TIÊU CHUẨN HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN - THUẬT NGỮ CHUNG VÀ ĐỊNH NGHĨA
Standardization and related activities - General vocabulary
Lời nói đầu
TCVN 6450:2007 thay thế cho TCVN 6450:1998.
TCVN 6450:2007 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC Guide 2:2004.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TIÊU CHUẨN HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN - THUẬT NGỮ CHUNG VÀ ĐỊNH NGHĨA
Standardization and related activities - General vocabulary
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ chung và định nghĩa về tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan. Tiêu chuẩn này nhằm mục đích góp phần tăng cường thống nhất hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên của tổ chức ISO và IEC và giữa các tổ chức chính phủ và phi chính phủ có liên quan đến tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực và tiêu chuẩn quốc gia. Tiêu chuẩn này thể hiện các nguyên tắc cơ bản và thực tiễn của tiêu chuẩn hóa, chứng nhận và công nhận phòng thử nghiệm và còn dùng làm tài liệu giảng dạy và viện dẫn. Tiêu chuẩn này không lặp lại các định nghĩa cho các thuật ngữ đã nêu trong các tiêu chuẩn về thuật ngữ khác.
CHÚ THÍCH 1: Các thuật ngữ chung và cơ bản của đo lường học quy định trong TCVN 6165:1996 (VIM:1993) do tổ chức ISO,IEC, BIPM, IFCC, IUPAC, IUPAP và OIML phối hợp công bố năm 1993 ( xuất bản lần 2).
CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ và định nghĩa được thể hiện bằng bốn ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Nga.
Tài liệu viện dẫn sau đây cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.1. Tiêu chuẩn hóa
Hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.
CHÚ THÍCH 1: Cụ thể, hoạt động này bao gồm quá trình xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn.
CHÚ THÍCH 2: Lợi ích quan trọng của tiêu chuẩn hóa là nâng cao mức độ thích ứng của sản phẩm, quá trình và dịch vụ với những mục đích đã định, ngăn ngừa rào cản trong thương mại và tạo thuận lợi cho sự hợp tác về khoa học, công nghệ.
3.2. Đối tượng tiêu chuẩn hóa
Chủ đề (đối tượng) được tiêu chuẩn hóa.
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm “sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ” được đề cập trong tiêu chuẩn này biểu thị đối tượng tiêu chuẩn hóa với nghĩa rộng và phải được hiểu như nhau và bao gồm ví dụ là: bất kỳ nguyên liệu, cấu kiện, thiết bị, hệ thống, giao diện, giao thức, thủ tục, chức năng, phương pháp hoặc hoạt động.
CHÚ THÍCH 2: Tiêu chuẩn hóa có thể chỉ hạn chế trong một vài nội dung/khía cạnh cụ thể của một đối tượng nào đó. Ví dụ: đối với giầy, kích cỡ và độ bền có thể được tiêu chuẩn hóa riêng.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tập hợp các đối tượng tiêu chuẩn hóa có liên quan với nhau.
CHÚ THÍCH: Ví dụ lĩnh vực tiêu chuẩn hóa có thể là: kỹ thuật, vận tải, nông nghiệp, đại lượng và đơn vị.
3.4. Thực trạng phát triển kỹ thuật
Trình độ năng lực kỹ thuật tại một thời điểm nhất định liên quan đến sản phẩm, quá trình và dịch vụ, dựa trên những thành tựu vững chắc tương ứng của khoa học, công nghệ và kinh nghiệm.
3.5. Quy tắc kỹ thuật được thừa nhận
Điều khoản kỹ thuật được đa số các chuyên gia đại diện thừa nhận khi phản ánh thực trạng phát triển kỹ thuật.
CHÚ THÍCH: Tài liệu chuẩn về một đối tượng kỹ thuật được coi là quy tắc kỹ thuật được đồng thuận tại thời điểm công bố hoặc ban hành, nếu nó được các bên hữu quan cộng tác xây dựng theo thủ tục thảo luận, tư vấn và chấp thuận.
