Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

Thuật ngữ

Định nghĩa

1. Rơle điện

Vg. Rơle

Cơ cấu đóng cắt dùng để tiến hành sự thay đổi đột ngột trong các mạch điều khiển ở giá trị cho trước của đại lượng điện tác động.

2. Đại lượng tác động của rơle

Đại lượng điện (riêng lẻ hay phối hợp với các đại lượng điện khác) cần đặt vào rơle ở các điều kiện cho trước để đạt được chức năng dự định của rơle.

3. Đại lượng tác động vào của rơle điện

Đại lượng tác động được đưa vào mạch điều khiển của rơle

4. Đại lượng đặc trưng của rơle điện

Đại lượng là hàm của các đại lượng tác động vào và được định mức về độ chính xác.

Chú thích: Đại lượng đặc trưng xác định biểu thị chức năng của rơle, ví dụ:

Dòng đối với rơle dòng

Công suất đối với rơle công suất, có các đại lượng tác động là dòng và áp.

Tần số đối với rơle tần số, có thể các đại lượng tác động vào rơle này là áp.

5. Đại lượng tác động phụ trợ của rơle điện

Bất kỳ đại lượng tác động nào, trừ các đại lượng tác động vào.

6. Kích thích rơle

Đưa các đại lượng tác động đến rơle

CÁC DẠNG RƠLE ĐIỆN

7. Rơle điện cơ

Rơle làm việc nhờ sự chuyển dịch tương đối của các phần tử cơ của rơle dưới sự tác động của dòng điện chạy qua mạch đầu vào.

8. Rơle điện từ

Rơle điện cơ làm việc nhờ tác động của từ trường cuộn dây cố định lên phần động bằng sắt từ.

9. Rơle cực tính

Rơ le điện từ có từ trường cực hóa phụ trợ

10. Rơle có tiếp điểm bọc kín

Rơle điện từ có tiếp điểm bọc kín và điều khiển bằng từ

11. Rơle từ điện

Rơle điện cơ làm việc nhờ tác động tương hỗ của từ trường nam châm vĩnh cửu đặt cố định và cuộn dây động có dòng điện chạy qua.

12. Rơle điện động

Rơle điện cơ, làm việc nhờ tác động tương hỗ của từ trường của cuộn dây cố định và cuộn dây động tạo nên bởi dòng điện kích thích đưa từ ngoài vào.

13. Rơle sắt điện động

Rơle điện động làm việc nhờ tác động tương hỗ giữa các từ trường được tăng cường bởi lõi sắt từ

14. Rơle cảm ứng

Rơle điện cơ, làm việc nhờ tác động tương hỗ của các từ trường biến thiên của các cuộn dây cố định và các dòng điện cảm ứng do các từ trường này tạo ra trong phần động

15. Rơle điện kiểu tĩnh

 Rơle điện làm việc không theo nguyên tắc sử dụng sự chuyển dịch tương đối của các phần tử

16. Rơle sắt từ

Rơle tĩnh làm việc trên cơ sở sử dụng đặc tính không đường thẳng của vật liệu sắt từ.

17. Rơle điện chân không

Rơle tĩnh sử dụng các dụng cụ điện chân không

18. Rơle điện tử

Rơle tĩnh sử dụng các dụng cụ điện tử

19. Rơle bán dẫn

Rơle tĩnh sử dụng các dụng cụ bán dẫn

20. Rơle điện nhiệt

Rơle làm việc theo nhiệt lượng tỏa ra khi có dòng điện chạy qua

21. Rơle điện cân bằng một phía

Rơle điện, sau khi đã thay đổi trạng thái do có đại lượng tác động (hoặc đại lượng đặc trưng) đặt vào, sẽ trở về trạng thái cũ nếu tác động này mất đi.

22. Rơle điện cân bằng hai phía

Rơle điện, sau khi đã thay đổi trạng thái do có đại lượng tác động (hoặc đại lượng đặc trưng) đặt vào sẽ không trở về trạng thái cũ nếu tác động này mất đi. Muốn rơle thay đổi trạng thái phải có thêm một tác động khác đặt vào rơle.

23. Rơle điện định thời gian

Rơle điện, tùy theo độ chính xác, có định một hay một vài mức thời gian đặc trưng cho rơle.

24. Rơle điện không định thời gian

 

25. Rơle đo lường điện

Rơle điện dùng để khởi động với mức chính xác cho trước khi đại lượng đặc trưng đạt trị số (hoặc những trị số) đã cho.

26. Rơle điện cực đại

Rơle đo lường điện, tác động khi trị số của đại lượng đặc trưng lớn hơn trị số cho trước.

