Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

Loại mô

Tần số
(MHz)

10

100

1 000

2 450

0,7a

0,9a

1,3a

2,2a

Não

-

0,47b

0,75a, 1,2b

1,2a

Mỡ và xương

-

0,008

0,07a, 0,12b

0,18a

Thành phần:

a Hợp chất polyetilen và chất keo TX 150 dùng để mô phỏng cơ và não.

b Chất keo HEC không có hợp chất polyetylen dùng để mô phỏng cơ và não.

CHÚ THÍCH: Ở cả hai thành phần, mỡ và xương mô phỏng ở thể rắn.

Bảng 2 - Độ dẫn điện (S/m) của mô sinh học ở tần số RF

Loại mô

Tần số
(MHz)

10

100

1 000

3 000

0,645

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1,006

2,237

Xương (chất màu xám)

0,29

0,56

0,99

2,22

Não (chất màu trắng)

0,16

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0,62

1,51

Mỡ

0,029

0,037

0,054

0,130

Xương (xốp)

0,122

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0,364

1,006

Xương (vỏ)

0,043

0,064

0,155

0,506

Đầu dò trường E có độ nhạy cao là thích hợp đối với phép đo SAR liên quan đến nguồn cục bộ công suất thấp (cỡ 1 W hoặc thấp hơn) như máy thu phát rađiô cầm tay, ví dụ, thiết bị liên lạc cá nhân. Đầu ra công suất thấp làm cho phép đo nhiệt gặp khó khăn. Tăng công suất của các nguồn này lên mười lần để có thể dùng kỹ thuật nhiệt nhưng sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể của thiết bị đến mức không đại diện được cho máy thu phát thực tế. Vì phơi nhiễm từ các nguồn cục bộ công suất thấp này nằm trong khoảng 5 cm tính từ anten, định vị chính xác đầu dò cảm biến là yếu tố quan trọng để thực hiện phép đo có khả năng lặp lại. Việc định vị đầu dò cần được thực hiện bằng máy móc hơn là bằng tay, ví dụ, bộ định vị ba chiều. Vật mô phỏng dùng cho các phép đo này có thể thay đổi theo từng trường hợp phụ thuộc vào thiết bị cụ thể cần đánh giá. Ví dụ, với điện thoại cầm tay, chỉ cần nửa phía trên của thân người là đủ, trong khi đài thu phát hai chiều 150 MHz đeo ở thắt lưng có anten hoạt động nhờ đóng cắt chuyển đổi từ xa lại đòi hỏi vật mô phỏng toàn bộ chiều cao người.

Độ dẫn của mô mô phỏng phải đúng với tần số cần thử nghiệm. Sự pha trộn các vật liệu như vậy và phép đo các đặc tính điện tương ứng của chúng gây khó khăn đáng kể để đạt độ chính xác và khả năng lặp lại. Không thể sử dụng một công thức trong dải tần rộng, ví dụ, lớn hơn một octa, mà không vận hành với độ chệch hướng tương đối lớn (± 5 %) so với độ dẫn công bố đối với mô sinh học. Để có kết quả lặp lại (± 3 %) thì nên giới hạn băng tần và mua vật liệu gốc từ cùng một nhà cung cấp. Các qui trình trộn cũng cần được nêu, ví dụ, khối lượng chính xác các thành phần, nhiệt độ của chất lỏng trong quá trình trộn, thời gian trộn, tốc độ quay của thiết bị khuấy. Khó có thể thực hiện đo chính xác đặc tính điện môi của mô mô phỏng. Có thể có kết quả chấp nhận được khi sử dụng các phương pháp đường đồng trục mở, nhưng phương pháp đường đồng trục xẻ rãnh cho kết quả lặp lại hơn đối với chất mô phỏng có dạng lỏng. Hơn nữa, phương pháp đường đồng trục xẻ rãnh cung cấp phương thức kiểm tra sự suy giảm của sóng RF khi nó hướng dọc theo đường mà độ chính xác tổng của phép đo có thể được đánh giá chính xác hơn so với phép đo một điểm trên bề mặt theo phương pháp đường đồng trục mở.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Như chỉ ra ở trên, sai số thực nghiệm liên quan đến phép đo SAR có thể đáng kể (± 2 dB) vì thực hiện qui trình theo nhiều bước. Các yếu tố dưới đây cũng góp phần vào độ chính xác thực nghiệm tổng có thể nhận biết: độ chính xác của đặc tính điện của mô mô phỏng là ± 5 % (nếu phép đo được hạn chế trong băng tần hẹp); độ chính xác của phép đo độ tăng nhiệt trong quá trình hiệu chuẩn đầu dò và sai số liên quan đến hiệu chuẩn là ± 3 %; độ chính xác của phép đo công suất RF là ± 5%; sai số vị trí đáp tuyến không đẳng hướng của đầu dò là ± 6 %.