3.6. Cấp tiêu chuẩn hóa
quy mô tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa xét về khía cạnh địa lý, chính trị hoặc kinh tế.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tiêu chuẩn hóa được tham gia mở rộng cho các cơ quan tương ứng của tất cả các nước.
3.6.2. Tiêu chuẩn hóa cấp khu vực
Tiêu chuẩn hóa được tham gia mở rộng cho các cơ quan tương ứng của các nước chỉ trong một khu vực địa lý, chính trị hoặc kinh tế trên thế giới tham gia.
3.6.3. Tiêu chuẩn hóa cấp quốc gia
Tiêu chuẩn hóa được tiến hành ở cấp một nước riêng biệt.
CHÚ THÍCH: Trong một nước hoặc một đơn vị lãnh thổ của một nước, tiêu chuẩn hóa cũng có thể được tiến hành ở cấp ngành hoặc bộ, địa phương, hiệp hội, công ty, nhà máy, phân xưởng và văn phòng.
3.6.4. Tiêu chuẩn hóa cấp lãnh thổ hành chính
Tiêu chuẩn hóa được tiến hành ở cấp một đơn vị lãnh thổ của một nước.
CHÚ THÍCH: Trong một nước hoặc một đơn vị lãnh thổ của một nước, tiêu chuẩn hóa cũng có thể được tiến hành ở cấp ngành hoặc bộ, địa phương, hiệp hội, công ty, nhà máy, phân xưởng và văn phòng.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sự nhất trí chung không có sự bất đồng nghiêm trọng của các bên liên quan trong số các bên hữu quan đối với những vấn đề cốt yếu và thể hiện thông qua một quá trình mà mọi quan điểm của các bên hữu quan đều được xem xét và tất cả các tranh chấp được dung hòa.
CHÚ THÍCH: Đồng thuận không nhất thiết phải nhất trí hoàn toàn.
CHÚ THÍCH: Những mục đích chung của tiêu chuẩn hóa đã nêu trong định nghĩa ở 1.1. Tiêu chuẩn hóa có thể có thêm một hoặc nhiều mục đích cụ thể làm cho sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng. Những mục đích này có thể (nhưng không hạn chế) là: kiểm soát sự đa dạng, tính sử dụng, tính tương thích, tính đổi lẫn, bảo vệ sức khoẻ, tính an toàn, bảo vệ môi trường, bảo vệ sản phẩm, thông hiểu, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế, thương mại. Những mục đích trên có thể trùng lặp nhau.
4.1. Tính thỏa dụng/tính phù hợp với mục đích
Khả năng của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ đáp ứng được những mục đích đề ra trong những điều kiện nhất định.
4.2. Tính tương thích
Sự thích hợp của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ để sử dụng cùng nhau trong những điều kiện nhất định để đáp ứng những yêu cầu tương ứng mà không gây ra những tác động qua lại không thể chấp nhận được.
4.3. Tính đổi lẫn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Về mặt chức năng, tính đổi lẫn này được gọi là “tính đổi lẫn chức năng”, còn về mặt kích thước thì gọi là “tính đổi lẫn kích thước”.
4.4. Kiểm soát tính đa dạng
Sự lựa chọn một số lượng tối ưu các kích cỡ hay chủng loại của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng được những nhu cầu đang thịnh hành.
CHÚ THÍCH: Kiểm soát sự đa dạng thường liên quan tới việc giảm bớt sự đa dạng.
4.5. Tính an toàn
Sự không có những rủi ro gây thiệt hại không thể chấp nhận được.
CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn hóa, tính an toàn của sản phẩm, quá trình và dịch vụ thường được xem xét theo quan điểm đạt được sự cân bằng tối ưu của hàng loạt yếu tố kể cả các yếu tố phi kỹ thuật, như hành vi của con người, làm giảm bớt tới mức chấp nhận được những rủi ro gây thiệt hại cho con người và hàng hóa.
4.6. Bảo vệ môi trường
Việc giữ gìn môi trường khỏi bị hủy hoại không thể chấp nhận được do những tác động bất lợi của sản phẩm, quá trình và dịch vụ.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Việc giữ cho sản phẩm chống lại tác động của khí hậu hoặc những điều kiện bất lợi khác trong thời gian sử dụng, vận chuyển hoặc bảo quản.
