Kích thước |
Tấm đĩa chuẩn 8 mm |
Tấm đĩa chuẩn 25 mm |
A |
8,00±0,02 mm |
25,00±0,05 mm |
B |
≥ 1,5 mm |
≥ 1,5 mm |
Hình 1 - Kích thước tấm đĩa và đế của DSR
CHÚ THÍCH 1: Để có được dữ liệu chính xác, các đĩa trên và đĩa dưới nên đồng tâm với nhau. Ngoài việc quan sát bằng mắt thì hiện nay chưa có quy trình kiểm tra độ đồng tâm của hai đĩa. Trong quá trình quay không được để đĩa bị rung. Việc này có thể được kiểm tra bằng mắt hoặc bằng đồng hồ đo giữ tiếp xúc với cạnh của đĩa trong khi đĩa đang xoay. Khi hệ thống đo hoạt động sẽ xuất hiện hai loại dao động: ở trung tâm (dao động ngang) và sự chệch hướng (dao động thẳng đứng). Thông thường, sự dao động có thể phát hiện nếu nó lớn hơn ±0,02 mm. Đối với một hệ thống mới, sự dao động trong khoảng ±0,01 mm là điển hình. Nếu sự dao động lớn hơn ±0,02 mm, cần có đề xuất với nhà sản xuất.
6.1.2 Buồng (bể) ổn định nhiệt: Kiểm soát nhiệt độ thử nghiệm, tăng nhiệt và giảm nhiệt cho mẫu (trong các bước thử nghiệm), đảm bảo môi trường ổn định cho mẫu. Tăng nhiệt và giảm nhiệt với tốc độ vừa phải số không ảnh hưởng tới tính chất của mẫu thử. Nhiệt độ trong buồng (bể) ổn định nhiệt được kiểm soát, điều chỉnh tăng giảm nhờ dòng chất lỏng tuần hoàn như nước, hoặc bằng khí như Nitrogen hoặc nhờ các tấm có tích hợp phần tử nhiệt điện Peltier tiếp xúc với mẫu. Trong trường hợp thiết bị sử dụng hệ thống gia tải từ áp lực khí, phải sử dụng thiết bị làm khô khí để tránh tích tụ hơi ẩm ở các bộ phận của thiết bị. Buồng (bể) ổn định nhiệt và bộ phận kiểm soát nhiệt độ sẽ kiểm soát nhiệt độ của mẫu; kể cả gradient nhiệt đến ± 0,1oC. Buồng (bể) ổn định nhiệt được bố trí bao trùm toàn bộ tấm đĩa trên và tấm đĩa cố định dưới để hạn chế tối thiểu sự thay đổi nhiệt.
CHÚ THÍCH 2: Bể dung dịch tuần hoàn riêng biệt với DSR bơm chất lỏng qua khoang thí nghiệm có thể được yêu cầu nếu sử dụng môi trường dung dịch. Không nên điều chỉnh tốc độ chảy của dung dịch khi đã hoàn tất việc thiết lập nhiệt độ. Ống dẫn chất lỏng nên được kiểm tra định kỳ và làm sạch hoặc thay thế nếu cần thiết để loại bỏ các chướng ngại vật.
6.1.2.1 Bộ phận khống chế nhiệt độ, có khả năng đảm bảo cho nhiệt độ mẫu thử từ 3oC đến 88 oC với độ sai khác ± 0,1 oC.
6.1.2.2 Nhiệt kế của DSR - nhiệt kế điện trở platinum (PRT) được gắn với buồng (bể) ổn định nhiệt như một phần nằm trong thiết bị lưu biến cắt động, được gắn gần với tấm đĩa cố định phía dưới, khoảng đo của nhiệt kế từ 3oC đến 88oC với độ chính xác là 0,1oC. (theo tiêu chuẩn DIN 43760 Loại A). Nhiệt kế này cho phép kiểm soát nhiệt độ của mẫu thí nghiệm giữa các tấm đĩa và cho phép tính toán liên tục nhiệt độ trong quá trình lắp mẫu, giữ nhiệt, và thí nghiệm. Nhiệt kế PRT được hiệu chuẩn với thiết bị đo riêng rẽ hoặc với mạch điện tử của nhiệt kế.
CHÚ THÍCH 3: Nhiệt kế PRT tuân theo tiêu chuẩn DIN 43760 (Loại A) hoặc các tiêu chuẩn tương đương sử dụng trong trường hợp này.
6.1.3 Bộ phận gia tải
Có thể tạo ra tải trọng điều hòa dạng hình sin lên mẫu thử với tần số 10 rad/s ±0,1 rad/s. Nếu tần số thử nghiệm sử dụng khác 10 rad/s thì tần số thí nghiệm phải có độ chính xác 1%. Bộ phận gia tải có khả năng khống chế ứng suất hoặc khống chế biến dạng khi thí nghiệm. Trong trường hợp thử nghiệm với khống chế biến dạng, bộ phận gia tải sẽ tạo ra một mômen xoắn tuần hoàn đủ để gây ra một biến dạng góc xoay với độ chính xác không vượt quá 100 µrad của biến dạng đã quy định. Trong trường hợp thử nghiệm với khống chế ứng suất, bộ phận gia tải sẽ tạo ra một mô men xoắn tuần hoàn với độ chính xác không vượt quá 10 mN.m của mô men xoắn đã quy định. Yêu cầu của toàn hệ thống tại 100 N.m của mô men xoắn phải nhỏ hơn 2 mrad/N.m. Thiết bị phải đảm bảo tần số, ứng suất và biến dạng tương đối được kiểm soát và thu thập với độ chính xác 1% hoặc nhỏ hơn trong khoảng đo ứng với tiêu chuẩn này.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có khả năng thu thập và lưu lại các dữ liệu nhiệt độ, tần số, góc biến dạng và mô men xoắn. Thiết bị đo các dữ liệu trên phải có độ chính xác tương ứng với yêu cầu trong Bảng 1. Ngoài ra, từ dữ liệu thu được hệ thống số tính toán và lưu lại giá trị ứng suất cắt, biến dạng cắt trượt, môđun cắt động (G*) và góc trễ pha (δ). Hệ thống phải có chức năng thu thập và lưu giữ giá trị G* trong khoảng 100 Pa đến 10 MPa với độ chính xác 1% hoặc nhỏ hơn, giá trị góc trễ pha δ trong khoảng từ 0 đến 90o với độ chính xác 0,1o.
Bảng 1 - Yêu cầu về độ chính xác của các dữ liệu
Đặc tính (Các dữ liệu)
Độ chính xác
Nhiệt độ
0,1oC
Tần số
1%
Mô men xoắn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Góc biến dạng
100 µ rad
6.2 Khuôn tạo mẫu (tùy chọn) - Được làm từ cao su - silicone với chiều dày không nhỏ hơn 5 mm. Đối với tấm đĩa 25 mm với khe hở 1 mm thì khoang khuôn tạo mẫu có đường kính khoảng 18 mm, chiều sâu 2 mm; đối với tấm đĩa 8 mm với khe hở 2 mm thì khoang khuôn tạo mẫu có đường kính khoảng 8 mm, chiều sâu 2,5 mm.
6.3 Dụng cụ cắt mẫu - với một dụng cụ phẳng, dài, sắc cạnh có bề rộng tối thiểu là 4 mm.
6.4. Vật liệu tẩy sạch - vải sạch, khăn giấy, bông gạc, hoặc vật liệu thích hợp khác theo yêu cầu để lau sạch các tấm đĩa.
6.5 Dung môi làm sạch - dầu khoáng, dung môi tẩy, toluene, hoặc dung môi tương tự như yêu cầu để làm sạch các tấm đĩa. Sử dụng Acetone để loại bỏ dư lượng dung môi trên các bề mặt của các tấm đĩa sau tẩy rửa.
6.6 Nhiệt kế tham chiếu - nhiệt kế dạng chất lỏng - thủy tinh hoặc nhiệt kế điện tử chuẩn. Sẽ dùng chuẩn nhiệt độ này để chuẩn hóa nhiệt kế cầm tay (Điều 9.3).
6.6.1 Nhiệt kế chất lỏng - thủy tinh - NIST- nhiệt kế có khoảng đo thích hợp với thang đo 0,1oC. Phần đầu đo của nhiệt kế đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ASTM E 563.
6.6.2 Nhiệt kế điện tử - bao gồm đầu đo dạng điện trở với độ chính xác ± 0,05oC và thang đo 0,01oC. Các nhiệt kế điện tử này phải được hiệu chuẩn ít nhất mỗi năm một lần được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ASTM E 77.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.1 Trong quá trình chuẩn bị mẫu thử phải đảm bảo các quy định về an toàn (với chất kết asphalt ở nhiệt độ cao).
8.1 Chuẩn bị các dụng cụ để thí nghiệm phù hợp với các khuyến nghị của nhà sản xuất. Thiết bị DSR do các nhà sản xuất khác nhau sẽ khác nhau về các yêu cầu và tính năng kỹ thuật.
8.2 Kiểm tra bề mặt của các tấm đĩa đảm bảo tấm đĩa phẳng, không trầy xước, cạnh tấm đĩa không bị tròn. Sử dụng các dung môi (Điều 6.5) làm sạch tấm đĩa. Tẩy sạch dung môi bằng vải cotton hoặc vải mềm được tẩm acetone. Dùng vải cotton hoặc vải mềm khô để lau khô tấm đĩa.
8.3 Lắp các tấm đĩa đã được kiểm tra và làm sạch vào thiết bị thí nghiệm một cách chắc chắn theo yêu cầu kỹ thuật của thiết bị.
8.4 Thiết lập nhiệt độ thử nghiệm căn cứ theo phân cấp đặc tính của nhựa đường hoặc theo quy trình thử nghiệm được quy định trước (xem chú thích 4). Cho phép thiết bị DSR đạt tới nhiệt độ ổn định chính xác đến ±0,1 oC của nhiệt độ thí nghiệm.
