Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

Điện áp danh định cho cách điện, V

Khoảng cách ngắn nhất, mm

380

500

660

1000

1500

3000

6000

10000

1

1,5

2

2,5

4

7

12

20

Chú thích - Điện áp danh định có thể vượt quá giá trị ghi trong bảng này 10%.

5.5. Đấu nối ngoài

5.5.1. Cáp và dây dẫn điện đi vào hợp chất đổ đầy phải được làm kín khít để đảm bảo cho bầu khí nguy hiểm nổ không thể thâm nhập được vào thiết bị, bộ phận của thiết bị cũng như các phần tử Ex đổ đầy chất bao phủ. Điều này có thể thực hiện được bằng cách cho các phần tử mang điện ngập sâu vào trong hợp chất đổ đầy ít nhất là 5 mm.

5.5.2. Trong trường hợp cáp được nối vĩnh cửu với thiết bị hoặc bộ phận của thiết bị đổ đầy chất bao phủ thì chúng phải đáp ứng yêu cầu thử kéo ghi trong 8.2.2.

5.6. Bảo vệ cho các thanh mang điện trần

Các thanh mang điện trần xuyên qua bề mặt hợp chất đổ đầy phải có dạng bảo vệ phù hợp với một trong các dạng liệt kê trong 9.2 của TCVN 7079-0.

5.7. Sự gắn kết

Khi có một phần tử nào đó, ví dụ như một mạch in đã bao phủ riêng thì việc gắn kết chúng vào thiết bị hoặc bộ phận đã bao phủ hợp chất đổ đầy phải được thực hiện theo hướng dẫn của nhà chế tạo, ví dụ như bằng phương pháp đúc rót, dính keo hoặc nhúng véc-ni, nhấn chìm chúng vào trong hợp chất đổ đầy, sao cho ẩm ướt không thể thâm nhập được vào qua vị trí gắn kết này.

Phải hoàn toàn không nhận thấy sự tách biệt nào sau gắn kết khi tiến hành các thử nghiệm nêu trong 8.2.1.

6. Yêu cầu bổ sung đối với thiết bị điện đặc biệt

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.1. Pin sơ cấp và thứ cấp, ắc quy, bình điện

Chỉ có những pin, ắc quy, bình điện sử dụng ở điều kiện bình thường cũng như trong các điều kiện do nhà chế tạo quy định không có rò rỉ khí, chất điện phân, không tăng nhiệt độ quá cao mới được phép bao phủ hợp chất đổ đầy.

Có thể để lại các lỗ thoát khí có khả năng xuất hiện trong thiết bị, bộ phận của thiết bị cũng như các phần tử Ex đổ đầy chất bao phủ. Trường hợp sự thoát khí hoặc sự biến dạng của vỏ có ảnh hưởng đến dạng bảo vệ “m” thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Khi đổ đầy hợp chất bao phủ cho pin, ắc quy hoặc bình điện cần chú ý đến dung sai dãn nở, ví dụ như do chất xốp mềm bọc ngoài chúng, gây nên mất cân bằng về áp suất trong hợp chất đổ đầy.

Nếu như phần tử nạp không nằm trong cùng một vỏ thì chứng chỉ thiết bị phải chỉ rõ điều kiện nạp và trên nhãn được ghi thêm ký hiệu “X” theo quy định của 9.2 trong TCVN 7079-0.

Pin, ắc quy và bình điện phải đáp ứng được các yêu cầu thử nghiệm nêu trong 8.2.4.

6.2. Cầu chảy

Các phần tử của cầu chảy phải được bao bọc kín, ví dụ như bằng vỏ thủy tinh hoặc sứ trước khi bao phủ hợp chất đổ đầy.

Đối với cấp điện áp lớn hơn 60 V, cầu chảy phải có khả năng cắt theo yêu cầu của IEC 127 hoặc IEC 269.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Mẫu thử

Số lượng mẫu đưa đến thử nghiệm ở cơ quan có thẩm quyền quy định như sau:

- 1 mẫu chưa bao phủ hợp chất đổ đầy;

- 4 mẫu đã bao phủ hợp chất đổ đầy.

