Đầu đèn |
Số tờ dữ liệu của đầu đèn (theo IEC 60061-1) |
Kích thước đầu đèn cần kiểm tra bằng dưỡng |
Số tờ dữ liệu của dưỡng (theo IEC 60061-3) |
G5 |
7004-52 |
Cần kiểm tra tất cả các kích thước |
7006-46 và 7006-46A |
G13 |
7004-51 |
Cần kiểm tra tất cả các kích thước |
7006-44 và 7006-45 |
Nếu bóng đèn LED hai đầu cần hoạt động cùng với tắcte LED thay thế để thay cho tắcte chớp sáng thì tắcte thay thế này phải được cung cấp cùng với bóng đèn. Tắcte này phải phù hợp về kích thước, thử nghiệm điện, cơ và nhiệt yêu cầu trong Mục 1 của TCVN 6482 (IEC 60155).
6.2 Khối lượng
Khối lượng toàn bộ cả bóng đèn không được vượt quá 200 g đối với bóng đèn có đầu đèn G5 và 500 g đối với bóng đèn có đầu đèn G13.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách cân bóng đèn.
6.3 Kích thước
6.3.1 Yêu cầu
Chiều dài của bóng đèn không được thay đổi đáng kể trong dải nhiệt độ môi trường quy định của bóng đèn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm trong 6.3.2 đến 6.3.6.
CHÚ THÍCH: Với mục đích của tiêu chuẩn này, dải nhiệt độ nhỏ nhất và lớn nhất đối với bóng đèn huỳnh quang được giả thiết là từ -20 oC đến +60 oC. Chiều dài bóng đèn tới hạn để tạo ứng suất lên đui đèn ở nhiệt độ nâng cao và tới hạn để tạo tiếp xúc ở nhiệt độ hạ thấp đang được xem xét.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bóng đèn LED hai đầu để sử dụng trong đèn điện phải phù hợp với các kích thước và dung sai của các bóng đèn tương ứng như định nghĩa trong TCVN 7670 (IEC 60081) ở 25 oC. Kích thước bóng đèn như quy định trong tờ dữ liệu TCVN 7670 (IEC 60081) tương ứng phải được đo. Kích thước đo được phải được ghi là .
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
CHÚ THÍCH: Các kích thước A, B, C và D tham khảo tờ dữ liệu 7670-TCVN-01 của TCVN 7670 (IEC 60081).
6.3.3 Thay đổi kích thước A do tự phát nóng ở 25 oC
Bóng đèn được đặt trong môi trường không có gió lùa và làm việc ở điện áp nguồn danh định của nó. Kích thước A được đo sau khi bóng đèn ổn định và ghi lại là Alàm việc. Sự chênh lệch về chiều dài được tính từ giá trị đo được ở tình trạng làm việc này:
ΔA = Alàm việc -
Khi đạt đến điều kiện ổn định, nhiệt độ bề mặt của bóng đèn không được vượt quá giá trị trong 6.4.1.
6.3.4 Kích thước B ở nhiệt độ môi trường thấp nhất
Bóng đèn được đặt trong tủ khí hậu ở nhiệt độ môi trường thấp nhất, tức là -20 oC, hoặc ở nhiệt độ môi trường thấp nhất quy định (tmin). Sau khi đạt được nhiệt độ (tmin) trong 1 h (đang xem xét), bóng đèn được lấy ra khỏi tủ khí hậu và chiều dài bóng đèn được đo ngay. Cần thận trọng trong quá trình đo để không xảy ra sự thay đổi đáng kể nhiệt độ của bóng đèn. Nhiệt độ của bóng đèn được ghi lại trong quá trình đo chiều dài là kích thước B. Giá trị B đo được ở nhiệt độ nhỏ nhất trong dải nhiệt độ danh định phải được xem xét đối với sự phù hợp và ghi lại là Btmin.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bóng đèn được đặt trong tủ khí hậu ở nhiệt độ môi trường cao nhất, tức là +60 oC, hoặc ở nhiệt độ môi trường cao nhất quy định (tmax). Sau khi đạt được nhiệt độ (tmax) trong 1 h (đang xem xét), bóng đèn được lấy ra khỏi tủ khí hậu và chiều dài bóng đèn được đo ngay. Cần thận trọng trong quá trình đo để không xảy ra sự thay đổi đáng kể nhiệt độ của bóng đèn. Nhiệt độ của bóng đèn được ghi lại trong quá trình đo chiều dài, sau khi lấy ra khỏi tủ khí hậu. Chiều dài A ở giá trị nhiệt độ lớn nhất trong dải nhiệt độ danh định phải được ghi lại là Atmax.
