|
|
Tổng |
Bón |
Bón thúc |
||
TT |
Loại phân bón |
số |
lót |
I |
II |
III |
1 |
Phân chuồng hoai mục (tấn) |
25 -30 |
25-30 |
|
|
|
2 |
Đạm urê kg/ha |
220- 250 |
|
40- 50 |
120 -130 |
60- 70 |
3 |
Phân super lân kg/ha |
350-400 |
350-400 |
|
|
|
4 |
Phân kali kg/ha |
220- 250 |
|
40- 50 |
120-130 |
60-70 |
5 |
Vôi bột kg/ha nếu pHkcl <6,0 |
400 |
400 |
|
|
|
Sau khi thu quả đợt đầu, nếu thấy cây sinh trưởng kém có thể ngâm phân chuồng hoai mục lấy nước tưới cho cây. Đối với những giống sinh trưởng vô hạn, thời gian ra hoa, đậu quả và thu hoạch kéo dài, đợt bón thúc lần 3 có thể chia ra thành 2 - 3 đợt phụ cách nhau 5 - 7 ngày.
3.4.4. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
+ Chăm sóc:
- Sau khi trồng thường xuyên tưới nhẹ nước lã cho cây mau bén rễ, hồi xanh.
- Tỉa cành : tỉa những cành la, chỉ để lại 1 - 2 nhánh chính đối với giống sinh trưởng vô hạn, 2 - 3 nhánh chính đối với sinh trưởng hữu hạn.
- Cắm dàn : sau trồng 25 - 30 ngày tiến hành cắm dàn cho cà chua, khi cây có thân lá phát triển tốt thường xuyên buộc cây để tránh đổ, bảo vệ các tầng quả không bị chạm đất gây bụi bẩn, sâu, bệnh.
- Làm sạch cỏ dại kết hợp vun xới, loại bỏ cây bệnh, lẫn tạp. Tưới đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường, không tưới tràn gây úng hoặc tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.
- Khi gặp mưa to phải tìm mọi cách rút hết nước không để ngập úng.
- Nước tưới phải sạch.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) một cách nghiêm ngặt. Trước khi trồng cần vệ sinh đồng ruộng: Làm sạch cỏ, cày đất sớm để trừ các trứng, nhộng, sâu non... có trong đất. Luân canh với cây lúa nước: 2 vụ lúa và 1 vụ màu hoặc 1vụ lúa 2vụ màu. Nếu trồng trên đất chuyên canh rau, tuyệt đối không trồng trên đất có cây trồng trước là cây cùng họ cà. Trước khi trồng cây cần xử lý đất bằng thuốc Basudin, ViBam 5H liều lượng 25 - 27 kg/ha. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và diệt sớm các ổ trứng, sâu non.
- Sâu xanh, sâu đục quả dùng Padan 0,1%, Sherpa 25EC 0,1%, Cyperkill 10EC 0,1%... phun vào buổi chiều mát.
- Bệnh sương mai dùng Zineb 80WP 0,25%, Mancozeb 80BTN 0,25%, Daconil 75 WP 0,2%, Ridomill 72WP nồng độ 0,15%... phun cho cây.
Chú ý: Tuân thủ thời gian cách ly của từng loại thuốc theo sự hướng dẫn của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì. Không dùng thuốc trừ cỏ (2,4D) và thuốc hoá học độc hại để xử lý hoa, đậu quả.
3.5. Thu hoạch, bảo quản:
Thu đúng lúc, đúng lứa quả, khi cà chua chuyển sang màu hồng hoặc đỏ không để giập nát, xây sát, dùng các xô nhựa sạch thu quả, phân loại quả, xếp vào các thùng gỗ nhỏ (kích thước 30 x 40 x 15cm) 2 - 3 lớp cà chua. Bảo quản nơi thoáng mát.
Thường dùng bao bì bằng màng co hoặc túi Polyêtylen có đục lỗ để đựng. Trước khi đóng gói cần loại bỏ các quả bị sâu bệnh, xây sát, phân cấp quả, đóng theo túi (1 hoặc 2kg). Việc ghi nhãn theo quy định tại Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày30 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế ghi nhãn mác hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 15/2000/TT/BYT ngày 30/6/2000 của Bộ Y Tế hướng dẫn ghi nhãn hàng hoá thực phẩm
...
...
...
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 444:2001 về quy trình sản xuất cà chua an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 10TCN444:2001 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn ngành |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 04/12/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 444:2001 về quy trình sản xuất cà chua an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video