Thuật ngữ |
Định nghĩa |
KHÁI NIỆM CHUNG |
|
1. Vật liệu kỹ thuật điện |
Vật liệu với các tính chất xác định đối với trường điện từ để sử dụng trong kỹ thuật. |
2. Tính dẫn điện. Kep. Độ dẫn điện. |
Khả năng của vật chất dẫn được dòng điện dưới tác dụng của điện trường không đổi theo thời gian. |
3. Tính dẫn điện điện tử. |
Tính dẫn điện được tạo ra bằng sự dịch chuyển của các điện tử tự do trong vật chất. |
4. Tính dẫn điện i on. |
Tính dẫn điện được tạo ra bằng sự dịch chuyển của các ion tự do trong vật chất. |
5. Tính dẫn điện môlion. |
Tính dẫn điện được tạo ra bằng sự dịch chuyển của các môliôn tự do trong vật chất. Chú thích: Môlion là hạt keo mang điện. |
6. Điện dẫn suất khối. Kep. Tính dẫn điện. |
Đại lượng đặc trưng tính dẫn điện của vật chất, bằng tỷ số giữa mật độ dòng điện điện dẫn và cường độ điện trường. |
7. Hệ số của nhiệt điện dẫn suất. |
Đại lượng đặc trưng sự phụ thuộc vào nhiệt độ của điện dẫn suất, bằng tỷ số giữa đạo hàm điện dẫn suất theo nhiệt độ và điện dẫn suất ở nhiệt độ đã cho. Chú thích: Tương tự như vậy, xác định được «hệ số nhiệt của điện trở suất», «hệ số nhiệt của hằng số điện môi» v.v…. cho các đặc tính tương ứng phụ thuộc nhiệt độ của vật liệu hoặc sản phẩm. |
8. Hệ số nhiệt trung bình của điện dẫn suất. |
Giá trị chia trung bình quy ước của hệ số nhiệt của điện dẫn suất đối với khoảng xác định của nhiệt độ. Chú thích: 1) Hệ số nhiệt trung bình của điện dẫn suất bằng tỷ số giữa hiệu các giá trị của điện dẫn suất ở nhiệt độ cao và thấp giới hạn khoảng đang xét với hiệu giữa nhiệt độ cao và thấp và điện dẫn suất ở nhiệt độ thấp. 2) Tương tự như vậy, xác định được «Hệ số nhiệt trung bình của hằng số điện môi». «Hệ số nhiệt trung bình của hằng số từ» v.v…. cho các thông số tương ứng phụ thuộc vào nhiệt độ của vật liệu sản phẩm. |
9. Điện trở suất khối. Vg. Điện trở suất. |
Đại lượng tỷ lệ nghịch với điện dẫn suất khối. |
10. Tính chịu hồ quang. |
Khả năng của vật liệu kỹ thuật điện chịu được tác động của hồ quang điện mà không bị phá hủy và không bị giảm các tính chất dưới mức cho phép. |
11. Tính chịu vầng quang. |
Khả năng của vật liệu kỹ thuật điện chịu được sự tác động của phóng điện vầng quang mà không bị phá hủy và không bị giảm các tính chất dưới mức cho phép. |
12. Tính bền nhiệt. |
Tính chất của vật liệu kỹ thuật điện chịu được tác động của nhiệt độ tăng cao trong suốt thời gian gần bằng thời hạn sử dụng bình thường mà không bị phá hủy và không bị giảm các tính chất đã có. |
13. Cáp chịu đốt nóng. |
Ký hiệu chỉ khả năng của vật liệu cách điện hoặc nhóm vật liệu cách điện trong một thời gian nhất định làm việc ở nhiệt độ cao nhất trong môi trường cho trước mà vẫn giữ được các tính chất của nó. |
14. Tính chịu xung nhiệt. |
Khả năng của vật liệu chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ mà không bị phá hủy và không bị giảm các tính chất dưới mức cho phép. |
15. Điều kiện hóa của vật liệu kỹ thuật điện. |
Quá trình giữ vật liệu kỹ thuật điện trong điều kiện xác định của môi trường xung quanh, trong một khoảng thời gian nhất định. |
VẬT LIỆU ĐIỆN MÔI Những khái niệm chung |
|
16. Điện môi |
Vật chất có tính chất điện cơ bản là khả năng phân cực điện và có thể tồn tại trường tĩnh điện trong đó. |
17. Xecnhét |
Điện môi có sự phân cực tự phát trong khoảng nhiệt độ xác định, sự phân cực này có thể được định hướng trong điện trường. |
18. Áp điện. |
Điện môi có sự phân cực xuất hiện và thay đổi dưới tác động cơ học. |
19. Hỏa điện. |
Điện môi có sự phân cực xuất hiện và thay đổi khi nung nóng hoặc làm nguội đều. |
20. Electret. |
Điện môi có khả năng duy trì lâu dài sự phân cực và tạo ra trong không gian xung quanh nó một điện trường sau khi điện trường bên ngoài không còn nữa. |