CHÚ THÍCH: Độ không đảm bảo đo tổng khi đo không phải là tổng của các sai số đo ở trên. Độ không đảm bảo đo tổng được xác định bằng cách tính các độ không đảm bảo đo riêng lẻ, dùng căn bậc hai của tổng bình phương của độ không đảm bảo đo hệ thống và sau đó dùng khoảng tin cậy 95 % để có số nhân của tổng này để có được độ không đảm bảo đo mở rộng - con số thường được viện dẫn.

Ngay cả ở băng tần hẹp, việc đạt đến sai số tương đối tổng là ± 2 dB đòi hỏi thiết bị được thiết kế riêng để đo đặc tính điện môi của mô mô phỏng, đồng hồ đo công suất RF được hiệu chuẩn chính xác, đầu dò nhiệt độ, và nhân viên có chuyên môn để đo độ tăng nhiệt cỡ 0,10 oC có sai số đo là 0,03 oC. Qui trình này mất nhiều thời gian và việc hiệu chuẩn một đầu dò trường E ở một tần số trong hai môi chất khác nhau, ví dụ, mô não và mô cơ mô phỏng, có thể mất hai ngày làm việc.

6.3.1.1 Máy quét SAR tự động

Phép đo phân số SAR ba chiều trong mô hình bao gồm hàng trăm điểm đo. Ở tần số cao hơn, đặc biệt là phơi nhiễm trường gần từ nguồn cục bộ nhỏ sinh ra sự biến đổi nhanh của phân bố SAR theo không gian, vị trí của điểm đo so với mô hình phải được xác định chính xác. Cần đo SAR đỉnh theo không gian với độ chính xác cao. Hệ thống quét tự động cho phép thực hiện các phép đo này đều đặn. Để di chuyển đầu dò nhỏ dọc theo đường liên tục không hạn chế thì các hệ thống quét như vậy thường bị hạn chế vì bình đựng mô hình có đổ chất lỏng mô phỏng mô con người.

Mặc dù máy quét tự động dựa trên đầu dò nhiệt độ là có thể sử dụng, nhưng phép đo tốc độ lớn nhất có thể bị chậm đến mức không thể chấp nhận được. Vì điều này và vì độ nhạy thấp của đầu dò nhiệt độ, hệ thống quét có thể được thực hiện dựa trên các đầu dò trường E cỡ nhỏ. Các hệ thống như vậy bao gồm từ bộ định vị một chiều đến máy quét ba trục và, gần đây nhất là rôbốt sáu trục.

