Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

Đường kính của mẫu thử, mm

Số vòng

Đến và kể cả 2,5

10

trên 2,5 đến 4,5

6

trên 4,5 đến 6,5

4

trên 6,5 đến 8,5

3

trên 8,5 đến 12,5

2

Đường kính của mỗi mẫu thử được đo bằng calip cũng như thước dây. Đối với mẫu thử hình quạt, trục nhỏ được coi là tương đương với đường kính để xác định đường kính trục quấn và số vòng.

Đối với dây dẹt, đường kính trục quấn được dựa vào kích thước nhỏ hơn của mẫu thử mà nó được quấn lên với trục nhỏ hơn vuông góc với trục quấn.

9.1.6. Yêu cầu

Ở giai đoạn cuối của trình tự được trình bày ở 9.1.4, mẫu thử được xem xét khi vẫn còn quấn trên trục quấn. Cách điện của cả hai mẫu thử không được có vết rạn, nứt khi được xem xét bằng mắt thường không qua phóng đại.

9.2. Thử uốn ở nhiệt độ thấp đối với vỏ bọc bằng PVC

9.2.1. Quy định chung

Phép thử này được thực hiện đối với cáp có đường kính ngoài đến 12,5 mm, và đối với cáp dẹt, chiều rộng đến 20 mm. Nếu có quy định trong tiêu chuẩn cáp cụ thể thì phép thử cũng được thực hiện với kích thước lớn hơn.

Tuy nhiên, mẫu thử có đường kính lớn hơn phải chịu phép thử độ dãn dài được mô tả ở 9.4.

9.2.2. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Trước khi thử, các lớp bao bọc phải tách ra khỏi vỏ bọc.

9.2.3. Thiết bị, trình tự và điều kiện thử

Tương tự như 9.1.3, 9.1.4 và 9.1.5.

Với cáp có áo giáp hoặc ruột dẫn đồng trục dưới lớp vỏ bọc, đường kính của trục quấn được quy định trong từng tiêu chuẩn cáp cụ thể.

9.2.4. Yêu cầu

Ở giai đoạn cuối của trình tự ở 9.1.4, mẫu thử được xem xét khi vẫn ở trên trục quấn. Cả hai mẫu thử không được rạn, nứt khi xem xét bằng mắt thường không qua khuyếch đại.

9.3. Thử độ dãn dài ở nhiệt độ thấp đối với cách điện PVC

9.3.1. Quy định chung

Phép thử này được thực hiện đối với lõi không chịu phép thử uốn như đã quy định ở 9.1.1.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mỗi lõi đem thử lấy hai mẫu có chiều dài thích hợp.

9.3.3. Chuẩn bị mẫu thử

Sau khi tách bỏ lớp bọc bên ngoài, lớp cách điện được cắt mở theo hướng trục và tách bỏ ruột dẫn điện hoặc lớp bán dẫn (nếu có).

Lớp cách điện không cần gọt, cắt, nếu chiều dày quy định không vượt quá 2,0 mm.

Những mẫu có chiều dày vượt quá giới hạn này cần phải gọt, cắt tạo thành mẫu có độ dày theo quy định, không được gây quá nóng. Sau khi cắt hoặc gọt, độ dày mẫu thử không được nhỏ hơn 0,8 mm.

Tất cả mẫu thử được đặt ở nhiệt độ môi trường ít nhất là 16 h.

Sau bước chuẩn bị trên, ba mẫu thử dạng chày của mỗi mẫu phù hợp với Hình 7 hoặc nếu cần thiết là Hình 8, được dùi lỗ theo hướng dọc trục của mỗi mẫu. Nếu có thể hai mẫu dạng chày được dùi lỗ sát nhau. Đối với lõi dạng quạt, mẫu thử dạng chày được dùi thủng ra phía “lưng” của lõi.

Những mẫu dạng chày được vạch dấu theo 5.1.3 b), nếu thiết bị được sử dụng cho phép đo trực tiếp khoảng cách giữa các vạch dấu trong quá trình thử.

9.3.4. Thiết bị thử

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Khi sử dụng chất lỏng làm tác nhân làm lạnh thì thời gian làm lạnh không được ít hơn 10 min ỏ nhiệt độ quy định.

Khi làm lạnh trong không khí, thời gian làm lạnh cho mẫu thử cùng thiết bị thử ít nhất là 4 h. Nếu thiết bị thử được làm lạnh trước thì cho phép giảm xuống 2 h và nếu cả thiết bị thử và mẫu thử đều được làm lạnh trước thì thời gian làm lạnh sau khi mẫu thử đã được gắn trên thiết bị thử không được nhỏ hơn 30 min.

Nếu sử dụng hỗn hợp lỏng để làm lạnh, hỗn hợp này không được làm hư hại vật liệu cách điện và vỏ bọc.

Thiết bị đo cần cho phép đo trực tiếp khoảng cách giữa hai vạch dấu trong quá trình thử dãn dài. Song cũng có thể sử dụng một thiết bị đo độ dịch chuyển giữa hai má kẹp của mẫu thử.

CHÚ THÍCH: Hỗn hợp làm lạnh cho PVC là hỗn hợp của rượu etylic hoặc metylic với CO2 dạng rắn.

9.3.5. Trình tự thử

Má kẹp của thiết bị kéo là loại không tự căng và mẫu thử dạng chày được kẹp chặt hết chiều dài má kẹp đã được làm lạnh trước.

- Khoảng trống giữa các má kẹp cần khoảng 30 mm đối với cả hai loại mẫu dạng chày nếu dùng phương pháp đo trực tiếp khoảng cách giữa các vạch dấu trong quá trình thử.

- Nếu dùng phương pháp đo độ dịch chuyển của các má kẹp, khoảng trống giữa các má kẹp phải là (30 ± 0,5) mm đối với mẫu thử dạng chày phù hợp với Hình 7 và (22 ± 0,5) mm đối với mẫu thử dạng chày phù hợp Hình 8.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Nhiệt độ thử được quy định đối với từng tiêu chuẩn cáp cụ thể.

Độ dãn dài tương đối được xác định bằng cách đo khoảng cách giữa các vạch dấu hoặc giữa các má kẹp trong khoảng mẫu bị kéo đứt.

9.3.6. Kết quả và yêu cầu

Độ dãn dài là độ tăng khoảng cách giữa các vạch dấu so với khảng cách ban đầu là 20 mm (hoặc 10 mm nếu mẫu dạng chày như Hình 8) và được tính bằng phần trăm của khoảng cách này.

Nếu sử dụng phương pháp đo khoảng cách giữa các má kẹp, thì độ tăng của khoảng cách này so với khoảng cách ban đầu (30 mm đối với mẫu phù hợp với Hình 7 và 22 mm đối với mẫu phù hợp với Hình 8). Mẫu thử phải được xem xét trước khi bỏ mẫu thử ra khỏi thiết bị thử. Nếu mẫu thử tuột ra khỏi má kẹp, kết quả bị bác bỏ. Ít nhất phải có ba kết quả thử để xác định độ dãn dài, nếu không, phải tiến hành thử lại.

Nếu không có quy định nào khác thì các kết quả thử không được nhỏ hơn 20 %.

Khi có tranh chấp, phải sử dụng phương pháp vạch dấu.

9.4. Thử độ dãn dài ở nhiệt độ thấp đối với vỏ bọc PVC

9.4.1. Quy định chung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9.4.2. Lấy mẫu

Mỗi vỏ cáp đem thử được lấy hai mẫu có chiều dài thích hợp.

9.4.3. Chuẩn bị mẫu thử

Sau khi tách bỏ lớp bao bọc, vỏ bọc được cắt mở theo phương dọc trục, sau đó tách lõi và các phần bên trong nếu có.

Đối với cáp có ruột dẫn đồng trục hoặc áo giáp, một mảnh vỏ được cắt theo vết hằn do các phần kim loại tạo nên.

Vỏ bọc không cần gọt nhẵn nếu độ dày của nó không quá 2,0 mm. Mẫu thử có độ dày vượt quá giới hạn này phải được cắt hoặc gọt để tạo thành mẫu có độ dày thích hợp. Chú ý tránh gây quá nóng.

Sau khi đã cắt hoặc gọt, chiều dày không được nhỏ hơn 0,8 mm. Tất cả các mảnh vỏ được đặt trong nhiệt độ môi trường ít nhất là 16 h.

