1.2 Khuếch đại gen
RNA thu được sau khi tách chiết tiến hành khuếch đại đoạn gen mong muốn trong máy chu trình nhiệt (PCR) (3.3).
Mẫu đối chứng dương (mẫu nhiễm ToBRFV) (4.13), mẫu đối chứng âm (mẫu không nhiễm ToBRFV) (4.14) và mẫu trắng (4.15) (mẫu nước khử ion (4.20) sử dụng để chuẩn bị phản ứng PCR) được sử dụng trong mỗi lần thực hiện giám định.
Sử dụng cặp mồi đặc hiệu (4.4) để giám định ToBRFV.
Thành phần và thể tích cho một phản ứng RT-PCR được thể hiện như sau:
Tên hóa chất
Nồng độ gốc *
Nồng độ trong phản ứng*
Thể tích*
...
...
...
2 X
1 X
10 μl
Hỗn hợp enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase) và DNA polymerase**
1 U
0,015 U
0,3 μl
Mồi xuôi ToBRFV-FMX (4.4)
10 μM
...
...
...
0,5 μl
Mồi ngược ToBRFV-RMX (4.4)
10 μM
0,25 μM
0,5 μl
RNA mẫu
10ng/μl
50 ng
5 μl
...
...
...
-
-
3,7 μl
Tổng thể tích
20 μl
* Nồng độ, thể tích của từng thành phần hóa chất và nồng độ RNA mẫu sử dụng sẽ thay đổi tùy vào bộ kit nhân gen (4.10).
** Thành phần hóa chất trong bộ kít nhân gen (4.10).
...
...
...
50 °C trong 10 phút
Giai đoạn tổng hợp cDNA (phiên mã ngược)
95 °C trong 5 phút
Giai đoạn tiền biến tính
95 °C trong 30 giây
55 °C trong 30 giây
Lặp lại 30 chu kì
72 °C trong 40 giây
...
...
...
72 °C trong 7 phút
Giai đoạn kết thúc kéo dài
7.1.3 Đọc kết quả
Sản phẩm PCR được trộn với đệm nhuộm điện di (4.7), sau đó điện di bằng máy điện di (3.5) sử dụng gel agarose 1,5 % (4.1) đã có sẵn thuốc nhuộm axit nucleic (4.22) trong dung dịch đệm điện di TAE (B.1) hoặc TBE (B.2) với thời gian 30 phút ở hiệu điện thế 110 V.
Đọc kết quả điện di bằng hệ thống đọc bản gel UV (3.2).
Các loại đối chứng được sử dụng trong mỗi lần thực hiện giám định đáp ứng các điều kiện sau:
+ Mẫu đối chứng dương: xuất hiện một vạch duy nhất có kích thước ~ 475 bp trên bản gel.
+ Mẫu đối chứng âm và mẫu blank: không xuất hiện vạch trên bản gel.
Khi đó, mẫu giám định sẽ được đọc kết quả như sau:
...
...
...
+ Mẫu kiểm tra cho kết quả âm tính (không nhiễm virus) khi không xuất hiện vạch nào trên bản gel.
+ Thực hiện giám định lại nếu mẫu cho kết quả PCR không rõ ràng.
7.2 Giám định bằng phương pháp Real-time RT-PCR
7.2.1 Tách chiết RNA
Thực hiện tách chiết RNA theo điều 7.1.1.
7.2.2 Phản ứng Real-time PCR
RNA thu được sau khi tách chiết tiến hành phản ứng Real-time RT-PCR trong máy Real-time PCR (3.7).
Mẫu đối chứng dương (mẫu nhiễm ToBRFV) (4.13), mẫu đối chứng âm (mẫu không nhiễm ToBRFV) (4.14) và mẫu trắng (4.15) (nước khử ion (4.20) sử dụng để chuẩn bị phản ứng Realtime RT-PCR) được sử dụng trong mỗi lần thực hiện giám định.