27. Rơle điện cực tiểu

Rơle đo lường điện, tác động khi trị số của đại lượng đặc trưng nhỏ hơn trị số cho trước.

28. Rơle dòng điện

Rơle đo lường điện, có đại lượng đặc trưng là dòng điện

29. Rơle chiều dòng điện

Rơle dòng điện, tác động theo một chiều xác định của dòng điện một chiều

30. Rơle điện áp

Rơle đo lường điện có đại lượng đặc trưng là điện áp.

31. Rơle công suất

Rơle đo lường điện có đại lượng đặc trưng là tích số giữa dòng điện điện áp và sin của góc giữa chúng với nhau.

32. Rơle công suất tác dụng

Rơle công suất có đại lượng đặc trưng là công suất tác dụng.

33. Rơle công suất phản kháng

Rơle công suất có đại lượng đặc trưng là công suất phản kháng

34. Rơle điện lệch pha

Rơle đo lường điện có đại lượng đặc trưng là góc giữa hai vectơ của hai đại lượng tác động vào.

35. Rơle hướng công suất

Rơle điện lệch pha có đại lượng tác động vào là dòng điện và điện áp.

36. Rơle điện trở

Rơle đo lường điện có đại lượng đặc trưng là hàm số cho trước của tỷ số giữa các đại lượng điện áp và dòng điện tác động vào biểu diễn ở dạng phức.

37. Rơle tổng trở

Rơle điện trở tác động ở trị số định trước của môđun tổng trở.

38. Rơle tổng trở có hướng

Rơle điện trở tác động ở giải giới hạn của góc giữa các véctơ dòng điện vào điện áp

39. Rơle thành phần đối xứng

Rơle đo lường điện có đại lượng đặc trưng được tạo nên bởi các thành phần đối xứng của dòng điện và điện áp.

40. Rơle đạo hàm

Rơle đo lường điện có đại lượng đặc trưng là đạo hàm của một đại lượng nào đó.

Chú thích: Tùy theo đại lượng đặc trưng mà chia ra rơle đạo hàm của dòng điện, điện áp, công suất...

41. Rơle tần số

Rơle đo lường điện có đại lượng đặc trưng là tần số của dòng điện xoay chiều.

42. Rơle hiệu tần số

Rơle đo lường điện có đại lượng đặc trưng là hiệu tần số của hai đại lượng tác động vào.

43. Rơle nhiều chức năng

Rơle đo lường điện kết hợp chức năng của một số rơle.

44. Rơle có thời gian phụ thuộc

Rơle đo lường điện có định thời gian, độ tụ hoãn của rơle thay đổi theo quy luật xác định tùy thuộc vào trị số của đại lượng đặc trưng.

45. Rơle có thời gian độc lập

Rơle đo lường điện có định thời gian, độ tụ hoãn của rơle không phụ thuộc vào trị số của đại lượng đặc trưng.

46. Rơle lôgích

Rơle điện được dùng để tác động hoặc trở về khi thay đổi đại lượng tác động một cách gián đoạn

47. Rơle trung gian

Là loại rơle lôgích dùng để mở rộng chức năng của các rơle khác

48. Rơle chỉ thị

Rơle lôgích dùng để chỉ tác động trở về hút vào hay nhả ra của khí cụ đóng cắt khác

49. Rơle thời gian

Rơle lôgích có định thời gian.

CÁC PHẦN CẤU THÀNH CỦA RƠLE

50. Phần tiếp thụ của rơle

Phần của rơle điện dùng để tiếp thu các đại lượng tác động vào và để biến các đại lượng ấy thành các đại lượng thuận tiện cho việc biến đổi tiếp theo.

51. Phần biến đổi của rơle

Phần của rơle dùng để biến đổi loại dòng điện, tính chất thay đổi của các đại lượng điện theo thời gian hoặc để biến dạng năng lượng thành dạng thuận tiện để so sánh.

52. Phần so sánh của rơle

Phần của rơle để so sánh các đại lượng đã được biến đổi và đảm bảo đại lượng rời rạc ở đầu ra.

53. Phần thực hiện của rơle

Phần của rơle dùng để thay đổi đột ngột trạng thái của các mạch điện điều khiển

54. Phần làm chậm của rơle

Phần của rơle để đảm bảo sự duy trì thời gian cần thiết.

55. Phần làm chậm của rơle

Phần của rơle dùng để điều chỉnh đại lượng đặt

Chú thích: Trong một số phần tử kết cấu có thể phối hợp một số phần tử của rơle

TRẠNG THÁI VÀ SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA RƠLE

56. Trạng thái ban đầu của rơle

Trạng thái của rơle khi chưa có kích thích hoặc kích thích chưa đủ

57. Trạng thái kết thúc của rơle

Trạng thái của rơle khi đã đủ kích thích

58. Khởi động của rơle

Quá trình khi rơle chuyển từ trạng thái ban đầu đến trạng thái kết thúc.