Tài liệu đề ra các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính đối với những hoạt động hoặc những kết quả của chúng.
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “tài liệu chuẩn” là một thuật ngữ chung bao gồm các tài liệu như các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, quy phạm thực hành và quy chuẩn.
CHÚ THÍCH 2: “tài liệu” phải được hiểu là phương tiện mang thông tin.
CHÚ THÍCH 3: Những thuật ngữ để chỉ các dạng tài liệu chuẩn khác nhau được xác định căn cứ vào việc xem xét tài liệu và nội dung của nó như là một thực thể nguyên vẹn.
Tài liệu được thiết lập bằng cách đồng thuận và do một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2.1. Tiêu chuẩn có tính phổ biến rộng rãi
CHÚ THÍCH: Do công dụng và vị thế của tiêu chuẩn, với tính phổ biến rộng rãi, và có sửa đổi và thay thế khi cần thiết để theo kịp thực trạng phát triển kỹ thuật, nên tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cấp lãnh thổ hành chính (3.2.1.1, 3.2.1.2, 3.2.1.3 and 3.2.1.4) phải là các quy tắc kỹ thuật được thừa nhận.
5.2.1.1. Tiêu chuẩn quốc tế
Tiêu chuẩn được một tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế/ tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chấp nhận và có tính phổ biến rộng rãi.
5.2.1.2. Tiêu chuẩn khu vực
Tiêu chuẩn được một tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa khu vực/ tổ chức tiêu chuẩn khu vực chấp nhận và có tính phổ biến rộng rãi.
5.2.1.3. Tiêu chuẩn quốc gia
Tiêu chuẩn được cơ quan tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận và có tính phổ biến rộng rãi.
5.2.1.4. Tiêu chuẩn cấp lãnh thổ hành chính
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2.1. Tiêu chuẩn có tính phổ biến rộng rãi
CHÚ THÍCH: Do công dụng và vị thế của tiêu chuẩn, với tính phổ biến rộng rãi, và có sửa đổi và thay thế khi cần thiết để theo kịp thực trạng phát triển kỹ thuật, nên tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cấp lãnh thổ hành chính (3.2.1.1, 3.2.1.2, 3.2.1.3 and 3.2.1.4) phải là các quy tắc kỹ thuật được thừa nhận.
5.2.1.1. Tiêu chuẩn quốc tế
Tiêu chuẩn được một tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế/ tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chấp nhận và có tính phổ biến rộng rãi.
5.2.1.2. Tiêu chuẩn khu vực
Tiêu chuẩn được một tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa khu vực/tổ chức tiêu chuẩn khu vực chấp nhận và có tính phổ biến rộng rãi.
5.2.1.3. Tiêu chuẩn quốc gia
Tiêu chuẩn được cơ quan tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận và có tính phổ biến rộng rãi.
5.2.1.4. Tiêu chuẩn cấp lãnh thổ hành chính
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2.2. Tiêu chuẩn khác
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn cũng có thể công bố ở các cấp khác, ví dụ tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn công ty. Những tiêu chuẩn này có thể được áp dụng trong phạm vi một số nước.
Tài liệu được cơ quan hoạt động tiêu chuẩn hóa tạm thời chấp nhận và tính phổ biến/tính phổ cập rộng rãi nhằm thu thập những kinh nghiệm cần thiết thông qua việc áp dụng chúng, trên cơ sở đó xây dựng thành tiêu chuẩn.
Tài liệu mô tả những yêu cầu kỹ thuật mà một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ phải thỏa mãn.
CHÚ THÍCH 1: Quy định kỹ thuật khi cần thiết phải chỉ dẫn các thủ tục để xác định những yêu cầu đưa ra có được đáp ứng hay không.
CHÚ THÍCH 2: Quy định kỹ thuật có thể là một tiêu chuẩn, một phần của tiêu chuẩn hoặc là một văn bản độc lập với tiêu chuẩn.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Một quy phạm thực hành có thể là một tiêu chuẩn, một phần của tiêu chuẩn hoặc một văn bản độc lập với tiêu chuẩn.