Xem xét hệ thống được thiết kế dùng cho thử nghiệm sự phù hợp của máy thu phát tần số rađiô cầm tay, ví dụ, điện thoại cầm tay, có chỉ tiêu an toàn SAR đỉnh trung bình theo không gian. Hệ thống này gồm có rôbốt có độ chính xác cao (dải làm việc lớn hơn 0,9 m và mức độ lặp lại vị trí chính xác hơn ± 0,02 mm), đầu dò trường E đẳng hướng có cảm biến lưỡng cực tải điốt, cảm biến quang lân cận để tự động định vị đầu dò theo bề mặt của mô hình (trong phạm vi ± 0,2 mm) và phần mềm phức tạp để xử lý dữ liệu và điều khiển đo. Dải tần sử dụng được nới rộng từ 10 MHz đến ít nhất 3 GHz, độ nhạy lớn hơn 1 mW/kg, và dải động đến 100 W/kg. Các phép đo phức tạp, như giá trị SAR đỉnh trong không gian khi bắt đầu với phân bố trường trong cơ thể là chưa biết, có thể được hoàn thành trong vòng 15 min.

6.3.2 Đầu dò nhiệt độ đối với phép đo SAR

Việc sử dụng đầu dò nhiệt độ không gây nhiễu cho phép đo SAR về nguyên tắc rất đơn giản, nhưng trên thực tế khá phức tạp nếu yêu cầu dữ liệu chính xác. Mục đích là để đo tỷ số độ tăng nhiệt do việc chiếu gây ra theo thời gian (ΔT/Δt) ở vị trí xác định trong mô hoặc vật liệu mô phỏng. Vì vậy, SAR, tỷ lệ với (ΔT/Δt) có thể xác định được. Khi nhiệt độ không tăng tuyến tính trong quá trình chiếu không đổi của mô hoặc vật liệu mô phỏng mô cần thử nghiệm thì các yếu tố khác như tổn thất nhiệt hoặc bổ sung nhiệt do đối lưu, dẫn nhiệt, ..v.v.. là quan trọng. Vì vậy, qui trình đơn giản nhất là tạo ra ΔT tương đối nhỏ (không lớn hơn một vài độ C trong 30 s) ở vị trí của đầu dò nhiệt độ.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

                                                   (22)

Trong đó c là nhiệt dung riêng của mô (hoặc vật liệu mô phỏng), tính bằng J/kgoC. Giá trị điển hình đối với nhiệt dung riêng được cho trong bảng 3.

Bảng 3 - Nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của vật liệu mô phỏng mô và mô sinh học thực

Nhiệt dung riêng

(J/kgoC)

Khối lượng riêng (x 103)

(kg/m3)

Mô phỏng cơa

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1,0

Mô phỏng cơb

3,6

1,1

Mô phỏng nãoa

3,4

0,98

Mô phỏng mô chứa mỡ (mỡ)b,c

1,1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cơ trong ống nghiệm

3,5

1,1

Não trong ống nghiệm

3,5

1,1

Mô mỡ trong ống nghiệm

1,2 - 1,6

1,05

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1,25 - 3,0

1,25 - 1,8

a Dữ liệu dùng cho công thức để sử dụng mô ở 2 450 MHz.

b Dữ liệu dùng cho công thức để sử dụng mô ở 27 MHz.

c Vật liệu mô phỏng mỡ có đặc tính điện môi gần như giống với xương sinh vật sống.

Có một số nguồn gây sai số khi sử dụng đầu dò nhiệt độ để đo SAR. Một là, khó để có các kết quả có khả năng lặp lại ở vị trí gradien SAR theo không gian lớn. Sự thay đổi nhỏ ở vị trí đầu dò có thể gây ra sự thay đổi SAR lớn trong các trường hợp này, và đoạn tuyến tính của đường dốc ΔT/Δt khá ngắn (so với thời điểm bắt đầu chiếu). Điều này là do sự xuất hiện của gradien nhiệt cao và hiệu ứng nhiệt động thu được gây ra sai số phép đo. Vì các lý do trên, cần xác định các vị trí trên vật thể có SAR lớn nhất. Cần lấy các dữ liệu ở cả hai phía lớn nhất. Hai là, vùng có SAR tương đối cao (> 20 W/kg) phải được xem xét cẩn thận để đảm bảo có được giá trị đúng, vì vùng này thường có tổn thất do dẫn nhiệt cao và SAR cũng cao. Ở vùng SAR cao, nên chia đôi thời gian chiếu và cần chắc chắn rằng ΔT cũng giảm bằng một nửa; nếu không sẽ xuất hiện hiệu ứng nhiệt động, ví dụ như các hiệu ứng kết hợp với dẫn nhiệt. Cần chú ý rằng các hằng số điện môi và độ dẫn nói chung thay đổi theo nhiệt độ nên sẽ làm thay đổi SAR đo được.