21. Điện môi có cực. |
Điện môi có mômen điện riêng của các phân tử khác không. |
22. Điện môi không có cực. |
Điện môi có mômen điện riêng của các phân tử có thể bằng 0. |
23. Vật liệu điện môi |
Vật liệu kỹ thuật điện mang tính chất điện môi. |
24. Vật liệu gốm xecnhét. Vg. Gốm xecnhét. |
Vật liệu gốm mang những tính chất của chất xecnhét. |
25. Vật liệu cách điện. |
Vật liệu điện môi dùng để loại trừ sự rò điện trong các thiết bị kỹ thuật điện. |
26. Các tính chất cách điện. |
Tập hợp tất cả các đặc tính kỹ thuật quan trọng về điện của vật liệu cách điện hoặc của hệ thống cách điện. |
27. Sự phân cực điện. |
Trạng thái của vật chất khi mômen điện của một phần thể tích nào đó của nó khác 0. |
28. Sự phân cực điện tử. |
Sự phân cực điện xuất hiện dưới tác động của nguồn điện trường ngoài tạo nên bởi sự dịch chuyển đàn hồi và sự biến dạng các lớp vỏ điện tử của nguyên tử và ion so với hạt nhân. |
29. Sự phân cực ion. |
Sự phân cực điện xuất hiện dưới tác động của nguồn điện trường ngoài tạo nên bởi sự dịch chuyển đàn hồi của các ion so với vị trí cân bằng. |
30. Sự phân cực tích thoát. |
Sự phân cực điện xuất hiện dưới tác động của nguồn điện trường ngoài biến thiên thường có thời gian tích thoát gần bằng hoặc lớn hơn chu kỳ điện áp trong khoảng tần số dùng trong kỹ thuật điện và kỹ thuật radio. |
31. Sự phân cực lưỡng cực. |
Sự phân cực tích thoát gây nên bởi sự sắp xếp các hạt điện môi có mômen điện riêng trong chuyển động nhiệt hỗn loạn của chúng. |
32. Sự phân cực di động. Kep. Sự phân cực giữa các lớp. |
Sự phân cực tích thoát gây nên bởi sự tích tụ điện tích trên bề mặt phân môi trường trong điện môi nhiều lớp và không đồng nhất. |
33. Sự phân cực tự phát. |
Sự phân cực điện xuất hiện tự phát trong một khoảng xác định của nhiệt độ. |
34. Độ phân cực. |
Đại lượng vectơ, đặc trưng mức độ phân cực và bằng giới hạn tỷ số mômen điện của một thể tích điện môi nào đó và thể tích đó khi thể tích này tiến đến 0. |
35. Độ cảm điện môi tuyệt đối. |
Đại lượng đặc trưng cho khả năng phân cực của điện môi trong điện trường và bằng tỷ số giữa độ phân cực và cường độ của điện trường ngoài. |
36. Độ cảm điện môi tương đối. Vg. Độ cảm điện môi. |
Tỷ số giữa độ cảm điện môi tuyệt đối và hằng số điện. Chú thích: Độ cảm điện môi của chân không bằng 0, còn của tất cả các vật chất khác lớn hơn 0. |
37. Tính phân cực của hạt. Vg. Tính phân cực. |
Mômen cảm ứng điện của hạt gây nên bởi điện trường trong có cường độ bằng đơn vị. |
38. Tính phân cực phân tử gam. |
Mômen cảm ứng điện của kilôgam phân tử điện môi đối với một chất đồng nhất hóa học gây nên bởi điện trường trong đó có cường độ bằng đơn vị. |
39. Độ thẩm điện môi tuyệt đối. |
Đại lượng đặc trưng cho khả năng của điện môi tạo nên một điện dung bằng tỷ số giữa độ dịch chuyển điện trong nó và cường độ của điện trường ngoài. |
40. Độ thẩm điện môi tương đối. |
Đại lượng không thứ nguyên bằng tỷ số giữa hằng số điện môi tuyệt đối và hằng số điện. Chú thích: 1) Hằng số điện môi x bằng độ cảm điện môi Ke của vật chất ấy cộng thêm một đơn vị. x = Ke +1 2) Hằng số điện môi của chân không bằng một đơn vị, còn đối với tất cả các vật chất khác đều lớn hơn đơn vị. |
41. Độ thẩm điện môi vi phân. |
Đại lượng đặc trưng cho tính chất không tuyến tính của điện môi và bằng tỷ số giữa đạo hàm của độ dịch chuyển theo trường ngoài trong điện môi trường và hằng số điện. |
42. Thời gian tích thoát của sự phân cực điện. Vg. Thời gian tích thoát |
Thời gian đủ để sự phân cực điện môi giảm xuống e lần sau khi loại bỏ điện trường ngoài không còn nữa. Chú thích: e = 2,718 - cơ số Lôgarit tự nhiên. |
43. Điện dẫn của vật liệu cách điện. Kep. Tính dẫn điện của vật liệu cách điện |