Tài liệu đưa ra những quy tắc pháp lý bắt buộc và được một cơ quan thẩm quyền ban hành.
5.6.1. Quy chuẩn kỹ thuật
Quy chuẩn quy định trực tiếp những yêu cầu kỹ thuật hoặc đưa các nội dung viện dẫn tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật hoặc quy phạm thực hành.
CHÚ THÍCH: Quy chuẩn kỹ thuật có thể được kèm theo một hướng dẫn kỹ thuật nhằm chỉ rõ những cách thức để thỏa mãn những yêu cầu của văn bản pháp quy, nghĩa là điều khoản hướng dẫn thực hiện.
6. Các cơ quan chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn và quy chuẩn
6.1. Cơ quan
(chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn và quy chuẩn) là một thực thể hành chính hoặc pháp lý có cơ cấu và nhiệm vụ cụ thể,.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.2. Tổ chức
Cơ quan hoạt động theo quy chế thành viên mà thành viên là các cơ quan khác hoặc các cá nhân, có điều lệ và bộ máy quản trị riêng.
6.3. Cơ quan hoạt động tiêu chuẩn hóa
Cơ quan có các hoạt động được thừa nhận trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa.
6.3.1. Tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa khu vực
Tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa mà quy chế thành viên mở rộng cho cơ quan quốc gia tương ứng của các nước chỉ trong một khu vực địa lý, chính trị hoặc kinh tế tham gia.
6.3.2. Tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế
Tổ chức tiêu chuẩn hóa mà quy chế thành viên mở rộng cho cơ quan quốc gia tương ứng của tất cả các nước tham gia.
6.4. Cơ quan tiêu chuẩn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Cơ quan tiêu chuẩn có thể còn có nhiều chức năng chủ yếu khác nữa.
6.4.1. Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia
Cơ quan tiêu chuẩn được thừa nhận ở cấp quốc gia và có quyền là thành viên quốc gia của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế và khu vực tương ứng.
6.4.2. Tổ chức tiêu chuẩn khu vực
Tổ chức tiêu chuẩn mà quy chế thành viên mở rộng cho cơ quan quốc gia tương ứng của các nước chỉ trong một khu vực địa lý, chính trị hoặc kinh tế tham gia.
6.4.3. Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
Tổ chức tiêu chuẩn mà quy chế thành viên mở rộng cho cơ quan quốc gia tương ứng của tất cả các nước tham gia.
6.5. Cơ quan thẩm quyền
Cơ quan có quyền lực theo luật định.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.5.1. Cơ quan lập quy
Cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm trong việc xây dựng, ban hành các quy chuẩn.
6.5.2. Cơ quan hành pháp
Cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm trong việc bắt tuân theo các quy chuẩn.
Chú thích: Cơ quan hành pháp có thể hoặc không phải là cơ quan lập quy.
CHÚ THÍCH: Các thuật ngữ và định nghĩa sau đây không nhằm mục đích cung cấp một sự phân loại có hệ thống hoặc danh sách đầy đủ về các loại tiêu chuẩn. ở đây chỉ nêu ra một số loại thông dụng. Chúng không phủ định nhau, ví dụ, một tiêu chuẩn sản phẩm có thể bao gồm tiêu chuẩn thử nghiệm, nếu nó có đề cập đến các phương pháp thử các đặc tính của sản phẩm đó.
7.1. Tiêu chuẩn cơ bản
Tiêu chuẩn bao trùm một phạm vi rộng hoặc chứa đựng những điều khoản chung cho một lĩnh vực cụ thể.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.2. Tiêu chuẩn thuật ngữ
Tiêu chuẩn liên quan đến những thuật ngữ, thường kèm theo các định nghĩa và đôi khi có chú thích, minh họa, ví dụ, v.v...
7.3. Tiêu chuẩn thử nghiệm
Tiêu chuẩn liên quan đến những phương pháp thử, đôi khi có kèm theo các điều khoản khác liên quan đến thử nghiệm, ví dụ như lấy mẫu, sử dụng phương pháp thống kê, trình tự các phép thử.