Sau khi chuẩn bị, ba mẫu dạng chày từ mỗi mẫu phù hợp Hình 7 hoặc Hình 8 được tạo lỗ theo hướng trục của mẫu. Nếu có thể hai mẫu dạng chày được tạo lỗ trùng nhau.

Những mẫu dạng chày được vạch dấu theo 5.1.3 b) nếu sử dụng thiết bị cho phép đo trực tiếp khoảng cách giữa các vạch dấu trong quá trình thử.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Như 9.3.4.

9.4.5. Trình tự và điều kiện thử

Như 9.3.5.

9.4.6. Kết quả và yêu cầu

Như 9.3.6.

9.5. Thử tác động ở nhiệt độ thấp đối với cách điện và vỏ bọc PVC

9.5.1. Quy định chung

Thử tác động lạnh được thực hiện đối với vỏ bọc PVC của cáp các loại, không phân biệt chủng loại cách điện của lõi và cách điện PVC của dây dẫn và dây dẹt không có vỏ bọc PVC nếu có quy định trong các tiêu chuẩn của cáp cụ thể.

Cách điện PVC của cáp có vỏ bọc không chịu tác động trực tiếp của phép thử tác động lạnh.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Lấy ba mẫu thử của một đoạn cáp hoàn chỉnh, mỗi mẫu thử có chiều dài ít nhất bằng 5 lần đường kính cáp với chiều dài tối thiểu của mỗi mẫu thử là 150 mm.

Tất cả các phần bao bọc bên ngoài phải được tách bỏ.

9.5.3. Thiết bị thử

Thiết bị sử dụng cho phép thử được trình bày trên Hình 16. Thiết bị được đặt trên đệm cao su xốp dày khoảng 40 mm và được đặt trong phòng lạnh trước và trong quá trình thử.

9.5.4. Điều kiện thử

Nhiệt độ thử đối với hợp chất PVC phải được quy định trong các tiêu chuẩn cáp cụ thể. Đối với cáp điện lực, khối lượng của búa để thử được cho trong bảng sau:

Đường kính ngoài, mm

Trọng lượng búa, g

Trên

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-

4,0

100

4,0

6,0

200

6,0

9,0

300

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12,5

400

12,5

20,5

500

20,0

30,0

750

30,0

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1000

50,0

75,0

1250

75,0

-

1500

Đối với dây dẫn mềm, cáp mềm và cáp thông tin khối lượng búa để thử cho trong bảng sau:

Đường kính ngoài, mm

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Trên

Đến và kể cả

Đối với cáp dẹt

100

-

6,0

100

6,0

10,0

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10,0

15,0

300

15,0

25,0

400

25,0

35,0

500

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-

600

Đường kính ngoài được đo bằng calip hoặc thước đo.

Đối với dây và cáp dẹt, phép thử được thực hiện trên trục nhỏ, vuông góc với đế thép.

9.5.5. Trình tự thử

Thiết bị thử cùng mẫu thử được đặt cạnh nhau trong buồng lạnh và giữ ở nhiệt độ quy định. Buồng lạnh phải đảm bảo lạnh ít nhất là 16 h, kể cả thời gian làm lạnh thiết bị thử. Nếu thiết bị thử được làm lạnh trước thì cho phép giảm thời gian thử nhưng không ít hơn 1 h để đảm bảo mẫu thử đạt tới nhiệt độ quy định.

Khi kết thúc giai đoạn thử, các mẫu thử lần lượt đặt vào vị trí như đã chỉ ra trên Hình 16 và búa thử được phép rơi xuống từ độ cao 100 mm.

Trước khi kiểm tra, xem xét cách điện của cáp hay dây dẫn không có vỏ bọc, mẫu thử được phép ổn định lại đến nhiệt độ môi trường.

Cách điện được kiểm tra sau khi mẫu thử đã được xoắn lại, khi duỗi thẳng cần qua một góc bằng 360 °C đối với mỗi 100 mm chiều dài. Nếu có thể, cách xoắn như vậy cũng áp dụng để kiểm tra đối với vỏ bọc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Sau đó kiểm tra phía trong và phía ngoài của vỏ bọc và cách điện. Cách điện của cáp và dây dẫn có vỏ bọc chỉ cần kiểm tra ở phía ngoài.

9.5.6. Yêu cầu

Ba mẫu thử không có vết nứt khi kiểm tra bằng mắt thường không có kính phóng đại.

Nếu chỉ có một mẫu có vết nứt, phép thử phải lặp lại với ba mẫu khác, nếu không có mẫu nào bị nứt thì đạt yêu cầu. Nếu bất cứ một mẫu nào bị nứt thì đoạn cáp đó được coi là không đạt yêu cầu thử nghiệm.

10. Thử khả năng kháng nứt đối với cách điện và vỏ bọc PVC

10.1. Thử sốc nhiệt đối với cách điện PVC

10.1.1. Lấy mẫu

Mỗi lõi đem thử lấy hai mẫu có chiều dài thích hợp cách nhau ít nhất 1 m, lớp bọc bên ngoài cách điện, nếu có, phải được tách ra.

10.1.2. Chuẩn bị mẫu thử

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Đối với lõi có đường kính ngoài không vượt quá 12,5 mm, mỗi mẫu thử phải gồm có cả lõi.

b) Đối với lõi có đường kính ngoài vượt quá 12,5 mm và độ dày cách điện không vượt quá 5 mm, và đối với tất cả lõi dạng quạt, mỗi một mẫu thử phải gồm có một mảnh tạo từ cách điện, có độ rộng ít nhất bằng 1,5 lần chiều dày của nó, nhưng không nhỏ hơn 4 mm.

Mảnh cách điện được cắt dọc theo trục của ruột dẫn điện. Trong trường hợp dây dạng hình quạt, mảnh sẽ được cắt ở ngoài phần ‘‘lưng” của lõi.

c) Đối với lõi có đường kính ngoài vượt quá 12,5 mm và chiều dày phần bao bọc vượt quá 5,0 mm, mỗi mẫu thử phải gồm có một mảnh tương tự điểm b) sau đó được gọt và cắt (tránh gây nhiệt) bề mặt ngoài, để có độ dày 4,0 mm đến 5,0 mm. Chiều dày này được đo trên phần dày hơn của mảnh mẫu và có độ rộng ít nhất bằng 1,5 lần chiều dày.

10.1.3. Quấn mẫu thử trên trục quấn

Mẫu thử được quấn căng và cố định ở nhiệt độ môi trường, trên một trục quấn tạo thành một vòng kín. Đường kính của trục và số vòng được cho như sau:

a) Bảng thứ nhất bên dưới, đối với mẫu thử chuẩn bị như 10.1.2 a), đối với cáp dẹt và dây, đường kính trục quấn phụ thuộc vào kích thước nhỏ của dây, mà khi quấn trục nhỏ này sẽ vuông góc với trục quấn;

b) Bảng thứ hai bên dưới, đối với mẫu thử được chuẩn bị như 10.1.2 b) và 10.1.2 c). Trong trường hợp này bề mặt trong của mẫu thử được tiếp xúc với trục quấn.

Đường kính của mẫu thử, mm

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Số vòng

Đến và kể cả 2,5

5

6

lớn hơn 2,5 đến và kể cả 4,5

9

6

lớn hơn 4,5 đến và kể cả 6,5

13

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

lớn hơn 3,5 đến và kể cả 9,5

19

4

lớn hơn 9,5 đến và kể cả 12,5

40

2

 

Độ dày của mẫu thử, mm

Đường kính trục quấn, mm

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Đến và kể cả 1

2

6

lớn hơn 1 đến và kể cả 2

4

6

lớn hơn 2 đến và kể cả 3

6

6

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8

6

lớn hơn 4 đến và kể cả 5

10

6

Để áp dụng các bảng trên, đường kính và chiều dày của mẫu thử được đo bằng calip hoặc các dụng cụ đo thích hợp.

10.1.4. Đốt nóng và kiểm tra

Mỗi mẫu thử quấn trên lõi quấn được đặt trong một lò khí đã được làm nóng trước đến nhiệt độ được quy định trong tiêu chuẩn cáp cụ thể, nếu không có quy định thì đến (150 ± 3) °C và duy trì nhiệt độ đó trong 1 h. Sau đó mẫu thử được đưa trở lại nhiệt độ môi trường và được kiểm tra khi vẫn còn quấn trên trục quấn.