CHÚ THÍCH 4: Tiêu chuẩn ASSHTO M 320 và ASSHTO R 29 hướng dẫn về việc lựa chọn nhiệt độ thí nghiệm.
8.5 Thiết lập vị trí chiều dày zero ứng với khe hở bằng 0 mm bằng cách xoay bộ phận điều chỉnh cho tới khi tấm đĩa phía trên tiếp xúc chạm vào tấm đĩa cố định phía dưới. Đối với các thiết bị có bộ phận ghi nhận lực nén thẳng đứng, điều chỉnh cho tới khi khe hở giữa hai tấm đĩa không còn, quan sát lực nén và thiết lập tiếp xúc giữa các tấm đĩa, thiết lập vị trí khoảng cách zero khi giá trị lực nén xấp xỉ 0 N.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.6 Khi vị trí zero đã được thiết lập theo Điều 8.5, điều chỉnh nâng cao tấm đĩa phía trên tới xấp xỉ chiều dày của mẫu thử nghiệm và làm nóng trước các tấm đĩa. Công đoạn làm nóng các tấm đĩa giúp tăng dính bám của tấm đĩa với mẫu nhựa đường, đặc biệt cần thiết khi thí nghiệm ở các cấp nhiệt độ không cao (nhiệt độ trung gian).
8.7 Làm nóng trước các tấm đĩa chuẩn 25 mm đến nhiệt độ dự kiến thử nghiệm hoặc làm nóng trước ở mức nhiệt độ thấp nhất trong trường hợp thử nghiệm ở nhiều cấp nhiệt độ. Với các tấm đĩa chuẩn 8 mm, làm nóng đến nhiệt độ giữa 34oC đến 46oC. Điều chỉnh sao cho khe hở giữa các tấm đĩa là 1,05 mm (đối với tấm đĩa chuẩn 25 mm) và 2,10 mm (đối với tấm đĩa chuẩn 8 mm).
CHÚ THÍCH 6: Để có được độ dính bám thích hợp giữa nhựa đường và các đĩa thí nghiệm, các đĩa phải được làm nóng trước. Làm nóng sơ bộ là đặc biệt quan trọng khi khuôn silicone được sử dụng để chuẩn bị nhựa đường để chuyển sang các đĩa thí nghiệm và khi thí nghiệm được tiến hành với các đĩa 8 mm. Khi sử dụng phương pháp đặt trực tiếp, các đĩa thí nghiệm ngay lập tức được đưa vào tiếp xúc với nhựa đường, nhựa đường được làm nóng sẽ cải thiện độ dính bám. Nhiệt độ sấy sơ bộ cần thiết cho độ dính bám thích hợp phụ thuộc vào loại và tính chất của nhựa đường và nhiệt độ thí nghiệm (đĩa 8 mm hoặc 25 mm). Đối với một số cấp nhựa đường cứng hơn, đặc biệt là nhựa đường cải tiến cấp cao, làm nóng các đĩa đến 46oC có thể không đủ để đảm bảo độ dính bám thích hợp của nhựa đường vào các đĩa thí nghiệm, đặc biệt là nếu khuôn silicone được sử dụng và thí nghiệm được tiến hành với đĩa 8 mm. Đối với nhựa đường cải tiến cấp cao, có thể sử dụng nhiệt độ sấy sơ bộ cao hơn.
9.1 Kiểm tra bộ thiết bị DSR và các bộ phận cấu tạo của nó ít nhất sáu tháng một lần và khi thiết bị DSR hoặc các tấm đĩa được lắp đặt mới, hoặc khi di chuyển thiết bị DSR đến vị trí mới, hoặc khi nghi ngờ độ chính xác của thiết bị DSR hoặc bất kỳ bộ phần nào của thiết bị. Bốn hạng mục yêu cầu kiểm tra: đường kính tấm đĩa, cảm biến đo mô men xoắn của thiết bị DSR, nhiệt kế cầm tay, và nhiệt độ mẫu thử DSR. Kiểm tra các cảm biến do nhiệt độ của thiết bị DSR trước khi kiểm tra các cảm biến đo mômen xoắn.
9.2 Kiểm tra các đường kính tấm đĩa - đo các đường kính của tấm đĩa chính xác đến 0,01 mm. Lưu giữ các số liệu đo đường kính của tấm đĩa theo thời gian được xem như là một phần của chương trình kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm. Nhập giá trị đường kính thực tế của tấm đĩa đo được vào phần mềm để tính toán kết quả thí nghiệm. Nếu giá trị đo được đường kính tấm đĩa trên và tấm đĩa dưới khác nhau, nhập giá trị nhỏ hơn vào phần mềm và coi đó là giá trị sử dụng trong tính toán.
CHÚ THÍCH 7: Độ sai lệch ± 0,05 mm đường kính của đĩa có thể dẫn đến sai số sai số 0,8 % giá trị mô đun cắt động khi thử nghiệm với tấm đĩa chuẩn 25 mm. Đối với tấm đĩa chuẩn 8 mm, sai lệch đường kính ± 0,01, ± 0,02, và ± 0,05 mm có thể dẫn đến sai số 0,5, 1,0 và 2,5 % giá trị mô đun cắt động (xem Hình 2).
Hình 2 - Ảnh hưởng do sai số của khoảng cách khe hở hoặc của đường kính tấm đĩa
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.3.1 Quy trình kiểm tra khuyến cáo - Đặt nhiệt kế chuẩn tiếp xúc với đầu đo của nhiệt kế cầm tay và nhúng hai nhiệt kế vào bể nước tuần hoàn. Nước sử dụng phải được khử ion để tránh sự dẫn điện giữa các điện cực của nhiệt kế điện trở. Nếu không có nước đã khử ion, cần cách nước đầu đo của điện trở cầm tay và nhiệt kế chuẩn bằng cách bọc chúng qua lớp vật liệu không thấm khi nhúng vào bể nước. Quan sát nhiệt độ đo được của nhiệt kế chuẩn và nhiệt kế cầm tay với các cấp tăng 6oC trong khoảng nhiệt độ thử nghiệm. Nếu nhiệt độ ghi nhận của nhiệt kế chuẩn và nhiệt kế cầm tay sai lệch nhau 0,1oC hoặc nhiều hơn, ghi lại sự sai lệch nhiệt độ tại mỗi cấp nhiệt độ để sử dụng cho việc điều chỉnh nhiệt độ sau này. Dữ liệu về điều chỉnh nhiệt độ được coi như một phần trong chương trình quản lý chất lượng phòng thí nghiệm.
CHÚ THÍCH 8: Cho dải nhiệt độ cao trình tự được đề nghị là sử dụng một bể nước khuấy được kiểm soát trong phạm vi ±0,1oC như bể nhớt dùng cho ASTM D 2170 hoặc D 2171. Đối với bể giữ nhiệt tháp, có thể sử dụng bể đá lạnh hoặc bể giữ nhiệt độ được kiểm soát. Đặt đầu dò của nhiệt kế cầm tay tiếp xúc với nhiệt kế tham chiếu, và giữ bộ phận tiếp xúc thật tốt. Có thể dùng bằng cao su giữ bộ phận tiếp xúc. Nhúng bộ phận tiếp xúc trong bể nước, và làm cho bể nước cân bằng nhiệt. Ghi nhiệt độ trên mỗi thiết bị khi cân bằng nhiệt đạt được.
CHÚ THÍCH 9: Nếu số dọc từ hai thiết bị khác nhau 0,5oC hoặc hơn, hiệu chỉnh hoặc có thể xem xét hoạt động của nhiệt kế cầm tay, và nó có thể cần phải được hiệu chuẩn lại hoặc thay thế. Sự thay đổi liên tục trong điều chỉnh nhiệt độ theo thời gian cũng có thể làm cho nhiệt kế cầm tay phải được xem xét.
9.4 Điều chỉnh nhiệt độ mẫu thử nghiệm - Gradient nhiệt trong lưu biến kế cắt động có thể là nguyên nhân gây ra sự sai khác giữa nhiệt độ của mẫu thử nghiệm và nhiệt độ được ghi nhận bởi nhiệt kế của DSR (được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ của DSR). Nhiệt kế DSR sẽ được kiểm chuẩn ít nhất sáu tháng một lần. Khi sai khác nhiệt độ là 0,1oC hoặc cao hơn, xác định nhiệt độ điều chỉnh bằng cách lắp đầu đo nhiệt độ trong mẫu cao su - silicone (Điều 9.4.1) hoặc bằng cách đặt mẫu thử nhựa đường vào giữa các tấm đĩa và lắp đầu đo của nhiệt kế cầm tay vào trong nhựa đường (Điều 9.4.2).
9.4.1 Phương pháp sử dụng mẫu cao su - silicone rất mỏng - đối với dải nhiệt độ thử nghiệm, lắp mẫu vào giữa các tấm đĩa chuẩn 25 mm, điều chỉnh sao cho mẫu cao su - silicone tiếp xúc hoàn toàn với tấm đĩa trên và tấm đĩa dưới. Trong trường hợp cần thiết có thể thoa một lớp mỡ bôi trơn mỏng hoặc chất chống dính lên bề mặt tấm đĩa để đảm bảo sự tiếp xúc hoàn toàn và truyền nhiệt tốt trong mẫu silicone. Xác định các nhiệt độ hiệu chỉnh theo hướng dẫn trong Điều 9.4.3.
CHÚ THÍCH 10: Chất chống dính có nguồn gốc rõ ràng ít gây ô nhiễm nước tuần hoàn hơn mỡ bôi trơn.
CHÚ THÍCH 11: Độ dày của các màng mỏng silicon nên được đo bằng thước cặp. Độ dày có thể được sử dụng để thiết lập khoảng hở cho nhiệt độ.
