TCVN 7339 : 2003 hoàn toàn tương đương với ISO 9131 : 1993
2 Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định
nghĩa cho các kích thước của mô tô, xe máy ba bánh (dưới đây sẽ được gọi tắt là
xe) được định nghĩa trong TCVN 6211 : 2003. Trừ khi có qui định khác, tiêu
chuẩn này áp dụng cho: -Xe có một bánh trước và hai bánh sau; - Xe có hai bánh trước và một bánh sau; - Mô tô, xe máy hai bánh có gắn thùng bên
cạnh cùng với một bánh xe; Và không áp dụng cho: ... ... ... - Phương tiện giao thông đường bộ được thiết
kế dành riêng cho người tàn tật; - Máy kéo nông nghiệp hoặc máy kéo lâm
nghiệp; - Phương tiện sử dụng trong nhà máy - Phương tiện làm đất; Tiêu chuẩn này không
quy định phương pháp đo, đơn vị được dùng trong báo cáo kết quả đo, độ chính xác
và giới hạn của các kích thước. TCVN 6211: 2003 (ISO 3833:1977) Phương tiện
giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa. TCVN 7338: 2003 (ISO 6725:1981) Phương tiện giao
thông đường bộ - Kích thước mô tô, xe máy hai bánh - thuật ngữ và định nghĩa TCVN 7363: 2003 (ISO 9132:1990) Phương tiện
giao thông đường bộ - Mô tô, xe máy ba bánh - ... ... ... 3. Các mặt phẳng qui
chiếu và quy định chung Trừ khi có những quy định khác có liên quan
tới một hoặc nhiều mục dưới đây, các khái niệm trong các mục này được hiểu như
sau: a) Mặt đỗ xe là mặt phẳng nằm ngang (Z) mà
toàn bộ các bánh xe được đặt trên mặt phẳng này; b) Khối lượng toàn bộ của xe là khối lượng
bản thân (xem TCVN 7363:2003) và tải của xe được phân bố theo chỉ dẫn của nhà
sản xuất; c) Các lốp được bơm tới áp suất tương ứng với
khối lượng toàn bộ lớn nhất của xe theo chỉ dẫn của nhà sản xuất; d) Xe đang đỗ với cửa và cửa sổ (nếu có) được
đóng, các bánh xe và các cơ cấu liên kết ở vị trí để xe chuyển động thẳng; e) Xe xuất xưởng và có đầy đủ các trang bị
thông thường; 4.1. Thuật ngữ cơ bản ... ... ... Mục Thuật ngữ Định nghĩa Hình vẽ minh họa 4.1.1 Trục xe Trục của bánh xe đơn; trục có lắp hai bánh
xe đối xứng ( có thể là trục thực hoặc trục ảo). 4.1.2 ... ... ... Mặt phẳng giữa của vành bánh xe vuông góc với
trục quay của bánh xe 4.1.3 Tâm bánh xe Giao điểm giữa trục quay của bánh xe với
mặt phẳng bánh xe (4.1.2) 4.1.4 Mặt phẳng trung tuyến dọc xe (mặt phẳng Y)Longitudinal (1) Đối với mô tô, xe máy hai bánh có gắn thùng
bên cạnh cùng với một bánh xe thì mặt phẳng trung tuyến dọc xe được định
nghĩa trong TCVN ****:2003 (ISO 6725). ... ... ... - Đối với mỗi bánh xe, mặt phẳng thẳng đứng
đi qua trục quay của mỗi bánh xe cắt mặt phẳng bánh xe (4.1.2) theo đường thẳng
∆,đường thẳng ∆ này cắt mặt đỗ xe tại một điểm; - Điểm A và điểm B là 2 điểm được xác định
như trên tương ứng với hai bánh xe ngoài cùng trên cùng một trục thực hoặc trục
tưởng tượng của xe, 2 bánh xe này cùng là dẫn hướng hoặc chủ động Chú thích - Mặt phẳng trung tuyến dọc xe
cũng được gọi là "mặt phẳng dọc đối xứng" hay "mặt phẳng Y gốc
hệ qui chiếu” (xem ISO 4130) 4.2 Thuật ngữ về kích thước và góc Mục Thuật ngữ Định nghĩa ... ... ... 4.2.1 Chiều dài Khoảng cách giữa hai mặt phẳng thẳng đứng vuông
góc với mặt phẳng trung tuyến dọc xe (4.1.4) và tiếp xúc hai điểm ngoài cùng phía
trước và phía sau của xe. Chú thích - Tất cả các bộ phận cố
định của xe kể cả các phần nhô ra phía trước và sau (thanh chắn bảo vệ, chắn
bùn...) đều phải nằm giữa hai mặt phẳng này 4.2.2 Chiều rộng Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song với
mặt phẳng trung tuyến dọc xe (4.1.4), tiếp xúc hai điểm ngoài cùng của hai
bên xe. Chú thích - Tất cả các bộ phận của
xe kể cả phần nhô ra bên ngoài của các bộ phận cố định của xe đều phải nằm
giữa hai mặt phẳng này, không kể gương chiếu hậu. ... ... ... 4.2.3 Chiều cao Khoảng cách giữa mặt đỗ xe và mặt phẳng nằm