Có thể xuất hiện sai số đáng kể khi đo SAR, sử dụng đầu dò nhiệt độ, tại một điểm trong vật thể có một hoặc nhiều "điểm nóng" ở gần nhưng không trùng với đầu của đầu dò. Nhiệt độ, khi đo bởi đầu dò, sẽ diễn ra như sau: Nhiệt độ có thể không tăng ngay sau khi chiếu RF vào vật thể thử nghiệm, nhưng sau vài giây, nhiệt độ, được theo dõi bởi đầu dò, bắt đầu tăng nhanh hơn khi nhiệt được dẫn từ điểm nóng gần đó. Khi ngừng chiếu, nhiệt độ tiếp tục tăng khi nhiệt được dẫn từ các điểm nóng đến vùng mát hơn tại những nơi đặt đầu dò. Nhiệt thường được khuếch tán khỏi điểm đo như chỉ ra ở hình 13. Tốc độ tăng nhiệt nhìn thấy được bằng đầu dò (đường dốc biểu kiến) có thể bị sai do SAR cục bộ tại vị trí đặt đầu dò, và nhỏ hơn đường dốc ban đầu. Nguồn thứ ba gây sai số là do phát nóng điện môi của dây dẫn trở kháng cao của đầu dò nhiệt độ khi chúng ra khỏi vật thể bị chiếu. Khi trường E song song với dây dẫn, dây dẫn tại điểm có đầu dò đi vào sẽ nóng lên đáng kể làm cho SAR bề mặt tăng quá mức. Vì vậy, tốt nhất là xác định được SAR ở bề mặt của vật thể với đầu cảm biến của đầu dò gắn vào điểm đo và dây dẫn đi ra khỏi vật thể ở vị trí cách xa cảm biến. Có các nguồn sai số khác nữa khi sử dụng các phương pháp này để đo SAR nhưng chúng có thể được giảm thiểu nhờ hiểu biết về khả năng và những hạn chế của đầu dò nhiệt độ được sử dụng và ứng dụng cẩn thận các phương pháp khoa học.