9.4.2 Phương pháp sử dụng mẫu thử nhiệt độ (Dummy specimen) - Mẫu thử nhiệt độ làm từ nhựa đường hoặc từ một loại polymer khác sao cho có thể tạo hình mẫu dễ dàng giữa các tấm đĩa. Đầu đo của nhiệt kế cầm tay được đặt trong mẫu thử nhiệt độ và tất cả được lắp đặt giữa hai tấm đĩa của thiết bị DSR. Điều chỉnh khe hở giữa các tấm đĩa đến chiều dày thử nghiệm (1 mm với tấm đĩa chuẩn 25 mm và 2 mm với tấm đĩa chuẩn 8 mm), sao cho đầu đo nhiệt độ của nhiệt kế cầm tay nằm ở tâm của mẫu thử nhiệt độ. Làm nóng các tấm đĩa để đảm bảo cho mẫu thử nhiệt độ tiếp xúc hoàn toàn với bề mặt của các tấm đĩa và lấp đầy khe hở. Không cần thiết phải cắt tỉa phần mẫu dư phình ra khi điều chỉnh chiều dày thử nghiệm nhưng cần tránh không để nhựa đường dính xung quanh cạnh của tấm đĩa. Xác định các nhiệt độ hiệu chỉnh theo hướng dẫn trong Điều 9.4.3.
CHÚ THÍCH 12 - Mài và đánh bóng có thể để lại một dư lượng dầu silicone trên bề mặt của tấm đĩa, vì thế không nên sử dụng cho mẫu thử nhiệt độ.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ghi lại đồng thời nhiệt độ đo được bằng nhiệt kế của thiết bị DSR và nhiệt kế cầm tay theo từng cấp 6oC trong khoảng nhiệt độ thử nghiệm. Tại mỗi cấp nhiệt độ, sau khi nhiệt độ ổn định, ghi lại nhiệt độ đo bằng nhiệt kế cầm tay và nhiệt kế của DSR chính xác đến 0,1oC. Nhiệt độ ổn định đạt được là khi nhiệt độ đo được của hai nhiệt kế DSR và nhiệt kế cầm tay không thay đổi quá 0,1oC trong vòng 5 phút. Có thể kiểm tra bổ sung các nhiệt độ nằm trong khoảng nhiệt độ thử nghiệm sử dụng cho thí nghiệm lưu biến cắt động sau này.
9.4.4 Xây dựng đường hiệu chỉnh nhiệt độ mẫu
Sử dụng các dữ liệu thu được theo Điều 9.4, lập biểu đồ tương quan về sự sai khác giữa nhiệt độ đo được so với nhiệt độ đo bằng nhiệt kế cầm tay (Hình 3). Sự sai khác nhiệt độ là thông số hiệu chỉnh nhiệt được sử dụng cho bộ phận kiểm soát nhiệt độ của thiết bị DSR để đảm bảo mẫu thí nghiệm giữa hai tấm đĩa của thiết bị đạt được nhiệt độ yêu cầu. Từ đường cong tương quan, xác định nhiệt độ hiệu chỉnh tương ứng với nhiệt độ thử nghiệm và nhiệt độ ghi nhận giữa các tấm đĩa được xem là nhiệt độ thử nghiệm. Ngoài ra, công cụ phần mềm có thể được viết để kết hợp các sự điều chỉnh nhiệt độ này.
Hình 3. Hiệu chỉnh nhiệt độ
CHÚ THÍCH 13 - Sự khác nhau giữa hai phép đo nhiệt độ có thể không phải là một hằng số được đưa ra bởi thiết bị nhưng có thể có sự khác biệt giữa nhiệt độ thử nghiệm và nhiệt độ phòng thí nghiệm cũng như với những biến động nhiệt độ của môi trường xung quanh. Sự khác biệt giữa hai phép đo nhiệt độ là do một phần sự thay đổi nhiệt trong mẫu thử và thiết bị.
9.5 Kiểm tra thiết bị DSR
Kiểm tra tính chính xác của các cảm biến đo mômen xoắn và các cảm biến đo góc chuyển dịch.
CHÚ THÍCH 14 - Nếu thay thế hay sửa chữa một bộ phận nào đó cần phải kiểm định lại hàng tuần theo mục 9.5. Số liệu thí nghiệm được lập theo dạng biểu đồ kiểm soát theo từng ngày (xem Phụ lục B).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Kiểm tra cảm biến đo mô men xoắn phải được thực hiện ít nhất 6 tháng một lần, sử dụng chất lỏng chuẩn hoặc dùng các thiết bị của nhà sản xuất cung cấp khi nghi ngờ sự hiệu chuẩn cảm biến mô men xoắn hoặc khi độ nhớt động lực của chất lỏng chuẩn đo được bằng máy không trùng khớp với độ nhớt động lực của chất lỏng chuẩn.
9.5.1.1 Kiểm tra cảm biến đo mô men xoắn với chất lỏng chuẩn
Độ nhớt phức hợp đo được bằng thiết bị DSR phải có sai khác với độ nhớt mao dẫn của chất lỏng chuẩn theo công bố của nhà sản xuất chất lỏng chuẩn nằm trong khoảng 3 %; nếu vượt quá, hiệu chuẩn cảm biến đo mô men xoắn sẽ được coi là không chính xác. Tính toán độ nhớt phức hợp bằng tỷ số giữa mô đun cắt động, G*. và tần số góc (đơn vị đo là rad/s). Xem hướng dẫn sử dụng chất lỏng chuẩn trong Phụ lục D.
Phần trăm sai khác = [(ηa ηb)/ ηa] x 100
(1)
trong đó:
ηa : độ nhớt mao dẫn của chất lỏng chuẩn theo công bố của nhà sản xuất;
ηb : độ nhớt đã đo được tính bằng tỷ số giữa mô đun cắt động (G *) chia cho tần số góc (rad/s).
CHÚ THÍCH 15: Chất lỏng chuẩn phù hợp độ nhớt tiêu chuẩn mã hiệu N2700000SP. Độ nhớt theo tiêu chuẩn được tính theo đơn vị mPa.s. Đơn vị độ nhớt khi tính toán phần trăm sai khác là mPa.s.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.5.2 Kiểm tra cảm biến đo dịch chuyển góc - Nếu thiết bị chuyên dụng do nhà sản xuất cung cấp luôn có sẵn thì cứ sáu tháng tiến hành kiểm tra hiệu chỉnh một lần, hoặc khi nghi ngờ sự hiệu chỉnh của thiết bị DSR. Nếu không có sẵn thiết bị chuyên dụng thì có thể bỏ qua yêu cầu này.
9.5.3. Nếu thiết bị DSR được kiểm tra không đạt yêu cầu theo Điều 9.5 thì không được sử dụng để tiến hành thí nghiệm theo các quy định trong tiêu chuẩn này. Chỉ được thực hiện sau khi thiết bị DSR được hiệu chỉnh đạt các yêu cầu trên.
10.1 Chuẩn bị mẫu vật liệu (nhựa đường): Nếu thử nghiệm nhựa đường nguyên gốc chưa hóa già thì quá trình chuẩn bị mẫu thử nhựa đường tuân thủ theo hướng dẫn tại tiêu chuẩn AASHTO T40.
10.1.1 Khử khí trước khi thí nghiệm: Nếu nhựa đường cũng được sử dụng để thí nghiệm kéo trực tiếp (DT) theo tiêu chuẩn AASHTO T314 và phải được hóa già theo tiêu chuẩn AASHTO T240 (RTFO) và hóa già theo tiêu chuẩn AASHTO R28 (PAV) thì quá trình khử khí trong nhựa đường trước khi thử nghiệm tuân thủ theo quy trình quy định trong tiêu chuẩn AASHTO R28. Trong các trường hợp khác, không tiến hành khử khí trong nhựa đường.
10.1.2 Sử dụng nhiệt làm nóng mẫu nhựa đường hóa lỏng để có thể rót tạo mẫu thử. Làm nóng mẫu trước khi thí nghiệm để loại bỏ sự kết tụ các phân tử trong quá trình hóa cứng steric xảy ra trong khi lưu trữ mẫu ở nhiệt độ môi trường. Tránh làm nóng các mẫu nhựa đường ở nhiệt độ trên 163oC; có thể cho phép làm nóng ở nhiệt độ trên 163oC đối với một số nhựa đường cải tiến hoặc đã hóa già sâu. Trong quá trình làm nóng, khuấy đều mẫu để đảm bảo độ đồng nhất và loại bỏ các bọt khí nếu có. Luôn đảm bảo làm nóng mẫu ở nhiệt độ thấp nhất và thời gian nhanh nhất có thể để tránh hóa cứng nhựa đường.
CHÚ THÍCH 16: Đối với nhựa đường nguyên gốc, độ nhớt thấp nhất nên dùng để có thể rót tạo mẫu tương đương với độ nhớt của dầu động cơ SAE 10W30 (dễ đổ nhưng không quá lỏng) ở nhiệt độ trong phòng.
CHÚ THÍCH 17: Đối với mẫu nhựa đường đã hóa già PAV, nhựa đường có thể được đặt trong lò chân không ở nhiệt độ tối đa là 175oC trong 40 phút. Do sự truyền nhiệt kém trong lò chân không, nhựa đường sẽ không bị quá nóng.
10.1.3 Nhựa đường sau quá trình lưu trữ đã nguội phải được làm nóng trước khi sử dụng. Những thay đổi về cấu trúc có thể xảy ra trong thời gian lưu trữ có thể làm tăng các giá trị mô đun đo được trong thử nghiệm, có thể lên đến 50 %.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.3 Rót nhựa đường vào một tấm đĩa (Điều 10.3.1), đặt trực tiếp (Điều 10.3.2), hoặc sử dụng khuôn tạo mẫu từ silicone (Điều 10.3.3). Sử dụng một lượng nhựa đường đủ cho mỗi mẫu sao cho có thể cắt tỉa phần dư của mẫu.