8. Kiểm tra và thử nghiệm

Phần này đưa ra những yêu cầu bổ sung cho điều 8 của TCVN 7079-0, trừ những yêu cầu không liên quan đến dạng bảo vệ “m”.

Tần số tiến hành các thử nghiệm đối với thiết bị và hợp chất đổ đầy được nêu trong Phụ lục B.

8.1. Thử nghiệm hợp chất đổ đầy

8.1.1. Thử độ bền điện

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Không quan sát thấy bất kỳ cung lửa hoặc sự phá hủy nào suốt trong quá trình thử nghiệm này.

8.1.2. Thử hút ẩm

Thử nghiệm này chỉ thực hiện cho các mẫu vật liệu đổ đầy dự định sử dụng cho thiết bị vận hành trong môi trường ẩm ướt.

Cân xác định khối lượng ba mẫu vật liệu đổ đầy ở trạng thái khô (xem ISO 62) có đường kính 50 mm ± 2 mm, dày 3 mm ± 2 mm. Ngâm các mẫu này vào chậu nước trong khoảng thời gian 24 h, ở nhiệt độ 23oC + 2 K. Lấy các mẫu ra, lau khô và cân xác định khối lượng một lần nữa. Mẫu thử không được thay đổi khối lượng quá 1 %.

Nếu không tiến hành thử nghiệm này, thì trên nhãn thiết bị phải có ký hiệu “X” và trong tài liệu kỹ thuật của thiết bị phải ghi rõ phạm vi sử dụng.

8.2. Thử nghiệm các thiết bị, bộ phận thiết bị và các phần tử Ex bao phủ hợp chất đổ đầy

8.2.1. Thử nhiệt

8.2.1.1. Nhiệt độ lớn nhất

Mẫu thiết bị điện, bộ phận thiết bị và các phần tử Ex bao phủ hợp chất đổ đầy phải được đem thử để khẳng định rằng:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- trong trường hợp sự cố, không vượt quá giá trị nhiệt độ lớn nhất trên bề mặt như quy định ở 5.1.4

Trong trường hợp thiết bị, bộ phận thiết bị và các phần tử Ex bao phủ hợp chất đổ đầy không đấu nối với phụ tải ngoài, thử nghiệm được thực hiện theo quy định trong 8.5 của TCVN 7079-0 nhưng với điện áp Un + 10 % và Un - 10 %.

Trong trường hợp thiết bị, bộ phận thiết bị và các phần tử Ex bao phủ hợp chất đổ đầy có đấu nối với phụ tải ngoài, thử nghiệm được tiến hành bằng cách điều chỉnh dòng đến giá trị đặt ngưỡng lớn nhất cho phần tử bảo vệ tác động.

Nhiệt độ được nâng với các nấc không quá 2 K/h cho đến khi đạt đến nhiệt độ cuối cùng.

Chú thích - Phần tử bảo vệ có thể là cầu chảy tương ứng với IEC 127 và dòng thử nghiệm có thể là 1,7 In.

8.2.1.2. Chu kỳ thử nhiệt

Đặt vào trong mẫu thử một vài cảm biến nhiệt độ tại các vị trí nóng nhất được cơ quan có thẩm quyền quy định. Nếu trong mẫu thử có chứa cuộn dây, nhiệt độ có thể xác định qua sự thay đổi điện trở của cuộn dây này.

Chu trình thử nghiệm được chỉ rõ trên biểu đồ của Phụ lục A.

Ngắt điện khỏi mẫu và đặt chúng ở nhiệt độ trong phòng 21oC ± 2 K. Sau đó đem mẫu vào

0

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- mẫu có chứa một hoặc một số phần tử bảo vệ nhiệt. Trong trường hợp này, chỉ cần đóng điện vào mẫu ở cấp điện áp tương ứng với cấp nhiệt độ thiết bị sao cho không gây tác động lên phần tử bảo vệ nhiệt không tự phản hồi.

Liên tục theo dõi sự thay đổi nhiệt độ bên trong hợp chất đổ đầy cho đến khi đạt tới trạng thái ổn định. Đó là trạng thái có sự thay đổi nhiệt độ bên trong không quá 2 K/h. Thời gian đóng điện thử nghiệm ít nhất phải là 1 h.

