Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

Thuật ngữ

Định nghĩa

1. KHÁI NIỆM CHUNG

1.1. Đèn

Thiết bị, bao gồm có bóng đèn) các phụ tùng chiếu sáng dùng để phân bố lại và (hoặc) biến đổi quang thông của đèn và các chi tiết cần thiết để lắp ghép và bảo vệ bóng đèn cũng như để nối đèn đến nguồn cung cấp điện.

1.2. Phụ tùng chiếu sáng

Phần của đèn dùng để phân bố lại và (hoặc) biến đổi quang thông của đèn, để lắp ghép, bảo vệ đèn cũng như nối đèn đến nguồn cung cấp điện. Phụ tùng chiếu sáng đối với đèn có khi có thể có cả bộ phận khởi động và ổn định sự làm việc của đèn.

1.3. Hệ thống quang học của đèn

Phần của đèn, bao gồm các bộ phận quang học (gương hoặc thấu kính) có nhiệm vụ phân bố lại quang thông của đèn.

1.4. Bán cầu dưới của không gian

Phần không gian nằm phía dưới của mặt phẳng ngang đi qua tâm sáng của đèn.

1.5. Bán cầu trên của không gian

Phần không gian nằm phía trên của mặt phẳng ngang đi qua tâm sáng của đèn.

1.6. Vùng ngoài của đèn

Vùng không gian có quang thông của đèn truyền đến

1.7. Miệng đèn

Khe hở (lỗ hở) cho quang thông của đèn đi qua.

1.8. Bề mặt có tác dụng của đèn

Bề mặt của đèn mà quang thông được phân bố lại và (hoặc) biến đổi.

1.9. Thể trắc quang của đèn

Quỹ tích đầu mút của các véctơ bán kính xuất phát từ tâm sáng của đèn chiều dài của các véctơ này tỷ lệ với cường độ ánh sáng của đèn theo hướng tương ứng.

1.10. Đèn đối xứng

Đèn có thể trắc quang có trục hoặc mặt phẳng đối xứng.

11.1. Đèn đối xứng tròn

Đèn có thể trắc quang có trục đối xứng.

1.12. Đèn không đối xứng

Đèn có thể trắc quang không có trục đối xứng và không có mặt phẳng đối xứng.

1.13. Tâm sáng của đèn

Điểm quy ước trong phụ tùng chiếu sáng trùng với tâm sáng của một đèn (trường hợp có một đèn) hoặc trùng với tâm hình học của các tâm sáng của các đèn (trong trường hợp có nhiều đèn).

1.14. Trục quang của đèn

Đường thẳng quy ước đi qua tâm sáng của đèn

Chú thích: Đối với đèn đối xứng tròn thì trục quang là trục đối xứng của đèn, đối với đèn đối xứng qua một mặt phẳng đối xứng, thì trục quang là đường thẳng nằm trong mặt phẳng này theo hướng cường độ sáng cực đại, đối với đèn đối xứng qua hai hay nhiều mặt phẳng đối xứng thì trục quang là đường thẳng mà các mặt phẳng ấy cắt nhau, còn đối với đèn không đối xứng thì trục quang là đường lấy làm gốc để tính tọa độ góc.

1.15. Trục dọc của đèn

Đường thẳng quy ước đi qua tâm sáng của đèn dùng bóng đèn dạng ống và song song với trục đèn.

Mặt phẳng đi qua trục quang của đèn.

1.16. Mặt phẳng kinh của đèn.

Mặt phẳng đi qua trục quang của đèn.

1.17. Mặt phẳng kinh chính của đèn.

Mặt phẳng kinh đối xứng với đèn đối xứng và đặc trưng cho điểm gốc tính toán góc vĩ (trong mặt phẳng kinh được chọn điểm gốc để tính góc vĩ)

1.18. Mặt phẳng vĩ của đèn

Mặt phẳng vuông góc với trục quang của đèn

1.19. Mặt phẳng vĩ chính của đèn.

Mặt phẳng vĩ đi qua tâm sáng của đèn.

1.20. Mặt phẳng dọc của đèn

Mặt phẳng đi qua trục dọc của đèn.

1.21. Mặt phẳng ngang của đèn

Mặt phẳng vuông góc với trục dọc của đèn

1.22. Góc kinh của đèn

Góc tạo bởi hướng cho trước trong mặt phẳng kinh và hướng thẳng đứng đi qua tâm sáng của đèn, được tính từ điểm đẩy ngược với chiều quay của kim đồng hồ.