Đại lượng đặc trưng cho khả năng dẫn điện của vật liệu cách điện và bằng tỷ số giữa dòng điện chạy qua vật mẫu của vật liệu cách điện và trị số điện áp không đổi theo thời gian đặt trên nó. |
44. Điện dẫn suất khối của vật liệu cách điện. Kep. Tính dẫn điện khối của vật liệu cách điện. |
Tính dẫn điện của vật liệu cách điện tạo nên dòng điện chỉ chạy qua khối của vật liệu cách điện. |
45. Điện dẫn suất mặt của vật liệu cách điện. Kep. Tính dẫn điện bề mặt của vật liệu cách điện. |
Điện dẫn của vật liệu cách điện nằm giữa các phần tử dẫn điện tiếp xúc với bề mặt của nó không kể đến điện dẫn khối. |
46. Điện trở khối của vật liệu cách điện. |
Đại lượng tỷ lệ nghịch với điện dẫn khối của vật liệu cách điện. |
47. Điện trở mặt của vật liệu cách điện. |
Đại lượng tỷ lệ nghịch với điện dẫn suất mặt của vật liệu cách điện. |
48. Điện trở suất mặt của vật liệu cách điện. |
Đại lượng đặc trưng cho điện trở mặt của vật liệu cách điện và bằng điện trở mặt của một bề mặt vật liệu cách điện hình vuông khi dòng điện chạy qua giữa hai cạnh đối của hình vuông này. |
49. Điện trở của vật liệu cách điện. |
Điện trở chung của vật liệu cách điện kể cả điện trở khối và mặt. |
50. Điện trở trong của vật liệu cách điện. |
Đại lượng điện trở giữa hai điện cực trụ và nón được đặt trong các lỗ có trục song song với nhau và vuông góc với các lớp của vật liệu cách điện có kết cấu lớp. |
51. Dòng điện xuyên của vật liệu cách điện. |
Dòng điện xác lập chạy qua vật liệu cách điện dưới tác dụng lâu dài của điện áp không thay đổi theo thời gian. |
52. Dòng điện xuyên khối của vật liệu cách điện Vg. Dòng điện xuyên khối |
Dòng điện xuyên, chạy qua khối của vật liệu cách điện |
53. Dòng điện xuyên mặt của vật liệu cách điện Vg. Dòng điện xuyên mặt. |
Dòng điện xuyên, chạy theo bề mặt của vật liệu cách điện. |
54. Dòng hấp thu của vật liệu cách điện Vg. Dòng hấp thu |
Dòng điện trong vật liệu cách điện tạo nên bởi sự dịch chuyển ngược của các điện tích liên kết không bị trung hòa trên các điện cực. Chú thích: Trong trường hợp đặt một điện áp không thay đổi theo thời gian lên vật liệu cách điện dòng hấp thụ bằng hiệu giữa dòng điện rò ở thời điểm xét và dòng điện xuyên. |
55. Trễ điện môi |
Hiện tượng chậm trễ của sự thay đổi độ dịch chuyển điện trong điện môi so với sự thay đổi cường độ của điện trường ngoài. |
56. Hiện tượng điện giảo. |
Sự biến dạng điện môi xuất hiện trong trường hợp đổi chiều điện trường khi tác động lên nó một điện trường không đổi dấu. |
57. Tổn thất điện môi |
Công suất điện tản trong điện môi trong điện trường. Chú thích: 1) Tổn thất điện môi bao gồm tổn thất dưới tác động của điện trường thay đổi và không thay đổi theo thời gian và những dạng tổn thất điện môi khác. 2) Trong trường hợp tác động lên điện môi một điện trường thay đổi chu kỳ theo thời gian thì trị số tổn thất điện môi là giá trị trung bình của công suất tản trong một chu kỳ. |
58. Tổn thất phân cực điện môi |
Tổn thất điện môi do phân cực tích thoát gây nên. |
59. Tổn thất điện dẫn xuyên |
Tổn thất điện môi do dòng điện xuyên gây nên. |
60. Tổn thất ion hóa |
Tổn thất trong phần khí của cách điện gây nên bởi quá trình ion hóa dưới tác dụng của điện trường. |
61. Suất tổn thất điện môi |
Đại lượng vô hướng đặc trưng cho sự phân bổ tổn thất điện môi theo khối và bằng giới hạn tỷ số giữa tổn thất điện môi trong một thể tích điện môi nào đó và thể tích đó khi thể tích này tiến dần tới 0. |
62. Điện dẫn suất hoạt tính của điện môi Kep. Tổn thất điện môi riêng. |
Đại lượng đặc trưng cho khả năng phát sinh tổn thất điện môi ở tần số đã cho của điện trường và bằng tỷ số giữa suất tổn thất điện môi và bình phương cường độ điện trường ngoài ở điểm điện môi đang xét. |
63. Góc tổn thất điện môi |