Mẫu thử không được rạn, nứt khi được kiểm tra bằng mắt thường.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10.2.1. Lấy mẫu

Mỗi vỏ bọc lấy hai mẫu có chiều dài thích hợp cách nhau ít nhất 1 m.

Các lớp bọc bên ngoài được tách ra.

10.2.2. Chuẩn bị mẫu thử

a) Đối với vỏ bọc có đường kính ngoài không vượt quá 12,5 mm, mỗi mẫu thử phải gồm có một mẩu cáp.

b) Đối với vỏ có đường kính ngoài vượt quá 12,5 mm, và có chiều dày vỏ bọc không vượt quá 5,0 mm và đối với vỏ cáp dùng cách điện polyetylen mỗi mẫu thử phải gồm có một mảnh vỏ có độ rộng ít nhất bằng 1,5 lần chiều dày của nó nhưng không nhỏ hơn 4 mm. Mảnh vỏ được cắt dọc theo trục của cáp.

c) Đối với vỏ bọc có đường kính ngoài vượt quá 12,5 mm, và có chiều dày vỏ bọc vượt quá 5,0 mm mỗi mẫu thử phải gồm có một mảnh vỏ phù hợp với điểm b), và sau khi gọt hoặc cắt (tránh gây nhiệt) trên bề mặt ngoài, để có chiều dài từ 4 mm đến 5 mm, chiều dày được đo ở phần dày hơn của mảnh vỏ, mảnh vỏ có độ rộng ít nhất bằng 1,5 lần chiều dày.

d) Đối với cáp dẹt, nếu độ rộng của cáp không quá 12,5 mm, mỗi mẫu thử phải có một mẩu cáp hoàn chỉnh. Nếu độ rộng cáp hơn hơn 12,5, mỗi mẫu thử phải gồm có một mảnh được cắt từ vỏ bọc như quy định trong điểm b).

10.2.3. Quấn mẫu thử trên trục quấn

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Đường kính và chiều dày của mẫu thử phải được đo bằng calip hoặc dụng cụ đo thích hợp.

10.2.4. Đốt nóng và kiểm tra

Như 10.1.4.

11. Phương pháp xác định khối lượng riêng của hợp chất nhiệt dẻo và đàn hồi

11.1. Phương pháp chung

11.1.1. Thiết bị thử

- Cồn có nồng độ phân tích hoặc dung dịch thích hợp khác có khối lượng riêng dưới 1 g/ml;

- Dung dịch kẽm clorua có khối lượng riêng bằng hoặc lớn hơn 1 g/ml;

- Nước cất;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Dụng cụ đo tỷ khối nước được chuẩn ở 23 °C;

- Dụng cụ đo nhiệt độ với độ chia 0,1;

- Xilanh trộn.

11.1.2. Trình tự

11.1.2.1. Cắt một mẫu từ vỏ bọc hoặc cách điện đem thử vuông góc với trục của ruột dẫn và cắt nhỏ thành các mẩu mỏng, dài từ 1 mm đến 2 mm, khối lượng riêng được xác định bằng cách cho mẫu ngâm trong một chất lỏng, không có phản ứng với vật liệu được thử.

Những dung dịch có thể thích hợp:

- Đối với khối lượng riêng nhỏ hơn 1 g/ml, hỗn hợp dung dịch cồn và nước;

- Đối với khối lượng riêng là 1 g/ml và cao hơn, hỗn hợp dung dịch kẽm clorua và nước.

11.1.2.2. Ba mẫu thử của một mẫu được ngâm trong dung dịch ở nhiệt độ (23 ± 0,1) °C, tránh sủi bọt. Nước cất được bổ sung vào dung dịch cho đến khi mẫu thử chìm hẳn trong dung dịch trong một xilanh trộn. Hỗn hợp lỏng phải được giữ ở nhiệt độ quy định.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11.2. Phương pháp picnometer (phương pháp tham khảo)

11.2.1. Thiết bị

Gồm có:

- Một cân cân bằng có cấp chính xác 0,1 mg;

- Một đĩa cân hoặc một vật hỗ trợ cân bằng khác;

- Một cốc thử có dung tích 50 ml;

- Một bể dung dịch có bộ khống chế nhiệt.

11.2.2. Mẫu thử

Mẫu thử phải tạo thành từ cách điện hoặc vỏ bọc đã sạch. Khối lượng của mẫu không nhỏ hơn 1 g và không lớn hơn 5 g. Mẫu thử được cắt nhỏ từ mẫu cách điện hoặc vỏ bọc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11.2.3. Điều kiện

Mẫu phải được đặt ở nhiệt độ môi trường (23 ± 2) °C.

11.2.4. Trình tự thử

Sau khi cân cốc thử (ở trạng thái khô và không có gì bên trong), cân một lượng mẫu thích hợp đặt trong cốc thử. Sau đó đổ dung dịch cồn 96 % vào cốc thử để ngâm mẫu, đồng thời hút hết không khí chứa trong mẫu bằng cách, ví dụ như: sử dụng một bơm chân không gắn vào cốc thử, được đặt trên một lò sấy, sau đó cho bơm ngừng hoạt động rồi đưa cốc thử cùng dung dịch đặt vào một bể chất lỏng để ổn định nhiệt về (23 ± 0 5) °C, cốc thử phải chứa dung dịch cồn đến giới hạn dung lượng quy định. Lau khô và cân toàn bộ chúng. Sau đó đổ hết dung dịch và mẫu ra rồi đổ dung dịch lại đến giới hạn quy định và cân khối lượng của cốc thử cùng dung dịch ở nhiệt độ (23 ± 0,5) °C.

11.2.5. Cách tính

Khối lượng riêng của cách điện và vỏ bọc được tính như sau:

Khối lượng riêng ở 23 °C  

trong đó:

m - khối lượng riêng của mẫu, g

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m2 - khối lượng dung dịch đổ vào cốc thử khi có chứa mẫu, g

d - khối lượng riêng dung dịch ngâm ở 23 °C

Đối với cồn 96 %, d = 0,7988 g/cm3 ở 23 °C.

11.2.6. Hiệu chỉnh cho PE có chất phụ gia

Những chất nhuộm mầu hữu cơ và chống oxy hóa thường được sử dụng với số lượng không đáng kể cho nên không cần tính đến trong phép thử. Tuy nhiên, khi có các chất phụ gia khác như chất khoáng được sử dụng với lượng đáng kể thì cần hiệu chỉnh cho thích hợp. Việc này được thực hiện bằng cách xác định bản chất và số lượng phụ gia thêm vào trên một thiết bị cơ khí tin cậy và sử dụng công thức:

trong đó:

d = khối lượng riêng của PE (giá trị đã hiệu chỉnh), g/cm3

dc = khối lượng riêng đo được của PE, g/cm3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m = khối lượng của PE, g (hiệu của mc và mF)

mc = khối lượng của hợp chất PE, g (giá trị đo được)

mF = khối lượng chất phụ gia, g (giá trị đo được)

Đối với hợp chất chứa tro, hiệu chỉnh được tính theo công thức:

trong đó:

CB - giá trị phần trăm của tro.

12. Đo chỉ số chảy mềm của PE chịu nhiệt

12.1. Phần giới thiệu

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH 1: Chỉ số chảy mềm này không áp dụng cho PE cháy chậm;

CHÚ THÍCH 2: Đối với những chỉ số chảy mềm nhỏ hơn 0,15, phương pháp thử được mô tả trong ISO 1133 có thể được sử dụng để thay thế.

12.2. Thiết bị

12.2.1. Thiết bị được trình bày trong Hình 17. PE được đặt trong một xilanh kim loại thẳng đứng, được đùn qua một cái khuôn nhờ một pittông trong điều kiện nhiệt độ khống chế. Tất cả bề mặt của thiết bị tiếp xúc với vật liệu thử phải có độ bóng cao.

Thiết bị gồm có:

a) Xylanh thép

Xylanh được đặt ở vị trí thẳng đứng và làm việc thích hợp ở nhiệt độ 190 °C. Xylanh có độ dài ít nhất là 115 mm với đường kính trong giữa 9,5 mm và 10 mm và tuân theo các yêu cầu của 12.2.1 b).