1.23. Góc vĩ của đèn

Góc tạo bởi hướng cho trước trong mặt phẳng vĩ và mặt phẳng kinh chính của đèn tính theo chiều quay của kim đồng hồ.

1.24. Vị trí làm việc của đèn.

Vị trí của đèn được quy định trong tài liệu thiết kế đèn

1.25. Chế độ nhiệt xác lập của đèn

Chế độ làm việc của đèn khi nhiệt độ tại một điểm bất kỳ của đèn không thay đổi hoặc thay đổi không quá 10C trong khoảng thời gian 30 phút.

1.26. Trạng thái nguội của đèn

Trạng thái của đèn khi ngắt mạch điện có nhiệt độ tại mọi điểm bất kỳ của đèn bằng nhiệt độ của môi trường xung quanh

1.27. Nhiệt độ làm việc của đèn

Nhiệt độ của đèn trong điều kiện vận hành bình thường

1.28. Nhiệt độ tối đa cho phép của môi trường xung quanh.

Nhiệt độ của môi trường xung quanh, mà trong điều kiện đó vẫn đảm bảo điều kiện vận hành đèn điện bình thường.

1.29. Điện áp danh định

Điện áp do nơi sản xuất quy định đối với đèn

1.30. Điện áp làm việc

Điện áp tối đa cấp cho đèn khi nó làm việc ở điện áp danh định và trong điều kiện vận hành bình thường.

1.31. Công suất danh định

Công suất danh định tổng của các bóng đèn mà đèn được tính toán

1.32. Dòng điện danh định

Dòng điện do nơi sản xuất quy định cho đèn.

1.33. Cách điện chính

Cách điện những phần mang điện dùng để bảo vệ tránh tai nạn điện giật.

1.34. Cách điện bổ sung

Cách điện riêng bổ sung cho cách điện chính để bảo vệ tránh tai nạn điện giật trong trường hợp cách điện chính bị hư hỏng.

1.35. Cách điện kép.

Cách điện gồm có cả cách điện chính và cách điện bổ sung.

1.36. Cách điện tăng cường

Hệ thống cách điện đơn những phần mang điện có tính chất cơ và điện đảm bảo mức độ tránh được tai nạn do dòng điện như cách điện kép.

2. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT ÁNH SÁNG CỦA ĐÈN

2.1. Phân bố ánh sáng của đèn.

Đặc tính của đèn dùng để xác định sự phân bố quang thông trong không gian.

2.2. Đường cong cường độ sáng của đèn

Đường cong nhận được khi cắt thể trắc quan của đèn bằng một mặt phẳng đi qua tâm sáng của nó.

2.3. Đường cong cường độ sáng theo kinh tuyến của đèn

Đường cong nhận được bằng cách cắt thể trắc quang của đèn bằng một mặt phẳng kinh.

2.4. Đường cong cường độ sáng theo vĩ tuyến của đèn

Đường cong nhận được bằng cách cắt thể trắc quang của đèn bằng một mặt phẳng vĩ.

2.5. Cường độ sáng theo hướng trục của đèn

Cường độ sáng của đèn theo hướng của trục quang.

2.6. Hệ số hình dạng của đường cong cường độ sáng của đèn

Tỷ số giữa cường độ sáng cực đại trong mặt phẳng kinh đã cho và giá trị trung bình số học của cường độ sáng của đèn đối với mặt phẳng này

2.7. Hệ số khuyết đại của đèn.

Tỉ số giữa cường độ sáng cực đại của đèn và cường độ sáng cầu trung bình của bóng đèn.

2.8. Đường cong đồng độ rọi

Quỹ tích những điểm có độ rọi như sau trong mặt phẳng

2.9. Độ chói theo kích thước của đèn

Độ chói của bề mặt sáng nhìn thấy theo một hướng đã cho của đèn và được xác định bằng tỷ số giữa cường độ sáng của đèn theo hướng này và diện tích hình chiếu của bề mặt sáng nhìn thấy của đèn

2.10. Độ chói cực đại của đèn

Độ chói của phần sáng nhất trên bề mặt phát sáng của đèn theo hướng đã cho.

2.11. Hệ số hiệu dụng của đèn

Tỷ số giữa quang thông của đèn đo được trong điều kiện thực tế xác định và tổng các quang thông của từng đèn đo được trong điều kiện đặt riêng từng đèn.