CHÚ THÍCH 18: Đặt trực tiếp và rót mẫu lên tấm đĩa là các phương pháp phù hợp vì kết quả thí nghiệm ít bị ảnh hưởng bởi sự hóa cứng steric của mẫu hơn so với sử dụng khuôn silicone. Đặt trực tiếp và rót trực tiếp nhựa đường lên các tấm đĩa làm cho nhiệt độ trong nhựa đường cao hơn khi các tấm đĩa và nhựa đường tiếp xúc với nhau, do đó giúp cải thiện độ dính bám giữa mẫu và tấm đĩa. Cũng vì lý do đó, việc làm cho nhựa đường và các tấm đĩa tiếp xúc với nhau ngay lập tức khi rót mẫu hay đặt trực tiếp là cũng quan trọng.
10.3.1 Rót mẫu: Chỉ sử dụng đối với những thiết bị DSR mà khi điều chỉnh hoặc tháo tấm đĩa không làm ảnh hưởng đến vị trí khe hở zero đã được thiết lập. Tháo tấm đĩa, ghé sát dụng cụ rót mẫu cách bề mặt tấm đĩa khoảng 15 mm, rót nhựa đường vào tâm tấm đĩa cho đến khi bao phủ gần như toàn bộ bề mặt tấm đĩa, cách mép tấm đĩa khoảng 2 mm. Chờ cho mẫu đủ cứng để tránh chảy ra ngoài, lắp tấm đĩa vào thiết bị để chuẩn bị thí nghiệm.
CHÚ THÍCH 19: Có thể sử dụng ống nhỏ mắt hoặc ống tiêm để rót mẫu lên bề mặt tấm đĩa.
10.3.2 Đặt trực tiếp: Phết nhựa đường đã làm nóng đến nhiệt độ quy định lên bề mặt của một trong các tấm đĩa bằng đũa thủy tinh hoặc kim loại, bằng thìa hoặc công cụ tương tự. Ngay sau khi chuyển cốc nhựa đường nóng lên một trong các tấm đĩa, tiếp tục trình tự theo Điều 10.4 để cắt tỉa và tạo chỗ phình ra cho mẫu thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 20: Sử dụng que đường kính 4 đến 5 mm là phù hợp cho việc phết mẫu lên bề mặt tấm đĩa. Dùng đũa bằng thủy tinh đặc biệt thuận lợi khi thí nghiệm với tấm đĩa chuẩn 8-mm.
10.3.3 Khuôn silicone: Rót nhựa đường vào khuôn silicone để tạo mẫu thử nghiệm, khuôn silicone có kích thước theo hướng dẫn của Điều 6.2. Bảo dưỡng mẫu thử nghiệm trong khuôn silicone ở nhiệt độ trong phòng cho đến khi nguội bằng nhiệt độ không khí trong phòng. Cần phải che phủ khuôn khi để nguội, để khuôn, mẫu không bị nhiễm bẩn. Có thể đặt mẫu thử vào tấm đĩa trên hoặc tấm đĩa dưới. Khi đặt mẫu thử vào tấm đĩa dưới thì tháo mẫu thử khỏi khuôn, đặt đồng tâm mẫu thử vào tấm đĩa dưới. Khi đặt mẫu thử vào tấm đĩa trên thì đặt đồng tâm mẫu thử trên tấm đĩa trên khi mẫu thử đang trong khuôn. Ấn nhẹ mẫu asphalt vào tấm đĩa trên nhẹ nhàng và cẩn thận tháo khuôn silicone ra để mẫu thử asphalt dính bám vào tấm đĩa trên. Toàn bộ quá trình thử nghiệm phải hoàn thành trong thời gian không quá 4h kể từ khi rót mẫu vào khuôn silicone.
10.3.3.1 Khuôn có mẫu cần được làm mát ở nhiệt độ phòng ở vị trí phẳng, thoáng mát không bụi. Nếu mẫu asphalt bị làm mát đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng có thể ảnh hưởng đến các giá trị đo được của mô đun và gốc trễ pha. Làm mát cũng có thể dẫn đến sự tích tụ hơi ẩm trên bề mặt của mẫu, gây ảnh hưởng đến sự dính bám giữa mẫu và các tấm đĩa.
CHÚ THÍCH 21: Không nên sử dụng dung môi hòa tan để làm sạch khuôn cao su - silicone. Dùng miếng vải sạch lau khuôn mẫu. Nếu không lau sạch, các lần thí nghiệm sau sẽ khó làm sạch nhựa đường còn sót lại trong khuôn. Trong trường hợp gặp vấn đề do dính bám giữa mẫu và khuôn khi lấy mẫu ra, có thể loại bỏ khuôn đó.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.4 Cắt tỉa mẫu thử: Ngay sau khi các mẫu thử nghiệm đã được đặt trên một trong những tấm đĩa như mô tả ở trên, di chuyển các tấm đĩa cho đến khi khe hở giữa các tấm bằng với khe hở thí nghiệm cộng với khoảng hở cần để tạo phình cho mẫu, giảm dần khe hở giữa hai tấm để tạo ra sự phình cho mẫu nhựa đường. (Xem Điều 10.5 giảm dần khe hở để tạo ra sự phình). Cắt tỉa phần nhựa đường dư bằng cách dùng dụng cụ cắt tỉa (có gia nhiệt nóng) cắt xung quanh viền của các tấm đĩa để nhựa đường phủ kín bằng đúng với đường kính ngoài của tấm đĩa.
CHÚ THÍCH 23 - Dụng cụ cắt tỉa nên được giữ ở nhiệt độ vừa đủ để thuận tiện cho việc cắt mẫu, tránh quá nóng sẽ làm cháy cạnh mẫu hoặc lạnh quá sẽ làm đường cắt ở cạnh mẫu bị thô không đều hoặc bị hỏng.
CHÚ THÍCH 24 - Khe hở nên được đặt ở lúc bắt đầu nhiệt độ thí nghiệm (mục 1.1.1.1) hoặc ở giữa phạm vi dự kiến của nhiệt độ thí nghiệm (mục 11.1.2). Xem Mục 5 để được hướng dẫn về thiết lập khoảng hở. Thông thường, kết quả thí nghiệm đáng tin cậy có thể có được với một mẫu đơn thí nghiệm ở nhiệt độ khoảng 12oC, khi đó khoảng cách đó khoảng hở được xác định.
10.5 Tạo phình cho mẫu thử: Ngay sau khi cắt tỉa mẫu nhựa đường xong, giảm khoảng hở giữa hai tấm đĩa để hình thành một độ phình nhẹ ở phía viền bên ngoài của mẫu thử nghiệm. Khoảng hở cần thiết để tạo ra độ phình cho mẫu phụ thuộc vào các thông số đặc thù của thiết bị DSR và sự khác biệt giữa nhiệt độ khi cắt tỉa mẫu và nhiệt độ thử nghiệm. Các giá trị khoảng hở giữa hai tâm đĩa để tạo phình là 0,05 mm cho tấm đĩa chuẩn 25-mm và 0,10 mm cho tấm đĩa chuẩn 8 mm. Quy trình thử nghiệm để kiểm chứng giá trị khoảng cách phù hợp này để tạo ra một độ phình thích hợp được trình bày ở Phụ lục H, I và K.
CHÚ THÍCH 25 - Các mô đun cắt động được tính toán với giả thiết rằng đường kính mẫu thí nghiệm bằng với đường kính tấm đĩa. Nếu mẫu nhựa đường hình thành một bề mặt lõm ở cạnh bên ngoài của nó, giả thiết này sẽ không đúng và các mô đun số có giá trị thấp hơn dự kiến.
11.1 Đưa mẫu thử đến nhiệt độ thử nghiệm, với sai số ±0.1 oC.
CHÚ THÍCH 26 - Khe hở nên được đặt ở lúc bắt đầu nhiệt độ thí nghiệm (mục 11.1.1) hoặc ở giữa phạm vi dự kiến của nhiệt độ thí nghiệm (mục 11.1.2). Xem Mục 5 để được hướng dẫn về thiết lập khoảng hở. Thông thường, kết quả thí nghiệm đáng tin cậy có thể có được với một mẫu đơn, loại thí nghiệm với tấm đĩa từ 8 mm đến 25 mm ở nhiệt độ khoảng 12 oC. Tại đó khe hở được thiết lập.
11.1.1 Khi thí nghiệm nhựa đường theo tiêu chuẩn AASHTO M 320, chọn nhiệt độ thí nghiệm từ bảng trong tiêu chuẩn AASHTO M 320.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11.2 Thiết lập bộ thiết bị kiểm soát nhiệt độ ở nhiệt độ thí nghiệm cần thiết, bao gồm tất cả sự điều chỉnh tăng hoặc giảm nhiệt độ theo yêu cầu của Điều 9.4.4. Cho nhiệt độ đã được chỉ ra bởi RTD (Resistance Temperature Detection) đạt đến nhiệt độ cần thiết. Thí nghiệm chỉ được bắt đầu sau khi nhiệt độ vẫn giữ ở mức nhiệt độ yêu cầu với sai số ± 0,1 oC trong thời gian ít nhất 10 phút.
CHÚ THÍCH 27 - Không thể xác định thời gian cân bằng cụ thể phù hợp với thiết bị DSR được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác nhau. Các thiết kế (bể dung dịch tuần hoàn hoặc buồng khí) để duy trì nhiệt độ của cả hệ thống và nhiệt độ bắt đầu thí nghiệm số quyết định thời gian cần thiết để đạt được nhiệt độ thí nghiệm. Các phương pháp để xác định chính xác thời gian cân bằng nhiệt được mô tả trong Phụ lục M.
11.3 Chế độ khống chế biến dạng: Khi vận hành ở chế độ khống chế biến dạng, cần xác định giá trị biến dạng phù hợp với giá trị của mô đun cắt động. Khống chế sự biến dạng trong khoảng 20 % của giá trị mục tiêu được tính toán theo phương trình (2).
γ (%) = 12,0 / (G*)0,29
(2)
trong đó:
γ : biến dạng cắt, %,
G* : môđun cắt động, kPa.