Góc giữa các véctơ dòng và thành phần điện dung trong biểu đồ véctơ của điện môi nằm trong điện áp xoay chiều. |
64. Phẩm chất của vật liệu cách điện. |
Đại lượng không thứ nguyên đặc trưng cho chất lượng của vật liệu cách điện và bằng côtang của góc tổn thất điện môi. |
65. Hệ số tổn thất điện môi |
Hệ số đặc trưng cho khả năng xuất hiện tổn thất điện môi trong trường hợp tác động lên nó dòng điện xoay chiều và bằng tích của hằng số điện môi với tang của góc tổn thất điện môi |
66. Cường độ của điện trường ngoài ở trong điện môi |
Cường độ của điện trường xuất hiện dưới tác động của một nguồn bên ngoài trong thể tích điện môi có chứa đựng một số lượng phân tử đủ để có thể xem trường trong thể tích này là đồng nhất. |
67. Cường độ cực đại của điện trường ngoài ở trong điện môi |
- |
68. Cường độ trung bình của điện trường ngoài ở trong điện môi |
Tỷ số giữa giá trị điện áp tác động vào điện môi và khoảng cách ngắn nhất giữa các phần dẫn điện có điện áp. |
69. Cường độ cực tiểu của điện trường ngoài ở trong điện môi. |
|
70. Cường độ của điện trường trong ở trong điện môi |
Cường độ của điện trường xuất hiện dưới tác động của nguồn bên ngoài khi quan sát phóng đại và tác động lên phân tử có khả năng phân cực của điện môi. Chú thích: Cường độ trong khác với cường độ ngoài do ảnh hưởng của các phần tử phân cực xung quanh tới phần tử được quan sát. Chỉ đối với chân không (trường hợp giới hạn) điện trường trong và ngoài bằng nhau. |
71. Độ bền điện Kep. Độ bền đánh thủng. Độ bền điện môi. Vg. Cường độ đánh thủng của điện trường |
Cường độ của điện trường ngoài đồng nhất khi bị đánh thủng. |
72. Sự đánh thủng Kep. Đánh thủng điện Vg. Đánh thủng điện môi |
Hiện tượng tạo nên kênh có điện dẫn cao trong chất cách điện hoặc điện môi dưới tác động của điện trường. |
73. Sự đánh thủng không hoàn toàn. |
Sự đánh thủng một phần thể tích điện môi khi kênh có điện dẫn cao chưa tới một trong các cực. |
74. Sự đánh thủng nhiệt điện. |
Sự đánh thủng phát triển được nhờ sự tản nhiệt trong điện môi do sự tổn thất điện môi. |
75. Sự đánh thủng hóa điện Vg. Sự đánh thủng hóa. |
Sự đánh thủng phát triển được nhờ quá trình hóa trong điện môi hoặc môi trường xung quanh đó xảy ra khi có điện áp tác động lên điện môi. |
76. Sự đánh thủng điện |
Sự đánh thủng được hình thành và phát triển chỉ khi tách các phân tử của điện môi dưới tác động của điện áp lên điện môi. |
77. Sự đánh thủng ion hóa. |
Sự đánh thủng được hình thành và phát triển nhờ quá trình ion hóa trong các phần khí của điện môi rắn. |
78. Sự đánh thủng cơ điện |
Sự đánh thủng được hình thành và phát triển do sự biến dạng các phần thô của điện môi dưới tác động cơ học của điện trường. |
79. Sự phóng điện |
Sự đánh thủng trong điện môi khí hoặc điện môi lỏng. |
80. Sự phóng điện vầng quang. Vg. Vầng quang điện |
Sự phóng điện trong đó điện trường rất không đồng nhất còn bị làm lệch thêm bằng các điện tích khối của các ion gần điện cực, ở đó xẩy ra sự ion hóa và phát sáng của chất khí hoặc lỏng. |
81. Điện áp đánh thủng |
Điện áp thấp nhất tác động lên điện môi để đánh thủng nó. |
82. Sự phóng điện từng phần |
Sự phóng điện trong phần khí của điện môi rắn. |
83. Sự phóng điện mặt |
Sự phóng điện trong chất khí hoặc lỏng dọc theo bề mặt tiếp xúc giữa điện môi rắn với chất khí hoặc lỏng. |
CÁC DẠNG CỦA VẬT LIỆU ĐIỆN MÔI |
|
84. Chất lỏng cách điện |
Chất lỏng mang các tính chất cách điện. |
85. Chất lỏng tổng hợp cách điện |
Chất lỏng cách điện thu được bằng phương pháp tổng hợp hóa học. |
86. Dầu lửa cách điện Kep. Dầu cách điện tự nhiên |
Dầu lửa mang các tính chất cách điện. Chú thích: Theo đặc tính sử dụng phân ra dầu biến áp, dầu tụ và dầu cáp, chúng khác nhau theo thành phần và mức độ làm sạch. |
87. Hỗn hợp cách điện |
