TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12371-2-13:2024
QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH VI KHUẨN, VIRUS, PHYTOPLASMA GÂY HẠI THỰC VẬT
PHẦN 2-13: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH VIRUS ĐỐM VÒNG CÀ CHUA (TOMATO RINGSPOT VIRUS - TORSV)
Procedure for identification of plant disease caused by bacteria, virus, phytoplasma Part 2-13: Particular requirements for Tomato ringspot virus (ToRSV)
Lời nói đầu
TCVN 12371-2-13:2024 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12371 Quy trình giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma gây bệnh thực vật gồm các phần sau:
- TCVN 12371-1:2019: Phần 1: Yêu cầu chung
...
...
...
- TCVN 12371-2-2:2018: Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể đối với vi khuẩn Xylella fastidiosa Wells et al.
- TCVN 12371-2-3:2019: Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với vi khuẩn Clavibacter michiganensis subsp. michiganensis (Smith) Davis et al.
- TCVN 12371-2-4:2020: Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với Alfalfa mosaic virus
- TCVN 12371-2-5:2020: Phần 2-5: Yêu cầu cụ thể đối với vi khuẩn Pantoea stewartii (Smith) Mergaert
- TCVN 12371-2-6:2020: Phần 2-6: Yêu cầu cụ thể đối với Potato spindle tuber viroid
- TCVN 12371-2-7:2021: Phần 2-7: Yêu cầu cụ thể đối với Coffee ringspot virus
- TCVN 12371-2-8:2021: Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với vi khuẩn Pseudomonas syringae pv. garcae
- TCVN 12372-2-9:2021: Phần 2-9: Yêu cầu cụ thể đối với Rice grassy stunt virus và Rice ragged stunt virus
- TCVN 12371-2-10:2021: Phần 2-10: Yêu cầu cụ thể đối với Southern rice black streaked dwarf virus
...
...
...
- TCVN 12371-2-12:2022: Phần 2-12: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định virus sọc lá lạc Peanut stripe virus
QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH VI KHUẨN, VIRUS, PHYTOPLASMA GÂY BỆNH THỰC VẬT
PHẦN 2-13: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH VIRUS ĐỐM VÒNG CÀ CHUA (TOMATO RINGSPOT VIRUS - TORSV)
Procedure for identification of plant disease caused by bacteria, virus, phytoplasma
Part 2-13: Particular requirements for Tomato ringspot virus (ToRSV)
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định về các yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định virus đốm vòng cà chua Tomato ringspot virus (ToRSV) gây bệnh trên mẫu thực vật (hạt, lá, quả).
2 Tài liệu viện dẫn
...
...
...
TCVN 12371-1: 2019, Quy trình giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma gây bệnh thực vật. Phần 1: Yêu cầu chung.
3 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm (theo điều 3 của TCVN 12371-1:2019) và các thiết bị sau:
3.1 Bể ủ nhiệt, có thể duy trì ở nhiệt độ từ 25 °C đến 100 °C
3.2 Hệ thống đọc bản gel UV thông thường
3.3 Máy chu trình nhiệt (PCR), cho phép thể tích mẫu 10 ~ 100 μl
3.4 Máy đảo mẫu (máy vortex), tốc độ lắc đạt 1 000 r/min, lắc tròn
3.5 Máy điện di, có công suất tới 150W, điện áp tới 300V và dòng tới 700mA
3.6 Máy ly tâm lạnh, tốc độ ly tâm có thể điều chỉnh từ 10 000 r/min đến 13 000 r/min, có thể điều chỉnh nhiệt độ từ 4 °C đến 25 °C
...
...
...
3.8 Máy real-time PCR cho phép thể tích mẫu 10 ~ 100 μl
3.9 Tủ âm, có thể duy trì nhiệt độ từ âm 80 °C đến âm 20 °C
3.10 Tủ mát, có thể duy trì nhiệt độ từ 4 °C đến 8 °C
4 Hóa chất
Chỉ sử dụng các hóa chất loại tinh khiết phân tích trừ khi có quy định khác. Hóa chất sử dụng theo điều 4 của TCVN 12371-1:2019 và các hóa chất dưới đây. Phương pháp pha các loại dung dịch tham khảo phụ lục B.