7.4. Tiêu chuẩn sản phẩm
Tiêu chuẩn quy định những yêu cầu mà một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm phải thỏa mãn nhằm tạo ra tính thỏa dụng/tính phù hợp với mục đích của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đó.
CHÚ THÍCH 1: Một tiêu chuẩn sản phẩm ngoài những yêu cầu về tính thỏa dụng/tính phù hợp với mục đích có thể trực tiếp hoặc gián tiếp quy định thêm những nội dung về thuật ngữ, lấy mẫu, thử nghiệm, bao gói, ghi nhãn và đôi khi cả những yêu cầu đối với quá trình sản xuất.
CHÚ THÍCH 2: Một tiêu chuẩn sản phẩm có thể toàn diện hoặc không toàn diện, tùy thuộc vào tiêu chuẩn đó có quy định toàn bộ hoặc chỉ một số những yêu cầu cần thiết hay không. Theo khía cạnh này, một tiêu chuẩn sản phẩm có thể phân ra các tiêu chuẩn khác nhau, như: tiêu chuẩn về kích thước, vật liệu và tiêu chuẩn kỹ thuật phân phối.
7.5. Tiêu chuẩn quá trình
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.6. Tiêu chuẩn dịch vụ
Tiêu chuẩn quy định những yêu cầu mà một dịch vụ phải thỏa mãn, nhằm tạo ra tính thỏa dụng/tính phù hợp với mục đích của dịch vụ đó.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn dịch vụ có thể được xây dựng trong các lĩnh vực như: giặt là, quản lý khách sạn, vận tải, dịch vụ xe, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, thương mại.
7.7. Tiêu chuẩn tương thích
Tiêu chuẩn quy định những yêu cầu có liên quan đến tính tương thích của các sản phẩm hoặc các hệ thống tại các nơi chúng tiếp nối với nhau.
7.8. Tiêu chuẩn danh mục đặc tính
Tiêu chuẩn nêu danh mục các đặc tính mà các giá trị hoặc dữ liệu khác của các đặc tính đó sẽ được quy định cụ thể cho một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ.
CHÚ THÍCH: Điển hình là, một số tiêu chuẩn cung cấp danh mục các đặc tính để cho người bán hàng công bố các giá trị hoặc dữ liệu, một số tiêu chuẩn khác cho người đặt mua công bố.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.1. Tiêu chuẩn hài hòa
Tiêu chuẩn tương đương là những tiêu chuẩn về cùng một đối tượng do các cơ quan hoạt động tiêu chuẩn hóa khác nhau xét duyệt nhằm tạo ra tính đổi lẫn cho các sản phẩm, quá trình và dịch vụ, hoặc tạo ra sự thông hiểu lẫn nhau về các kết quả thử nghiệm hoặc các thông tin được cung cấp theo những tiêu chuẩn đó.
CHÚ THÍCH: Với định nghĩa này các tiêu chuẩn hài hòa có thể khác nhau về cách trình bày, thậm chí có thể khác nhau trong phần nội dung, ví dụ, trong phần chú thích, trong hướng dẫn về cách đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn đó như thế nào, trong ưu tiên lựa chọn khi có nhiều khả năng khác nhau và sự đa dạng.
8.2. Tiêu chuẩn tương đương có sửa đổi
Tiêu chuẩn hài hòa có nội dung giống nhau hoàn toàn, nhưng có cách trình bày khác nhau.
8.3. Tiêu chuẩn hoàn toàn tương đương
Tiêu chuẩn hài hòa giống nhau hoàn toàn cả về nội dung và cách trình bày.
CHÚ THÍCH 1: Ký hiệu các tiêu chuẩn có thể khác nhau.
CHÚ THÍCH 2: Nếu dùng nhiều ngôn ngữ khác nhau, các tiêu chuẩn đó là các bản chuyển dịch chính xác.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tiêu chuẩn được hài hòa với một tiêu chuẩn quốc tế.
8.5. Tiêu chuẩn hài hòa khu vực
Tiêu chuẩn được hài hòa với một tiêu chuẩn khu vực.