Hỗn hợp mang các tính chất cách điện. Chú thích: Cách điện là vật liệu không chứa dung môi trong thời gian sử dụng (ở nhiệt độ bình thường hoặc cao) ở trạng thái lỏng và rắn sau khi sử dụng do kết quả của sự làm lạnh hoặc quá trình hóa học trong nó. Thường thường hợp chất cách điện là hỗn hợp của những thành phần khác nhau. |
88. Hỗn hợp tẩm. |
Hỗn hợp có khả năng tẩm cao để tẩm vật liệu cách điện và các sản phẩm. |
89. Hỗn hợp đổ. |
Hỗn hợp để đổ các sản phẩm các cách điện hoặc các cụm và chi tiết. |
116. Vật liệu dẫn điện. |
Vật liệu có các tính chất của vật dẫn điện. |
117. Vật liệu siêu dẫn. |
Vật liệu có các tính chất của vật siêu dẫn. |
118. Vật liệu dẫn hyper. |
Vật liệu có các tính chất của vật dẫn hyper. |
119. Hợp chất điện trở cao. |
Hợp chất có điện trở suất ở nhiệt độ bình thường, không nhỏ hơn 0,3MKWm. Chú thích: Hợp chất điện trở cao gồm có: hợp chất cho điện trở (SônStan, mangan v.v…. ) hợp chất cho các phần tử nung nóng của lò điện, hợp kim nhôm, crôm sắt, crôm kền v.v…. |
120. Nhiệt độ tới hạn của chất siêu dẫn. |
Nhiệt độ mà khi làm lạnh đến đó vật chất chuyển đến trạng thái siêu dẫn khi cường độ của điện trường tiến dần đến 0. |
121. Cường độ tới hạn của từ trường chất siêu dẫn. |
Giá trị của cường độ từ trường mà vật liệu đặt tới và chuyển đến trạng thái siêu dẫn khi nhiệt độ tiến dần đến 0. |
122. Sự phá hủy tính siêu dẫn. |
Sự chuyển từ trạng thái siêu dẫn sang trạng thái bình thường do kết quả của sự tăng nhiệt độ và (hoặc tăng cường độ từ trường. |
123. Hiệu ứng điện nhiệt Dêbec. Vg. Hiệu ứng Debec. |
Sự xuất hiện lực điện động trong mạch điện cấu tạo từ các dây dẫn hoặc bán dẫn nối tiếp không đồng nhất, nếu nhiệt độ của các tiếp điểm khác nhau. |
124. Lực nhiệt điện động. |
Lực điện động xuất hiện với hiệu ứng điện nhiệt. |
125. Lực nhiệt điện động riêng. |
Lực nhiệt điện động đưa tới hiệu số nhiệt độ tiếp điểm của hai vật dẫn hoặc bán dẫn không đồng nhất. |
126. Hiệu ứng nhiệt điện Pel-te. Vg. Hiệu ứng Pel-te. |
Sự phân tán hoặc hấp thụ nhiệt ở tiếp điểm hai dây dẫn hoặc bán dẫn không đồng nhất khi có dòng điện chạy qua nó. |
127. Hiệu ứng nhiệt điện Tôm-sơn. Vg. Hiệu ứng Tôm-sơn. |
Sự phân tán hoặc hấp thụ nhiệt khi dòng điện chạy qua vật dẫn hoặc bán dẫn đồng nhất tạo nên gra-đien hướng dọc của nhiệt độ. |
128. Hiệu ứng Hol |
Sự xuất hiện độ chênh lệch ngang của hiệu điện thế trong vật dẫn hoặc bán dẫn mà dòng điện chạy qua trong trường hợp vật dẫn này nằm trong từ trường hướng vuông góc với dòng điện. |
CÁC DẠNG CỦA VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN |
|
129. Vật liệu làm tiếp điểm. |
Vật liệu dẫn điện được sử dụng để chế tạo các tiếp điểm điện. |
130. Vật liệu than kỹ thuật điện. |
Vật liệu dẫn điện mà phần cơ bản là grafit và cacbon không định hình. |
VẬT LIỆU BÁN DẪN |
|
131. Chất bán dẫn. |
Chất mà theo điện dẫn suất là trung gian gữa chất cách điện và dẫn điện tính chất riêng biệt là sự phụ thuộc rất cao của điện dẫn suất vào nồng độ tạp chất và trong phần lớn trường vào là nhiệt độ. Chú thích: Điện dẫn suất của phần lớn chất bán dẫn cũng phụ thuộc vào tác động năng lượng khác nhau từ bên ngoài (điện trường, ánh sáng, bức xạ ion .v.v..) |
132. Chất bán dẫn điện tử. |
Chất bán dẫn mà tính dẫn điện sinh ra bởi sự chuyển dịch các điện tử. |
133. Chất bán dẫn n. |
Chất bán dẫn mà tính dẫn điện sinh ra bởi các điện tử điện. |
134. Chất bán dẫn P. |
Chất bán dẫn mà tính dẫn điện sinh ra bởi các lỗ hổng điện dẫn. |
135. Chất bán dẫn đơn giản. |
Chất bán dẫn mà thành phần cơ bản được tạo bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố khoa học. |
136. Chất bán dẫn phức tạp. |
Chất bán dẫn mà thành phần cơ bản được tạo thành bởi các nguyên tử của hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học. |