59. Nhả về của rơle

Quá trình khi rơle chuyển từ trạng thái kết thúc về trạng thái ban đầu

60x. Tác động của rơle

Việc thực hiện chức năng quy định của rơle.

61x. Trạng thái xuất phát của rơle

Trạng thái cho trước, từ đó rơle xuất phát tác động khi có kích thích

62x. Trạng thái hoàn thành tác động của rơle

Trạng thái của rơle sau khi tác động.

63x. Trở về của rơle

Quá trình khi rơle chuyển từ trạng thái sau tác động về trạng thái xuất phát.

64. Tác động (trở về khởi động, nhả về cần thiết của rơle)

Tác động (trở về, khởi động, nhả về) của rơle điện nhằm đưa rơle trạng thái cho trước

65. Hỏng hóc khi tác động (trở về, khởi động, nhả về) của rơle

Việc không thực hiện được tác động (trở về, khởi động, nhả về) cần thiết của rơle.

66. Trị số của đại lượng tác động (trở về) của rơle

Trị số ngưỡng của đại lượng tác động vào hoặc đại lượng đặc trưng, ở đó rơle tác động trở về.

67. Hệ số trở về của rơle

Tỷ số giữa trị số của đại lượng trở về với trị số của đại lượng khởi động của rơle.

68. Độ trì hoãn của rơle

Khoảng thời gian từ lúc đóng hoặc cắt kích thích của rơle đến lúc rơle thực hiện được chức năng định trước.

69. Thời gian tác động (trở về) của rơle

Khoảng thời gian từ lúc đóng hoặc cắt đại lượng tác động vào hoặc đại lượng đặc trưng đến lúc khởi động hoặc trở về của rơle.

70. Đại lượng đặt của rơle

Trị số cho trước của đại lượng đặc trưng hoặc độ trì hoãn về thời gian cho trước mà ở đó rơle phải tác động.

Chú thích:

1. Trong một số rơle (ví dụ rơle điện nhiệt) đại lượng đặt có thể xác định theo trị số cho trước của đại lượng đặc trưng ở trị số đó rơle không được tác động.

2. Đối với rơle không có thang đo, đại lượng đặt được xác định như là trị số trung bình của đại lượng đặc trưng hoặc của độ trì hoãn về thời gian trong điều kiện bình thường.

71. Đặc tính tác động của rơle

Quan hệ giữa các hàm số khác nhau của đại lượng tác động vào trong điều kiện tác động của rơle hoặc quan hệ giữa thời gian tác động với đại lượng đặc trưng.

CHỈ TIÊU ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA RƠLE

72. Sai số tuyệt đối của rơle

Hiệu đạt số giữa trị số của đại lượng tác động hoặc giữa độ trì hoãn về thời gian của rơle với đại lượng đặt của nó.

73. Sai số tương đối của rơle

Tỷ số giữa sai số tuyệt đối của rơle với đại lượng đặt của nó

74. Sai số quy đổi của rơle

Tỷ số giữa sai số tuyệt đối của rơle và trị số lấy làm quy ước

75. Sai số cơ bản của rơle

Sai số của rơle được xác định trong những điều kiện bình thường

76. Sai số cơ bản giới hạn của rơle

Trị số lớn nhất của sai số có thể gặp phải trong điều kiện bình thường đối với rơle đã cho và số cần thử cho trước.

77. Sai số trung bình của rơle

Độ lệch trung bình số học của đại lượng tác động hoặc độ trì hoãn về thời gian của rơle với đại lượng đặt của nó

Chú thích: Sai số cơ bản trung bình là thành phần thường xuyên của sai số cơ bản giới hạn.

78. Sai số phụ của rơle

Hiệu đại số giữa sai số trung bình của rơle và sai số cơ bản trung bình của nó

79. Độ chênh lệch tuyệt đối của rơle

Độ sai khác cực đại giữa hai trị số bất kỳ trong các điều kiện định trước như nhau đối với rơle đã cho vào số lần thử cho trước.

80. Cấp chính xác của rơle

Con số đặc trưng chính xác của rơle được xác định một cách quy ước theo sai số cơ bản giới hạn tương đối được biểu diễn bằng phần trăm.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3787:1983 về Rơle điện - Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Số hiệu: TCVN3787:1983
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Người ký: ***
Ngày ban hành: 08/06/1983
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3787:1983 về Rơle điện - Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…