2.12. Hệ số quang hiệu dụng của đèn

Tỷ số giữa quang thông của đèn đo được trong những điều kiện thực tế xác định và tổng các quang thông của mỗi bóng đèn trong cùng điều kiện trên

2.13. Góc bảo vệ của đèn

Góc đặc trưng cho vùng trong đó mắt người quan sát được bảo vệ tránh tác động trực tiếp của đèn.

Chú thích. Thông thường góc bảo vệ của đèn được xác định bằng góc tạo bởi đường nằm ngang và đường tiếp tuyến với vật phát sáng của đèn và mép ngoài của chao đèn hoặc màn che không trong suốt.

2.14. Góc bảo vệ quy ước của đèn

Góc đặc trưng cho vùng trong đó độ chói của vật phát sáng của đèn bị suy giảm dần nhờ có cái tản xạ hoặc màn che làm bằng vật liệu cho ánh sáng qua được.

Chú thích. Thông thường góc bảo vệ quy ước của đèn được xác định bằng góc tạo bởi đường nằm ngang và đường tiếp tuyến với vật phát sáng của đèn và mép ngoài của cái tán xạ hoặc của màn che cho ánh sáng qua được.

2.15. Độ rộng góc của chùm ánh sáng giới hạn bởi 50% (10%) cường độ sáng

Góc phẳng được tính từ trục quang đến một giới hạn, cường độ sáng của đèn chiếu trong miền đó lớn hơn 50% (10%) giá trị cường độ sáng cực đại.

2.16. Góc thoát trực tiếp của đèn

Góc bù với góc bảo vệ của đèn được đo từ điểm đấy.

2.17. Miền hạn chế độ chói của đèn

Miền xác định bởi trợ số góc bảo vệ ở bán cầu trên và bán cầu dưới của không gian, mà ở trong miền ấy độ chói theo kích thước được định mức

3. CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐÈN

3.1. Cái phản xạ

Bộ phận của đèn dùng để phân bố lại quang thông của bóng đèn (nhiều bóng đèn) theo các định luật phản xạ ánh sáng.

3.2. Cái phản xạ gương

Cái phản xạ dùng để phân bố lại quang thông của bóng đèn (nhiều bóng đèn) theo định luật phản xạ gương của ánh sáng

3.3. Cái phản xạ khuếch tán

Cái phản xạ dùng để phân bố lại quang thông của bóng đèn (nhiều bóng đèn) theo định luật phản xạ khuếch tán ánh sáng.

3.4. Cái phản xạ bề mặt mờ

Cái phản xạ dùng để phân bố lại quang thông của bóng đèn (nhiều bóng đèn) theo định luật phản xạ tán xạ có hướng.

3.5. Cái tán xạ

Bộ phận của đèn dùng để phân bố lại quang thông của đèn theo các định luật tán xạ của ánh sáng

3.6. Cái tán xạ khuếch tán

Cái tán xạ dùng để phân bố lại quang thông của đèn theo định luật khuếch tán của ánh sáng.

3.7. Cái tán xạ mờ

Cái tán xạ dùng để phân bố lại quang thông của đèn theo định luật tán xạ có hướng của ánh sáng đồng thời ánh sáng được tán ngay trong lòng của vật liệu làm tán xạ

3.8. Cái tán xạ bề mặt mờ

Cái tán xạ dùng để phân bố lại quang thông của đèn theo định luật tán xạ có hướng của ánh sáng đồng thời ánh sáng được tán ngay trên bề mặt của cái tán xạ.

3.9. Cái khúc xạ

Bộ phận của đèn dùng để phân bố lại quang thông của đèn theo định luật khúc xạ ánh sáng.

3.10. Màn chắn

Bộ phận của đèn dùng để bảo vệ mắt của người quan sát tránh những tác động trực tiếp của đèn và bề mặt phát sáng của đèn.

3.11. Lưới bảo vệ

Bộ phận của đèn dùng để bảo vệ đèn và bề mặt hoạt động của đèn tránh những hư hỏng cơ học cũng như bảo vệ môi trường xung quanh khi có hư hỏng xảy ra trong đèn.

3.12. Kính bảo vệ

Bộ phận của đèn được làm từ vật liệu xuyên sáng để bảo vệ bóng đèn tránh những va chạm, bụi bẩn, ngăn ngừa những tác động của chất lỏng, hơi nước và khí.