Đế của xylanh phải được cách nhiệt, nếu phần kim loại hở ra quá 4 cm2 và vật liệu cách nhiệt sử dụng là polytetrafluoetylen (có độ dày khoảng 3 mm) để tránh dính vật liệu đùn.

b) Pittông rỗng bằng thép

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Đỉnh dưới cùng của quả pittông có bán kính 0,4 mm và đỉnh trên cùng của quả pittông có mép vát.

Phía trên quả pittông, đường kính của pittông được giảm xuống còn 9 mm. Có thể bổ sung một cái nấm trên đỉnh để hỗ trợ cho tải chuyển động nhưng phải đảm bảo cho pittông được cách nhiệt với tải này.

a) Tải di chuyển trên đỉnh pittông

Khối lượng của tải và pittông được tính như lực P:

P = 21,2 N theo phương pháp A của ISO 1133

P = 49,1 theo phương pháp C của ISO 1133.

d) Lò nhiệt

Lò nhiệt dùng để duy trì nhiệt độ 190 °C ± 0,5 °C cho polyetylen trong xylanh. Trong lò phải có bộ tự động khống chế nhiệt.

e) Thiết bị đo nhiệt độ

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f) Khuôn

Khuôn có chiều dài (8,000 ± 0,025) mm, được làm từ thép, đường kính trong giữa 2,090 mm và 2,100 mm đồng đều theo chiều dài xylanh với sai lệch ± 0,005 mm được mô tả trên Hình 18.

Khuôn không được nhô ra ngoài đế của xylanh.

g) Cân

Cân chính xác đến ± 0,0005 g.

12.3. Mẫu thử

Mẫu thử có nhiều dạng, nhưng sao cho có thể đưa vào xylanh, như dạng các viên nhỏ, dạng bột, các mẫu giống nhau.

Những mẫu có kích thước lớn cần được cắt thành hình lập phương mỗi cạnh 3 mm.

12.4. Làm sạch và bảo dưỡng thiết bị

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chất dung môi thích hợp để làm sạch thiết bị thường dùng là xylen, tetrahydronaphatalen hoặc dầu không mùi. Pittông được làm sạch khi còn nóng bằng vải được ngâm trong dung môi. Khuôn được làm sạch bằng bàn chải thích hợp rồi sau đó ngâm trong dung môi đun sôi.

Nên bảo dưỡng thường kỳ, ví dụ mỗi tuần một lần đối với dụng cụ sử dụng ổn định, các phiến ngăn cách, phiến đỡ khuôn, nếu lấy ra được và xylanh phải được làm sạch.

12.5. Phương pháp A trong ISO 1133

Phương pháp A thích hợp để xác định MFI cho một mẫu PE có MFI chưa xác định.

Trình tự thử

Thiết bị phải làm sạch (xem 12.4). Trước khi bắt đầu thử, nhiệt độ của xylanh và pittông phải là (190 ± 0,5) °C trong 15 min và nhiệt độ này được duy trì trong suốt thời gian PE nóng chảy. Dụng cụ đo nhiệt độ (xem 12.2.1 c) nên dùng một ống đo nhiệt thủy ngân đặt trong xylanh (xem chú thích bên dưới). Cần sử dụng một hợp chất có điểm chảy mềm thấp như thuỷ ngân để làm tăng khả năng tiếp xúc nhiệt.

CHÚ THÍCH: Nếu dùng các dụng cụ đo nhiệt khác, cần được chuẩn ở (190 ± 0,5) °C trước khi tiến hành thử, và phải so sánh với dụng cụ đo nhiệt bằng thuỷ ngân như 12.2.1 c) ở trên, được đặt trong xylanh và ngâm trong PE ở độ sâu thích hợp.

Xylanh được nạp một lượng mẫu (xem Bảng 1) và pittông không mang tải được đưa về vị trí trên cùng của xylanh.

6 min sau khi đưa mẫu vào, trong suốt thời gian này nhiệt độ của xylanh phải được duy trì là (190 ± 0,5) °C, đặt tải lên pittông để làm chảy PE qua khuôn. Tốc độ chảy được đo bằng việc cắt vật liệu chảy trong khoảng thời gian không đổi trong khuôn với một dụng cụ phù hợp có lưỡi sắc để tạo ra các đoạn ngắn được coi như là đoạn “cắt rời”. Khoảng thời gian cho mỗi lần “cắt rời” được cho trong Bảng 1.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Xử lý kết quả

Chỉ số MFI được đặc trưng cho hai số liệu quan trọng (xem chú thích 1) và biểu thị bằng ký hiệu MFI. 190.21 A (xem chú thích 2)

trong đó:

MFI tính bằng gam/10 min

m = khối lượng trung bình của đoạn “cắt rời”, tính bằng gam;

t = khoảng thời gian của đoạn “cắt rời”, tính bằng giây.

CHÚ THÍCH 1: Chỉ số MFI có thể bị ảnh hưởng của xử lý nhiệt và cơ và đặc biệt là oxy hóa có xu hướng làm giảm chỉ số MFI. Oxy hóa xảy ra trong suốt quá trình thử sẽ thường làm giảm khối lượng của đoạn “cắt rời” một cách có hệ thống. Hiện tượng này không bộc lộ bởi hợp chất PE có chứa chất chống oxy hóa.

CHÚ THÍCH 2: MFI - chỉ số chảy mềm

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

21 (hoặc 49) – tải tương đương, N

A (hoặc C) - tiêu chuẩn ISO 1133 sử dụng phương pháp A hoặc C.

12.6. Phương pháp C của ISO 1133

Phương pháp C được sử dụng để xác định MFI của mẫu thử PE, MFI được đo phù hợp với phương pháp A trong Bảng 1.

Trình tự thử

Tương tự như phương pháp A.

Khoảng thời gian, khối lượng mẫu nạp vào xylanh cho trong Bảng 1.

Xử lý kết quả

Chỉ số MFI được đặc trưng cho hai số liệu quan trọng (xem chú thích 1) và biểu thị bằng ký hiệu MFI 190.49. C (xem chú thích 2)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Phương pháp sử dụng thời gian cắt rời (150 s) với tải lớn hơn (49 N) cho kết quả xấp xỉ với kết quả của phương pháp A và C.

Bảng 1 - Khoảng thời gian được sử dụng để nhận được đoạn “cắt rời” và khối lượng được đưa vào xylanh trong phương pháp A và C

Chỉ số chảy mềm (MFI)

Khối lượng mẫu cho vào xylanh, g

Khoảng thời gian, s

0,1 đến 0,5

4 đến 5

240

0,5 đến 1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

120

13. Thử chịu ozôn

CHÚ Ý: Do sự độc hại của ozôn, cần hạn chế tiếp xúc của con người trong quá trình thử và phải đảm bảo nồng độ môi trường nơi làm việc không quá 0,1 phần triệu của phần không khí.

13.1. Trình tự thử

13.1.1. Thiết bị thử

Thiết bị cho thử nghiệm này được trình bày trên Hình 20, gồm có:

- Một thiết bị khống chế lượng ozôn;

- Một thiết bị để lưu thông khí ozôn ở điều kiện khống chế độ ẩm và nhiệt độ thông qua một bình chứa mẫu thử;

- Một phương tiện để xác định nồng độ phần trăm ozôn.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Đối với cáp một lõi hay nhiều lõi, chỉ cần thử một lõi. Chiều dài thích hợp của lõi được cắt từ một chỗ, không nhỏ hơn 1,5 m từ đoạn cuối của cáp để tạo ra hai mẫu thử. Nếu lõi có lớp bán dẫn bên ngoài liên kết bằng phương pháp đùn cần phải lấy bốn mẫu thử.

13.1.3. Chuẩn bị mẫu thử

Lớp bọc bảo vệ phải được tách ra không được làm hỏng cách điện, trừ khi các lớp này đã được bọc trực tiếp trên cách điện trước khi lưu hóa và đã dính chặt vào lõi.

Nếu lõi được bọc một lớp màn chắn bán dẫn dạng băng quấn ở bên ngoài thì phải được tách bỏ

Nếu lõi được bọc một lớp màn chắn bán dẫn (dạng đùn) ở bên ngoài cần tách bỏ hai mẫu thử để nguyên hai mẫu khác.