11.3.1 Khi thí nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn AASHTO M 320, chọn giá trị biến dạng thích hợp từ Bảng 2. Phần mềm đi kèm với các thiết bị DSR sẽ tự động khống chế biến dạng mà không cần sự kiểm tra của người vận hành thiết bị.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Loại nhựa đường
kPa
Giá trị biến dạng (%)
Giá trị mục tiêu
Khoảng thay đổi
Chưa hóa già
1,0 G*/sin δ
12
9 đến 15
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2,2 G*/sin δ
10
8 đến 12
Sau hóa già bằng thiết bị PAV
5000 G*sin δ
1
0,8 đến 1,2
11.4 Chế độ khống chế ứng suất: Khi vận hành ở chế độ khống chế ứng suất, cần xác định giá trị ứng suất phù hợp với giá trị của mô đun cắt động. Khống chế giá trị ứng suất trong khoảng 20 % của giá trị mục tiêu được tính toán theo phương trình (3).
t = 12,0 (G*)0,71
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó:
t : ứng suất cắt, kPa;
G* : mô đun cắt động, kPa.
11.4.1 Khi thí nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn AASHTO M 320, chọn một giá trị ứng suất thích hợp từ Bảng 3. Phần mềm đi kèm với các thiết bị DSR sẽ tự động kiểm soát giá trị ứng suất mà không cần sự kiểm tra của người vận hành thiết bị.
Bảng 3 - Giá trị ứng suất mục tiêu
Loại nhựa đường
kPa
Giá trị ứng suất (kPa)
Giá trị mục tiêu
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chưa hóa già
1,0 G*/sin δ
0,12
0,09 đến 0,15
Sau hóa già bằng thiết bị RTFO
2,2 G*/sin δ
0,22
0,18 đến 0,26
Sau hóa già bằng thiết bị PAV
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
50
40 đến 60
11.5 Khi nhiệt độ đã được ổn định tại cấp thử nghiệm, thiết bị DSR tạo ra mô men xoắn thông qua tấm đĩa trên tác động vào mẫu gây lên biến dạng yêu cầu với tần số gốc 10 rad/s. Trong 10 chu kỳ đầu tiên (hoặc như theo quy định thực hiện từ 8 đến 16 chu kỳ) chưa ghi nhận các số liệu. Trong 10 chu kỳ tiếp theo (hoặc như theo quy định thực hiện từ 8 đến 16 chu kỳ) ghi nhận các số liệu thử nghiệm, tinh giản các số liệu (dùng phép biến đổi Furier nhanh (FFT)) và từ đó tính toán các giá trị mô đun cắt động và góc trễ pha. Có thể thực hiện nhiều lần đo để kiểm tra xem mẫu thử có chuẩn bị đúng quy cách không. Sự dính bám kém giữa các tấm đĩa và mẫu nhựa đường hoặc hoặc thay đổi cấu trúc bên trong mẫu nứt vỡ có thể làm giảm giá trị của các mô đun khi lặp lại trên các lần đo trên cùng một loại mẫu. Giá trị của các mô đun của một số nhựa đường có thể bị giảm khi chịu tác dụng liên tục nhiều lần của ứng suất cắt. Hệ thống thu nhận số liệu tự động nhận và tinh giản các dữ liệu khi nó hoạt động đúng quy cách. Khi tiến hành thí nghiệm với nhiều giá trị tần số, bắt đầu thí nghiệm ở tần số thấp nhất và tăng dần đến tần số cao nhất.
CHÚ THÍCH 28 - Tần số tiêu chuẩn là 10 rad/s được sử dụng khi kiểm tra nhựa đường cho phù hợp với AASHTO M 320.
11.6 Hệ thống thu nhận số liệu miêu tả trong Điều 6.1.4 tự động tính toán G* và δ từ số liệu thí nghiệm có được, khi nó hoạt động đúng quy cách.
11.7 Tiến hành thí nghiệm ngay sau khi chuẩn bị và cắt tỉa mẫu. Các thí nghiệm ở nhiệt độ tiếp theo nên được thực hiện càng nhanh càng tốt để giảm thiểu tác động của sự hóa cứng các phân tử hay hình thành các nhóm phân tử không đồng nhất trong cấu trúc của nhựa đường làm tăng trị số mô đun nếu mẫu thử bị giữ lâu trong lưu biến kế cắt động. Nếu tiến hành thí nghiệm mẫu thử trong một thời gian dài có thể làm tăng giá trị của mô đun. Khi thí nghiệm ở nhiều nhiệt độ, toàn bộ quá trình thí nghiệm cần được thực hiện trong vòng 4h.
12.1 Mô đun cắt động và góc trễ pha phụ thuộc vào độ lớn của biến dạng cắt. Hai giá trị này đối với nhựa đường thường và nhựa đường cải tiến đều giảm khi tăng biến dạng cắt như biểu diễn trên hình 4. Kết quả thí nghiệm bằng cách tăng dần dần ứng suất hoặc biến dạng cũng được biểu diễn như ở hình 4. Đối với những thí nghiệm thông thường không nhất thiết phải thí nghiệm trên cả miền biến dạng thay đổi. Tuy nhiên, để xác định các giới hạn của miền quan hệ tuyến tính thì tiến hành các thí nghiệm trên và vẽ biểu đồ.
12.2 Miền quan hệ tuyến tính có thể được xác định từ các biến dạng nhỏ tại đó giá trị mô đun độc lập tương đối với biến dạng cắt. Miền này này sẽ thay đổi theo độ lớn của các mô đun cắt động. Miền tuyến tính được xác định ứng với phạm vi từ giá trị biến dạng 0 đến giá trị mà tại đó các mô đun cắt động đạt ít nhất 95% giá trị mô đun khi biến dạng tiến về 0.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình 4 - Ví dụ về miền biến dạng tuyến tính
13.1 Báo cáo mẫu được nêu trong Phụ lục N. Mô tả đầy đủ về vật liệu được thử nghiệm bao gồm tên, phân cấp, và nguồn gốc.
13.2 Báo cáo cần mô tả các dụng cụ sử dụng cho thí nghiệm bao gồm cả số hiệu mô đen.
13.3 Các cấp biến dạng và ứng suất được quy định trong bảng 2 và bảng 3 là tiêu chuẩn tham chiếu chung và nằm trong vùng quan hệ tuyến tính của đường cong ứng suất biến dạng của nhựa đường thông thường và nhựa đường cải tiến. Một số trường hợp có thể có kết quả không tuyến tính trong vùng này. Khi đó, vẫn xác định các mô đun ứng với ứng suất hoặc biến dạng dự kiến nhưng cần nêu rõ điều kiện thí nghiệm là ngoài vùng tuyến tính.
13.4 Đối với mỗi thí nghiệm, cần báo cáo theo trình tự sau:
13.4.1 Đường kính tấm đĩa, sai số 0,1 mm và khe hở khi thử nghiệm giữa hai tấm đĩa, sai số 1 µm;
13.4.2 Nhiệt độ thí nghiệm, sai số 0,1oC;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13.4.4 Biên độ biến dạng, sai số 0,01 % hoặc mô men xoắn, sai số mN.m;
13.4.5 Mô đun cắt động (G*) cho 10 phép đo, tính theo kPa (lấy 3 chữ số sau dấu phẩy);
13.4.6 Góc trễ pha (δ) cho 10 chu kỳ của giai đoạn tiếp theo, sai số 0,1o;
13.4.7 G*/sinδ, sai số 0,01 kPa; hay G*sinδ, lấy số nguyên gần nhất.
14.1 Độ chụm - Các tiêu chí quy định để chấp nhận kết quả đã thu được của thí nghiệm cắt động theo phương pháp này được đưa ra trong Bảng 4.
14.1.1 Độ lặp lại- Trong cột 2 của Bảng 4 là các hệ số biến sai được tìm ra tương ứng với những điều kiện thử nghiệm ghi ở cột 1. Hai kết quả thu được từ cùng một phòng thí nghiệm, được thực hiện bởi cùng một thí nghiệm viên với cùng một thiết bị với khoảng thời gian giãn cách thực hiện là ngắn nhất được xem là không đạt yêu cầu khi sự chênh lệch giữa hai kết quả - được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với giá trị trung bình của hai kết quả- vượt quá giá trị quy định tại cột 3 của Bảng 4.
14.1.2 Độ tái lập - Trong cột 2 của Bảng 4 là các hệ số biến sai được tìm ra tương ứng với những điều kiện thử nghiệm ghi ở cột 1. Hai kết quả thu được bởi hai thí nghiệm viên tiến hành thử nghiệm trên cùng một loại vật liệu ở các phòng thí nghiệm khác nhau sẽ được xem là không đạt yêu cầu khi sự chênh lệch giữa hai kết quả - được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với giá trị trung bình của hai kết quả- vượt quá giá trị quy định tại cột 3 của Bảng 4.
Bảng 4 - Quy định độ chụm
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hệ số biến sai (1s%)a (% của giá trị trung bình)
Giới hạn chấp thuận của hai kết quả thử nghiệm (d2s%)a (% của giá trị trung bình)
Độ lặp lại:
Nhựa đường chưa hóa già: G*/sinδ (kPa)
2,3
6,4
Nhựa đường sau hóa già RTFO: G*/sinδ (kPa)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9,0
Nhựa đường sau hóa già PAV: G*.sinδ (kPa)
4,9
13,8
Độ tái lập:
Nhựa đường chưa hóa già: G*/sinδ (kPa)
6,0
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nhựa đường sau hóa già RTFO: G*/sinδ (kPa)
7,8
22,2
Nhựa đường sau hóa già PAV: G*.sinδ (kPa)
14,2
40,2
aNhững giá trị đại diện cho các giới hạn 1s% và d2s% được mô tả trong tiêu chuẩn ASTM C 670.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Kiểm tra về đặc trưng tuyến tính của nhựa đường
A.1 Phạm vi áp dụng
A.1.1 Công việc này được thực hiện để xác định xem nhựa đường không hóa già có ứng xử tuyến tính hay phi tuyến ở các cấp nhiệt độ khác nhau, ví dụ ở 52, 58, 64, 70, 76 hay 82oC. Việc xác định được đánh giá dựa trên sự thay đổi của mô đun cắt động ở tốc độ 10rad/s khi biến dạng tăng từ 2% đến 12%.