ngang tiếp xúc với phần cao nhất của xe 4.2.4 Chiều dài cơ sở Khoảng cách giữa hai mặt phẳng thẳng đứng vuông
góc với mặt phẳng trung tuyến dọc xe (4.1.4) và đi qua tâm bánh xe (4.1.3) đo
trên mặt đỗ xe Chú thích – Nếu chiều dài cơ sở bên
trái và phải khác nhau thì phải ghi cả hai giá trị này và cách nhau dấu gạch
ngang với giá trị bên trái ghi trước. ... ... ... 4.2.5 Vệt bánh xe Tổng hai khoảng cách AH và BH tương ứng với
hai bánh xe của trục đó, trong đó AH và BH là khoảng cách từ hai điểm A và B được
xác định ở 4.1.4 phần (2) tới mặt phẳng trung tuyến dọc xe (4.1.4) (có thể là
thực hoặc ảo) 4.2.6 Chiều dài đầu xe Khoảng cách giữa mặt phẳng thẳng đứng đi
qua tâm của bánh xe (các tâm của các bánh xe) trước (4.1.3) tới điểm ngoài
cùng phía trước của xe kể cả các bộ phận được lắp cố định vào xe ... ... ... 4.2.7 Chiều dài đuôi xe Khoảng cách giữa mặt phẳng thẳng đứng đi
qua tâm của bánh xe (các tâm của các bánh xe) sau tới điểm ngoài cùng phía sau
của xe kể cả các bộ phận được lắp cố định vào xe. 4.2.8 Khoảng sáng gầm xe Khoảng cách từ mặt đỗ xe tới điểm thấp nhất
của xe nằm trong khoảng không gian giữa các bánh xe không kể các bánh xe, chỉ
tính đến các bộ phận được lắp cố định vào xe 4.2.9 ... ... ... Góc nhọn nhỏ nhất được tạo thành bởi hai mặt
phẳng vuông góc với mặt phẳng trung tuyến dọc xe. Một mặt phẳng tiếp tuyến với
lốp bánh xe trước, một mặt phẳng tiếp tuyến với lốp bánh xe sau; giao tuyến
giữa hai mặt phẳng này tiếp xúc điểmthấp nhất của xe nằm giữa hai bánh xe. Góc
này biểu thị khả năng thông qua lớn nhất của xe Chú thích – Định nghĩa này không áp
dụng cho mô tô, xe máy hai bánh có gắn thùng bên cạnh cùng với một bánh xe 4.2.10 Góc thoát trước Góc lớn nhất được tạo bởi mặt đỗ xe với mặt
phẳng tiếp tuyến với lốp (các lốp) trước của xe và vuông góc với mặt phẳng trung
tuyến dọc xe (4.1.4) sao cho không có bộ phận nào hoặc không có bộ phận được
lắp cố định nào vào xe nằm dưới mặt phẳng này 4.2.11 Góc thoát sau ... ... ... 4.2.12 Chiều cao khung xe so với mặt đỗ xe (xe chở
hàng) Khoảng cách từ mặt đỗ xe tới đường nằm ngang
vuông góc với mặt phẳng trung tuyến dọc xe (4.1.4) và tiếp xúc với mặt trên của
khung xe, được đo trên mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường tâm trục xe. Chú thích – Chiều cao của khung xe
so với mặt phẳng đỗ xe được xác định trong cả trường hợp không chất tải và
chất tải lớn nhất theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. 4.2.13 Chiều dài có ích Khoảng lớn nhất của khung
xe phía sau ca bin (xe có ca bin) Maximum usable length of chassis
behind cab(Vehicle with cab ... ... ... - Mặt phẳng C là mặt phẳng đi qua điểm đầu
tiên có thể sử dụng để đặt thân xe, thùng hàng; - Mặt phẳng D tiếp xúc với điểm cuối cùng
phía sau của khung xe. 4.2.14 Kích thước lớn nhất bên trong thùng xe (xe
chở hàng) Chiều dài, chiều rộng, chiều cao bên trong
của thùng xe, không tính đến những phần nhô ra bên trong (hốc bánh xe, gân,
móc kéo...) Chú thích: ... ... ... 2 Nếu thành hay mui được uốn cong thì
mỗi kích thước được đo giữa các mặt phẳng (thẳng đứng hay nằm ngang tùy vào
từng trường hợp) tiếp tuyến với đỉnh của bề mặt uốn cong có liên quan, các
kích thước được đo bên trong thùng xe. 4.2.15 Chiều dài thân xe Khoảng cách giữa hai mặt phẳng E và F vuông
góc với mặt phẳng trung tuyến dọc xe (4.1.4) trong đó: - Mặt phẳng E tiếp xúc điểm đầu tiên phía
trước của thân xe; - Mặt phẳng F tiếp xúc điểm cuối cùng phía
sau của thân xe; Chú thích - Chiều dài thân xe không
bao gồm phần móc kéo hay thiết bị gắn kéo rơ moóc, biển số phía sau, thanh
chắn bảo vệ..., trừ khi chúng liền với thân xe. ... ... ... 4.2.16 Góc nghiêng của bánh xe trong mặt phẳng
