Dạng hư hỏng |
Thời gian không phát hiện được hư hỏng trong MTBF - giờ |
Thời gian phát hiện được hư hỏng trong MTBF - giờ |
a |
600 000 |
60 000 |
b |
300 000 |
30 000 |
c |
12 000 |
N/A (không có) |
Ghi chú:
a - Hư hỏng toàn hệ thống theo ngày ghi chép hoặc có nhiều hơn một kênh dữ liệu ghi được bị sai;
b - Một thông số ghi chép bị lỗi lặp lại, hoặc không ghi được;
c - Các lỗi dữ liệu bị gián đoạn (trong không quá một chu kỳ lấy mẫu).
MTBF - Thời gian trung bình giữa các lần hư hỏng
(Tham khảo)
B.1 Bổ sung các chức năng sau để phân tích nhằm:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Xác nhận các chỉ thị được đưa đến cho nhân viên trên tàu qua các hệ thống trên đoàn tàu;
c) Giảm các tính toán/các giả thiết sau đó được yêu cầu trong quá trình phân tích sự cố, tai nạn.
B.1.1 Các hoạt động điều khiển của lái tàu để thử nghiệm các hệ thống kiểm soát đoàn tàu và các hệ thống an toàn. Ví dụ: thử nghiệm khả năng hãm liên tục, thử nghiệm cảnh báo hỏa hoạn, thử nghiệm thiết bị an toàn lái tàu DSD... đặc biệt trong quá trình chỉnh bị (mục B.1 a, c).
B.1.2 Thực hiện thủ công hãm hoặc nhả hãm phương tiện hoặc hãm đỗ đoàn tàu (mục B.1 a, c).
B.1.3 Vị trí của tay ga và tay gạt đảo chiều.
B.1.4 Hoạt động điều khiển tốc độ của lái tàu (mục B.1 a).
B.1.5 Hoạt động của các thiết bị cảnh báo âm thanh yêu cầu tác động của lái tàu và các hoạt động tiếp theo. Ví dụ: bộ cảnh báo chống ngủ gật (mục B.1 a, b, c).
B.1.6 Sự hoạt động của lái tàu điều khiển tăng lực kéo đoàn tàu hoặc khi có các hư hỏng của đoàn tàu (mục B.1 a, c).
B.1.7 Hoạt động của lái tàu điều khiển Thiết bị an toàn của lái tàu (DSD) (mục B.1 a, c).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.1.9 Lực hãm động năng được thể hiện đúng như hiển thị trên thiết bị tại buồng lái (mục B.1 b), c).
B.1.10 Tín hiệu tốc độ thứ hai được lấy từ máy tính ở trên tàu, nếu đồng hồ tốc độ ở buồng lái kết nối trực tiếp với tín hiệu tốc độ được giám sát ở hệ thống bảo vệ đoàn tàu tự động ATP (mục B. 1 b, c).
B.1.11 Việc sử dụng các cần gạt nước (mục B.1 a, c).
B.2 Khi sử dụng nguồn thời gian bên ngoài Thiết bị, nên xem xét tới tác động của việc ghi thời gian liên tục có làm cho nguồn sau đó trở nên không thể sử dụng được nữa. Khi có nhiều Thiết bị được lắp trên đoàn tàu để ghi đồng thời, các đồng hồ thời gian ở bên trong Thiết bị nên được đồng bộ với nhau để hỗ trợ cho việc phân tích.
B.3 Nguồn cấp điện cho Thiết bị phải được lấy từ ắc quy của phương tiện, để khi mất nguồn của đoàn tàu hoặc phương tiện, Thiết bị vẫn tiếp tục ghi dữ liệu cho tới khi ắc quy không thể cấp điện an toàn.
B.4 Không nên lựa chọn hướng chạy của đoàn tàu theo vị trí lựa chọn hướng di chuyển của thiết bị đảo chiều, đặc biệt khi đoàn tàu chạy ngược đầu.