6.3.6 Sự phù hợp
Áp dụng công thức sau:
A1 = Atmax + ΔA - (tmax - 25 oC) 11,7 x 10-6
B1 = Btmin - (tmin - 25 oC) 11,7 x 10-6
Kiểm tra sự phù hợp như sau:
- Kích thước A1 phải nằm trong các giới hạn kích thước tương ứng theo tờ dữ liệu bóng đèn liên quan của TCVN 7670 (IEC 60081).
- Kích thước B1 phải nằm trong các giới hạn kích thước tương ứng theo tờ dữ liệu bóng đèn liên quan của TCVN 7670 (IEC 60081).
CHÚ THÍCH: Sự thay đổi chiều dài chấp nhận được của bóng đèn LED dựa trên sự dãn nở về nhiệt của kết cấu đèn điện nói chung với giả thiết kết cấu khay thép dùng để lắp đặt đui đèn và có hệ số dãn nở là 11,7x10-6/oC.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.4.1 Yêu cầu về nhiệt độ
Ngoại trừ đầu đèn, nhiệt độ bóng đèn LED không được cao hơn 75 oC được đo trên vị trí bất kỳ của bóng đèn. Yêu cầu này áp dụng cho các bề mặt bóng đèn mà có thể chạm tới bằng ngón tay thử nghiệm.
6.4.2 Yêu cầu về công suất
Công suất tiêu thụ của bóng đèn LED không được cao hơn công suất của bóng đèn huỳnh quang mà nó thay thế như mô tả trong TCVN 7670 (IEC 60081).
6.4.3 Sự phù hợp
Bóng đèn được đo với tư thế nằm ngang ở nhiệt độ môi trường 25 oC trong không khí tự do. Bố trí thử nghiệm chi tiết, xem Phụ lục B của TCVN 5175 (IEC 61195). Bóng đèn cần thử nghiệm phải gồm một khối hoàn chỉnh, được làm việc ở điện áp nguồn danh định của bóng. Khi đạt được các điều kiện ổn định, nhiệt độ bề mặt lớn nhất trên bóng đèn và công suất tiêu thụ phải được đo. Các giá trị này không được vượt quá các giá trị cho trong 6.4.1 và 6.4.2.
6.5 An toàn của bóng đèn trong các trường hợp kết hợp sai tắcte-bóng đèn
Phải thử nghiệm các tổ hợp sau:
- tắcte huỳnh quang với bóng đèn LED;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- một bóng đèn huỳnh quang được thay thế bởi bóng đèn LED trong trường hợp hai bóng đèn huỳnh quang được nối nối tiếp với cùng một bộ điều khiển (ví dụ 2 x 18 W) và có tắcte và tắcte LED thay cho tắcte phải cho thấy sự phù hợp với tất cả các tổ hợp có thể có. Đối với tắcte LED thay cho tắcte có ngắn mạch (ví dụ cầu chảy) hoặc hở mạch, thử nghiệm tổ hợp “tắcte LED với bóng đèn huỳnh quang”, là không cần thiết.
Nếu bóng đèn có ghi nhãn dải điện áp, điện áp danh định được lấy là giá trị lớn nhất của dải điện áp ghi nhãn trừ khi nhà chế tạo công bố điện áp khác là điện áp tới hạn nhất.
Sự phù hợp:
Tương tự như 13.6, lặp lại như dưới đây:
Trong các thử nghiệm từ 13.2 đến 13.5, bóng đèn không được bắt cháy hoặc sinh ra khí dễ cháy hoặc khói và các bộ phận mang điện không được trở nên tiếp cận được.
Để kiểm tra xem khí thoát ra từ các bộ phận có thuộc loại dễ cháy hay không, thực hiện thử nghiệm với bộ phát tia lửa điện tần số cao.
Để kiểm tra xem các phần tiếp cận được có trở nên mang điện, thực hiện thử nghiệm theo 8.2.
Sau thử nghiệm theo 13.2 đến 13.5, bóng đèn phải đáp ứng các yêu cầu về điện trở cách điện của 8.3.
7 An toàn các chân cắm trong quá trình lắp bóng đèn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Với các chân bóng đèn chỉ được cắm vào một đui đèn, điện áp ở các chân chưa cắm không được có khả năng gây điện giật. Theo TCVN 7722-1 (IEC 60598-1), Mục 8, cách điện chính trong quá trình lắp bóng đèn phải đủ.