3.13. Cơ cấu hội tụ

Bộ phận của đèn dùng để điều chỉnh vị trí tương đối giữa đèn và hệ thống quang học của đèn.

3.14. Dây dẫn lưới

Dây dẫn mà nó là một phần của dây dẫn cố định được nối vào đèn

3.15. Dây nối cố định

Dây mềm để nối đèn vào lưới nhờ phích cắm

3.16. Dây dẫn bên ngoài

Dây dẫn mà phần lớn nằm ở ngoài đèn, được đặt chung với đèn.

3.17. Dây dẫn bên trong

Dây dẫn mà phần lớn nằm ở trong đèn dùng để nối các đầu cực với lưới điện, với dao cắt, với cầu chảy v.v…

3.18. Nối bảo vệ đèn

Dây dẫn hoặc ruột của dây nối dùng để ngăn ngừa sự xuất hiện và duy trì điện áp nguy hiểm trên vỏ và đèn hay những phần kim loại dùng vào mục đích khác mà được sử dụng như nối bảo vệ.

3.19. Cực bảo vệ

Cực dùng để nối đất hay nối không của đèn một đầu được nối với dây nối bảo vệ đầu kia nối với dây nối đất hoặc dây nối không được dẫn đến đèn.

4. CÁC LOẠI ĐÈN

4.1. Đèn chiếu sáng chung

Đèn dùng để chiếu sáng chung trong các phòng và ngoài trời

4.2. Đèn chiếu sáng cục bộ

Bộ đèn dùng để chiếu sáng bề mặt công tác.

4.3. Đèn chiếu sáng hỗn hợp

Đèn có khả năng thực hiện được cả chức năng chiếu sáng chung và chức năng chiếu sáng cục bộ hoặc cùng một lúc thực hiện được cả hai chức năng trên.

4.4. Đèn cấp 0

Đèn có cách điện làm việc không có đầu cực để nối vào dây dẫn bảo vệ (dây nối đất).

4.5. Đèn cấp 1

Đèn có cách điện làm việc ở mọi nơi, có đầu cực để nối dây dẫn bảo vệ hoặc tiếp điểm bảo vệ và trong trường hợp đèn được nối đến nguồn cung cấp bằng dây dẫn mềm được lắp thêm phích cắm, hoặc tiếp điểm bảo vệ, hoặc dây dẫn mềm cố định với dây dẫn bảo vệ và phích cắm với tiếp điểm bảo vệ.

4.6. Đèn cấp II

Đèn có cách điện kép hoặc cách điện tăng cường ở mọi chỗ và không có thiết bị để nối với dây dẫn bảo vệ.

Chú thích: Đèn này có thể tương ứng với một trong những loại sau đây:

1. Đèn có vỏ được cách điện - Đèn có vỏ bền về cơ học được làm từ vật liệu cách điện, bao bọc toàn bộ những phần kim loại nhỏ như bảng nhãn hiệu của nhà máy, đinh ốc, đầu kẹp không liên quan đến những phần mang điện.

Cách điện loại này không được kém cách điện loại tăng cường.

2. Đèn có vỏ bằng kim loại - Đèn có vỏ hoàn toàn bằng kim loại ở mọi chỗ mà được cách điện kép toàn bộ, trừ những phần đã được cách điện tăng cường.

3. Đèn kiểu hỗn hợp - Đèn thuộc loại hỗn hợp của cấp 1 và 2.

4.7. Đèn cấp III

Đèn dùng để nối vào lưới điện cấp bảo vệ điện áp thấp không có mạch trong và mạch ngoài làm việc ở điện áp khác ngoài điện áp thấp.

4.8. Đèn có kết cấu bình thường

Đèn có các phần dẫn điện và có bóng đèn không được bảo vệ chống bụi và nước.

4.9. Đèn chống nước nhỏ giọt

Đèn có các phần dẫn điện và bóng đèn được bảo vệ không cho nước nhỏ giọt hoặc phun xuống với góc bằng hoặc nhỏ hơn 150 so với phương thẳng đứng.

4.10. Đèn chống mưa

Đèn có các phần dẫn điện và bóng đèn được bảo vệ không cho nước nhỏ giọt hoặc chảy thành dòng từ trên xuống với góc lớn hơn 150 nhưng bằng hoặc nhỏ hơn 600 so với phương thẳng đứng.