Sử dụng 2 cặp mồi đặc hiệu (4.5) và 2 mẫu dò (4.12) (sử dụng mẫu dò Taqman) trong cùng một phản ứng để giám định ToBRFV.
...
...
...
Tên hóa chất
Nồng độ gốc*
Nồng độ trong phản ứng*
Thể tích*
Dung dịch đệm cho real-time RT-PCR**
2 X
1 X
10 μl
Hỗn hợp enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase) và DNA polymerase**
...
...
...
0,015 U
0,3 μl
Mồi xuôi CaTa28 Fw (4.5)
10 μM
0,25 μM
0,5 μl
Mồi ngược CaTa28 Rv (4.5)
10 μM
0,25 μM
...
...
...
Mẫu dò CaTa28 Pr (4.12)
10 μM
0,1 μM
0,2 μl
Mồi xuôi CSP13251 Fw (4.5)
10 μM
0,25 μM
0,5 μl
Mồi ngược CSP1325 Rv (4.5)
...
...
...
0,25 μM
0,5 μl
Mẫu dò CSP1325 Pr (4.12)
10 μM
0,1 μM
0,2 μl
RNA mẫu
10ng/μl
50 ng
...
...
...
Nước khử ion (4.20)
-
-
2,3 μl
Tổng thể tích
20 μl
* Nồng độ, thể tích của từng thành phần hóa chất và nồng độ RNA mẫu sử dụng sẽ thay đổi tùy vào bộ kit nhân gen (4.10).
...
...
...
Chu trình nhiệt:
50 °C trong 10 phút
Giai đoạn tổng hợp cDNA (phiên mã ngược)
95 °C trong 3 phút
Giai đoạn tiền biến tính
95 °C trong 10 giây
Lặp lại 40 chu kì
60 °C trong 60 giây
7.2.3 Đọc kết quả
...
...
...
Các loại đối chứng được sử dụng trong mỗi lần thực hiện giám định đáp ứng các điều kiện sau:
+ Mẫu đối chứng dương: xuất hiện đường chuẩn khuếch đại theo hàm số mũ (giá trị chu kỳ ngưỡng Ct). Giá trị Ct ≤ 35.
+ Mẫu đối chứng âm và mẫu blank: không xuất hiện đường chuẩn khuếch đại theo hàm số mũ (giá trị chu kỳ ngưỡng Ct).
Khi đó, mẫu giám định sẽ được đọc kết quả như sau:
+ Mẫu kiểm tra cho kết quả dương tính (nhiễm virus) khi xuất hiện đường chuẩn khuếch đại theo hàm số mũ (giá trị chu kỳ ngưỡng Ct). Giá trị Ct ≤ 35.
+ Mẫu kiểm tra cho kết quả âm tính (không nhiễm virus) khi không xuất hiện đường chuẩn khuếch đại theo hàm số mũ (giá trị chu kỳ ngưỡng Ct). Giá trị Ct = 0.
+ Mẫu kiểm tra có giá trị chu kỳ ngưỡng 35 < Ct ≤ 40 được coi là nghi ngờ nhiễm virus. Những mẫu nghi ngờ này cần được thực hiện giám định lại để khẳng định kết quả.
Mẫu giám định được kết luận là nhiễm virus nhăn nâu quả cà chua (ToBRFV) khi:
...
...
...
Hoặc
+ Có kết quả dương tính với phương pháp giám định bằng real-time RT-PCR (7.2).
Nội dung phiếu kết quả giám định gồm những thông tin cơ bản sau:
Thông tin về mẫu giám định
Tên loài
Phương pháp giám định
Người giám định/cơ quan giám định
Phiếu kết quả giám định chi tiết tham khảo phụ lục C.
...
...
...
A.1 Tên khoa học và vị trí phân loại
Tên tiếng Việt: Virus nhăn nâu quả cà chua
Tên khoa học: Tomato brown rugose fruit virus
Vị trí phân loại:
Bộ: Martellivirales
Họ: Virgaviridae
...
...
...