Biện pháp bảo vệ tiếp cận được nào có thể ngẫu nhiên bị mất hiệu lực và khi đó làm mất hiệu lực bảo vệ chống điện giật thì không được phép sử dụng.
CHÚ THÍCH: Biện pháp bảo vệ tiếp cận được có thể ở dạng nút bám nằm sát với cơ cấu đóng cắt, khi bóng đèn được lắp hoàn chỉnh.
Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm sau:
1) Thử nghiệm độ bền điện: trên cơ sở có khả năng có điện áp 250 V trên đui đèn trong quá trình lắp, thử nghiệm độ bền điện phải được thực hiện với 1 500 V (2U + 1 000 V) giữa hai đầu của bóng đèn. Một cách lý tưởng, không được đặt quá một nửa điện áp giữa hai chân hoặc giữa tiếp điểm của một đầu đèn và các chân hoặc tiếp điểm của đầu đèn còn lại. Sau đó tăng từ từ đến giá trị đầy đủ. Không được xảy ra phóng điện bề mặt hoặc phóng điện đánh thủng trong quá trình thử nghiệm.
2) Điện trở cách điện: được đo với điện áp xấp xỉ 500 V một chiều, điện trở tối thiểu phải là 2 MΩ.
3) Chiều dài đường rò và khe hở không khí: liên quan đến khe hở không khí, Bảng 9 của IEC 61347-1 phải được áp dụng trên cơ sở điện áp làm việc 250 V kể cả quá độ nguồn lưới.
Chiều dài đường rò không được nhỏ hơn khe hở không khí nhỏ nhất yêu cầu.
4) Dòng điện chạm: đặt điện áp thử nghiệm 500 V hiệu dụng (50 Hz hoặc 60 Hz), dòng điện chạm không được lớn hơn 0,7 mA giá trị đỉnh khi được đo theo Hình 8.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Rs 1 500 Ω
R1 10 000 Ω
Cs 0,22 µF
RB 500 Ω
C1 0,022 µF
CHÚ DẪN
HBM = Mô hình cơ thể người, xem giải thích trong Phụ lục G của TCVN 7722-1 (IEC 60598-1).
Hình 8 - Cấu hình thử nghiệm để đo dòng điện chạm
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.1 Quy định chung
Điện trở cách điện và độ bền điện phải đủ giữa các bộ phận mang điện của bóng đèn và các bộ phận tiếp cận được của bóng đèn. Đối với các đầu đèn, áp dụng yêu cầu của 2.4 và 2.5 của TCVN 5175 (IEC 61195). Đối với các phần khác của bóng đèn, áp dụng các yêu cầu sau.
8.2 Thử nghiệm để xác định phần dẫn điện có thể gây điện giật trong quá trình hoạt động
Bóng đèn phải có kết cấu sao cho, khi không có vỏ bọc bổ sung của đèn điện thì không thể tiếp cận đến các phần dưới đây khi lắp bóng đèn vào đui đèn theo tờ dữ liệu đui đèn của TCVN (IEC) tương ứng:
- kim loại bên trong,
- phần kim loại bên ngoài có bọc cách điện chính không phải đầu đèn,
- các phần kim loại mang điện của đầu đèn,
- các phần kim loại mang điện của bản thân bóng đèn.
Kiểm tra sự phù hợp bằng ngón tay thử nghiệm quy định trong Hình 9 với một lực 10 N.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Vật liệu: kim loại, nếu không có quy định khác.
Dung sai trên các kích thước không ghi dung sai:
- kích thước góc:
- kích thước thẳng:
• đến 25 mm: mm
• lớn hơn 25 mm: ± 0,2 mm
Cả hai khớp này phải cho phép uốn một góc 90o với dung sai từ 0o đến +10o trong cùng một mặt phẳng và theo cùng một hướng.
Hình 9 - Ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn (theo TCVN 4255 (IEC 60529))
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sự phù hợp: Kiểm tra xem các phần tiếp cận được có trở nên mang điện hay không bằng cách thực hiện thử nghiệm theo Phụ lục A của IEC 61347-1. Bóng đèn được làm việc trên mạch chuẩn như mô tả trong B.1.2, B.1.3 và B.1.4 của TCVN 7670 (IEC 60081).