13.1.4. Quấn mẫu thử

Nếu lõi dây không có màn chắn bán dẫn dạng đùn, một mẫu thử được quấn theo một hướng và trong mặt phẳng cong của trục (không được xoắn) quanh một trục quấn một vòng và cố định hai đầu lõi của mẫu tại chỗ hai đầu cắt nhau và mẫu thử thứ hai được quấn tương tự nhưng ngược hướng.

Nếu lõi được sản xuất có màn chắn bán dẫn ở dạng đùn, thì sử dụng hai mẫu thử với lớp bán dẫn đã được tách ra và một giữ nguyên, sau đó quấn như phần trên nhưng theo hai hướng ngược nhau.

Việc quấn mẫu thử được thực hiện ở nhiệt độ phòng 20 °C. Có thể sử dụng một trục quấn bằng đồng nhôm hoặc gỗ đã được xử lý có đường kính như sau:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Đường kính của trục quấn, lần so với đường kính lõi

Đến và kể cả 12,5

4

lớn hơn 12,5 đến và kể cả 20

5

lớn hơn 20 đến và kể cả 30

6

lớn hơn 30 đến và kể cả 45

8

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10

Nếu mẫu thử quá cứng, không cho phép hai đầu xoắn vào nhau thì quấn thêm nửa vòng nữa rồi buộc lại.

13.1.5. Điều kiện đối với mẫu thử

Bề mặt mẫu thử được lau bụi bẩn và ẩm ướt bằng vải sạch. Mẫu thử đã quấn lên trục quấn được giữ ở nhiệt độ môi trường, từ 30 min đến 45 min trước khi thử.

13.1.6. Đặt mẫu vào buồng khí ozôn

Mẫu thử được đặt hở trong một buồng thích hợp với vòi thử ở nhiệt độ (25 ± 2) °C hướng tới luồng không khí khô có nồng độ ozôn theo quy định đối với hợp chất cách điện trong tiêu chuẩn cáp cụ thể. Luồng thổi phải trong khoảng 280 l/h và 560 l/h, áp lực khí được duy trì mạnh hơn áp suất khí quyển một chút.

13.1.7. Yêu cầu

Sau khoảng thời gian thử quy định, mẫu thử được đưa ra khỏi buồng thử, và khi kiểm tra bằng mắt thường, lớp cách điện trong đoạn uốn 180° xa nhất từ chỗ buộc phải không có vết nứt.

CHÚ THÍCH: Nguồn ozôn phải được dừng cung cấp và buồng thử phải thay hoàn toàn luồng không khí trước khi nó được mở ra để mang mẫu ra ngoài.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13.2.1. Phân tích hóa chất

13.2.1.1. Thuốc thử

Thuốc thử phải đảm bảo chất lượng dùng trong phân tích.

Nước được sử dụng trong quá trình thử phải là nước cất.

a) Dung dịch bột chỉ thị

1 g bột hoà tan được khuấy trong 40 ml nước lạnh đem đun sôi và nguấy đều cho đến khi bột hoàn toàn hoà tan. Dung dịch này được pha thêm 200 ml nước lạnh và 2 g kẽm clorua kết tinh. Để dung dịch lắng xuống và rót phần chất lỏng bên trên ra ngoài để sử dụng. Để duy trì việc sử dụng thường kỳ, phải thay mới hai hoặc ba ngày một lần.

Ngoài ra, chuẩn bị dung dịch mới có thể dùng 1 g bột hoà tan trong 100 ml nước sôi.

Khi dùng một trong hai dung dịch bột kể trên để làm chất chỉ thị, cần cho thêm vài giọt axit axetic 10 % vào dung dịch thử và chuẩn độ.

b) Dung dịch iốt chuẩn: cho 2g KI (Kali iốt) và 10 ml nước vào một ống cân và sau đó cân hỗn hợp dung dịch này, iốt được thêm trực tiếp vào dung dịch cho đến khi lượng iốt trong dung dịch khoảng 0,1 g. Dung dịch với lượng iốt thêm vào phải được cân chính xác để xác định khối lượng của lượng iốt thêm vào. Dung dịch được rót vào một cái cốc lớn. Ống cân để trên cốc được rửa bằng nước sau đó dung dịch được rót từ cốc sang một cái chai chuẩn 1 000 ml. Dung dịch trong chai được pha loãng với nước đến 1 000 ml.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Dung dịch thiosunphat natri (Na2S2O3)

Dung dịch thiosunphat natri có nồng độ giống như dung dịch iốt tiêu chuẩn được chuẩn bị bằng 0,24 g Na2S2O3 trong chai 1 000 ml và pha loãng đến 1 000 ml. Vì nồng độ dung dịch giảm dần, nên dung dịch phải chuẩn lại dựa vào dung dịch iốt chuẩn trong thời gian thử ozôn.

Nồng độ của dung dịch Na2S2O3 được tính tương đương như iốt và được biểu thị bằng miligam iốt trên mililít của dung dịch và bằng:

trong đó:

F - lượng dung dịch iốt, ml

C - nồng độ của iốt, mg/ml

S - lượng dung dịch Na2S2O3 tiêu tốn khi chuẩn độ, ml

d) Dung dịch Kali iốt: khoảng 20 g KI nguyên chất hoà tan trong 2 000 ml nước.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13.2.1.2. Trình tự thử

Một lượng khí chứa ozôn đã đo được phải thổi từ buồng thử qua dung dung dịch KI hoặc một lượng khí chứa ozôn được trộn với KI bằng một phương tiện thích hợp. Một trong hai phương pháp có thể được sử dụng là:

a) Một bình mẫu chứa 100 ml dung dịch KI có một đầu được nối đến vòi mẫu của bình thử, đầu kia nối đến bình chứa 500 ml khí. Ống thuỷ tinh nối bình mẫu đến vòi mẫu của bình khí sao cho thấp hơn mức dung dịch KI trong bình mẫu. Khóa vòi hai chiều phía bình khí được mở ra ngoài khí quyển và bình bị nước tràn vào đến mức đầy bằng cách nâng ống xoắn nối với đáy của bình khí. Sau đó khóa vòi phía khí quyển được đóng lại và mở về phía bình mẫu và mở khóa vòi phía bình thử.

Ống xoắn sau đó được hạ xuống cho đến khi hết nước trong bình khí. Khi đạt được 500 ml khí từ bình thử thổi qua dung dịch KI thì đóng khóa vòi lại và bình mẫu được lấy ra so chuẩn.

b) Một chai hình phễu có dung tích 400 ml được đổ đầy dung dịch KI và được nối với vòi mẫu của bình thử. Vòi mẫu và khóa đặt ở phía dưới cùng của chai hình phễu được mở ra đồng thời cho đến khi, khoảng 200 ml KI được chảy qua một xylanh có chia độ đặt ở dưới. Vòi mẫu và khóa vòi được đóng nhanh lại và chai dạng phễu, chứa một thể tích bằng thể tích chênh lệch giữa 400 ml và thể tích dung dịch KI trong xylanh được tháo ra và đậy chặt lại.

Chai dạng phễu được lắc đều để tạo ra phản ứng hoàn toàn với dung dịch KI. Dung dịch ở trong xylanh có vạch chia được thử với bột chỉ thị để tạo ra iốt tự do, và nếu phát hiện ra iốt tự do, mẫu khí bị loại bỏ và tiến hành chọn mẫu khí khác.

Dung dịch KI đã phản ứng với lượng khí đã biết từ bình thử bằng các phương pháp có được, phải được chuẩn với dung dịch Na2S2O3 chuẩn, sử dụng bột chỉ thị.

13.2.1.3. Cách tính

Cứ 1 g iốt tương đương với 0,1 ml khí ozôn ở nhiệt độ và áp suất trong phòng (với độ chính xác của phương pháp phân tích này được thực hiện ở nhiệt độ và áp suất phòng) nồng độ ôzôn có thể được tính như sau:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

trong đó:

S - lượng Na2S2O3 tiêu tốn khi chuẩn độ, ml

E - đương lượng iốt của dung dịch Na2S2O3, mg của iốt trên ml

V - lượng mẫu khí được chọn, ml.

13.2.2. Đo trực tiếp bằng dụng cụ đo ozôn

Ngoài phương pháp phân tích hóa học, có thể đo nồng độ ozôn trực tiếp bằng một dụng cụ đo ozôn. Phép đo này được hiệu chuẩn bằng sự so sánh với các kết quả nhận được từ phương pháp hóa học ở trên.