Một xem xét khác đáng chú ý là phép đo bội của SAR theo mô hình cho trước. Ở mô hình lớn, ví dụ, cần đo SAR ở nhiều vị trí, nhưng thường không đủ đầu dò không gây nhiễu để có được đồng thời tất cả dữ liệu trong thời gian chiếu. Nếu chỉ sử dụng một hay một vài đầu dò để vẽ nên bản đồ SAR trong thể tích lớn thì giá trị lý tưởng trước khi chiếu là ΔT/Δt bằng "không" (không có chênh lệch nhiệt độ mô hình và nhiệt độ bao quanh) dùng cho chiếu tiếp theo. Tuy nhiên, sau lần phơi nhiễm đầu tiên, thường quan sát thấy đường cong làm nguội sau khi chiếu có dạng hàm số mũ sẽ kéo dài nhiều phút hoặc nhiều giờ nếu xuất hiện giá trị cao của ΔT trong quá trình chiếu RF trước đó (nhiều hơn vài độ C). Vì các lý do thực tiễn và kinh tế, cần có được càng nhiều dữ liệu thuộc phép đo liều lượng càng tốt theo từng ngày thử nghiệm ở phòng thử nghiệm. Do đó, nên có thỏa thuận giữa việc cung cấp dữ liệu SAR đúng và khoảng thời gian tiến hành thử nghiệm. Qui tắc ngón tay cái có ích trong việc xác định thời điểm bắt đầu một lần chiếu khác là để chờ cho đến khi độ dốc của đường cong làm nguội tương đối ổn định (khoảng 5 % tốc độ cảm của độ tăng nhiệt do RF trước đó gây ra trong khoảng thời gian cần sử dụng cho lần chiếu tiếp theo), và việc giảm nhiệt độ trước khi chiếu tương đối nhỏ so với ΔT/Δt mong muốn do chiếu gây ra. Thử nghiệm lặp lại dùng kỹ thuật nhất quán là cần thiết để có được kết quả chính xác trong nghiên cứu SAR sử dụng đầu dò nhiệt độ. Và cuối cùng, sau vài lần chiếu RF lên cùng một vật thể, nhiệt độ của nó có thể tăng quá các giới hạn chấp nhận được và vật liệu mô phỏng hoặc vật liệu sinh học có thể bị suy thoái.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Phần lớn phép đo SAR được thực hiện bằng đầu dò nhiệt độ. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu vẫn không biết được hết các yếu tố làm suy giảm độ chính xác của phép đo này. Ví dụ, hệ số nhiệt động luôn hạn chế độ chính xác của phép đo SAR, độ không đảm bảo đo bất kỳ ở giá trị nhiệt dung của mô thực hoặc mô mô phỏng cần đánh giá. Nhiệt dung thường bị lấy nhầm là nhiệt dung của nước (cao hơn 15 % so với nhiệt dung của mô có hàm lượng nước cao nhất), thậm chí, ngay cả trong điều kiện sử dụng tối ưu vẫn dẫn đến sai số ít nhất từ ± (1-2) dB trong phân bố SAR cục bộ ở vật thể khi đo với đầu dò nhiệt độ bằng cách lấy mẫu thể tích mô.

Khi sử dụng nhiệt kế đo SAR trong trường điện từ, phải nhận biết được khả năng nhiễu RF ở cảm biến của nhiệt kế, dây dẫn, hoặc linh kiện điện tử. Có thể sử dụng một số phương pháp để xác định biên độ nhiễu. Một trong các phương pháp đó là ghi lại thay đổi tại thời điểm nguồn RF được bật hoặc tắt. Nếu thay đổi lớn, xảy ra ngay lập tức thì cần sử dụng đầu dò để đo nhiệt độ trước và ngay sau khi phơi nhiễm RF. Có thể xảy ra các hiện tượng giả do tương tác giữa trường RF và các dây dẫn điện gắn với phần tử cảm biến nhiệt độ của đầu dò. Tương tác này có thể kích thích điện áp cảm ứng theo nhiệt độ tại mối nối của hai vật liệu không giống nhau (hiệu ứng nhiệt điện), bao gồm dây dẫn điện trở cao (Teflon có cácbon) nối với dây kim loại. Vì hiện tượng này là do phát nóng mối nối, nên cần che các vùng cần sử dụng để làm giảm nguồn gây sai số đo này. Lá kim loại hoặc vật hấp thụ RF có thể được dùng để che các mối nối này.

6.3.3 Xác định SAR trung bình trên toàn bộ cơ thể bằng phép đo nhiệt lượng

SAR trung bình trên toàn bộ cơ thể có thể được đo dùng phương pháp nhiệt lượng. Trước đây, các phương pháp này được sử dụng chủ yếu với động vật nhỏ hoặc mô hình động vật; tuy nhiên gần đây, phương pháp ghép đôi nhiệt lượng được sử dụng để đo SAR trong mô hình toàn bộ kích thước của con người. Thiết bị chính của hệ thống đo này là thiết bị đo nhiệt lượng, và thường sử dụng thiết bị phân lớp građien. Thiết bị đo nhiệt lượng phân lớp građien có tín hiệu điện áp ra thuận tiện tỉ lệ với tốc độ dòng năng lượng nhiệt ra khỏi thiết bị (điện áp dương) hoặc tốc độ dòng năng lượng nhiệt đi vào (điện áp âm). Nói chung, tín hiệu thường có tạp rất thấp, và độ nhạy của thiết bị điển hình là khoảng 1,3 J/(mVs).