A.2 Trình tự
A.2.1 Công việc kiểm tra thiết bị DSR được thực hiện theo Điều 9 của tiêu chuẩn này.
A.2.2 Công việc chuẩn bị thiết bị DSR được thực hiện theo Điều 10 của tiêu chuẩn này.
A.2.3 Công việc chuẩn bị mẫu thử cho tấm đĩa 25 mm được thực hiện theo Điều 11 của tiêu chuẩn này. Nhiệt độ thí nghiệm là nhiệt độ cao của mác nhựa, ví dụ với nhựa PG64-16 thì nhiệt độ thí nghiệm là 64oC.
A.2.4 Xác định mô đun cắt động ở thời điểm biến dạng đạt 2% và 12% theo trình tự được diễn giải ở Điều 12 trừ những chú ý dưới đây. Luôn luôn tiến hành thí nghiệm với biến dạng thấp nhất rồi tiếp đến những biến dạng lớn hơn.
A.3 Đối với lưu biến kế có bộ phận khống chế độ biến dạng
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.4 Đối với lưu biến có bộ phận khống chế ứng suất, việc tính toán ứng suất ban đầu dựa trên mô đun cắt động (G*) và ứng suất cắt (t) được xác định ở cấp nhiệt độ cao hơn cả các cấp nhiệt độ của nhựa đường. Tại nhiệt độ ấy, mô đun cắt động (G*) sẽ lớn hơn hoặc bằng 1,00 kPa và ứng suất cắt (t) sẽ nằm trong khoảng 0,090 kPa và 0,150 kPa (xem Bảng 3). Tính ứng suất ban đầu là t/6,00 kPa và tăng dần ứng suất cắt theo 5 cấp của t/6,00 kPa.
CHÚ THÍCH: Ví dụ tính toán - Ví dụ có một nhựa đường ở cấp PG 64-22 với G*=1.29 kPa ở 64oC và t=0,135 kPa, ứng suất cắt ban đầu sẽ là 1,35 kPa/6=0,225 kPa. Thử nghiệm tại 0,225; 0,45; 0,675; 0,900; 1,13 và 1,35kPa, trong đó ứng suất ban đầu là 0,225 kPa.
A.5 Biểu đồ mô đun cắt động - biến dạng
Vẽ biểu đồ mối quan hệ giữa mô đun cắt động và phần trăm biến dạng như được biểu diễn ở Hình 4. Từ biểu đồ xác định được mô đun cắt động ở thời điểm khi biến dạng đạt 2% và 12%.
A.6 Tính toán
A.6.1 Tính toán tỉ số mô đun bằng mô đun cắt động khi biến dạng đạt 12% chia cho mô đun cắt động khi biến dạng đạt 2%.
A.7 Báo cáo
A.7.1 Báo cáo các hạng mục sau:
A.7.1.1 Giá trị môđun cắt động làm tròn đến ba chữ số sau dấu phẩy.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.7.1.3 Tần số, độ chính xác 0,1 rad/s.
A.7.1.4 Tỉ số mô đun bằng mô đun cắt động khi biến dạng đạt 12% chia cho mô đun cắt động khi biến dạng đạt 2%.
A.8 Diễn giải kết quả
Các phép đo được thực hiện trong phạm vi phi tuyến nếu tỉ số mô đun tính toán được (theo Điều A.1.1) nhỏ hơn 0,900 và tuyến tính nếu lớn hơn hoặc bằng 0,900. Nếu kết quả sau thí nghiệm được xác định là trong phạm vi phi tuyến của vật liệu thì kết quả sẽ được coi là không hợp lệ về cấp đặc tính của nhựa đường theo tiêu chuẩn AASHTO M 320.
(tham khảo)
B.1 Biểu đồ kiểm soát
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Biểu đồ kiểm soát chất lượng đơn giản là một hình vẽ sinh động trình bày các số liệu thí nghiệm theo thời gian. Bằng cách biểu diễn số liệu thí nghiệm nhựa đường trên biểu đồ kiểm soát sẽ dễ dàng nhận thấy khi:
- Các phép đo được kiểm soát tốt và các thiết bị cùng thí nghiệm viên vận hành đúng quy cách.
- Các phép đo bắt đầu không ổn định theo thời gian có thể là dấu hiệu cho thấy có vấn đề ở thiết bị hoặc ở người làm thí nghiệm.
- Các thông số thí nghiệm nhựa đường thường là giá trị trung bình, trong khoảng các giá trị tham khảo đề xuất.
Có sẵn nhiều phần mềm dùng để tạo và lưu trữ các biểu đồ kiểm soát. Có thể dùng một số công cụ phân tích thống kê để tạo biểu đồ kiểm soát. Có thể dùng các dạng bảng tính như Microsoft Excel hoặc được lập thủ công để tạo các biểu đồ kiểm soát này.
B.2 Sự cẩn thận trong việc chọn dữ liệu
B.2.1 Dữ liệu được sử dụng để tạo biểu đồ kiểm soát cần được chọn cẩn thận. Cần lựa chọn một cách ngẫu nhiên các đại lượng cũng nhưng cũng không nên quá phức tạp đến mức không cần thiết.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.1 Nguồn số liệu của biểu đồ kiểm soát được minh họa trong Bảng C.1 khi sử dụng các dữ liệu đã được thẩm tra thu được từ thí nghiệm DSR. Các dữ liệu đã được thẩm tra khác của DSR phù hợp cho một biểu đồ kiểm soát chất lượng bao gồm các phép đo xác định nhiệt độ điều chỉnh, hiệu chỉnh nhiệt kế điện tử và lưu trữ dữ liệu từ mẫu nhựa đường tham chiếu. Trong ví dụ này, độ nhớt của chất lỏng chuẩn là 271 Pa.s; do đó giá trị tính toán cho G* là 2,71 kPa. Giá trị ấy của G* được gán là "G* từ chất lỏng chuẩn" trong hình C.1. Phòng thí nghiệm cần đạt giá trị này gần với giá trị trung bình nếu không có sai số hệ thống của phòng thí nghiệm.
Bảng C.1 Số liệu thí nghiệm
Tuần
G* (kPa) đo được
1
2,83
2
2,82
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2,77
4
2,72
5
2,69
6
2,72
7
2,77
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2,75
9
2,71
10
2,82
11
2,66
12
2,69
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2,75
14
2,69
15
2,73
16
2,77
17
2,72
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2,67
19
2,66
20
2,78
21
2,74
22
2,69
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2,73
Độ lệch chuẩn (SD)
0,051
Hộ số biến sai (CV) %
1,86
C.2 So sánh giá trị G* trung bình thí nghiệm 22 tuần với giá trị tính toán được từ chất lỏng chuẩn.
C.2.1 Giá trị trung bình đo được trong 22 tuần được gọi là "Giá trị trung bình thí nghiệm 22 tuần" (Xem Hình C.1). Sau 22 tuần thí nghiệm, giá trị trung bình là 2,73 kPa. Giá trị này được so sánh với giá trị tham chiếu được tính toán là 2,71 kPa, độ sai khác chỉ có 0,7%. Như vậy đã có một chút sai số thí nghiệm trong dữ liệu này.
C.3 So sánh hệ số biến sai (CV) của kết quả đo trong phòng thí nghiệm với CV của thuật toán Round Robin.
C.3.1 Từ một kết quả nghiên cứu theo thuật toán Round Robin có được độ lệch chuẩn trong phòng thí nghiệm (d1s) cho một chất lỏng là 0,045 (CV = 1,67%). Độ lệch chuẩn cho giá trị đo G* sau 22 tuần là 0,051 (CV = 1,86%) được đem so với 0,045 (CV = 1,67%) có được theo thuật toán Round Robin. Tuy nhiên cần thấy rõ là giá trị trị CV sau 22 tuần (1,86%) là đã tính đến sự thay đổi theo thời gian, mà một phần sai lệch này không được kể đến trong giá trị d1s của thuật toán Round Robin. Dựa trên thông tin này thì sự sai khác trong các phép đo ở phòng thí nghiệm là chấp nhận được.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.4.1 Trong hình C.1, đường nét liền (-) biểu thị giá trị G* được tính từ chất lỏng chuẩn. Còn đường nét ngang đứt (- - - -) biểu thị giá trị G* tính từ G* chất lỏng chuẩn ±2 d1s (d1s là giá trị tính từ thuật toán Round Robin). Giá trị tham chiếu tính toán cho chất lỏng là 2,71 kPa và độ lệch chuẩn là 0,045. Do đó với độ lệch 2 d1s sẽ cho kết quả là:
2,71 kPa ± (2).(0,045) = 2,80 kPa, 2,62 kPa
Nếu các quá trình thí nghiệm được kiểm soát, các thiết bị thí nghiệm được hiệu chỉnh và không có sai số hệ thống của phòng thí nghiệm thì 95% các số đo G* phải nằm trong giới hạn 2,62 kPa và 2,80 kPa. Các số đo có giá trị nằm ngoài miền này là không hợp lệ và cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra các giá trị không hợp lệ này. Các giá trị không hợp lệ có thể là kết quả từ sai số hệ thống của phòng thí nghiệm hoặc từ nhiều phép thử khác nhau. Phép đo ở tuần thứ 10 trên hình C.1 nằm ngoài giới hạn ±2 d1s, như vậy cần tìm hiểu nguyên nhân.
Nếu một phép đo lệch khỏi giá trị mục tiêu, trong trường hợp này là giá trị G* của chất lỏng chuẩn, nằm ngoài phạm vi ±3 d1s thì cần tiến hành hiệu chỉnh và cần tìm hiểu nguyên nhân và để khắc phục các giá trị không hợp lệ này. Nếu các thiết bị được kiểm soát và hiệu chỉnh đúng và các quá trình tiến hành trong thí nghiệm được kiểm tra cẩn thận thì các giá trị nằm trong giới hạn ± 3 d1s số đạt được 99,7%.