8.3 Điện trở cách điện
Bóng đèn phải được ổn định 48 h trong tủ thử chứa không khí có độ ẩm tương đối từ 91 % đến 95 %. Nhiệt độ của không khí được duy trì trong khoảng 1 oC xung quanh giá trị thích hợp trong khoảng từ 20 oC đến 30 oC.
Điện trở cách điện phải được đo trong tủ ẩm với điện áp một chiều xấp xỉ 500 V, ở thời điểm sau khi đặt điện áp 1 min.
Điện trở cách điện giữa các phần mang điện của đầu đèn và phần tiếp cận được của bóng đèn (phần tiếp cận được bằng vật liệu cách điện được phủ bằng lá kim loại) không được nhỏ hơn 4 MΩ.
8.4 Độ bền điện
Ngay sau thử nghiệm điện trở cách điện, cũng với các phần như mô tả ở trên phải cho chịu thử nghiệm điện áp trong 1 min với điện áp xoay chiều hoặc điện áp một chiều bằng giá trị đỉnh của điện áp xoay chiều quy định như dưới đây.
Sử dụng điện áp xoay chiều hay một chiều cần tham vấn nhà chế tạo.
CHÚ THÍCH: Thử nghiệm độ bền điện với điện áp một chiều tương ứng đang được xem xét.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Không được xảy ra phóng điện bề mặt hoặc phóng điện đánh thủng trong thử nghiệm. Phải thực hiện các phép đo trong tủ ẩm.
9 Yêu cầu về cơ đối với đầu đèn
9.1 Kết cấu và lắp ráp
Đầu đèn phải có kết cấu và lắp ráp với các ống đèn sao cho chúng được gắn chặt trong và sau khi hoạt động.
Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm sau.
9.2 Thử nghiệm mômen xoắn trên bóng đèn chưa qua sử dụng
Đối với bóng đèn chưa qua sử dụng, kiểm tra sự phù hợp bằng cách đặt thử nghiệm mômen xoắn lên các chân như dưới đây.
Đầu đèn phải được gắn chắc chắn với ống đèn và không được có chuyển động quay giữa các phần của đầu đèn quá một góc 6o khi chịu các mức mômen xoắn cho trong Bảng 2.
Bảng 2 - Giá trị mômen xoắn đối với bóng đèn chưa qua sử dụng
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mômen xoắn, Nm
G5
0,5
G13
1,0
Mômen xoắn không được đặt đột ngột mà phải được tăng dần từ giá trị “không” đến giá trị quy định trong Bảng 2.
Đui đèn thử nghiệm để đặt mômen được thể hiện trong Phụ lục A của TCVN 5175 (IEC 61195).
Trong trường hợp bóng đèn có đui điều chỉnh được, trước khi đặt thử nghiệm mômen, đui đèn phải được quay đến các vị trí cực trị của chúng. Phải thử nghiệm cả hai vị trí cực trị.
9.3 Thử nghiệm mômen xoắn sau xử lý nhiệt
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sau xử lý nhiệt trong giai đoạn 2 000 h ± 50 h ở nhiệt độ 80 oC ± 5 oC, đầu đèn vẫn phải gắn chắc chắn với ống đèn và không được có dịch chuyển quay nào giữa các phần của đầu đèn quá một góc 6o khi chịu các mức mômen xoắn cho trong Bảng 3. Trong trường hợp sử dụng loại cố định giữa đầu đèn và ống đèn khác với loại dùng cho bóng đèn huỳnh quang thì cho phép khoảng thời gian gia nhiệt ngắn hơn giảm xuống đến 100 h. Hiệu ứng của vật liệu gắn nối đầu đèn và ống đèn phải cứng như vật liệu gắn sử dụng cho bóng đèn huỳnh quang.
CHÚ THÍCH: Thời gian gia nhiệt, đặc tính của loại vật liệu cố định bóng đèn, ví dụ chất gắn và quy trình đặt chất gắn đang được xem xét.
Trong trường hợp bóng đèn có các đầu đèn điều chỉnh được, trước khi đặt thử nghiệm mômen xoắn, đầu đèn phải được quay đến các vị trí cực trị của chúng. Phải thử nghiệm cả hai vị trí cực trị.
Bảng 3 - Giá trị mômen xoắn sau xử lý nhiệt
Đầu đèn
Mômen xoắn a, Nm
G5
0,3
G13
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a Đang xem xét.
9.4 Lặp lại 8.2
Sau thử nghiệm độ bền cơ, mẫu phải phù hợp với các yêu cầu về tính tiếp cận được (xem 8.2).