4.1 Agarose: nồng độ 1,5 %
4.2 Axit axetic (CH3COOH): nồng độ 100%
4.3 Axit boric (H3BO3): tinh thể
4.4 Cặp mồi đặc hiệu cho ToRSV để giám định bằng phương pháp RT-PCR
...
...
...
D1: 5' - TCC GTC CAA TCA CGC GAA TA - 3' [3]
4.5 Cặp mồi đặc hiệu cho ToRSV để giám định bằng phương pháp real-time RT-PCR
ToRSV-UTRf: 5' - GAA TGG TTC CCA GCC ACT T - 3' [6]
ToRSV-UTRr: 5' - AGT CTC AAC TTA ACA TAC CAC - 3' [6]
4.6 Dung dịch nạp mẫu (loading dye)
4.7 Đệm nhuộm điện di
4.8 Ethylenediaminetetraacetic Axit (EDTA) (C10H16N2O8): tinh thể
4.9 Kit nhân gen, bộ gồm các hóa chất sử dụng cho phản ứng RT-PCR (Reverse transcription - polymerase chain reaction) một bước hoặc real-time RT-PCR (Realtime Quantitative Reverse transcription - polymerase chain reaction) một bước đã được thương mại
4.10 Kit tách chiết RNA thương mại
...
...
...
ToRSV-UTRp: 5’ - FAM-5’-AGG ATC GCT ACT CCT CCG TCA AC-BHQ1-3’ [6]
4.12 Mẫu đối chứng dương
4.13 Mẫu đối chứng âm
4.14 Mẫu trắng
4.15 Natri hydroxide (NaOH): tinh thể
4.16 Ni tơ lỏng
4.17 Nước cất
4.18 Nước khử lon
4.19 Thang DNA chuẩn (Marker)
...
...
...
4.21 Tris-Base (C4H11NO3): tinh thể
5 Lấy mẫu và bảo quản mẫu
5.1 Lấy mẫu
Lấy mẫu theo điều 5.1 của TCVN 12371-1:2019. Các bộ phận có thể lấy mẫu để giám định ToBRFV gồm hạt, lá và quả.
5.2 Bảo quản mẫu
Mẫu được bảo quản và vận chuyển về phòng giám định theo điều 5.2.2.1 của TCVN 12371-1:2019.
6 Triệu chứng điển hình của bệnh
Lá bị nhiễm ToRSV xuất hiện các vết hoặc đốm màu vàng, chủng có đường viền không đều, có viền lông và thường đi theo các đường gân chính. Các đốm thường xuất hiện ở gốc lá và chủ yếu ở một bên của gân giữa. Các vết đốm đi kèm với hiện tượng biến dạng của lá, có dạng như bị nhăn nheo, xoắn nút chai và phiến lá bị uốn cong.
Những cây bị nhiễm ToRSV thường cho ra quả chậm, quả bị dị dạng, nứt nẻ.
...
...
...
Thông tin về phân bố, đặc điểm sinh học của virus ToRSV tham khảo ở phụ lục A.
Hình 1 - Triệu chứng gây bệnh của ToRSV trên cây cà chua (a), cây nho (b), cây ớt (c), cây dưa chuột (d) [1]
7 Giám định virus gây bệnh
7.1 Giám định bằng phương pháp RT-PCR
7.1.1 Tách chiết RNA
- Đối với mẫu hạt:
+ Mẫu hạt cần phải được nghiền nhuyễn bằng máy nghiền mẫu (3.7) hoặc bằng ni tơ lỏng (4.16) trước khi tách chiết RNA. Sử dụng 2,1 - 2,2 g hạt ớt hoặc 1,3 - 1,4 g hạt cà chua cho một lần nghiền mẫu, tương ứng với một lần giám định (một lần lặp lại). Sau đó, sử dụng 0,1 g mẫu đã được nghiền để thực hiện tách chiết RNA theo điều 7.2.1 của TCVN 12371-1:2019 hoặc theo hướng dẫn của Kit tách chiết RNA thương mại (4.10).