Ở chế độ đặt trong phòng thử nghiệm, phép đo nhiệt lượng SAR bắt đầu với việc cân bằng nhiệt trên vật thể thử nghiệm, thường là mô hình động vật thực hoặc mô hình con người theo tỷ lệ. Giả thiết rằng nhiệt độ phòng thử nghiệm là hằng số và bằng với nhiệt độ của vật thể thử nghiệm được ổn định nhiệt và đồng hồ đo nhiệt lượng. Sau đó, vật thể thử nghiệm được chiếu trong suốt thời gian đo và ngay sau đó được đặt vào trong đồng hồ đo nhiệt lượng. Điện áp ra của đồng hồ đo nhiệt lượng được theo dõi định kỳ cho đến khi tất cả nhiệt năng do chiếu gây ra ra khỏi vật thể và lại trở về nhiệt độ ban đầu. Quá trình này có thể mất vài giờ hoặc vài ngày tùy thuộc vào kích cỡ và khối lượng của vật thể. Ở thời điểm này, điện áp của đồng hồ đo nhiệt lượng bằng không và diện tích bên dưới đường cong mô tả sự biến thiên điện áp của đồng hồ đo nhiệt lượng theo thời gian tỉ lệ với năng lượng lưu lại trong vật thể. Diện tích này được nhân với hằng số hiệu chuẩn của thiết bị để có được tổng năng lượng lưu lại, tính bằng Jun. Chia năng lượng này cho thời gian chiếu, tính bằng giây, có được tốc độ lưu lại năng lượng (công suất), tính bằng oát; SAR trung bình có được bằng cách chia công suất này cho khối lượng (tính bằng kilôgam) của vật thể thử nghiệm.

Nếu hai đồng hồ đo nhiệt lượng phù hợp được sử dụng cùng với hai vật thể thử nghiệm giống nhau thì có thể sử dụng các qui trình này khi không có điều khiển nhiệt độ chính xác, ví dụ như ở ngoài trời. Tuy nhiên với phép đo SAR ngoài trời cần có nỗ lực gấp đôi, và tất cả các thiết bị cần được bảo vệ khỏi ảnh hưởng của ánh nắng trực tiếp, mưa..v.v..

6.4 Sử dụng dữ liệu kiểm tra trường gần để đánh giá SAR tiềm ẩn vượt quá ở người bị phơi nhiễm

6.4.1 Phép đo trường

Mức phơi nhiễm lớn nhất cho phép của các tiêu chuẩn và hướng dẫn hiện hành được mô tả dưới dạng E2, H2 và S dựa trên SAR trung bình toàn bộ cơ thể, dưới giá trị đó mong muốn không xuất hiện các ảnh hưởng bất lợi. Tuy nhiên, với hầu hết các trường hợp phơi nhiễm, cần ước tính nguy hiểm RF tiềm ẩn có thể tồn tại bằng cách đo trường tới, tức là, SAR cảm ứng khi con người bị phơi nhiễm không thể đo trực tiếp; chỉ có thể đo các tham số trường phơi nhiễm bên ngoài. Tuy nhiên, đối với phơi nhiễm toàn bộ cơ thể trong trường sóng phẳng đồng nhất thì SAR trung bình toàn bộ cơ thể có thể được xác định với độ chính xác hợp lý dùng dữ liệu trường phơi nhiễm vì hầu hết các mức phơi nhiễm lớn nhất cho phép là dựa trên mô hình toán học và tính toán SAR toàn bộ cơ thể liên quan đến phơi nhiễm trường sóng phẳng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.4.2 Phép đo dòng điện cảm ứng