Độ tăng nhiệt của đầu đèn được kiểm tra bằng bố trí thử nghiệm quy định trong Phụ lục B của TCVN 5175 (IEC 61195).
Sự phù hợp:
Độ tăng nhiệt của đầu đèn so với nhiệt độ môi trường không được vượt quá 95 K.
Bóng đèn phải có khả năng chịu nhiệt thích hợp. Các bộ phận bên ngoài bằng vật liệu cách điện cung cấp bảo vệ chống điện giật, và các bộ phận bằng vật liệu cách điện giữ các bộ phận mang điện đúng vị trí phải có đủ khả năng chịu nhiệt.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Kích thước tính bằng milimét
Hình 10 - Thiết bị thử ép viên bi
Thử nghiệm được thực hiện trong tủ gia nhiệt ở nhiệt độ cao hơn (25 ± 5) oC so với nhiệt độ làm việc của bộ phận liên quan theo Điều 10, với giá trị tối thiểu là 125 oC đối với bộ phận giữ các bộ phận mang điện đúng vị trí và 75 oC đối với các bộ phận khác. Bề mặt của bộ phận cần thử nghiệm được đặt ở tư thế nằm ngang và viên bi thép đường kính 5 mm được ép lên bề mặt này với một lực bằng 20 N.
Tải thử nghiệm và phương tiện đỡ được đặt trong tủ gia nhiệt trong thời gian đủ để đảm bảo rằng chúng đạt được nhiệt độ thử nghiệm ổn định trước khi tiến hành thử nghiệm.
Bộ phận cần thử nghiệm được đặt trong tủ gia nhiệt, trong thời gian 10 min, trước khi đặt tải.
Bề mặt để viên bi ép lên không được võng xuống, nếu cần bề mặt này phải được đỡ. Đối với mục đích này, nếu thử nghiệm không thể thực hiện trên mẫu hoàn chỉnh thì có thể cắt một phần thích hợp từ mẫu đó.
Mẫu phải dày tối thiểu 2,5 mm, nhưng nếu không có sẵn chiều dày này trên mẫu thì có thể đặt hai hoặc nhiều mảnh mẫu chồng lên nhau.
Sau 1 h, viên bi được lấy khỏi mẫu, sau đó mẫu được ngâm trong nước lạnh 10 s để làm nguội về xấp xỉ nhiệt độ phòng. Đo đường kính vết lõm và giá trị đo được không được lớn hơn 2 mm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi có nghi ngờ, đo độ sâu vết lõm và tính đường kính theo công thức:
trong đó p là độ sâu vết lõm.
Không thực hiện thử nghiệm trên các phần bằng gốm.
12 Khả năng chịu cháy và mồi cháy
Bộ phận bằng vật liệu cách điện giữ các bộ phận mang điện đúng vị trí và các bộ phận bên ngoài bằng vật liệu cách điện cung cấp bảo vệ chống điện giật phải chịu thử nghiệm sợi dây nóng đỏ theo TCVN 9900-2-10 (IEC 60695-2-10) và TCVN 9900-2-11 (IEC 60695-2-11), cụ thể như sau.
- Mẫu thử nghiệm là bóng đèn hoàn chỉnh. Có thể cần phải tháo bỏ một số bộ phận của bóng đèn ra để thực hiện thử nghiệm nhưng phải đảm bảo rằng điều kiện thử nghiệm không khác đáng kể so với điều kiện sử dụng bình thường.
- Mẫu thử nghiệm được lắp trên giá trượt và cho ép vào đầu sợi dây nóng đỏ với một lực 1 N, tại điểm giữa của bề mặt cần thử nghiệm, ở độ cao ưu tiên cách mép trên của mẫu 15 mm hoặc lớn hơn. Sợi dây tiến vào mẫu được giới hạn bằng cơ ở độ sâu 7 mm.
Nếu không thể thực hiện thử nghiệm trên mẫu như mô tả ở trên vì mẫu quá nhỏ thì thử nghiệm trên được thực hiện trên mẫu riêng của cùng một vật liệu, có diện tích 30 mm2 và chiều dày bằng chiều dày nhỏ nhất của mẫu.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nhiệt độ sợi dây nóng đỏ và dòng điện gia nhiệt được giữ không đổi trong 1 min trước khi thực hiện thử nghiệm, cần cẩn thận để đảm bảo rằng bức xạ nhiệt không làm ảnh hưởng đến mẫu trong suốt giai đoạn này. Nhiệt độ đầu sợi dây nóng đỏ được đo bằng nhiệt ngẫu dây mảnh có vỏ bọc được kết cấu và hiệu chuẩn như mô tả trong TCVN 9900-2-10 (IEC 60695-2-10).