- Đối với mẫu lá, quả:
...
...
...
RNA sau khi tách chiết sẽ được bảo quản ở nhiệt độ - 20 °C (3.9).
7.1.2 Khuếch đại gen
RNA thu được sau khi tách chiết tiến hành khuếch đại đoạn gen mong muốn trong máy chu trình nhiệt (PCR) (3.3).
Mẫu đối chứng dương (mẫu nhiễm ToRSV) (4.12), mẫu đối chứng âm (mẫu không nhiễm ToRSV) (4.13) và mẫu trắng (4.14) (nước khử ion (4.18) sử dụng để chuẩn bị phản ứng RT-PCR) được sử dụng trong mỗi lần thực hiện giám định.
Sử dụng cặp mồi đặc hiệu (4.4) để giám định ToRSV.
Thành phần và thể tích cho một phản ứng RT-PCR được thể hiện như sau:
Tên hóa chất
Nồng độ gốc*
Nồng độ trong phản ứng*
...
...
...
Dung dịch đệm RT-PCR**
2 X
1 X
10 μl
Hỗn hợp enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase) và DNA polymerase**
1 U
0,015 U
0,3 μl
Mồi xuôi U1 (4.4)
...
...
...
0,25 μM
0,5 μl
Mồi ngược D1 (4.4)
10 μM
0,25 μM
0,5 μl
RNA mẫu
10 ng/μl
50 ng
...
...
...
Nước khử ion (4.18)
-
-
3,7 μl
Tổng thể tích
20 μl
* Nồng độ, thể tích của từng thành phần hóa chất và nồng độ RNA mẫu sử dụng sẽ thay đổi tùy vào bộ kit nhân gen (4.9).
...
...
...
Chu trình nhiệt:
50 °C trong 10 phút
Giai đoạn tổng hợp cDNA (phiên mã ngược)
94 °C trong 4 phút
Giai đoạn tiền biến tính
94 °C trong 1 phút
55 °C trong 2 phút
Lặp lại 35 chu kì
...
...
...
72 °C trong 10 phút
Giai đoạn kết thúc kéo dài
7.1.3 Đọc kết quả
Sản phẩm PCR được trộn với đệm nhuộm điện di (4.7), sau đó điện di bằng máy điện di (3.5) sử dụng gel agarose 1,5 % (4.1) đã có sẵn thuốc nhuộm axit nucleic (4.20) trong dung dịch đệm điện di TAE (B.1) hoặc TBE (B.2) với thời gian 30 phút ở hiệu điện thế 110 V.
Đọc kết quả điện di bằng hệ thống đọc bản gel UV (3.2).
Các loại đối chứng được sử dụng trong mỗi lần thực hiện giám định đáp ứng các điều kiện sau:
+ Mẫu đối chứng dương: xuất hiện một vạch duy nhất có kích thước ~ 449 bp trên bản gel.
+ Mẫu đối chứng âm và mẫu trắng: không xuất hiện vạch trên bản gel
...
...
...
+ Mẫu kiểm tra cho kết quả dương tính (nhiễm virus) khi xuất hiện một vạch duy nhất có kích thước ~ 449 bp trên bản gel.
+ Mẫu kiểm tra cho kết quả âm tính (không nhiễm virus) khi không xuất hiện vạch nào trên bản gel.
+ Thực hiện giám định lại nếu mẫu cho kết quả PCR không rõ ràng.
7.2 Giám định bằng phương pháp real-time RT-PCR
7.2.1 Tách chiết RNA
Thực hiện tách chiết RNA theo điều 7.1.1.
7.2.2 Phản ứng real-time RT-PCR
RNA thu được sau khi tách chiết tiến hành phản ứng real-time RT-PCR trong máy real-time PCR (3.6).
Mẫu đối chứng dương (mẫu nhiễm ToRSV) (4.12), mẫu đối chứng âm (mẫu không nhiễm ToRSV) (4.13) và mẫu trắng (4.14) (nước khử ion (4.18) sử dụng để chuẩn bị phản ứng PCR) được sử dụng trong mỗi lần thực hiện giám định.