Kỹ thuật đo không tiếp cận được phát triển để đánh giá SAR từ phép đo dòng điện cảm ứng cơ thể. Các phép đo này được thực hiện với thiết bị có vị trí rất gần với hoặc tiếp xúc với cơ thể. Ví dụ, trong trường hợp phơi nhiễm bao gồm trường RF ở tần số dưới vài trăm megahéc, phép đo dòng điện RF tổng qua cơ thể, xuống đất có thể dùng để ước tính SAR cục bộ do ghép với trường gần trong các vùng kết cấu cơ thể khác nhau.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Định nghĩa

4 Các lưu ý về phép đo liên quan đến đánh giá nguy hiểm RF

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.2 Tóm tắt các vấn đề gặp phải trong các phép đo

4.3 Vấn đề đo SAR

4.4 Lưu ý đối với phép đo dòng điện cảm ứng

5 Thiết bị đo

5.1 Hệ thống đo trường ngoài

5.2 Đặc tính điện mong muốn

5.3 Đặc tính vật lý mong muốn

5.4 Thiết bị đo trường ngoài

5.5 Thiết bị đo dòng điện cảm ứng (cơ thể)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6 Phép đo trong trường phơi nhiễm có nguy hiểm tiềm ẩn

6.1 Qui trình đo đối với trường ngoài

6.2 Phép đo dòng điện cảm ứng trong cơ thể và dòng điện tiếp xúc

6.3 Qui trình đo trường bên trong (SAR)

6.4 Sử dụng dữ liệu kiểm tra trường gần để đánh giá SAR tiềm ẩn vượt quá ở người bị phơi nhiễm

Hình 1 - Ứng dụng lấy trung bình theo thời gian 6 min

Hình 2 - Thành phần cơ bản của thiết bị khảo sát RF

Hình 3 - Phương pháp hiệu chuẩn trường tiêu chuẩn trong không gian tự do

Hình 4 - Suy giảm độ lợi ước tính với một anten điển hình

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Hình 6 - Phần tử điện từ ngang (TEM) lớn điển hình

Hình 7 - Phần tử gigahéc điện từ ngang điển hình (GTEM)

Hình 8 - Cuộn dây Helmholtz sinh ra trường H để hiệu chuẩn đầu dò nguy hiểm ở tần số dưới 10 MHz

Hình 9 - Phương pháp đưa dòng điện vào để hiệu chuẩn đồng hồ đo dòng điện cảm ứng loại đứng trên nó

Hình 10 - Phương pháp hiệu chuẩn đồng hồ đo dòng điện cảm ứng kiểu kẹp

Hình 11 - Phần tử đầu dò trường E cấy được điển hình (một trục)

Hình 12 - Phương pháp điều kiện biên để hiệu chuẩn đầu dò trường E cấy được vào vật liệu mô phỏng mô

Hình 13 - Dữ liệu về phép đo đương lượng nhiệt điển hình: nhiệt độ theo thời gian - trước, sau và trong quá trình chiếu

Bảng 1 - Độ dẫn điện (S/m) của mô mô phỏng ở tần số RF

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bảng 3 - Nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của vật liệu mô phỏng mô và mô sinh học thực

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3718-2:2007 về Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số rađiô - Phần 2: Phương pháp khuyến cáo để đo trường điện từ tần số rađio liên quan đến phơi nhiễm của con người ở dải tần từ 100 kHz đến 300 GHz

Số hiệu: TCVN3718-2:2007
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 01/01/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3718-2:2007 về Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số rađiô - Phần 2: Phương pháp khuyến cáo để đo trường điện từ tần số rađio liên quan đến phơi nhiễm của con người ở dải tần từ 100 kHz đến 300 GHz

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…