A.2 Phân bố
Trong nước: Bệnh chưa có ở Việt Nam.
Trên thế giới: Châu Á: Ấn Độ, Ả Rập Saudi, Đài Loan, Israel, Jordan, Li Băng, Nhật Bản, Palestine, Syria, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Uzbekistan; Châu Âu: Albania, Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Bulgaria, Cộng Hòa Séc, Đức, Hà Lan, Hungary, Hy Lạp, Malta, Na Uy, Pháp, Síp, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Vương Quốc Anh, Ý; Châu Đại Dương: Úc; Châu Phi: Ai Cập, Ethiopia; Châu Mỹ: Canada, Dominican, Guatemala, Mexico, Mỹ, Peru;
A.3 Ký chủ chính
Ớt (Capsicum annuum) và cà chua (Solanum lycopersicum).
A.4 Đặc điểm sinh học
ToBRFV là một loài thuộc chi Tobamovirus. Khả năng lây nhiễm của Tobamovirus được lưu giữ trong hạt lên đến vài năm. ToBRFV cũng như hầu hết các loại virus thuộc chi Tobamovirus tồn tại ở vỏ hạt của cây ký chủ, nhưng không tồn tại ở phôi. Tuy nhiên, một số loại Tobamovirus khác chẳng hạn như Cucumber green mottle mosaic virus (CGMMV) có thể được tìm thấy trong lớp vỏ ngoài nội nhũ. Do đó, không thể loại trừ điều này đối với ToBRFV [1].
Hầu hết các loại virus thuộc chi Tobamovirus đều có tỷ lệ lây truyền từ hạt sang cây con rất thấp hoặc hoàn toàn không lây truyền. Các virus tồn tại ở vỏ hạt rất hiếm khi lây truyền trong quá trình nảy mầm, nhưng có thể xâm nhập vào phôi trong quá trình nảy mầm thông qua các vết thương nhỏ hoặc lây truyền đến rễ nếu chúng bị thương trong quá trình cấy ghép [1].
Tobamoviruses không có vectơ truyền bệnh. Tuy nhiên, ToBRFV có thể lây truyền cơ học thông qua các đàn ong Bombus terrestris được sử dụng để thụ phấn từ nhà kính bị nhiễm ToBRFV sang nhà kính không bị nhiễm [7].
...
...
...
ToBRFV gây ra một loạt các triệu chứng trên cây cà chua (Solanum lycopersicum) phụ thuộc vào thời gian nhiễm bệnh, giống cây trồng cụ thể, giai đoạn phát triển của ký chủ và điều kiện môi trường. Trên lá, các triệu chứng phổ biến nhất là khảm với vết phồng rộp màu xanh đậm ở những lá già. Các lá non gần đỉnh có thể xuất hiện một số đốm vàng và bị biến dạng. Cuống hoa và đài hoa đôi khi bị hoại tử, hoa cũng có thể bị héo. Triệu chứng phổ biến nhất của quả là sự đổi màu (vàng hoặc xanh). Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh đốm nâu với sự đổi màu và biến dạng phụ thuộc vào giống cây trồng cụ thể, thời gian nhiễm bệnh và có thể cả điều kiện môi trường [1].
Triệu chứng ở ớt (Capsicum annuum) ít đặc trưng hơn nhưng bề mặt quả bị phồng rộp và gợn sóng. Trong một thử nghiệm trong nhà kính, sự lây nhiễm cơ học của cây dẫn đến khảm vàng và quả bị biến dạng với đốm xanh/đỏ [1].
B.1 Dung dịch đệm điện di TAE
0,5 M EDTA (B.3)
2 ml
...
...
...
4,84 g
Axit axetic (4.2)
1,15 ml
Nước cất (4.19)
1000 ml
Hoà tan các thành phần trên trong 800 ml nước cất trước, khuấy đều. Thêm lượng nước cất cho đủ 1000 ml. Bảo quản ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. Thời hạn sử dụng: 03 tháng.