8.6. Tiêu chuẩn hài hòa đa phương
Tiêu chuẩn được hài hòa giữa hơn hai cơ quan hoạt động tiêu chuẩn hóa.
8.7. Tiêu chuẩn hài hòa song phương
Tiêu chuẩn được hài hòa giữa hai cơ quan hoạt động tiêu chuẩn hóa.
8.8. Tiêu chuẩn tiệm cận đơn phương
Tiêu chuẩn tiệm cận với một tiêu chuẩn khác để các sản phẩm, quá trình, dịch vụ, phép thử và thông tin theo tiêu chuẩn trước đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn sau, nhưng không ngược lại.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.9. Tiêu chuẩn so sánh được
Tiêu chuẩn cho cùng sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ do các cơ quan hoạt động tiêu chuẩn hóa khác nhau xét duyệt, trong đó những yêu cầu khác nhau dựa trên cùng các đặc tính và được đánh giá bằng những phương pháp giống nhau, vì vậy cho phép so sánh chính xác sự khác biệt trong các yêu cầu đó.
CHÚ THÍCH: Các tiêu chuẩn so sánh được không phải là các tiêu chuẩn hài hòa (hoặc tương đương).
9. Nội dung các tài liệu chuẩn
9.1. Điều khoản
Đoạn diễn tả trong nội dung của một tài liệu chuẩn được trình bày dưới dạng một thông cáo, chỉ dẫn, khuyến nghị hoặc yêu cầu.
CHÚ THÍCH: Các dạng của điều khoản được phân biệt bằng các thể loại ngôn ngữ sử dụng, ví dụ trong tiếng Anh các chỉ dẫn được diễn tả ở thể mệnh lệnh, các khuyến nghị dùng trợ động từ “should”, các yêu cầu dùng trợ động từ “shall”.
9.2. Thông cáo
Điều khoản truyền đạt thông tin.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Điều khoản mô tả một công việc (hành động) cần thực hiện.
9.4. Khuyến nghị
Điều khoản đưa ra lời khuyên hoặc hướng dẫn.
9.5. Yêu cầu
Điều khoản nêu ra các chuẩn mực cần được đáp ứng.
9.5.1. Yêu cầu nhất thiết
Yêu cầu của một tài liệu chuẩn cần phải được đáp ứng nhằm phù hợp với tài liệu đó.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “yêu cầu bắt buộc” bằng tiếng Anh là “mandatory requirement” chỉ được dùng là yêu cầu bắt buộc trong luật và quy chuẩn.
9.5.2. Yêu cầu lựa chọn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Một yêu cầu lựa chọn có thể là:
a) một trong hai trở lên các yêu cầu lựa chọn khác nhau, hoặc
b) một yêu cầu bổ sung phải được đáp ứng chỉ khi có khả năng áp dụng và bỏ qua trong trường hợp ngược lại.
9.6. Điều khoản hướng dẫn thực hiện
Điều khoản đưa ra một hoặc nhiều biện pháp (cách) để đạt được sự phù hợp với yêu cầu của tài liệu chuẩn.
9.7. Điều khoản mô tả
Điều khoản về tính thỏa dụng/tính phù hợp với mục đích liên quan đến các đặc tính của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ.
CHÚ THÍCH: Điều khoản mô tả thường mô tả thiết kế, chi tiết kết cấu, v.v... kèm theo các kích thước và thành phần vật liệu.
9.8. Điều khoản đặc tính sử dụng
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.1. Phần cơ bản
(của tài liệu chuẩn) là tập hợp các điều khoản tạo nên nội dung của một tài liệu chuẩn.
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp là tiêu chuẩn, phần cơ bản bao gồm các phần khái quát liên quan đến đối tượng, các định nghĩa và những phần chính truyền đạt các điều khoản.
CHÚ THÍCH 2: Các phần trong phần cơ bản của tài liệu chuẩn có thể trình bày dưới dạng các phụ lục (“phụ lục quy định”) cho tiện lợi, nhưng những phụ lục (tham khảo) khác có thể chỉ trình bày dưới dạng các phần bổ sung.