Nhiệt độ ở bên trong không được vượt quá nhiệt độ làm việc lâu dài của hợp chất đổ đầy (xem 3.4 và 5.4).

Mẫu được cắt điện, làm nguội từ (TAmax + 10)oC cho đến nhiệt độ trong phòng. Sự khác nhau giữa nhiệt độ bên trong và bên ngoài mẫu là 2 K vẫn được coi là đạt khi mẫu nguội đến nhiệt độ trong phòng.

Sau đó mẫu được đưa vào môi trường có nhiệt độ (TAmin - 5)oC ± 2 K; ở đây TAmin là nhiệt độ thấp nhất của môi trường làm việc.

Nhiệt độ của mẫu được coi là ổn định khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài mẫu chênh lệch nhau không quá 2 K.

Sau khi hạ xuống đến nhiệt độ ổn định (Tamin - 5)oC ± 2 K. Đóng điện vào mẫu thử với điện áp bằng 90 % đến 110 % điện áp danh định. Đó là điện áp tạo ra môi trường thử nghiệm khắc nghiệt nhất cho thiết bị điện, trừ trường hợp tài liệu quy định những giới hạn khác hoặc quá tải cho thiết bị.

Liên tục theo dõi sự thay đổi nhiệt độ bên trong hợp chất đổ đầy cho đến khi đạt đến trạng thái ổn định. Đó là trạng thái có sự thay đổi nhiệt độ ít hơn 2 K/h. Thời gian đóng điện thử nghiệm ít nhất phải là 1/2 h.

Mẫu được cắt điện, làm nguội đến nhiệt độ (TAmin - 5)oC ± 2 K. Quá trình làm nguội được kéo dài nửa giờ, trừ trường hợp chuẩn nhiệt độ 2 K yêu cầu kéo dài hơn.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8.2.1.3. Chuẩn mực chấp nhận

Sau khi tiến hành các thử nghiệm nhiệt, mẫu được kiểm tra bằng mắt. Mẫu được coi là đạt yêu cầu nếu quan sát không thấy bất kỳ một hư hỏng rõ rệt nào làm ảnh hưởng đến dạng bảo vệ của thiết bị, ví dụ như rạn nứt, bong từng mảnh, lộ các phần tử được bao phủ ra, co ngót hoặc phồng lên, phân hủy hoặc trở nên mềm đi, có nghĩa là hợp chất đổ đầy không chịu được quá nhiệt.

8.2.2. Thử kéo cáp

Không tiến hành thử nghiệm này đối với các phần tử Ex.

Theo yêu cầu của 5.5.2 thử nghiệm này được tiến hành như sau:

Lực kéo căng được tính bằng Niu-tơn có giá trị tương đương:

- 20 lần đường kính của cáp, tính bằng milimét; hoặc

- 50 lần khối lượng thiết bị đã đổ đầy hợp chất bao phủ, tính bằng kilôgam.

Dù lực kéo được tính bằng bất cứ cách nào nhưng phải có giá trị ít nhất là 1 N, đặt trùng phương với hướng vào của cáp và giữ nguyên trong thời gian 1 h. Thử nghiệm được coi là đạt nếu như không quan sát thấy bất kỳ một sự dịch chuyển nào giữa cáp và hợp chất đổ đầy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Thử độ bền điện được tiến hành như sau:

a) giữa các mạch cách ly về điện;

b) giữa mỗi mạch với tất cả các phần tử nối đất;

c) giữa mỗi mạch với bề mặt của hợp chất đổ đầy có thể bao gồm cả băng dính cách điện.

Đối với thiết bị có cấp điện áp đến 90 V, điện áp thử nghiệm sẽ là điện áp danh định 500 V. Đối với thiết bị có cấp điện áp lớn hơn - điện áp thử nghiệm sẽ là 2 U + 1 000 V và ít nhất là 1500 V với tần số từ 48 Hz đến 62 Hz, hoặc là điện áp thử nghiệm một chiều có giá trị tương đương trong trường hợp xung áp xoay chiều có khả năng gây hư hỏng cho các mảng điện tử trong hợp chất đổ đầy.