137. Chất bán dẫn thuần. Vg. Chất bán dẫn i. |
Chất bán dẫn không chứa các tạp chất nhận và cho. |
138. Chất bán dẫn tạp. |
Chất bán dẫn mà các đặc tính điện được xác định bởi các tạp chất cho và nhận. |
139. Chất bán dẫn bù. |
Chất bán dẫn tạp, trong đó nồng độ tạp chất cho và nhận bằng nhau. |
140. Chất bán dẫn không suy biến. |
Chất bán dẫn mà mức Fermi nằm trong vùng cấm có khoảng cách đến giới hạn của cùng cấm ấy lớn hơn tích của hằng số BônSman và nhiệt độ tuyệt đối. Chú thích: Có thể coi phần tử mang điện tích trong chất bán dẫn này tuân theo thống kê macSven- Bôn-sman. |
141. Chất bán dẫn suy biến. |
Chất bán dẫn mà mức Fermi nằm trong vùng dẫn hoặc vùng hóa trị. Chú thích: Có thể coi phần tử mang điện tích trong chất bán dẫn này chỉ tuân theo thống kê Fermi. |
142. Vật liệu bán dẫn |
Vật liệu có tính chất của chất bán dẫn. |
143. Tính dẫn điện riêng của chất bán dẫn. |
Tính dẫn điện của chất bán dẫn được tạo nên bởi sự hoạt động của các cặp «điện tử điện dẫn - lỗ hổng dẫn điện» bằng bất kỳ phương pháp kích thích nào. |
144. Tính dẫn điện tạp của chất bán dẫn. |
Tính dẫn điện của chất bán dẫn tạp được tạo nên bởi sự ion hóa các nguyên tử của tạp chất cho và nhận. |
VẬT LIỆU TỪ |
|
145. Chất nghịch từ. |
Chất có độ từ thẩm tương đối nhỏ hơn đơn vị. |
146. Chất thuận từ. |
Chất có độ từ thẩm tương đối lớn hơn đơn vị một ít. |
147. Chất ferô từ. |
Chất có độ từ thẩm tương đối lớn hơn đơn vị rất nhiều. |
148. Chất feri từ. |
Chất có độ nhiễm từ xác định bởi hiệu các mômen từ ngược hướng của các ion trong mạng tinh thể. |
149. Vật liệu từ. |
Vật liệu dùng trong kỹ thuật theo các tính chất từ của nó. |
150. Vật liệu fero. |
Vật liệu có các tính chất của chất ferơ từ. |
151. Vật liệu từ mềm |
Vật liệu từ có lực kháng từ không lớn hơn 800A/m. |
152. Vật liệu từ cứng biến dạng. |
Vật liệu từ có lực kháng từ không nhỏ hơn 4000A/m. |
153. Vật liệu từ cứng biến dạng. |
Vật liệu từ cứng cho phép biến dạng dẻo ở trạng thái lạnh. |
154. Độ từ thẩm tuyệt đối. Kep. Độ từ thẩm. |
Đại lượng đặc trưng cho tính chất từ của chất, bằng tỷ số giữa giá trị cảm ứng từ và giá trị cường độ từ trường đã tạo nên từ cảm. |
155. Độ từ thẩm tương đối. Kep. Độ từ thẩm |
Đại lượng không thứ nguyên bằng tỷ số độ từ thẩm tuyệt đối và hằng số từ. Chú thích: 1) Độ từ thẩm tương đối bằng độ cảm thụ từ của chất ấy tăng thêm đơn vị. m = KM + 1 2) Độ từ thẩm của chận không bằng đơn vị. |
156. Độ từ thẩm thuận nghịch. |
Giới hạn của tỷ số giữa sự thay đổi từ cảm của vật liệu và 2 lần biên độ thay đổi của cường độ từ trường (DI) ở một điểm nào đó trên đường cong từ cảm khi DH -> 0. |
157. Độ từ thẩm vi phân. |
Đạo hàm của từ cảm theo cường độ từ trường của bất kỳ điểm nào trên đường cong nhiễm từ hoặc chu trình trễ. |
158. Độ từ thẩm xung. |
Tỷ số giữa số gia từ cảm của vật liệu từ và số gia cường độ từ trường khi nạp từ bằng xung dòng điện. |
159. Độ từ thẩm của vật thể. |
Tỷ số giữa từ cảm của vật thể và cường độ từ trường nạp bên ngoài. |
160. Độ từ thẩm giới hạn của vật thể. |
Giới hạn độ từ thẩm của vật thể khi độ từ thẩm của vật liệu tiến đến vô cùng. |
161. Độ từ thẩm phức. |
Tỷ số giữa giá trị phức của độ từ cảm và giá trị phức của cường độ từ trường. |
162. Sự nhiễm từ. |
Quá trình mà kết quả của nó tạo nên mômen từ cho vật thể hoặc một khối vật chất nào đó. |
163. Độ nhiễm từ. |
Đại lượng véctơ đặc trưng cho trạng thái của vật chất sau khi được nạp từ và bằng giới hạn của tỷ số giữa mômen từ của một khối vật chất nào đó với thể tích của nó, khi thể tích này tiến đến 0. |
164. Cảm ứng từ dư |
Cảm ứng của vật liệu từ trong mạch kín sau khi được nạp từ đến bão hòa và giảm cường độ từ trường đến giá trị 0. |
165. Cảm ứng từ bão hòa. |
Cảm ứng từ của vật chất khi độ nhiễm từ của nó đạt tới giá trị cao nhất có thể. |