10.2. Phần bổ sung
Thông tin trong một tài liệu chuẩn, nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung của nó.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp là tiêu chuẩn các phần bổ sung có thể, ví dụ như: các chi tiết về xuất bản, lời nói đầu và các chú thích.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Kế hoạch công tác của cơ quan hoạt động tiêu chuẩn hóa liệt kê các hạng mục công việc hiện tại của mình về công tác tiêu chuẩn hóa.
11.1.1. Dự án tiêu chuẩn
Hạng mục công việc cụ thể trong chương trình tiêu chuẩn.
11.2. Dự thảo tiêu chuẩn
Phương án đề nghị của tiêu chuẩn dùng để thảo luận rộng rãi, lấy ý kiến hoặc xét duyệt.
11.3. Thời hạn hiệu lực
Một khoảng thời gian hiện hành của tài liệu chuẩn tính từ ngày có hiệu lực do một cơ quan có trách nhiệm quyết định đến khi bị thay thế hoặc hủy bỏ.
11.4. Rà soát
Hoạt động kiểm tra một tài liệu chuẩn để xác định tài liệu này có được giữ nguyên, thay đổi hoặc hủy bỏ hay không.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Việc loại bỏ những sai sót về mặt in ấn, từ ngữ và những lỗi tương tự khác trong nội dung đã xuất bản của tài liệu chuẩn.
CHÚ THÍCH: Kết quả của hiệu đính tùy theo trường hợp cụ thể, là một bản đính chính riêng hoặc là bản in mới của tài liệu chuẩn đó.
11.6. Sửa đổi
Thay đổi nhỏ, bổ sung hoặc hủy bỏ những phần nhất định trong nội dung của một tài liệu chuẩn.
CHÚ THÍCH: Kết quả của sửa đổi thường được thể hiện bằng việc ban hành một bản sửa đổi riêng đối với tài liệu chuẩn đó.
11.7. Thay thế
Việc đưa vào tất cả những thay đổi cần thiết vào nội dung và cách trình bày của tài liệu chuẩn.
CHÚ THÍCH: Kết quả của thay thế được thể hiện bằng việc ban hành một bản in mới của tài liệu chuẩn đó.
11.8. Tái bản
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11.9. Tái bản có sửa đổi
Bản tài liệu chuẩn được in mới có những thay đổi so với bản in trước.
CHÚ THÍCH: Ngay cả khi chỉ đưa nội dung của bản đính chính hoặc bản sửa đổi hiện hành vào phần thể hiện nội dung của tài liệu chuẩn, thì phần thể hiện mới của nội dung tài liệu chuẩn chính là tái bản có sửa đổi.
CHÚ THÍCH: Một tài liệu chuẩn có thể coi là được áp dụng theo hai cách khác nhau. Nó có thể được áp dụng trong sản xuất, thương mại, v.v và có thể được chấp nhận toàn bộ hoặc từng phần trong một tài liệu chuẩn khác. Thông qua tài liệu thứ hai này, nó có thể được áp dụng hoặc chấp nhận lại trong một tài liệu chuẩn đang được xây dựng khác.
12.1. Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế (trong tài liệu chuẩn quốc gia)
Việc xuất bản một tài liệu chuẩn quốc gia dựa trên một tiêu chuẩn quốc tế tương ứng, hoặc chấp thuận một tiêu chuẩn quốc tế có giá trị như là một tài liệu chuẩn quốc gia, với một số khác biệt được xác định so với tiêu chuẩn quốc tế đó.
CHÚ THÍCH: Trong tiếng Anh, thuật ngữ “adoption” đôi khi có cùng một nghĩa như là “taking over” và đều được gọi là chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia.
12.2. Áp dụng tài liệu định chuẩn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
12.2.1. Áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế
Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế mà không qua chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế đó trong một tài liệu chuẩn nào khác.
12.2.2. Áp dụng gián tiếp tiêu chuẩn quốc tế
Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế qua trung gian một tài liệu chuẩn khác trong đó tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp nhận.