14. Thử nóng không đổi

14.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử. Xác định diện tích mặt cắt ngang

Hai mẫu thử cách điện được lấy trên một lõi dây, sau khi chúng được chuẩn bị và đo diện tích mặt cắt ngang theo quy định trong phương pháp thử ở Điều 5 sẽ được sử dụng cho phép thử này.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14.2. Thiết bị

a) Phép thử thực hiện trong một lò như quy định ở 6.1, và được duy trì ở nhiệt độ quy định cho vật liệu trong các tiêu chuẩn cáp cụ thể.

b) Các bộ gá được cung cấp phải đảm bảo mẫu thử được treo ở phía trên của lò và những quả cân được gắn vào bộ gá ở phía dưới gắn với mẫu thử.

14.3. Trình tự thử

a) Mẫu thử được treo trong lò và các quả cân đã gắn ở phía dưới tạo ra một lực có giá trị được quy định cho vật liệu trong các tiêu chuẩn cáp cụ thể.

b) Sau 15 min trong lò ở nhiệt độ quy định, khoảng cách giữa các vạch dấu cần được đo và tính độ dãn dài tương đối. Nếu lò không có cửa sổ mà phải sử dụng cửa lò để tiến hành phép đo, thì phép đo chỉ được phép thực hiện không quá 30 s sau khi mở của lò.

Trong trường hợp có tranh chấp, phép đo được thực hiện trong lò có cửa sổ, không được mở cửa lò.

c) Sau đó, bỏ lực kéo ra khỏi mẫu thử (bằng cách tách mẫu ra khỏi bộ gá phía dưới) và mẫu thử phải được để lại trong 5 min ở nhiệt độ quy định.

Sau đó, mẫu thử sẽ được mang ra khỏi lò để làm mát từ từ ở nhiệt độ môi trường và đo lại khoảng cách giữa các vạch dấu.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Giá trị trung bình của độ dãn dài tương đối, sau 15 min ở nhiệt độ quy định với những quả cân được gắn vào, không được vượt quá giá trị quy định đối với tiêu chuẩn cáp cụ thể.

b) Giá trị trung bình của khoảng cách giữa các vạch dấu sau khi đưa ra khỏi lò và làm mát ở nhiệt độ môi trường không được tăng quá quy định tính bằng phần trăm cho trong tiêu chuẩn cáp cụ thể so với giá trị trước khi bỏ mẫu vào lò.

15. Thử ngâm dầu khoáng đối với vỏ bọc bằng chất dẻo

15.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

Năm mẫu thử được chuẩn bị phù hợp theo trình tự mô tả trong 5.2.2 và 5.2.3.

15.2. Xác định diện tích mặt cắt mẫu thử

Như phương pháp trong 5.2.4.

15.3. Loại dầu sử dụng cho phép thử

Nếu không có thoả thuận nào khác thì dầu khoáng cần có đặc tính sau:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Độ nhớt ở 100 °C: (20 ± 1) centistokes (hoặc (100 ± 5) s)

- Điểm bắt cháy: (245 ± 6) °C

15.4. Trình tự thử

Mẫu thử được ngâm trong chậu dầu được đun nóng trước ở nhiệt độ thử quy định và được duy trì trong dầu ở nhiệt độ này trong thời gian quy định (xem quy định cho từng loại cáp).

Ở cuối khoảng thời gian quy định, mẫu thử được đưa ra khỏi lò và treo ở nhiệt độ môi trường ít nhất 16 h.

15.5. Xác định đặc tính cơ

Như phương pháp trong 5.1.6 và 5.1.7.

15.6. Xác định kết quả và tính chất

Việc tính toán độ bền kéo được dựa vào diện tích đã đo của mẫu thử trước khi ngâm (xem 15.2).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16. Các phép thử điện đối với cáp và dây dẫn, điện áp đến và bằng 450/750 V

16.1. Quy định chung

Các phép thử tính chất điện của cáp, dây dẫn được trình bày ở dưới dây được coi là một hướng dẫn để thử dây, cáp nếu tiêu chuẩn cáp cụ thể không có quy định phương pháp thử điện nào khác.

16.1.1. Đối tượng áp dụng

Các phép thử này chỉ được áp dụng cho:

- Cáp, dây dẫn không vỏ bọc;

- Lõi dây được tách ra từ cáp và dây dẫn có vỏ bọc. Tất cả đều có điện áp danh định lớn nhất đến và bằng 450/750 V.

16.1.2. Tính liên tục của các phép thử

Đo điện trở cách điện được thực hiện ngay sau khi thử điện áp trên cùng một mẫu nếu cả hai phép thử đều phải thực hiện.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Để hạn chế sự phá hủy khi xảy ra sự cố, cần nối tiếp với mẫu thử một điện trở bảo vệ có giá trị lớn hơn trong mạch nguồn điện áp.

16.2.1. Thử cách điện đối với cáp có chiều dày tối thiểu là 0,4 mm và lớn hơn

Đối với cáp và dây dẫn không có vỏ và dây dẫn không có màn chắn, phép thử được tiến hành trên một mẫu có độ dài 10 m, sau khi đã tách lớp bao bọc của cách điện. Lõi của dây kép mềm, dẹt phải được tách ra.

Đối với lõi được tách ra từ cáp và dây dẫn có vỏ bọc, phép thử được thực hiện trên một mẫu có độ dài 10 m, sau khi tách bỏ vỏ bọc và các lớp bọc khác. Chú ý không làm hỏng lớp cách điện.

Mẫu được ngâm trong nước ở nhiệt độ môi trường, các đầu dây phải nhô lên khỏi mặt nước tránh đánh lửa dưới tác dụng của điện áp thử. Thời gian ngâm ít nhất 16 h nhưng không quá 24 h. Điện áp thử phải được đặt giữa nước và ruột dẫn điện.

Đối với dây dẫn có màn chắn, mẫu thử dài 10 m và được thử trong không khí ở nhiệt độ môi trường. Điện áp phải được đặt giữa ruột dẫn và màn chắn.

Điện áp thử xoay chiều được quy định trong các tiêu chuẩn cáp cụ thể phải được tăng từ từ đến giá trị quy định trong thời gian từ 2 s đến 10 s. Điện áp được duy trì trong khoảng thời gian theo quy định trong tiêu chuẩn cáp cụ thể.

16.2.2. Thử cách điện đối với cáp và dây dẫn có độ dày tối thiểu nhỏ hơn 0,4 mm

16.2.2.1. Dây dẫn không có màn chắn

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Điện áp thử xoay chiều hoặc một chiều đã quy định trong các tiêu chuẩn cáp cụ thể, được tăng dần đến giá trị quy định trong khoảng thời gian từ 2 s đến 10 s. Điện áp duy trì trong khoảng thời gian quy định trong từng tiêu chuẩn cáp cụ thể.

16.2.2.2.Dây dẫn có màn chắn

Một đoạn mẫu dài khoảng 10 m được quấn trên một trục quấn có đường kính xấp xỉ đường kính của một tang quấn. Sau đó tách bỏ lớp màn chắn và cách điện ở mỗi đầu khoảng 50 mm hai đầu màn chắn được đẩy lùi vào giữa và được giữ ở vị trí đó bằng dải băng quấn. Phép thử được thực hiện ở nhiệt độ môi trường. Điện áp được đặt giữa mỗi ruột dẫn của vòng quấn và các ruột dẫn khác nối với màn chắn. Nếu các ruột dẫn cách điện có màn chắn riêng rẽ, thì phải nối các lớp màn chắn với nhau. Điện áp thử xoay chiều và một chiều được quy định trong từng tiêu chuẩn cáp cụ thể. Điện áp được tăng dần tới giá trị quy định trong khoảng thời gian từ 2 s đến 10 s.

16.3. Phép thử điện trở cách điện

CHÚ THÍCH: Thử điện trở cách điện được thực hiện bằng thiết bị đảm bảo độ chính xác phép đo không kém hơn 10 % giá trị cần xác định.

16.3.1. Phép thử cách điện có chiều dày lớn hơn hoặc bằng 0,4mm

16.3.1.1. Đo ở nhiệt độ môi trường

Sau khi thử độ bền điện trong nước vẫn chính mẫu dây không vỏ hoặc lõi không màn chắn đó, có chiều dài khoảng 10 m sẽ được ngâm trong nước ở nhiệt độ (20 ± 1) °C. Sau đó ít nhất 1 h, phép đo sẽ được tiến hành.