166. Sự đổi chiều từ hóa. |
Sự thay đổi cảm ứng từ khi đổi chiều của từ trường nạp. |
167. Độ cảm từ. |
Đại lượng vô hướng đặc trưng cho tính chất nhiễm từ trong từ trường và bằng tỷ số giữa độ nhiễm từ của vật chất với cường độ từ trường. Chú thích: Độ cảm từ của chân không bằng không. |
168. Đường nhiễm từ cơ bản. |
Vị trí hình học các đỉnh của các chu trình đối xứng thu được trên các mẫu đã được khử từ tăng đơn điệu khi cường độ từ trường cực đại |
169. Độ từ thẩm cực đại. |
Giá trị lớn nhất của độ từ thẩm trên đường nhiễm từ cơ bản. |
170. Độ từ thẩm ban đầu. |
Giới hạn của giá trị độ từ thẩm khi cường độ từ trường tiến đến 0. |
171. Đường nhiễm từ lý tưởng. |
Vị trí hình học của các điểm trên đường cong nhiễm từ nhận được khi xếp chống từ trường xoay chiều có biên độ giảm dần đến không lên từ trường một chiều tăng đơn điệu. |
172. Đường nhiễm từ phối hợp. |
Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của thành phần xoay chiều của từ trường khi có từ trường một chiều. |
173. Chu trình từ trễ. Vg. Chu trình trễ. Kep. Vòng từ trễ. |
Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của cảm ứng từ hoặc độ nhiễm từ của vật chất vào cường độ từ trường. |
174. Chu trình giới hạn của từ trễ |
Chu trình lớn nhất của từ trễ. |
175. Chu trình không giới hạn của từ trễ |
Chu trình của từ trễ nhận được khi các giá trị cường độ của trường nhỏ hơn các giá trị của chu trình giới hạn. |
176. Chu trình động của từ trễ. |
Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của giá trị tức thời cảm ứng từ của vật liệu vào giá trị tức thời của cường độ từ trường xoay chiều. |
177. Chu trình đối xứng của từ trễ. |
Chu trình từ trễ khi xoay 1800 trên mặt phẳng bản vẽ xung quanh điểm ứng với giá trị 0 của cường độ và cảm ứng từ trường thì trùng với chính bản thân nó. |
178. Hệ số vuông góc của chu trình từ trễ. |
Tỷ số giữa cảm ứng từ dư của vật liệu từ với cảm ứng cực đại trên chu trình từ trễ đang xét. |
179. Hệ số vuông của chu trình từ trễ. |
Tỷ số giữa cảm ứng từ trên đường cong khử từ ở một giá trị quy ước nào đó của cường độ từ trường trong phần tư thứ hai với cảm ứng từ với một giá trị nào đó của từ trường trong phần tư thứ nhất. |
180. Tổn thất toàn phần do đổi chiều từ hóa. |
Tổn thất công suất trong đơn vị khối lượng (thể tích) của vật liệu từ khi đổi chiều từ hóa. |
181. Tổn thất do từ trễ. Vg. Tổn thất do sự trễ. |
Tổn thất công suất trong đơn vị khối lượng (thể tích) của vật liệu từ do sự trễ khi thay đổi cảm ứng từ |
182. Tổn thất do dòng xoáy |
Tổn thất công suất trong đơn vị khối lượng (thể tích) của vật liệu từ do dòng xoáy xuất hiện trong nó khi thay đổi từ trường. |
183. Tổn thất sau tác động. |
Tổn thất công suất trong đơn vị khối lượng (thể tích) của vật liệu từ do độ quánh từ gây nên và bằng hiệu giữa tổn thất toàn phần do đổi chiều từ hóa với tổng số tổn thất do sự trễ và dòng xoáy. |
184. Suất năng lượng của nam châm vĩnh cửu |
Giá trị năng lượng của từ trường trên một đơn vị thể tích của nam châm trong chế độ từ trường - từ trường này được tạo nên trong khe hở không khí bởi nam châm vĩnh cửu làm bằng vật liệu đã cho với hình dạng và kích thước của nam châm và khe hở cho trước. |
185. Suất năng lượng cực đại của nam châm vĩnh cửu |
- |
186. Lực kháng từ theo cảm ứng. |
Cường độ cần thiết của từ trường ngược chiều với từ trường nạp để khử từ hoàn toàn độ từ cảm của một vật liệu đã bão hòa từ. |
187. Lực kháng từ theo độ nhiễm từ. |
Cường độ cần thiết của từ trường ngược chiều với từ trường nạp để khử hoàn toàn độ từ dư cửa một vật liệu đã bão hòa từ. |
188. Đường khử từ |
Một đoạn của nhánh xuất phát của chu trình từ trễ giữa điểm có giá trị cường độ từ trường bằng 0 và điểm để có giá trị cảm ứng từ bằng 0. |