Giá trị U được lấy như sau:

- tổng giá trị danh định của điện áp trong các mạch đem thử nghiệm, đối với trường hợp a);

- điện áp danh định của mạch đem thử nghiệm, trong trường hợp b) và c).

Tăng từ từ điện áp thử nghiệm cho đến giá trị yêu cầu trong khoảng thời gian không ít hơn 10 giây. và giữ nguyên giá trị thử nghiệm trong khoảng thời gian 60 giây. Thử nghiệm coi là đạt nếu như không thấy xuất hiện cung lửa hoặc bất kỳ hư hỏng nào.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8.2.4. Thử nghiệm pin sơ cấp và thứ cấp, bình điện và ắc quy bao phủ hợp chất đổ đầy

Đặt vào trong mẫu thử một vài cảm biến nhiệt như mô tả ở 8.2.1.

8.2.4.1. Thử phóng điện

Mẫu thử được đặt vào môi trường có nhiệt độ TAmax oC ± 2K, ở đây TAmax là nhiệt độ làm việc lớn nhất và 2 K là chuẩn chênh lệch về nhiệt độ như mô tả trong 8.2.1.2.

Thử phóng điện được tiến hành bằng cách cho pin, bình điện hoặc ắc quy đã được nạp đầy phóng điện hoàn toàn lên một phụ tải ngoài theo một trong các trường hợp sau đây:

- bằng 1 mΩ nếu như thiết bị, bộ phận của thiết bị hoặc phần tử Ex bao phủ hợp chất đổ đầy có điện trở hoặc thiết bị điện tử giới hạn dòng;

- dòng được điều chỉnh sao cho có giá trị bằng 1,7 lần dòng danh định của bất kỳ cầu chảy nào bao phủ trong hợp chất đổ đầy;

- dòng được điều chỉnh sao cho không có bất kỳ phần tử bảo vệ nhiệt nào được bao phủ trong hợp chất đổ đầy tác động.

Nếu tải bao phủ hợp chất đổ đầy cùng với pin, bình điện hoặc ắc quy được cố định trong mẫu thử, chúng phải được coi là đối tượng có thể bị ngắn mạch, trừ trường hợp tải là đối tượng không thể bị hư hỏng (xem 5.1.5).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mẫu thử coi là đạt nếu thỏa mãn các chuẩn mực nêu trong 8.2.1.3.

8.2.4.2. Thử độ bền điện

Phải tiến hành thử về độ bền điện như nêu trong 8.2.3 nếu pin, bình điện hoặc ắc quy bao phủ hợp chất đổ đầy không phải là nguồn cấp điện duy nhất sử trong thiết bị mà chúng còn được nối điện với các nguồn khác.

9. Kiểm tra và thử nghiệm thường xuyên

9.1. Kiểm tra bằng mắt

Thiết bị, bộ phận của thiết bị và các phần tử bao phủ hợp chất đổ đầy phải được thường xuyên kiểm tra bằng mắt. Phải không quan sát thấy bất kỳ một hư hỏng rõ rệt nào, ví dụ như rạn nứt, bong từng mảnh, lộ các phần tử được bao phủ ra, co ngót hoặc phồng lên, phân hủy hoặc trở nên mềm đi.

9.2. Thử độ bền điện

Thử độ bền điện được tiến hành với các điều kiện như mô tả ở 8.2.3:

- giữa các mạch tách biệt nối đến từ bên ngoài;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- giữa mỗi mạch nối đến từ bên ngoài có điện áp làm việc lớn hơn 60 V với mỗi phần tử liền kề với mạch đó.

9.3. Kiểm tra các thông số về điện

Các thông số về điện như điện áp, dòng điện, công suất tác dụng v.v… phải phù hợp với các thông số đã đệ trình lên cơ quan có thẩm quyền.

10. Ghi nhãn

10.1. Ghi nhãn cho thiết bị điện

Thiết bị cũng như các bộ phận của thiết bị bao phủ hợp chất đổ đầy phải tuân theo các quy định về ghi nhãn ít nhất như trong TCVN 7079-0.