- Ngọn lửa hoặc tàn lửa bất kỳ trên mẫu phải tự tắt trong vòng 30 s sau khi rút sợi dây nóng đỏ và bất kỳ tàn lửa nào rơi xuống không được làm cháy mảnh giấy bản, trải nằm ngang bên dưới và cách mẫu 200 mm ± 5 mm. Giấy bản như quy định trong 4.187 của ISO 4046-4.
Không thực hiện thử nghiệm trên các phần bằng gốm.
13.1 Yêu cầu chung
Bóng đèn - có điều chỉnh độ sáng và không điều chỉnh độ sáng - không được gây mất an toàn khi làm việc trong các điều kiện sự cố mà có thể xuất hiện trong sử dụng dự kiến. Đặt lần lượt từng điều kiện sự cố dưới đây, cũng như điều kiện sự cố kết hợp bất kỳ khác mà có thể xuất hiện do có điều kiện sự cố đó.
13.2 Thử nghiệm trong các điều kiện điện cực trị
Nếu các bóng đèn có ghi nhãn dải điện áp, điện áp tại đó chúng được thử nghiệm được lấy là giá trị lớn nhất của dải điện áp ghi nhãn trừ khi nhà chế tạo công bố điện áp khác là giá trị tới hạn nhất. Bóng đèn được bật điện ở nhiệt độ môi trường (định nghĩa như trong TCVN 9894 (IEC 62504) và các điều kiện như trong Điều H.1 của IEC 61347-1) và được điều chỉnh đến các điều kiện điện tới hạn nhất như chỉ ra bởi nhà chế tạo hoặc công suất được tăng cho đến khi đạt đến 150 % công suất danh định. Thử nghiệm được tiếp tục cho đến khi bóng đèn đạt ổn định nhiệt. Điều kiện ổn định đạt được nếu nhiệt độ của đầu đèn không thay đổi quá 1 oC trong 1 h (thử nghiệm như mô tả trong IEC 60360). Bóng đèn phải chịu được các điều kiện điện cực trị trong tối thiểu 15 min, sau khi đạt ổn định.
Bóng đèn phải chịu được các điều kiện cực trị trong 15 min hoặc hỏng một cách an toàn thì được coi là đạt thử nghiệm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13.3 Ngắn mạch qua tụ điện
Tại một thời điểm một linh kiện chỉ chịu một điều kiện sự cố.
13.4 Điều kiện sự cố trên linh kiện điện tử
Các điểm hở mạch hoặc ngắn mạch trong mạch điện trong đó điều kiện sự cố có thể gây mất an toàn.
Tại một thời điểm chỉ một linh kiện chịu điều kiện sự cố.
13.5 Sự phù hợp
Trong các thử nghiệm của 13.2 đến 13.5, bóng đèn không được bắt cháy, hoặc sinh ra khí dễ cháy hoặc khói và các bộ phận mang điện không được trở nên tiếp cận được.
Để kiểm tra xem khí thoát ra từ các bộ phận có thuộc loại dễ cháy hay không, thực hiện thử nghiệm với bộ phát tia lửa điện tần số cao.
Để kiểm tra xem các phần tiếp cận được có trở nên mang điện, thực hiện thử nghiệm theo 8.2.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Để tránh quá nhiệt bất kỳ của balát vào đèn điện, trong bất kỳ điều kiện sự cố nào đề cập ở trên, trở kháng của bóng đèn phải được kiểm tra bằng cách đo điện áp và dòng điện qua bóng đèn. Trở kháng tổng của bóng đèn ở điều kiện ổn định không được thấp hơn các giá trị cho trong Bảng 4 dưới đây đối với các tham số của bóng đèn huỳnh quang tương ứng.