ngang Góc nhọn giữa trục quay của bánh xe và đường
thẳng nằm ngang trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục đó. Góc này được coi
là dương khi đỉnh của chữ V tạo bởi các đường tâm trục của bánh xe đó hướng
xuống phía dưới. Chú thích - Góc này bằng với góc
nhọn tạo ra bởi đường thẳng đứng và mặt phẳng bánh xe(4.1.2), hai góc này nằm
trong cùng một mặt phẳng và có các cạnh tương ứng vuông góc với nhau 4.2.17 Góc nghiêng của trụ quay đứng trong mặt
phẳng ngang ... ... ... 4.2.18 Bán kính quay của bánh xe dẫn hướng quanh
trụ quay đứng Khoảng cách từ điểm kéo dài trục quay của
trụ quay đứng trên mặt phẳng đỗ xe tới giao tuyến của mặt phẳng giữa của bánh
xe với mặt đỗ xe. Chú thích - Bán kính quay của bánh
quay dẫn hướng thể hiện trên hình vẽ là dương. 4.2.19 ... ... ... Xem 4.2.19.1 và 4.2.19.2 4.2.19.1 Độ chụm bánh xe (tính theo đơn vị đo độ
dài) Chênh lệch chiều dài giữa đáy lớn và đáy nhỏ
(b2 - b1) của hình thang với các đỉnh là các điểm mút của hai đường kính nằm
ngang của mép trong hai vành bánh xe tương ứng trên cùng một trục. Độ chụm này được coi là dương khi khoảng
cách phía trước hai bánh xe gần nhau hơn phía sau Hướng xe chạy ... ... ... Độ chụm bánh xe (tính theo đơn vị đo góc) Góc tạo bởi đường kính nằm ngang của bánh xe
với mặt phẳng trung tuyến dọc xe (4.1.4) hoặc góc nhọn ( ) tạo bởi mặt phẳng thẳng
đứng (W) đi qua trục bánh xe và mặt phẳng thẳng đứng (W’) vuông góc với mặt phẳng
trung tuyến dọc xe (4.1.4) 4.2.20 Độ nghiêng của trụ quay lái trong mặt phẳng
dọc xe Khoảng cách giữa hai điểm p và q trong đó p
là giao điểm của mặt đỗ xe Z với mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng Y đi qua
trụ quay lái, q là giao điểm của mặt đỗ xe với mặt phẳng X đi qua tâm bánh xe
(4.1.3). Giá trị này dương khi p ở phía trước q theo
hướng xe chạy. Chú thích: Độ nghiêng của trụ quay
lái mang giá trị âm.cũng được định nghĩa là vệt ... ... ... 4.2.20.1 Góc nghiêng của trụ quay lái trong mặt
phẳng dọc xe Hình chiếu lên mặt phẳng Y của góc nhọn tạo
thành giữa trục của trụ quay lái với trục thẳng đứng 4.2.21 Khoảng dịch chuyển thẳng đứng còn lại của
bánh xe Khoảng dịch chuyển được theo phương thẳng
đứng của bánh xe do sự ràng buộc của hệ thống treo từ vị trí ứng với xe chất
tải lớn nhất theo chỉ dẫn của nhà sản xuất (xem TCVN 7363:2003) tới vị trí mà
bánh xe không thể dịch chuyển được them theo phương thẳng đứng ... ... ... 4.2.22 Đường kính quay vòng nhỏ nhất Đường kính của vòng
tròn ngoài cùng được tạo thành do mặt phẳng giữa của các bánh xe (4.1.2) vạch
ra trên mặt đỗ xe với tay lái quay hết cỡ 4.2.23 Các đường kính của dải quay vòng Các đường kính của dải quay vòng khi tay
lái quay hết cỡ được định nghĩa như sau: a) Đường kính của vòng tròn lớn nhất trong số
các vòng tròn tạo bởi hình chiếu lên mặt đỗ xe của tất cả các điểm trên xe. ... ... ... Chú thích - Mỗi xe đều có các đường
kính của dải quay vòng khi quay vòng sang trái và sang phải [1] ISO 4130:1978 Road vehicle – Three dimentionnal
refrence system and fiducal marks – Definitions (Phương tiện giao thông đường bộ –
Hệ qui chiếu 3 chiều và điểm chuẩn - Định nghĩa). [2] TCVN 7362:2003 (ISO 6726) Phương tiện giao
thông đường bộ - Mô tô, xe máy hai bánh - Khối lượng - Thuật ngữ. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7339:2003 (ISO 9131 : 1993)
về phương tiện giao thông đường bộ - kích thước mô tô, xe máy ba bánh - thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Văn bản đang xem Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7339:2003 (ISO 9131 : 1993)
về phương tiện giao thông đường bộ - kích thước mô tô, xe máy ba bánh - thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Chưa có Video |