B.5 Nhập dữ liệu
Việc nhập dữ liệu do lái tàu thực hiện ở mỗi buồng lái điều khiển. Khuyến nghị Thiết bị có các tính năng sau:
B.5.1 Kết hợp việc nhập dữ liệu cho Thiết bị với nhập dữ liệu về ATP nếu có.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.5.3 Có màn hình hiển thị để hiển thị dữ liệu nhập vào như thời gian và các thông số khác.
B.5.4 Có đầu đọc thẻ từ để nhập số hiệu của lái tàu.
B.5.5 Có chỉ thị cho lái làu theo quy định.
B.5.6 Có hệ thống bảo vệ truy cập để cho phép chỉ những người có thẩm quyền được thực hiện nhập dữ liệu, xuất dữ liệu hoặc các chức năng khác theo yêu cầu cho việc thiết lập hoặc bảo trì hệ thống.
B.6 Truyền dữ liệu
Có hai phương pháp truyền dữ liệu như sau:
B.6.1 Phương pháp truyền dữ liệu thứ nhất được khuyến nghị sử dụng một thẻ nhớ trong bộ phận giao diện của lái tàu. Thiết bị có thể truyền dữ liệu từ thẻ nhớ tới máy tính cá nhân để phân tích và có thể sao chép dữ liệu bằng USB.
B.6.2 Phương pháp truyền dữ liệu thứ hai được khuyến nghị là sử dụng một máy tính cá nhân có giao diện kết nối trực tiếp với Thiết bị hoặc kết nối từ xa.
B.6.3 Việc truyền dữ liệu cho thiết bị nhận không nên quá 2 phút. Khi thiết bị nhận đã chứa gần hết bộ nhớ dữ liệu, cần có báo hiệu ở trên màn hình hiển thị cho lái tàu để xác nhận trước khi dữ liệu bị xóa hoặc chép đè.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.7 Phân tích dữ liệu
B.7.1 Cần xem xét cơ sở dữ liệu thống kê trong các phân tích cơ sở để đưa ra được số liệu thống kê về chức năng kỹ thuật số hoặc tương tự.
B.7.2 Để giảm bớt số lượng kênh nhập đầu vào, có thể tạo ra các chức năng bổ sung bằng cách kết hợp một hoặc nhiều chức năng được ghi lại trong hệ thống xử lý dữ liệu Thiết bị hoặc phần mềm phân tích.
B.7.3 Dữ liệu tình huống an toàn - Khuyến nghị hệ thống Thiết bị theo dõi các tình huống an toàn để cho phép điều tra các sự cố liên quan tới an toàn thường được ghi đè sau 8 giờ vận hành. Khi xuất hiện một tình huống an toàn, giá trị hoặc tình trạng của tất cả các chức năng được theo dõi nên được ghi lại trong ít nhất 30 giây trước tình huống và trong một khoảng thời gian được người sử dụng quy định là khoảng 180 giây sau tình huống, và được duy trì trong khoảng thời gian ít nhất 30 ngày sau khi mất nguồn cấp Thiết bị.
B.8 Khuyến nghị Thiết bị có thể cấp đầu ra cho hệ thống radio đoàn tàu để truyền thông điệp cảnh báo khẩn cấp “Kiểm soát vận hành” sau khi xuất hiện tình huống an toàn.
B.9 Giám sát và đánh giá sự hoạt động của lái tàu - Có thể sử dụng các dữ liệu sẵn có để hỗ trợ cho việc đánh giá thường xuyên đối với sự hoạt động và năng lực của lái tàu. Dữ liệu có thể được sử dụng để phân tích kỹ năng lái tàu để xem xét việc sử dụng đúng quy trình và xử lý đúng kỹ thuật, hỗ trợ cho các thao tác xử lý đoàn tàu trong điều kiện thời tiết bất lợi.
...
...
...
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11390:2016 về Phương tiện giao thông đường sắt - Yêu cầu kỹ thuật của thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu đoàn tàu
Số hiệu: | TCVN11390:2016 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11390:2016 về Phương tiện giao thông đường sắt - Yêu cầu kỹ thuật của thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu đoàn tàu
Chưa có Video