...
...
...
Thành phần và thể tích cho một phản ứng real-time RT-PCR được thể hiện như sau:
Tên hóa chất
Nồng độ gốc*
Nồng độ trong phản ứng*
Thể tích*
Dung dịch đệm cho real-time RT-PCR**
2 X
1 X
10 μl
...
...
...
1 U
0,015 U
0,3 μl
Mồi xuôi ToRSV-UTRf (4.5)
10 μM
0,25 μM
0,5 μl
Mồi ngược ToRSV-UTRr (4.5)
10 μM
...
...
...
0,5 μl
Mẫu dò ToRSV-UTRp (4.11)
10 μM
0,1 μM
0,2 μl
RNA mẫu
10 ng/μl
50 ng
5 μl
...
...
...
-
-
3,5 μl
Tổng thể tích
20 μl
* Nồng độ, thể tích của từng thành phần hóa chất và nồng độ RNA mẫu sử dụng sẽ thay đổi tùy vào bộ kit nhân gen (4.9).
**Thành phần hóa chất trong bộ kit nhân gen (4.9).
...
...
...
50 °C trong 15 phút
Giai đoạn tổng hợp cDNA (phiên mã ngược)
95 °C trong 2 phút
Giai đoạn tiền biến tính
95 °C trong 15 giây
Lặp lại 40 chu kì
60 °C trong 45 giây
7.2.3 Đọc kết quả
Kết quả phản ứng real-time RT-PCR được hiển thị trên màn hình máy real-time PCR (3.8).
...
...
...
+ Mẫu đối chứng dương: xuất hiện đường chuẩn khuếch đại theo hàm số mũ (giá trị chu kỳ ngưỡng Ct). Giá trị Ct ≤ 35.
+ Mẫu đối chứng âm và mẫu blank: không xuất hiện đường chuẩn khuếch đại theo hàm số mũ (giá trị chu kỳ ngưỡng Ct).
Khi đó, mẫu giám định sẽ được đọc kết quả như sau:
+ Mẫu kiểm tra cho kết quả dương tính (nhiễm virus) khi xuất hiện đường chuẩn khuếch đại theo hàm số mũ (giá trị chu kỳ ngưỡng Ct). Giá trị Ct ≤ 35.
+ Mẫu kiểm tra cho kết quả âm tính (không nhiễm virus) khi không xuất hiện đường chuẩn khuếch đại theo hàm số mũ (giá trị chu kỳ ngưỡng Ct). Giá trị Ct = 0.
+ Mẫu kiểm tra có giá trị chu kỳ ngưỡng 35 < Ct ≤ 40 được coi là nghi ngờ nhiễm virus. Những mẫu nghi ngờ này cần được thực hiện giám định lại để khẳng định kết quả.
7.3 Kết luận
Mẫu giám định được kết luận là nhiễm virus đốm vòng cà chua (ToRSV) khi:
+ Có kết quả dương tính với phương pháp giám định bằng RT-PCR (7.1).
...
...
...
+ Có kết quả dương tính với phương pháp giám định bằng real-time RT-PCR (7.2).
8 Báo cáo kết quả
Nội dung phiếu kết quả giám định gồm những thông tin cơ bản sau:
Thông tin về mẫu giám định
Tên loài
Phương pháp giám định
Người giám định/cơ quan giám định
Phiếu kết quả giám định chi tiết tham khảo phụ lục C.
...
...
...
(Tham khảo)
Thông tin chung
A.1 Tên khoa học và vị trí phân loại
Tên tiếng Việt: Virus đốm vòng cà chua
Tên khoa học: Tomato ringspot virus
Vị trí phân loại:
Bộ: Picornavirales
Họ: Secoviridae
Chi: Nepovirus
...
...
...
Trong nước: Bệnh chưa có ở Việt Nam.
Trên thế giới: Châu Á: Ấn Độ, Đài Loan, Iran, Jordan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Oman, Pakistan, Trung Quốc; Châu Âu: Ba Lan, Belarus, Croatia, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ireland, Litva, Nga, Pháp, Slovakia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh; Châu Đại Dương: Fiji, New Zealand; Châu Mỹ: Argentina, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Mexico, Mỹ, Peru, Puerto Rico, Venezuela. Châu Phi: Ai Cập, Togo.