C.5 Biểu diễn xu hướng các giá trị đo được
C.5.1 Các biểu đồ kiểm soát có thể dùng để xác định xu hướng ổn định của số liệu thí nghiệm. Ví dụ, từ tuần 1 đến tuần 5, có thể quan sát được độ ổn định giảm trong các giá trị đo. Cần xác định nguyên nhân của xu hướng này.
♦
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Giá trị đo được
G* từ chất lỏng tham chiếu ± 2d1s
G* từ chất lỏng tham chiếu
Giá trị trung bình thí nghiệm 22 tuần
Hình C.1. Biểu đồ kiểm soát
(Quy định)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
D.1 Nguồn gốc chất lỏng tham chuẩn
D.2 Chất lỏng chuẩn dùng để hiệu chuẩn thiết bị DSR là một hợp chất polyme hữu cơ được sản xuất bởi công ty Cannon Intrusment Company ví dụ như dầu nhớt tiêu chuẩn N2700000SP. Độ nhớt của chất lỏng được xác định từ NIST- thiết bị đo nhớt kiểu mao dẫn, đạt khoảng 270Pa.s ở 64oC:
Tuy nhiên, độ nhớt của chất lỏng thay đổi từ lô này sang lô khác. Độ nhớt từng lô chất lỏng được in trên nhãn dán vào bình chứa.
(tham khảo)
Một số lưu ý khi sử dụng chất lỏng chuẩn
- Không sử dụng chất lỏng để kiểm tra độ chính xác của việc đo góc trễ pha.
- Không được làm nóng chất lỏng vì khi đó làm thay đổi độ nhớt của chất lỏng.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Không sử dụng chất lỏng để hiệu chỉnh đầu đo mô men xoắn.
- Khi thí nghiệm ở tần số 10 rad/s, thì nhiệt độ của chất lỏng chuẩn phải từ 64oC trở lên. Ở nhiệt độ thấp, chất lỏng ở giai đoạn đàn hồi - nhớt, do đó độ nhớt η theo nhà sản xuất Cannon số không phù hợp với độ nhớt phức hợp η* = G*/10 rad/s được xác định từ thí nghiệm.
- Bọt khí có trong chất lỏng có ảnh hưởng lớn đến giá trị của G*. Chất lỏng trong các bình chứa không được chứa các bọt khí, và khi chuẩn bị mẫu tránh không để xuất hiện bọt khí. Công tác chuẩn bị mẫu được nói đến ở Phụ lục G.
(Quy định)
Tính toán G* từ thí nghiệm độ nhớt ổn định
F.1 Trong các phương pháp khác nhau dùng để chuyển đổi giữa độ nhớt động lực học và độ nhớt ổn định của vật liệu polyme thì quy tắc thực nghiệm Cox-Merz là phổ biến nhất. Công thức gần đúng như sau:
G*/ω ≈ η
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó:
G* là môđun cắt động,
ω là tần số góc (rad/s),
η độ nhớt mao dẫn độc lập với tốc độ cắt theo công bố của nhà cung cấp chất lỏng chuẩn.
Để áp dụng công thức này phép đo phải trong miền (vùng) nhớt khi góc trễ pha gần 90 độ. Giá trị của mô đun cắt động bằng 10 lần giá trị của độ nhớt mao dẫn. Ví dụ, nếu độ nhớt mao dẫn là 270.000 mPa.s thì môđun cắt động bằng:
G*, kPa (270.000 mPa.s)(1 kPa/1.000.000 mPa)(10 rad/s) = 2,70 kPa.rad
(F.2)
Chất lỏng chuẩn hoạt động như chất lỏng nhớt ở từ 64oC trở lên và cho phép tính gần chính xác G* ở 64oC. Khi nhiệt độ dưới 58oC chất lỏng sẽ cho ra giá trị G* không chính xác với sai số tăng lên khi nhiệt độ đạt từ 64oC. Ở nhiệt độ 64oC và cao hơn, tỉ số G* chia cho tần số (rad/s) phải sai khác nhỏ hơn 3% so với độ nhớt được in trên nhãn bình đựng sản phẩm. Trong trường hợp này việc hiệu chuẩn mômen xoắn là không cần thiết.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(Quy định)
Các phương pháp phết chất lỏng lên tấm đĩa để thí nghiệm
G.1 Có ba phương pháp khác nhau để phết chất lỏng lên tấm đĩa.
G.2 Phương pháp dùng đũa thủy tinh (Điều G.1), dùng thìa (Điều G.4) và phương pháp đổ trực tiếp lên đĩa thí nghiệm (Điều G.6).
G.3 Phương pháp dùng đũa thủy tinh (Xem Hình G.1)
Bước 1: Nhúng đũa thủy tinh vào trong chất lỏng và xoay đũa.
Bước 2: Rút đũa ra khỏi chất lỏng một cách từ từ, vừa rút vừa tiếp tục xoay đũa, giữ một lượng nhỏ chất lỏng trên đũa.
Bước 3: Chạm lượng chất lỏng ở trên đũa thủy tinh vào tấm đĩa để phết chất lỏng từ đũa sang tấm đĩa.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
G.4 Phương pháp dùng thìa (Xem hình G.2)
G.5 Có thể dùng thìa để phết chất lỏng. Đây là phương pháp khó nhất trong 3 phương pháp và nên hạn chế sử dụng phương pháp này.
Bước 1: Dùng thìa để lấy chất lỏng một cách cẩn thận từ trong bình chứa, tránh làm xuất hiện bọt khí trong chất lỏng.
Bước 2: Trét (miết) chất lỏng trên thìa lên tấm đĩa.
Bước 3: Cắt lượng chất lỏng bằng thìa bằng cách cắt chéo thìa ngang qua cạnh của tấm đĩa.
Hình G.2 - Sử dụng thìa phết chất lỏng lên đĩa.
G.6 Phương pháp đổ trực tiếp (Hình G.3)
Sử dụng phương pháp này nếu thiết bị lưu biến cắt động được trang bị các tấm đĩa có thể tháo lắp mà không ảnh hưởng đến khe hở tiêu chuẩn.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bước 2: Nhấc tấm đĩa ra và khi đó sẽ có một lượng nhỏ chất lỏng dính theo trên mặt tấm đĩa.
Bước 3: Đảo ngược tấm đĩa để cho chất lỏng chảy ra thành dạng hình nấm.
Hình G.3 - Phương pháp đổ trực tiếp để phết chất lỏng lên đĩa
Chỉnh mẫu chất lỏng tiêu chuẩn để hình thành độ phình của mẫu chất lỏng giữa hai tấm đĩa ngay lập tức cắt tỉa mẫu tiến hành theo các bước mô tả trong Điều 10.5.
Tiến hành kiểm tra mẫu chất lỏng tiêu chuẩn và tiến hành thí nghiệm theo Điều 11.
(Quy định)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
H.1 Cần đo chính xác đường kính mẫu.
H.2 Độ chính xác của thí nghiệm DRS phụ thuộc nhiều vào việc đo chính xác đường kính của mẫu thử. Đường kính mẫu thử nghiệm được giả định là bằng với đường kính các tấm đĩa thí nghiệm. Với giả định này, việc cắt gọt nhựa đường dư thừa và quá trình khép khe hở để tạo ra một độ phình nhẹ trong mẫu thử là bước quyết định trong quá trình tiến hành thí nghiệm DSR. Khi khe hở này bị khép theo kích thước cuối cùng, chỗ phình phải có kích thước đủ để bù đắp cho bất kỳ co ngót nào trong nhựa đường và do đó tránh hình thành một bề mặt lõm như trên hình H.1. Đường kính của các mẫu thử trong hình H.1, là d, không phải là d '- đường kính của tấm đĩa. Giá trị mô đun G* được tính toán theo phương trình sau:
(H.1)
trong đó:
G* : mô đun cắt động;
t : mômen tác dụng lên mẫu thí nghiệm;
h : chiều dày mẫu thí nghiệm;
Q : góc quay, radian;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình H.1 - Bề mặt lõm sau khi cắt tỉa do khép khe hở không đủ.
Hình H.2 - Độ phình phù hợp
H.3 Theo phương trình H.1, môđun phụ thuộc nhiều vào bán kính (hoặc đường kính) theo lũy thừa bậc bốn. Do đó, khi bề mặt bên ngoài của mẫu thử nghiệm bị lõm nhỏ, như biểu diễn trên hình H.1, sẽ có một ảnh hưởng lớn đến các kết quả đo mô đun vì đường kính mẫu thử bé hơn so với đường kính tấm đĩa. Ở một độ lõm nhất định của mẫu thử nghiệm, sự ảnh hưởng tới kết quả giá trị mô đun đối với tấm đĩa có đường kính chuẩn 8mm là lớn hơn đối với tấm đĩa có đường kính chuẩn 25 mm. Kết quả mong muốn hơn cả là mẫu có một độ phình nhẹ như hình H.2. Ứng suất cắt không được truyền trực tiếp từ tấm đĩa tới chỗ nhựa đường phình ra, do đó, ảnh hưởng do sự phình nhẹ tới đại lượng mô đun là ít hơn nhiều so với khi mẫu có độ lõm nhỏ. Các sai số trong đường kính của mẫu thử nghiệm sẽ không ảnh hưởng đến giá trị đo của góc trễ pha.
(tham khảo)
Các giá trị kiến nghị của khoảng khe hở khép lại
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chỗ phình ra thích hợp và không thích hợp được thể hiện từ hình K.1 đến hình K.3. Một kính lúp là hữu ích cho việc kiểm tra hình dạng của chỗ phình ra.
(tham khảo)
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển độ phình
K.1 Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự hình thành độ phình ở nhiệt độ thí nghiệm. Bao gồm:
- Khoảng khép khe hở được sử dụng tạo độ phình.