Đối với dạng bảo vệ “m” ngoài các quy định trong điều 9 của TCVN 7079-0 cần ghi bổ sung như sau:

1) Dấu hiệu về dạng bảo vệ: “m”

2) Các thông số về điện tại đầu vào và đầu ra, ví dụ như điện áp, dòng điện v.v…

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4) Dòng ngắn mạch dự kiến cho phép của nguồn cấp điện ngoài, nếu khác với 4000 A (xem 5.1.3).

10.2. Ghi nhãn cho phần tử Ex

Phần tử Ex bao phủ hợp chất đổ đầy phải được ghi nhãn như quy định trong điều 9.4 của TCVN 7079-0. Đối với dạng bảo vệ “m” cần ghi bổ sung như sau:

1) Dấu hiệu về dạng bảo vệ: “m”

2) Các thông số về điện tại đầu vào và đầu ra, ví dụ như điện áp, dòng điện v.v…

3) Thông số của dòng chảy cho cầu chảy, nếu cần.

4) Dòng ngắn mạch dự kiến cho phép của nguồn cấp điện ngoài nếu khác với 4000 A (xem 5.1.3).

5) Ký hiệu “U” nếu cần.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chu trình thử nghiệm nhiệt theo 8.2.1.2

TAmax: Nhiệt độ môi trường cực đại quy định khi làm việc

TAmin: Nhiệt độ môi trường cực tiểu quy định khi làm việc

Un: Điện áp danh định

Tg α: građien nhiệt độ

∆T: Chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài mẫu

Hình A.1 - Chu trình thử nghiệm nhiệt theo 8.2.1.2

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Tần số thử nghiệm đối với thiết bị điện có dạng bảo vệ “m”

* Trừ trường hợp thiết bị và các phần tử không lộ hẳn ra trong môi trường. Trong trường hợp không tiến hành thử nghiệm này, thiết bị sẽ được ghi trên nhãn ký hiệu “X” và tài liệu kỹ thuật cần chỉ rõ phạm vi sử dụng.

** Các thử nghiệm này không bao gồm chuẩn đánh giá nhưng nó chuẩn bị mẫu cho các thử nghiệm tiếp theo trong chu trình thử nghiệm.

 

Phụ lục C
(quy định)

Các thử nghiệm khác đối với dạng bảo vệ “m”

C.1. Chịu nóng

Để xác định khả năng chịu nhiệt, mẫu thử được giữ liên tục trong thời gian 4 tuần ở môi trường có độ ẩm tương đối từ 90 % đến 95 %, nhiệt độ cao hơn nhiệt độ làm việc lớn nhất của thiết bị từ 20 K đến 22 K và tối thiểu phải là 80oC.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

C.2. Chịu lạnh

Khả năng chịu lạnh của mẫu thử được xác định bằng cách đưa mẫu vào bảo quản liên tục trong thời gian 24 h ở môi trường có nhiệt độ ít nhất dưới nhiệt độ làm việc thấp nhất của thiết bị là 5 K và nhiều nhất là 10 K.

C.3. Chịu được hóa chất

Mẫu phải được đem thử để xem xét khả năng chịu được các hóa chất sau đây:

- dầu và mỡ công nghiệp;

- dầu thủy lực dùng trong mỏ.

Các thử nghiệm được tiến hành cho hai mẫu:

- một mẫu được ngâm trong thời gian 24 h vào dầu số No.2 như hướng dẫn trong Phụ lục “Tham khảo về ngâm trong dầu” của ISO 1817, ở nhiệt độ 50oC.

- mẫu thứ hai được ngâm trong thời gian từ 24 h đến 26 h trong dầu thủy lực chứa 35 % nước.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-18:2003 về Thiết bị điện dùng trong hầm lò - Phần 18: Đổ đầy chất bao phủ - Dạng bảo vệ "m"

Số hiệu: TCVN7079-18:2003
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Người ký: ***
Ngày ban hành: 26/12/2003
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-18:2003 về Thiết bị điện dùng trong hầm lò - Phần 18: Đổ đầy chất bao phủ - Dạng bảo vệ "m"

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…