Bảng 4 - Trở kháng thấp nhất của bóng đèn LED
Kiểu đầu đèn
Chiều dài bóng đèn
mm
Trở kháng
Ω
G13
450
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
G13
550
25,0
G13
600
50,0
G13
900
40,0
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
970
50,0
G13
1 050
20,0
G13
1 150
20,0
G13
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
40,0
G13
1 500
25,0
G13
1 800
25,0
G13
2 400
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
G5
150
140,0
G5
225
140,0
G5
300
140,0
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
525
100,0
G5
550
60,0
G5
850
60,0
G5
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
60,0
G5
1 450
60,0
Quá tải do hiệu chỉnh dòng điện cung cấp của balát trong đèn điện phải được ngăn ngừa. Trong bất kỳ điều kiện sự cố nào đề cập ở trên, giá trị đỉnh của nửa sóng dương của dòng điện cung cấp phải được đo và được so sánh với đỉnh của nửa sóng âm. Chênh lệch giữa hai giá trị ở điều kiện ổn định phải nhỏ hơn 30 % giá trị lớn nhất. Tuy nhiên, được coi là phù hợp nếu trong các điều kiện sự cố đơn, dòng điện hiệu dụng trạng thái ổn định chạy qua bóng đèn thấp hơn dòng điện hiệu dụng của bóng đèn huỳnh quang tương ứng ở điều kiện bình thường.
13.6 Yêu cầu bổ sung
Ngoài điều kiện sự cố mô tả trong 13.2 đến 13.5, thực hiện các điều kiện sự cố trong 14.2 và 14.4 của IEC 61347-1 và các thử nghiệm bổ sung trong 13.7.
13.7 An toàn của bóng đèn với các kiểu bộ điều khiển khác
Phải đảm bảo rằng bóng đèn LED có đầu đèn G5 và G13 có thể hoạt động an toàn trong đèn điện được thiết kế cho bóng đèn huỳnh quang truyền thống với cùng kích thước và với cùng kiểu bộ điều khiển.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Bóng đèn LED phải được lắp vào mạch điện có balát điện từ được thiết kế để cấp điện cho bóng đèn huỳnh quang truyền thống với cùng kích thước. Balát phải phù hợp với TCVN 7590-2-8 (IEC 61347-2-8) và Điều 8 của TCVN 6479 (IEC 60921), và phải thích hợp với bóng đèn huỳnh quang tương ứng. Balát phải được thiết kế đối với điện áp nguồn ghi nhãn trên bóng đèn LED.
- Bóng đèn LED phải được lắp vào mạch điện theo Hình A.5 của TCVN 7670 (IEC 60081). Điện áp nguồn và điện trở phải có điện áp danh định và trở kháng danh định loại tần số cao hoặc balát đo trên tờ dữ liệu bóng đèn. Bóng đèn huỳnh quang ở điều kiện chuẩn cho trước ở 50 Hz hoặc 60 Hz và không có balát đo tần số cao, giá trị điện trở chuẩn của balát tần số cao được tính theo công thức R = U2bóng đèn/Pbóng đèn. Điện áp thử nghiệm được tính bằng hai lần điện áp của bóng đèn quy định ở 50 Hz.
Các chân tự do của từng đầu đèn (nếu có) được nối với nhau hoặc để hở chọn điều kiện nào bất lợi hơn.
Nếu bóng đèn LED được thiết kế để thay thế dải các bóng đèn huỳnh quang thì giá trị lớn nhất của công suất danh định của các bóng đèn huỳnh quang và điện áp danh định lớn nhất phải được sử dụng cho thử nghiệm.
13.8 Sự phù hợp với các kiểu bộ điều khiển khác
Trong các thử nghiệm của 13.7, bóng đèn không được bắt cháy, hoặc sinh ra khí dễ cháy hoặc khói và các bộ phận mang điện không được trở nên tiếp cận được.
Để kiểm tra xem khí thoát ra từ các bộ phận có thuộc loại dễ cháy hay không, thực hiện thử nghiệm với bộ phát tia lửa điện tần số cao.
Để kiểm tra xem các phần tiếp cận được có trở nên mang điện, thực hiện thử nghiệm theo 8.2.
Sau thử nghiệm theo 13.2 đến 13.5, bóng đèn phải đáp ứng các yêu cầu về điện trở cách điện của 8.3.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13.9 An toàn của bóng đèn trong trường hợp ngắn mạch bộ điều khiển đèn điện
Bóng đèn LED khi được sử dụng theo Hình A.1 của TCVN 7670 (IEC 60081) phải được thử nghiệm trên điện áp 250 V với cả hai balát và tắcte được nối tắt. Các thử nghiệm của Điều 8 phải được thực hiện ngay sau đó. Nếu bóng đèn bị hỏng do nối tắt bộ điều khiển thì bóng đèn phải đáp ứng các yêu cầu của 13.8.
14 Chiều dài đường rò và khe hở không khí
Áp dụng yêu cầu của IEC 61347-1 cùng với các yêu cầu bổ sung sau.