B.2 Dung dịch đệm điện di TBE
0,5 M EDTA (B.3)
4 ml
...
...
...
10,8 g
Axit boric (4.3)
5,5 g
Nước cất (4.19)
1000 ml
Hoà tan các thành phần trên trong 800 ml nước cất trước, khuấy đều. Thêm lượng nước cất cho đủ 1000 ml. Bảo quản ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. Thời hạn sử dụng: 03 tháng.
B.3 Dung dịch 0,5 M EDTA (pH = 8)
EDTA (4.8)
18,61 g
...
...
...
100 ml
Hoà tan lượng EDTA trong 80 ml nước cất trước, khuấy đều và chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 1M (B.5). Thêm lượng nước cất cho đủ 100 ml. Bảo quản ở 4 °C (3.9). Thời hạn sử dụng: 03 tháng.
B.4 Dung dịch PBS (pH = 7,2 - 7,4)
NaCl (4.16)
8 g
NaH2PO4 (4.17)
1,15 g
KH2PO4 (4.9)
0,2 g
...
...
...
1000 ml
Hoà tan các thành phần trên trong 800 ml nước cất trước, khuấy đều và chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 1M (B.5). Thêm lượng nước cất cho đủ 1000 ml. Hấp khử trùng ở 121 °C, 1 atm trong 15 phút và bảo quản ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. Thời hạn sử dụng: 03 tháng.
B.5 Dung dịch 1M NaOH
NaOH (4.18)
4 g
Nước cất (4.19)
100 ml
Hoà tan lượng NaOH trên trong 80 ml nước cất trước, khuấy đều. Thêm lượng nước cất cho đủ 100 ml. Bảo quản ở 4 °C. Thời hạn sử dụng: 03 tháng.
...
...
...
Tổ chức giám định
....................................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………., ngày ... tháng ... năm 20…...
KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH SINH VẬT GÂY HẠI
...
...
...
1. Tên mẫu:
2. Mã số mẫu:
3. Tình trạng mẫu:
4. Ngày nhận mẫu:
5. Nội dung giám định:
TT
Chỉ tiêu giám định
Phương pháp giám định
Kết quả giám định
...
...
...
Tomato brown rugose fruit virus (ToBRFV)
TCVN 12371-2-15:2024
Nhiễm/ không nhiễm
TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT
(hoặc người giám định)
(ký, ghi rõ họ và tên)
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH
...
...
...
Ghi chú:
- Kết quả ghi trong phiếu này chỉ có giá trị đối với mẫu giám định tại phòng thí nghiệm.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] CABI, (2022). Tomato brown rugose fruit virus.
[2] IPPC, (2006). ISPM 27 Diagnostic protocols for regulated pests.
[3] ISF (2020). Detection of Infectious Tomato brown rugose fruit virus (ToBRFV) in Tomato and Pepper Seed. https://www.worldseed.org/wp-content/uploads/2020/03/Tomato-ToBRFV_2020.03.pdf.
[4] PM, E. (2021). 7/146 (1) Tomato brown rugose fruit virus. EPPO Bull, 51, 178-197.
[5] Rodriguez-Mendoza J, Garcia-Avila CJ, Lopez-Buenfil JA, Araujo-Ruiz, K, Quezada A, Cambrón- Crisantos JM et al. (2019). Identification of Tomato brown rugose fruit virus by RT-PCR from a coding region or reμlicase. Mexican Journal of Phytopathology 37(2), 346-356.
...
...
...
[7] https://gd.eppo.int/taxon/TOBRFV
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12371-2-15:2024 về Quy trình giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma gây hại thực vật - Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định Virus nhăn nâu quả cà chua (Tomato brown rugose fruit virus - ToBRFV)
Số hiệu: | TCVN12371-2-15:2024 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12371-2-15:2024 về Quy trình giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma gây hại thực vật - Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định Virus nhăn nâu quả cà chua (Tomato brown rugose fruit virus - ToBRFV)
Chưa có Video