- Sự khác biệt về nhiệt độ giữa nhiệt độ khi cắt gọt, nhiệt độ mà độ phình được tạo ra, và nhiệt độ thí nghiệm.
- Đặc tính co giãn theo nhiệt độ của lưu biến kế cắt động.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bề mặt lõm xuất hiện nhiều hơn ở nhiệt độ trung bình so với ở nhiệt độ thử nghiệm cao (tấm đĩa có đường kính 8 mm xuất hiện nhiều hơn ở tấm đĩa có đường kính 25 mm). Trong thực tế, tại nhiệt độ rất cao rất nhiều vật liệu có thể bị ép từ các tấm đĩa như ở hình K.3. Cần phải tránh trạng thái này, và có thể yêu cầu khoảng khép khe hở hơi nhỏ hơn các giá trị khuyến nghị.
Hình K.1 - Độ phình phù hợp.
Hình K.2 - Độ phình bị lõm vào.
Hình K.3 - Phình ra nhiều.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Xác định thời gian đạt ổn định nhiệt
L.1 Lý do cần xác định thời gian cần thiết để đạt ổn định nhiệt:
L.1.1 Sau khi mẫu thử đã được đặt vào thiết bị DSR, phải mất một thời gian cho nhựa đường giữa các tấm đĩa đạt được trạng thái ổn định nhiệt. Do gradient nhiệt trong các tấm đĩa và mẫu thử nghiệm, có thể mất nhiều thời gian hơn để mẫu thử đạt đến trạng thái ổn định nhiệt so với thời gian được chỉ ra bởi nhiệt kế DSR. Vì vậy, việc xác định theo thực nghiệm thời gian để mẫu thử nghiệm đạt tới ổn định nhiệt là cần thiết.
L.1.2 Thời gian cần thiết để có được trạng thái cân bằng nhiệt khác nhau với mỗi lưu biến kế cắt động khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để ổn định nhiệt bao gồm:
L.1.3 Thiết kế của lưu biến kế cắt động và môi trường không khí hoặc chất lỏng được sử dụng để làm nóng/ làm mát;
L.1.4 Sự khác biệt giữa nhiệt độ môi trường và nhiệt độ thử nghiệm, khác nhau khi thử nghiệm dưới nhiệt độ phòng, và trên nhiệt độ phòng;
L.1.5 Sự khác biệt về nhiệt độ giữa khi cắt gọt và nhiệt độ khi thử nghiệm; và
L.1.6 Kích thước tấm đĩa, khác nhau giữa tấm đĩa có đường kính chuẩn 8 mm và 25 mm.
L.2 Không thể xác định chính xác, cụ thể cho mọi trường hợp thời gian cần thiết để đạt được trạng thái ổn định (cân bằng) nhiệt. Ví dụ, trạng thái ổn định nhiệt của lưu biến kế cắt động được kiểm soát bằng chất lỏng nhanh hơn nhiều so với lưu biến kế được kiểm soát bằng không khí lạnh. Điều này đòi hỏi thời gian để cân bằng nhiệt cần được thiết lập cho từng lưu biến kế cắt động, quá trình cắt tỉa xung quanh mẫu, nhiệt độ thử nghiệm, và các điều kiện thử nghiệm khác nhau.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(tham khảo)
Phương pháp xác định thời gian yêu cầu để đạt ổn định nhiệt
M.1 Dự báo đáng tin cậy về thời gian cần thiết để đạt ổn định nhiệt có thể có được bằng cách theo dõi nhiệt độ lưu biến kế cắt động và các mô đun động của một mẫu được đặt giữa hai tấm đĩa. Bởi vì mô đun rất nhạy cảm với nhiệt độ, nó là một chỉ số rất quan trọng của trạng thái ổn định nhiệt. Quá trình sau đây được khuyến cáo cho việc thiết lập thời gian để đạt ổn định nhiệt:
M.2 Đặt một mẫu nhựa đường vào thiết bị DSR và cắt tỉa theo cách thông thường. Tạo độ phình và đưa buồng thí nghiệm hoặc chất lỏng tới nhiệt độ thí nghiệm.
M.3 Điều khiển lưu biến kế cắt động trong chế độ liên tục ở mức 10 rad/s, sử dụng một nhựa đường chưa cải tiến - điều này không làm thay đổi giá trị mô đun khi lặp lại việc cắt mẫu. Sử dụng các giá trị biến dạng nhỏ nhất số cho kết quả có độ chính xác tốt.
M.4 Ghi lại giá trị mô đun trong những khoảng thời gian 30 s, và vẽ biểu đồ mô đun với thời gian (Hình M.1).
M.5 Thời gian để đạt được trạng thái ổn định nhiệt là thời gian cần thiết để đạt được một giá trị mô đun không đổi. Thông thường, thời gian này sẽ lớn hơn so với thời gian đọc được ở trên nhiệt kế của thiết bị DSR.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
M.6. Vì thời gian cần thiết để đạt được trạng thái ổn định nhiệt sẽ thay đổi cùng với nhiệt độ thí nghiệm và các điều kiện thử nghiệm, nên thời gian để đạt ổn định nhiệt cần được thiết lập riêng cho cả nhiệt độ trung bình và nhiệt độ cao. Một khi thời gian cần để đạt ổn định nhiệt được thiết lập, thì nó sẽ không cần được thiết lập lại, trừ khi điều kiện thử nghiệm thay đổi.
(tham khảo)
Thông tin chung:
Hạng mục
Các dữ liệu nhóm 1
Hạng mục
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tên người thí nghiệm
24 chữ cái và số
Ngày thí nghiệm ( ngày /tháng /năm)
---/----/---
Kí hiệu mẫu thí nghiệm:
18 chữ cái
Thời gian thí nghiệm ( giờ.phút)
---:----,---
Kí hiệu thứ tự tên dự án
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nhà sản xuất DSR:
12 chữ cái và số
Tên File
12 chữ cái và số
Model DSR:
12 chữ cái và số
Đường kính tâm đĩa, độ chính xác 0,01 mm:
00,00
Số sêri hoặc kí hiệu nhận dáng khác của DSR:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tần số thí nghiệm, rad/s
00,00
Phiên bản phần mềm:
12 chữ cái và số
Khoảng hở hai tấm đĩa, 0,01 mm
00,00
Kết quả thí nghiệm các cấp đặc tính nhựa (mỗi cột dành cho mỗi nhiệt độ thí nghiệm):
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các dữ liệu nhóm 3
Các dữ liệu nhóm 4
Các dữ liệu nhóm 5
Các dữ liệu nhóm 6
Nhiệt độ mẫu thí nghiệm; 0,1oC
0,00
0,00
0,00
0,00
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,00
0,00
0,00
0,00
Biên độ ứng suất, kPa
0,00
0,00
0,00
0,00
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,00
0,00
0,00
0,00
Mô đun cắt động, G, kPa
0,00
0,00
0,00
0,00
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
00,0
00,0
00,0
00,0
Môđun cắt động /sin (góc trễ pha (δ))
0,00
0,00
0,00
0,00
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
00,0
00,0
00,0
00,0
Nhận xét chung các kết quả đo phần mềm DSR xuất ra (Ví dụ: "Vật liệu này đạt yêu cầu")
Ở cuối tập tin, một bình luận gồm 276 chữ số dành cho người điều khiển máy. Những điều này do phần mềm DSR xuất ra.
Kết quả thí nghiệm xác định quan hệ tuyến tính:
Các đại lượng
Các dữ liệu nhóm 7
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nhiệt độ mẫu thí nghiệm: 0,1oC
0,00
Hiệu chỉnh nhiệt độ tại nhiệt độ thí nghiệm; 0,1 oC
0,00
Các dữ liệu nhóm 8
Các dữ liệu nhóm 9
Các dữ liệu nhóm 10
Các dữ liệu nhóm 11
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các dữ liệu nhóm 13
Các đại lượng
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
Biên độ ứng suất, kPa
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
Biên độ biến dạng, %
0,00
0,00
0,00
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,00
0,00
Môđun cắt động, G, kPa
0,00
00,0
00,0
00,0
00,0
00,0
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
00,0
00,0
00,0
00,0
00,0
00,0
Ở cuối tập tin, một bình luận gồm 276 chữ và số dành cho người điều khiển máy, và bình luận do phần mềm DSR, nếu có.
Mục Lục
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Tóm tắt phương pháp
5 Ý nghĩa và ứng dụng
6 Thiết bị
7 Các quy định về an toàn
8 Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm
9 Kiểm tra và hiệu chuẩn
10 Lấy mẫu và chế bị mẫu
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
12 Giải thích kết quả
13 Báo cáo
14 Độ chụm
PHỤ LỤC A
Kiểm tra vè đặc trưng tuyến tính của nhựa đường
PHỤ LỤC B
Biểu đồ kiểm soát
PHỤ LỤC C
Ví dụ
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sử dụng chất lỏng chuẩn
PHỤ LỤC E
Một số lưu ý khi sử dụng chất lỏng chuẩn
PHỤ LỤC F
Tính toán G* từ thí nghiệm độ nhớt ổn định
PHỤ LỤC G
Các phương pháp phết chất lỏng lên tấm đĩa để thí nghiệm
PHỤ LỤC H
Lựa chọn khoảng khe hở giữa hai tấm đĩa để đạt được độ phình cho mẫu
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các giá trị kiến nghị của khoảng khe hở khép lại
PHỤ LỤC K
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển độ phình
PHỤ LỤC L
Xác định thời gian đạt ổn định nhiệt
PHỤ LỤC M
Phương pháp xác định thời gian yêu cầu để đạt ổn định nhiệt
PHỤ LỤC N
Mẫu báo cáo
...
...
...
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11808:2017 về Nhựa đường - Xác định các đặc tính lưu biến bằng lưu biến kế cắt động
Số hiệu: | TCVN11808:2017 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11808:2017 về Nhựa đường - Xác định các đặc tính lưu biến bằng lưu biến kế cắt động
Chưa có Video