4.11. Đèn chống nước bắn vào

Đèn có các phần dẫn điện và bóng đèn được bảo vệ chống nước nhỏ vào hoặc bắn vào.

4.12. Đèn chống nước phun vào

Đèn có các phần dẫn điện và bóng đèn được bảo vệ chống nước lọt vào khi phun nước lên đèn.

4.13. Đèn ngâm trong nước

Đèn có các phần dẫn điện và bóng đèn hoặc chỉ có các phần dẫn điện được bảo vệ chống nước lọt vào khi ngâm đèn vào nước với thời gian không giới hạn ở một độ sâu đã chỉ ra trong tài liệu kỹ thuật.

4.14. Đèn không thấm nước

Đèn có các phần dẫn điện và bóng đèn hoặc chỉ riêng các phần dẫn điện được bảo vệ chống nước lọt vào khi ngâm ngắn hạn vào trong nước

4.15. Đèn chống bụi

Đèn có các phần dẫn điện và bóng đèn được bảo vệ chống bụi lọt vào với số lượng đáng kể có thể gây hư hỏng hoặc phá hủy sự làm việc bình thường của đèn.

4.16. Đèn không thấm bụi

Đèn có các phần dẫn điện và bóng đèn được bảo vệ hoàn toàn chống bụi lọt vào.

4.17. Đèn lắp trên trần

Đèn được lắp trực tiếp vào trần nhà hoặc vào các bề mặt có kết cấu xây dựng tương tự hoặc nhờ các chi tiết lắp ráp có chiều cao không lớn hơn 0,1m.

4.18. Đèn lắp trên tường

Đèn để lắp vào bề mặt thẳng đứng.

4.19. Đèn lắp sẵn

Đèn để lắp chìm vào trần nhà hộc tường hoặc lắp sẵn vào các thiết bị và là một bộ phận không tách rời của thiết bị đó.

4.20. Đèn treo

Đèn dùng để lắp từ phía dưới lên mặt phẳng đỡ (trần nhà) nhờ chi tiết lắp ráp có chiều dài lớn hơn 0,1m.

4.21. Đèn lắp gá

Đèn được lắp chặt với các bề mặt của những đồ gỗ hoặc thiết bị.

4.22. Đèn lắp trên cột

Đèn để lắp trên trụ đứng.

4.23. Đèn lắp trên dầm chìa

Đèn có tâm sáng lệch với phương thẳng đứng đi qua vị trí gá của cột.

4.24. Đèn bàn

Đèn để đặt trên bàn hoặc các đồ dùng bằng gỗ khác.

4.25. Đèn đặt trên sàn

Đèn để đặt trên sàn

4.26. Đèn xách tay

Đèn được cầm trên tay hoặc gắn vào các chi tiết của quần áo con người để di chuyển trong thời gian làm việc.

4.27. Đèn được đeo trên đầu

Đèn được đeo trên đầu người trong thời gian làm việc.

4.28. Đèn cố định

Đèn được lắp chặt tại nơi làm việc và muốn tháo ra phải có dụng cụ

4.29. Đèn không cố định

Đèn có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong khi làm việc mà không cần đến dụng cụ để tháo lắp.

4.30. Đèn chiếu trực tiếp

Đèn có hơn 80% quang thông hướng theo bán cầu dưới.

4.31. Đèn chủ yếu chiếu trực tiếp

Đèn có 60 - 80% quang thông hướng theo bán cầu dưới

4.32. Đèn ánh sáng tán xạ

Đèn có 40 - 60% quang thông hướng theo bán cầu dưới

4.33. Đèn chủ yếu chiếu sáng phản xạ

Đèn có 20 - 40% quang thông hướng theo bán cầu dưới

4.34. Đèn ánh sáng phản xạ

Đèn có không quá 20% quang thông hướng theo bán cầu dưới

4.35. Đèn có đường cong cường độ sáng tập trung.

Đèn có hệ số hình dáng đường cong cường độ sáng bằng hoặc lớn hơn ba, đồng thời hướng có thể của cường độ cực đại của ánh sáng nằm trong giới hạn của vùng gốc từ 00 đến 150 hoặc từ 100 đến 1650.

4.36. Đèn có đường cong cường độ sáng sâu

Đèn có hệ số hình dáng đường cong cường độ sáng bằng hoặc lớn hơn nhưng nhỏ hơn ba, đồng thời hướng có thể của cường độ cực đại ánh sáng nằm trong giới hạn của vùng gốc từ 00 đến 300C hoặc từ 1600 đến 1500.