A.3 Ký chủ
Cây Ớt (Capsicum annuum), Cây mộc qua (Cydonia oblonga), Dâu tây Chi lê (Fragaria chiloensis), Táo tây (Malus domestica), cây Thuốc lá (Nicotiana tabacum), Chi mỏ hạc (Pelargonium sp.), cây Đào Prunus sp.), cày Mơ (Prunus armeniaca), cây Anh đào (Prunus avium), Anh đào chua (Prunus cerasus), cây Mận (Prunus domestica), cây Xuân đào (Prunus persica), Chi Lý chua (Ribes sp.), Chi Mâm xôi (Rubus sp.), cây Mâm xôi đỏ (Rubus idaeus), cây Cà chua (Solanum lycopersicum), Chi Nho (Vitis sp.).
A.4 Đặc điểm sinh học
ToRSV thường xuất hiện ở tất cả các bộ phận của cây ký chủ, bao gồm cả hạt.
ToRSV có thể lây lan thông qua máy móc khi di chuyển đất có chứa tuyến trùng và/hoặc hạt bị nhiễm bệnh. ToRSV được mang bởi tuyến trùng từ phức hợp loài Xiphinema americanum sensu lato. Các vectơ truyền ToRSV bao gồm X. americanum, x.bricolensis, X. californicum, X. intermedium, X. rivesi và X. tarjanensei. [5]
Một số cỏ dại có thể tạo thành ổ chứa virus ToRSV, ví dụ: cây Bồ công anh (Taraxacum officinale). Khi số lượng bồ công anh bị nhiễm bệnh tăng lên thì sự lây truyền dịch bệnh sang cây khỏe mạnh cũng tăng lên. [2]
Các triệu chứng do ToRSV gây ra rất khác nhau trên các loạt cây trồng khác nhau. Chủ yếu cây có biểu hiện đốm vòng hoặc đốm vàng trên lá. Ở các cây ký chủ lâu năm (như đào, xuân đào, mận, nho...), triệu chứng thường được quan sát thay sau một nấm bị nhiễm bệnh, dẫn đến suy giảm sự sinh trưởng của cây và giảm khả năng đậu quả. [2]
...
...
...
Trên quả mâm xôi, lá mâm xôi xuất hiện các vòng màu vàng, hoa văn đường kẻ ở gân lá, các chồi đậu quả chậm, năng suất giảm, tỷ lệ quả bị dị dạng và sức sống giảm. [2]
Trên chi Prunus (đào, xuân đào, anh đào ngọt, hạnh nhân và mận), ToRSV gây ra một loạt các triệu chứng trên quả, chồi, lá và thân. Lá xuất hiện các đốm màu vàng trên phiến lá, các đốm thường xuất hiện ở gốc lá và chủ yếu ở một bên của gân giữa, đi kèm với hiện tượng biến dạng của lá như bị nhăn nheo, xoắn nút chai và phiến lá bị uốn cong. Các lá bị nhiễm bệnh dẫn đến thủng lỗ và rách nát. Ở những cây bị nhiễm bệnh lâu năm, triệu chứng khảm thể hiện rõ nhất vào mùa xuân khi các lá mới hình thành. Sự phát triển của một số chồi bị chậm lại, tạo ra những chùm lá màu vàng nhạt. Khi các chùm lá này chuyển sang màu nâu và rụng xuống, các chồi cũng bị ảnh hưởng, tán lá tương đối thưa thớt, làm cho cây bị bệnh và ốm yếu. [5]
Trên cây nho, một số giống chỉ có đốm nhỏ trên tán lá, cây bị giảm kích thước và giảm đậu quả. Các giống khác xuất hiện các đốm màu vàng rõ rệt trên tán lá, các lóng ngắn lại, còi cọc và các chùm quả khác nhau rất nhiều về kích thước và độ chín. Cây có thể không cho quả hoặc giảm số lượng quả so với cây bình thường hoặc quả không có hạt. [2]
Phụ lục B
(Quy định)
Cách pha các dung dịch
B.1 Dung dịch đệm điện di TAE
0,5 M EDTA (B.3)
...