Đối với dây có màn chắn, cho phép thử khô hoặc ngâm trong nước ở nhiệt độ (20 ± 5) °C cho một mẫu dài 10 m. Trong trường hợp còn tranh luận, phép đo tiến hành ở nhiệt độ (20 ± 1) °C.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16.3.1.2. Đo ở nhiệt độ cao

Phép đo được thực hiện trên cùng mẫu đã sử dụng để thử độ bền điện và thử điện trở cách điện ở nhiệt độ môi trường (nếu có yêu cầu).

Trình tự thử tương tự như trình bày trong 16.3.1.1 với điều kiện là mẫu được ngâm trong nước ở nhiệt độ (70 ± 2) °C hoặc ở nhiệt độ quy định khác, trong 2 h, sau khi điện áp một chiều được đặt vào.

16.3.2. Thử cách điện có chiều dày nhỏ hơn 0,4 mm

16.3.2.1. Dây và lõi không màn chắn

Sau khi thử xong độ bền điện, chính mẫu đó, dài khoảng 10 m phải được quấn trên một trục quấn bằng thép có đường kính 100 mm, các vòng quấn phải khít nhau.

Trục quấn được lưu 24 h ở nhiệt độ như đối với dây dẫn. Lực kéo khi quấn dây không được nhỏ hơn 5 N.

Điện áp thử nằm giữa 80 V đến 500 V, một chiều.

Điện trở cách điện được đo không sớm hơn 1 min và không muộn hơn 5 min sau khi đặt điện áp thử giữa từng ruột dẫn điện và các ruột khác được nối với trục quấn.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Sau khi thử xong độ bền điện, chính mẫu đó của dây dẫn, dài khoảng 10 m được quấn vào một trục quấn có đường kính tương tự như đường kính của tang quấn.

Màn chắn và cách điện sau đó được tách bỏ ở hai đầu 50 mm, hai đầu của màn chắn được đẩy lùi vào giữa và giữ lại bằng cách quấn băng quấn.

Phép thử được thực hiện ở nhiệt độ (20 ± 5) °C. Khi có tranh chấp về giá trị điện trở cách điện thì phép đo được lặp lại ở nhiệt độ (20 ± 1) °C.

Điện áp thử nằm giữa 80 V và 500 V, một chiều.

Điện trở cách điện được đo không sớm hơn 1 min và không muộn hơn 5 min sau khi đặt điện áp thử giữa từng ruột dẫn điện và các ruột khác nối với màn chắn. Nếu ruột dẫn có màn chắn riêng biệt thì các màn chắn phải được nối với nhau.

17. Độ ổn định nhiệt của vỏ bọc và cách điện PVC

17.1. Thiết bị thử

Thiết bị thử gồm có:

- Một ống thủy tinh một đầu kín, dài 110 mm với đường kính ngoài khoảng 5 mm và đường kính trong khoảng (4,0 ± 0,5) mm;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Thiết bị khống chế nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ quy định trong tiêu chuẩn cáp cụ thể. Nếu không

có quy định nhiệt độ thì thử ở nhiệt độ (200 ± 0,5) °C;

- Nhiệt kế chuẩn độ đến 0,1 °C;

- Đồng hồ bấm giây hoặc các dụng cụ đo thời gian thích hợp.

17.2. Trình tự thử

a) Lấy ba mẫu cách điện hoặc vỏ bọc đem thử, mỗi mẫu khoảng (50 ± 5) mg và cắt thành mảnh. Đối với mẫu có chiều dày nhỏ, mẫu sẽ gồm có hai hoặc nhiều mảnh. Mỗi mẫu được đặt trong ống thủy tinh như 17.1 a). Mẫu phải nằm phía dưới của ống thủy tinh và không nhô lên quá 30 mm so với đáy ống.

b) Một mảnh giấy chỉ thị mầu khô quy định như 17.1 b) dài khoảng 15 mm, rộng 3 mm được đặt lên trên miệng hở của ống thủy tinh sao cho nó trùm ra ngoài ống khoảng 5 mm và có thể gập cong để giữ nguyên vị trí.

c) Ống thủy tinh được đặt trong thiết bị làm nóng quy định ở 17.1 c) ở độ sâu 60 mm.

d) Thời gian đo là thời gian để giấy chỉ thị mầu thay đổi từ giá trị độ pH là 5 đến giá trị độ pH là 3, hoặc phép thử được tiếp tục trong khoảng thời gian quy định không xuất hiện thay đổi mầu.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

17.3. Đánh giá

Giá trị trung bình của độ ổn định nhiệt của ba mẫu thử phải không thấp hơn giá trị đã quy định.

18. Đo hàm lượng khoáng và/hoặc tro trong PE

18.1. Lấy mẫu

Một mẫu cách điện hoặc vỏ bọc có khối lượng thích hợp được cắt từ đoạn cuối của cáp, mẫu được cắt thành các mẫu thử có kích thước không vượt quá 5 mm trên các hướng.

18.2. Trình tự thử

Một cái thuyền được đốt nóng cho đến khi nóng đỏ rồi được làm nguội trong lò sấy khô ít nhất 30 min và được cân chính xác đến 0,0001 g. Một mẫu PE nặng khoảng (1,0 ± 0,1) g đặt trong thuyền và cân toàn bộ chính xác đến 0,0001 g sau khi trừ đi khối lượng của thuyền sẽ cho khối lượng của PE chính xác đến 0,0001 g (đại lượng A), sau đó đặt thuyền và mẫu vào giữa ống đốt làm bằng thuỷ tinh, silic hoặc sứ, có đường kính trong khoảng 30 min và dài (400 ± 50) mm. Dùng một nhiệt kế có thể đo từ 300 °C đến 550 °C và một ống được nạp nitơ đặt vào một đầu cuối của ống đốt sao cho nhiệt kế chạm vào thuyền. Khí nitơ có hàm lượng oxy nhỏ hơn 0,5 % được thổi qua ống đốt khoảng (1,7 ± 0,3) l/min và giá trị này được duy trì trong suốt thời gian đốt nóng.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp có nghi ngờ, hàm lượng oxy trong nitơ cần giới hạn ở mức đến 0,01%.

Ống đốt được đặt trong một lò và lối ra của lò được nối với hai khoảng lạnh nối tiếp nhau, cả hai chứa tricloretylen và khoang thứ nhất được làm lạnh bằng dioxit cacbon rắn. Cửa ra từ khoang thứ hai dẫn đến một phần hút khỏi hoặc ra bên ngoài không khí. Tuy nhiên, đầu ra của ống đốt có thể được dẫn trực tiếp ra ngoài không khí.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Sau đó, thuyền được mang ra khỏi ống đốt bằng lối vào của khí nitơ. Được phép làm mát từ 20 min đến 30 min và cân lại. Khối lượng của phần còn lại sẽ được xác định chính xác đến 0,0001 g (đại lượng B của phần còn lại).

Rồi sau đó, thuyền được đưa trở lại ống đốt. Thay khí nitơ bằng không khí và oxy được thổi qua ống với giá trị thích hợp ở nhiệt độ (500 ± 20) °C và tro còn lại sẽ cháy. Sau đó, làm mát và bỏ thuyền ra cân lại. Khối lượng của phần còn lại được xác định chính xác đến 0,0001 g (đại lượng C của phần còn lại).

18.3. Tính toán kết quả

Hàm lượng tro

Hàm lượng chất độn vô cơ

Hàm lượng chất độn

19. Các phép thử ngâm nước

19.1. Thử tính chất cách điện

19.1.1. Thiết bị thử

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Nguồn điện áp một chiều và xoay chiều;

- Vônmét;

- Bể nước có thiết bị làm nóng.

19.1.2. Chuẩn bị mẫu thử

Một lõi dây được lấy ra từ đoạn cáp được chọn làm mẫu có chiều dài khoảng 3 m. Trong quá trình tách bóc tránh làm hư hại cách điện.

19.1.3. Trình tự thử

a) Phép thử sơ bộ: lõi được ngâm trong bể nước đã được đun nóng ở nhiệt độ quy định cho từng loại cáp cụ thể.