4.37. Đèn có đường cong cường độ sáng dạng côsin

Đèn có hệ số hình dáng đường cong cường độ sáng bằng hoặc lớn hơn 1,3 nhưng nhỏ hơn 2, đồng thời hướng có thể cường độ sáng cực đại nằm trong giới hạn của vùng góc từ 00 đến 350 hoặc từ 1000 đến 1450.

4.38. Đèn có đường cong cường độ sáng rộng vừa

Đèn có hệ số hình dáng đường cong cường độ sáng bằng hoặc lớn hơn 1,3 đồng thời hướng có thể của cường độ sáng cực đại hoặc trong giới hạn từ 350 đến 550 hoặc từ 1450 đến 1250.

4.39. Đèn có đường cong cường độ sáng rộng.

Đèn có hệ số hình dáng đường cong cường độ sáng bằng hoặc lớn hơn 1,3, đồng thời hướng có thể của cường độ sáng cực đại nằm trong giới hạn của vùng gốc từ 550 đến 850 hoặc từ 1250 đến 950.

4.40. Đèn có đường cong cường độ sáng đều.

Đèn có hệ số hình dáng đường cong cường độ sáng bằng hoặc lớn hơn 1,3 đồng thời giá trị nhỏ nhất của cường độ ánh sáng lớn hơn 0,7 giá trị lớn nhất của cường độ sáng còn hướng có thể của đường cong cường độ ánh sáng nằm trong giới hạn của vùng góc từ 0 đến 1800.

4.41. Đèn có đường cong cường độ sáng dạng hình sin

Đèn có hệ số hình dáng đường cong cường độ sáng nhỏ hơn 1,3 đồng thời trị số cường độ ánh sáng theo trục quang nhỏ hơn 0,6 giá trị cực đại của cường độ sáng, còn hướng có thể cùng cường độ cực đại ánh sáng nằm trong giới hạn của vùng góc từ 70 đến 900 hoặc từ 110 đến 900.

4.42. Đèn điều chỉnh được

Đèn mà đặc tính kỹ thuật ánh sáng có thể điều chỉnh được trong một giới hạn xác định.

4.43. Đèn dùng lưới điện

Đèn được cung cấp điện từ lưới điện.

4.44. Đèn dùng nguồn riêng.

Đèn được cung cấp điện bằng nguồn điện riêng.

4.45. Đèn dùng nguồn cung cấp kiểu hỗn hợp

Đèn được cung cấp điện bằng nguồn riêng đồng thời có các thiết bị để nối vào lưới điện.

4.46. Đèn chiếu sáng nhà ở

Đèn dùng để chiếu sáng chung hoặc chiếu sáng cục bộ cho các căn hộ nhà ở.

4.47. Đèn trang trí

Đèn mà chủ yếu là các phần tử kiến trúc trong nhà có vai trò nhất định trong việc tạo ra những điều kiện chiếu sáng cần thiết.

4.48. Đèn đêm

Đèn dùng để định hướng trong các nhà ở vào lúc ban đêm.

4.49. Đèn chiếu sáng dân dụng

Đèn dùng để chiếu sáng trong các nhà công cộng.

4.50. Đèn chiếu sáng công nghiệp

Đèn dùng để chiếu sáng chung hoặc chiếu sáng cục bộ trong các nhà công nghiệp.

4.51. Đèn chiếu sáng ngoài trời

Đèn dùng để chiếu sáng cho các đường phố, quảng trường v.v…

4.52. Đèn chiếu sáng sân khấu

Đèn dùng để chiếu sáng sân khấu nhà hát hoặc sân khấu khác

4.53. Đèn chiếu sáng để quay phim

Đèn dùng để chiếu sáng cho các phòng quay phim, truyền hình

4.54. Đèn kiểu ghép nối

Đèn có kết cấu cho phép ghép chúng thành một dãy còn dây dẫn điện được luồn vào trong đèn.

4.55. Đèn chùm

Đèn dùng để chiếu sáng chung trong nhà ở và nhà công cộng.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4274:1986 về Đèn điện - Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Số hiệu: TCVN4274:1986
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Người ký: ***
Ngày ban hành: 04/08/1986
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4274:1986 về Đèn điện - Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…