...
...
Tris-Base (4.21)
4,84 g
Axit acetic (4.2)
1,15 ml
Nước cất (4.17)
1000 ml
Hoà tan các thành phần trên trong 800 ml nước cất trước, khuấy đều. Thêm lượng nước cất cho đủ 1000 ml. Bảo quản ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (25 °C). Thời hạn sử dụng: 03 tháng.
B.2 Dung dịch đệm điện di TBE
0,5 M EDTA (B.3)
...
...
...
Tris-Base (4.21)
10,8 g
Axit boric (4.3)
5,5 g
Nước cất (4.17)
1000 ml
Hoà tan các thành phần trên trong 800 ml nước cất trước, khuấy đều. Thêm lượng nước cất cho đủ 1000 ml. Bảo quản ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (25 °C). Thời hạn sử dụng: 03 tháng.
B.3 Dung dịch 0,5 M EDTA (pH = 8)
EDTA (4.8)
...
...
...
Nước cất (4.17)
100 ml
Hoà tan lượng EDTA trong 80 ml nước cất trước, khuấy đều và chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 1M (B.4). Thêm lượng nước cất cho đủ 100 ml. Bảo quản ở 4 °C. Thời hạn sử dụng: 03 tháng.
B.4 Dung dịch 1M NaOH
NaOH (4.15)
4g
Nước cất (4.17)
100 ml
Hoà tan lượng NaOH trên trong 80 ml nước cất trước, khuấy đều. Thêm lượng nước cất cho đủ 100 ml. Bảo quản ở 4 °C. Thời hạn sử dụng: 03 tháng.
...
...
...
Phụ lục C
(Tham khảo)
Mẫu phiếu kết quả giám định
Tổ chức giám định
...............................................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………., ngày ... tháng ... năm 20…...
...
...
...
Kính gửi: ........................................................................
1. Tên mẫu:
2. Mã số mẫu:
3. Tình trạng mẫu:
4. Ngày nhận mẫu:
5. Nội dung giám định:
TT
Chỉ tiêu giám định
Phương pháp giám định
...
...
...
1
Tomato ringspot virus (ToRSV)
TCVN 12371-2-13:2024
Nhiễm/ không nhiễm
TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT
(hoặc người giám định)
(ký, ghi rõ họ và tên)
...
...
...
(ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
___________________________________________________________________
Ghi chú:
- Kết quả ghi trong phiếu này chỉ có giá trị đối với mẫu giám định tại phòng thí nghiệm.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Akdura, N., & Şevik, M. (2021). Investigation of tomato ringspot virus (ToRSV) by Real-Time TaqMan RT-PCR in Hakkari province, Turkey. Journal of Agricultural Sciences, 27(3), 335-340.
[2] CABI, (2022). Tomato ringspot virus.
[3] Griesbach JA (1995). Detection of tomato ringspot virus by polymerase chain reaction. Plant Disease 79, 1054-1056.
...
...
...
[5] PM, E. (2005). 7/49 (1) Tomato ringspot nepovirus. EPPO Bull, 35, 271-273.
[6] Tang, J., Khan, S., Delmiglio, C., & Ward, L. I. (2014). Sensitive detection of Tomato ringspot virus by real-time TaqMan RT-PCR targeting the highly conserved 3'-UTR region. Journal of virological methods, 201, 38-43.
[7] TCVN 12371-1:2019. Quy trình giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma gây bệnh thực vật, Phần 1: yêu cầu chung.
[8] https://gd.eppo.int/taxon/TORSV0
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12371-2-13:2024 về Quy trình giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma gây hại thực vật - Phần 2-13: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định Virus đốm vòng cà chua (Tomato ringspot virus - ToRSV)
Số hiệu: | TCVN12371-2-13:2024 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12371-2-13:2024 về Quy trình giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma gây hại thực vật - Phần 2-13: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định Virus đốm vòng cà chua (Tomato ringspot virus - ToRSV)
Chưa có Video