Hai đầu lõi dây được đặt cao trên mặt nước để ngăn ngừa sự phá hủy bởi dòng điện rò trên bề mặt lõi khi đặt điện áp giữa các ruột dẫn và nước.

Sau khi lõi được ngâm trong nước 1 h, một điện áp xoay chiều 4 kV được đặt giữa các ruột dẫn và nước trong 5 min.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Những mẫu không bị hỏng được dùng cho phép thử chính.

b) Phép thử chính

Những lõi dây thỏa mãn phép thử sơ bộ được giữ lại trong bể nước ở nhiệt độ nước quy định.

Điện áp một chiều phù hợp với bảng dưới đây sẽ được đặt vào giữa các ruột dẫn và nước trong thời gian quy định trong tiêu chuẩn cáp cụ thể. Cực âm được nối với các ruột dẫn của mỗi mẫu thử.

Chiều dày cách điện, giá trị trung bình quy định, mm

Điện áp một chiều, V

0,8 và 0,9

800

1,0 và 1,2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

trên 1,2 đến và kể cả 1,6

1 400

trên 1,6 đến và kể cả 2,0

2 000

trên 2,0

2 500

19.1.4. Yêu cầu

Không xuất hiện hư hỏng.

19.2. Thử ngấm nước dưới tác động của lực trọng trường

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Chiều dày cách điện danh định bằng hoặc lớn hơn 0,7 mm và nhỏ hơn 1,4 mm.

Mỗi mẫu thử phải là một mảnh rộng 4 mm, dài 80 mm đến 100 mm cắt theo chiều dài của cách điện.

b) Chiều dày cách điện danh định bằng 1,4 mm và lớn hơn

Mảnh mỏng có chiều dày từ 1,2 mm đến 1,5 mm được cắt hoặc gọt để tạo thành các bề mặt song song và không gồ ghề.

Các mảnh có chiều dài 80 mm đến 100 mm và rộng 4 mm đến 5 mm cần phải cắt thành các mảnh nhỏ.

c) Hai mẫu thử được chuẩn bị từ mỗi lõi đem thử.

19.2.2. Trình tự thử

Mẫu thử phải làm sạch bề mặt và đốt nóng ở nhiệt độ (70 ± 2) °C trong bình chân không (áp suất còn lại trong bình là 1 mbar) khoảng 72 h. Vật liệu có các thành phần khác nhau không được xử lý trong cùng một thời gian.

Sau đó, các mẫu thử được làm mát 1 h trong bình sấy và được cân với độ chính xác 0,1 mg (khối lượng M1).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Sau khoảng thời gian được quy định trong tiêu chuẩn cáp cụ thể hoặc nếu không quy định thì sau 14 ngày, mẫu thử được chuyển sang ngâm trong nước cất ở nhiệt độ phòng để làm mát rồi lấy mẫu ra khỏi nước, vẩy hết những vật khác dính chặt vào mẫu, đồng thời làm khô bằng giấy thấm chuyên dụng, sau đó mẫu được cân chính xác đến 0,1 mg (khối lượng M2).

19.2.3. Xử lý kết quả

Sự thay đổi khối lượng tính bằng mg/cm2 được tính theo công thức:

trong đó:

M1 và M2 tính bằng mg và đã được xác định trong 19.2.2 và A là tổng diện tích bề mặt của mẫu đã được ngâm, tính bằng cm2, giá trị thay đổi khối lượng trung bình của hai mẫu thử được coi là kết quả thử đối với lõi.

20. Thử co ngót

20.1. Lấy mẫu

Một mẫu dài 0,3 m của mỗi lõi đem thử được cắt ra cách đầu đoạn cáp ít nhất 1 m.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Tất cả các lớp bao bọc (trừ màn chắn bán dẫn bị dính vào) phải được bóc ra khỏi mẫu dây cách điện.

Trong khoảng thời gian không lớn hơn 5 min sau khi cắt mẫu, một đoạn mẫu dài (200 ± 5) mm được đánh dấu ở phần giữa trên mỗi mẫu thử. Khoảng cách giữa các vạch dấu được đo chính xác đến 0,5 mm. Sau đó, mỗi mẫu thử được cắt và tách cách điện từ hai đầu cuối của mỗi mẫu ở vị trí từ 2 mm đến 5 mm cách các vạch dấu.

20.3. Trình tự thử

Mẫu thử được đặt nằm ngang trong một lò khí trên một gá cho ruột dẫn hoặc đặt lên trên bề mặt của chậu bột đá sao cho không ảnh hưởng đến sự dịch chuyển tự do của cách điện. Sau đó đốt nóng ở nhiệt độ và thời gian theo quy định cho mỗi loại cáp cụ thể.

Sau khi đốt nóng, mẫu thử được làm nguội trong không khí ở nhiệt độ phòng và khoảng cách giữa các vạch dấu trên mỗi mẫu thử được đo lại chính xác đến 0,5 mm.

Độ chênh lệch giữa khoảng cách của các vạch dấu trước khi xử lý nhiệt và sau khi xử lý nhiệt được ghi lại và tính bằng phần trăm so với khoảng cách giữa các vạch trước khi xử lý nhiệt.

Hình từ 1 đến 6 - Đo chiều dày cách điện

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Hình 8 - Mẫu thử dạng chày kích thước nhỏ

Hình 9 - Dụng cụ đo lưu lượng để khống chế dòng khí trong lò của phương pháp 2

Hình 10 - Biểu đồ hiệu chuẩn của ống mao dẫn (d = 2,0 mm, I = 70 mm) của dụng cụ đo lưu lượng dùng để khống chế ở trong lò theo phương pháp 2

Hình 11 - Thiết bị tạo vết lõm

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Nhìn trên kính hiển vi

Hình 13 - Đo chiều sâu vết lõm đối với mẫu nhỏ

Hình 14 - Vị trí mẫu thử khi sử dụng dụng cụ đo có đĩa xoay

CHÚ THÍCH: 1 - ds < S <1,5ds

2- d1 = 1,2 đến 1,5 x ds

3- Ở vị trí nằm ngang (H.P.), ống không được nén mẫu xuống quá mạnh

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Hình 15 - Thiết bị thử quấn ở nhiệt độ thấp

Hình 16 - Thiết bị thử va đập

Hình 17 - Thiết bị xác định điểm nóng chảy

Text Box: Vòng định hướng

Hình 18 - Khuôn A

Hình 19 - Mẫu thử quấn quanh trục quấn cho phép thử chịu ozôn

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Hình 20 - Thiết bị dùng cho phép thử ozôn.

CHÚ THÍCH: Giá trị của điện trở song song trong micro ampemet cần điều chỉnh cho phù hợp với giá trị đo và thang đo mong muốn.

Hình 21 - Thiết bị ozôn hóa điện tử

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

I. Qui định chung

1. Phạm vi và hiệu lực

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. Phương pháp thử

3. Thử phóng điện cục bộ

4. Đo chiều dày và đường kính

5. Thử nghiệm để xác định tính chất cơ của hợp chất cách điện và vỏ bọc

6. Phương pháp lão hóa nhiệt

7. Thử mất khối lượng đối với cách điện và vỏ bọc PVC

8. Thử nén ở nhiệt độ cao đối với cách điện và vỏ bọc PVC

9. Các phép thử ở nhiệt độ thấp đối với cách điện và vỏ bọc PVC

10. Thử khả năng kháng nứt đối với cách điện vả vỏ bọc PVC

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12. Đo chỉ số chảy mềm của PE chịu nhiệt

13. Thử chịu ozôn

14. Thử nóng không đổi

15. Thử ngâm dầu khoáng đối với vỏ bọc bằng chất dẻo

16. Các phép thử điện đối với cáp và dây dẫn, điện áp đến và bằng 450/750 V

17. Độ ổn định nhiệt của vỏ bọc và cách điện PVC

18. Đo hàm lượng khoáng và/hoặc tro trong PE

19. Các phép thử ngấm nước

20. Thử co ngót

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5936:1995 (IEC 540 : 1982) về cáp và dây dẫn điện - Phương pháp thử cách điện và vỏ bọc (Hợp chất dẻo và nhựa chịu nhiệt)

Số hiệu: TCVN5936:1995
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 01/01/1995
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5936:1995 (IEC 540 : 1982) về cáp và dây dẫn điện - Phương pháp thử cách điện và vỏ bọc (Hợp chất dẻo và nhựa chịu nhiệt)

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…