13. Viện dẫn tiêu chuẩn trong quy chuẩn
13.1. Viện dẫn tiêu chuẩn (trong quy chuẩn)
Viện dẫn một hoặc nhiều tiêu chuẩn thay cho các điều khoản chi tiết trong quy chuẩn.
CHÚ THÍCH 1: Viện dẫn tiêu chuẩn có thể là viện dẫn có ghi rõ thời điểm, viện dẫn không ghi rõ thời điểm hoặc là viện dẫn chung và đồng thời có thể là viện dẫn chỉ định hoặc viện dẫn chỉ báo.
CHÚ THÍCH 2: Một viện dẫn tiêu chuẩn có được kết hợp với một điều khoản pháp lý tổng quát hơn có tham khảo thực trạng phát triển kỹ thuật hoặc quy tắc kỹ thuật được thừa nhận. Một điều khoản như vậy cũng có thể đứng độc lập.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13.2.1. Viện dẫn (tiêu chuẩn) có ghi rõ thời điểm
Viện dẫn tiêu chuẩn có ghi ký hiệu một hoặc nhiều tiêu chuẩn cụ thể, sao cho những lần thay thế sau này của tiêu chuẩn hoặc những tiêu chuẩn đó sẽ không được áp dụng trừ khi quy chuẩn đó được sửa đổi.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn đó thường được ký hiệu bằng số hiệu và thời điểm hoặc lần in của tiêu chuẩn. Cũng có thể ghi cả tên gọi của tiêu chuẩn.
13.2.2. Viện dẫn (tiêu chuẩn) không ghi rõ thời điểm
viện dẫn tiêu chuẩn có ghi ký hiệu một hoặc nhiều tiêu chuẩn cụ thể, sao cho những lần thay thế sau này của tiêu chuẩn hoặc những tiêu chuẩn đó sẽ được áp dụng mà không cần phải sửa đổi quy chuẩn.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn đó thường được ký hiệu chỉ bằng số hiệu của nó. Cũng có thể ghi cả tên gọi của tiêu chuẩn.
13.2.3. Viện dẫn (tiêu chuẩn) chung
Viện dẫn tiêu chuẩn chỉ ra tất cả các tiêu chuẩn của một cơ quan xác định và/hoặc trong lĩnh vực cụ thể mà không nêu riêng rẽ ký hiệu các tiêu chuẩn đó.
13.3. Hiệu lực của viện dẫn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Viện dẫn tiêu chuẩn chỉ ra rằng chỉ có một cách duy nhất để thỏa mãn các yêu cầu liên quan của quy chuẩn kỹ thuật là tuân thủ tiêu chuẩn đã viện dẫn.
13.3.2. Viện dẫn (tiêu chuẩn) chỉ báo
Viện dẫn tiêu chuẩn chỉ ra một trong những cách để thỏa mãn các yêu cầu liên quan của quy chuẩn kỹ thuật là tuân thủ tiêu chuẩn đã viện dẫn.
CHÚ THÍCH: viện dẫn (tiêu chuẩn) chỉ báo là một dạng điều khoản hướng dẫn thực hiện.
13.4. Tiêu chuẩn bắt buộc
Tiêu chuẩn mà việc áp dụng nó là bắt buộc theo luật chung hoặc theo viện dẫn duy nhất trong quy chuẩn.
Các thuật ngữ định nghĩa áp dụng theo TCVN/ISO/IEC 17 000.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Tiêu chuẩn hóa
4. Mục đích tiêu chuẩn hóa
5. Tài liệu chuẩn
6. Các cơ quan chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn và quy chuẩn
7. Loại tiêu chuẩn
8. Hài hòa tiêu chuẩn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10. Cấu trúc tài liệu chuẩn
11. Xây dựng tài liệu chuẩn
12. Áp dụng tài liệu chuẩn
13. Viện dẫn tiêu chuẩn trong quy chuẩn
14. Đánh giá sự phù hợp
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6450:2007 (ISO/IEC GUIDE 2:2004) về Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa
Số hiệu: | TCVN6450:2007 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6450:2007 (ISO/IEC GUIDE 2:2004) về Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa
Chưa có Video