189. Hệ số lồi của đường khử từ Vg. Hệ số lồi |
Tỷ số giữa tích của các tọa độ một điểm trên đường khử từ ở đó có năng lượng từ cực đại, với tích của cảm ứng từ dư và lực kháng từ theo cảm ứng. |
190. Độ nhớt từ. |
Sự chậm trễ của cảm ứng vật liệu sắt từ theo cường độ từ trường khi từ trường có giá trị không đổi |
191. Tính không ổn định từ |
Sự thay đổi từ thẩm của vật liệu từ sau tác động của từ trường nạp |
192. Điểm từ Quy-ri |
Nhiệt độ mà khi đốt nóng đến đó vật liệu sắt từ mất tính chất ferô từ. |
193. Từ giảo |
Sự biến dạng của vật liệu ferô từ do nhiễm từ. |
CÁC DẠNG VẬT LIỆU TỪ |
|
194. Thép lá kỹ thuật điện |
Thép lá với hàm lượng cacbon không lớn hơn 0,1% có thêm đến 5% silic hoặc nhôm hoặc cả hai thành phần này. |
195. Thép động cơ |
Thép lá kỹ thuật điện với hàm lượng đến 3% silic hoặc nhôm hoặc cả hai thành phần này. |
196. Thép biến áp |
Thép lá kỹ thuật điện với hàm lượng 3-5% silic hoặc nhôm hoặc cả hai thành phần này. |
197. Thép lá kỹ thuật điện cán nóng |
Thép lá kỹ thuật điện sản xuất theo phương pháp cán nóng. |
198. Thép lá kỹ thuật điện cán nguội |
Thép lá kỹ thuật điện sản xuất theo phương pháp cán nguội. |
199. Thép lá kỹ thuật điện có tính chất thớ |
Thép lá kỹ thuật điện có tính dị hướng của các tính chất điện tử. |
200. Vi ca lôi |
Hợp kim từ cứng biến dạng tạo thành từ 50 - 52% cô-ban và 4-13% va-na-đi, còn lại là sắt. |
201. In đô perm |
Hợp kim từ mềm có gốc là sắt-kền với độ từ thẩm không đổi với từ trường yếu và từ trường trung bình. |
202. Pec men đua |
Hợp kim có tính cảm ứng từ bão hòa cao, gồm 49-51% cô-ban và 0-2% va-na-đi, còn lại là sắt. |
203. Pec-man-lôi |
Nhóm hợp kim từ mềm có gốc kền và sắt với độ từ thẩm cao đối với ở từ trường yếu. Chú thích: Có thể thêm môlip đen, đồng, crôm, silic, man-gan. |
204. Al si fer |
Hợp kim từ mềm với độ từ thẩm cao chứa khoảng 9,5% silic và 5,5% nhôm còn lại là sắt. |
205. Al ni |
Hợp kim từ cứng có gốc sắt-kền-nhôm đặc trưng bằng lực kháng từ cao. Chú thích: Có thể thêm đồng hoặc titan. |
206. Al ni cô |
Hợp kim từ cứng có gốc sắt-côban-kền-nhôm-đồng, đặc trưng bằng lực kháng từ cao. Chú thích: có thể thêm titan. |
207. Vật liệu từ giảo |
Vật liệu được sử dụng theo tính chất từ giảo. |
208. Hợp kim từ nhiệt |
Hợp kim có sự phụ thuộc chặt chẽ giữa cảm ứng bão hòa và nhiệt độ. |
209. Thép không từ |
Thép có độ từ thẩm không lớn hơn 1,05 |
210. Pec min va |
Hợp kim có độ từ thẩm cố định trong một dải khoảng rộng của cường độ từ trường và lực kháng từ nhỏ. Chú thích: Thành phần thường gặp của hợp kim: 45% kền, 30% sắt, 25% môlip đen. |
211. Fe-rít |
Vật liệu feri từ mềm có thành phần gần giống MeO . Fe2O3 với mạng tinh thể khối dạng Spinan. Chú thích: Ở đây có Me-Mn, Fe, Ce, Ni, Cu, Sn, Cđ, Mg, v.v….. |
212. Ferít nhiều mặt |
Vật liệu feri từ cứng có thành phần MeO.6Fe2O3 với mạng tinh thể nhiều mặt trong Plumbit. Chú thích: Ở đây có Me, Ba, Sr, Co v.v…. |
213. Ferít gra nát |
Vật liệu feri từ mềm có thành phần 3Me2O3.5Fe2O3 có mạng tinh thể lập phương perôskit. Chú thích: Ở đây Me là kim loại hiếm. |
214. Fe rốc plan |
Vật liệu feri từ mềm có độ nhiễm từ định hướng trong mặt phẳng gốc mạng tinh thể nhiều mặt dạng plumbit từ. |
215. Chất từ điện môi |
Chất dẻo mà trong đó chất kết dính là điện môi, còn chất độn là bột từ mềm. Chú thích: có thể dùng: sắt cacbônat, alsifer, v.v…. làm bột từ mềm. |
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3686:1981 về vật liệu kỹ thuật điện - Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu: | TCVN3686:1981 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/1981 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3686:1981 về vật liệu kỹ thuật điện - Thuật ngữ và định nghĩa
Chưa có Video