Chiều dài đường rò tối thiểu giữa (các) chân tiếp xúc hoặc tiếp điểm và vỏ kim loại của đầu đèn phải phù hợp với các yêu cầu của IEC 60061-4, tờ số 7007-6.
Đối với các phần khác của bóng đèn, áp dụng các yêu cầu về chiều dài đường rò và khe hở không khí của IEC 61347-1. Đối với các phần dẫn có thể tiếp cận (không kể đầu đèn), áp dụng các yêu cầu của IEC 61347-1 đối với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo ở tư thế bất lợi nhất.
15 Bóng đèn có bảo vệ chống bụi và ẩm
15.1 Mục đích của thử nghiệm
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15.2 Độ bền nhiệt
Phải thực hiện ổn định trước của độ bền nhiệt theo 12.3 của TCVN 7722-1 (IEC 60598-1), sử dụng giai đoạn 240 h. Bóng đèn phải được cho làm việc ở nhiệt độ môi trường theo 5.3.2 để nhiệt độ của bóng đèn cao hơn nhiệt độ đặc trưng lớn nhất là 10 oC.
Sự phù hợp:
Sau thử nghiệm của 15.2, bóng đèn LED phải được kiểm tra xem xét bằng mắt. Bóng đèn không được trở nên mất an toàn theo 4.4 và ghi nhãn vẫn phải rõ ràng.
15.3 Thử nghiệm IP
Thử nghiệm IP của TCVN 7722-1 (IEC 60598-1) đối với IPX5 và IP6X phải được thực hiện trên cùng bóng đèn đã chịu thử nghiệm độ bền nhiệt trước đó. Trong thử nghiệm này, đui đèn phải gắn với đường kính của đầu bóng đèn và tạo ra bảo vệ cho diện tích tiếp xúc có IP 65.
Sự phù hợp:
Xem 9.2 của TCVN 7722-1 (IEC 60598-1).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mức nguy hiểm UV của bức xạ ánh sáng của bóng đèn LED không được vượt quá 2 mW/klm.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo phân bố công suất phổ và tính mức nguy hiểm UV của bức xạ ánh sáng.
Bóng đèn LED không có sự chuyển đổi bức xạ UV được kỳ vọng là không vượt quá mức nguy hiểm UV của bức xạ ánh sáng lớn nhất cho phép của bức xạ ánh sáng. Không yêu cầu đo bóng đèn LED.
16.2 Nguy hiểm ánh sáng xanh
Nguy hiểm ánh sáng xanh phải được đánh giá theo IEC TR 62778, và phải được coi là tài liệu viện dẫn khi thử nghiệm các bóng đèn LED theo tiêu chuẩn này. Bóng đèn LED phải được phân loại là cấp rủi ro 0 không giới hạn hoặc cấp rủi ro 1 không giới hạn. Đối với các bóng đèn có nguồn sáng nhỏ theo IEC 62778, yêu cầu này có thể được đáp ứng đầy đủ nếu giá trị độ chói thực đo được (xem IEC TR 62778, 3.19) cho thấy không vượt quá giới hạn 10 000 (W/(m2sr)).
CHÚ THÍCH: Điều C.2 của IEC TR 62778 đưa ra phương pháp phân loại các bóng đèn LED khi không có sẵn đầy đủ các số liệu phổ.
16.3 Bức xạ hồng ngoại
Bóng đèn LED được kỳ vọng là không đạt đến mức bức xạ hồng ngoại để đòi hỏi phải có ghi nhãn hoặc các phép đo về an toàn khác. Không yêu cầu đo bóng đèn LED.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thử nghiệm sự phù hợp trong quá trình chế tạo
A.1 Thông tin chung và quy trình khuyến cáo
Các thử nghiệm quy định trong phụ lục này cần được thực hiện bởi nhà chế tạo trên từng bóng đèn LED sau loạt sản xuất và được thiết kế để phát hiện các vấn đề liên quan đến an toàn, những thay đổi không chấp nhận được về vật liệu và tay nghề. Các thử nghiệm này được thiết kế để không làm ảnh hưởng đến đặc tính và độ tin cậy của bóng đèn LED và chúng có thể thay đổi theo các thử nghiệm điển hình nhất định trong tiêu chuẩn bằng cách sử dụng các điện áp thấp hơn.
Có thể thực hiện nhiều thử nghiệm hơn để đảm bảo rằng mọi bóng đèn LED đều phù hợp với bộ mẫu được chứng nhận phù hợp theo thử nghiệm điển hình với quy định kỹ thuật này. Nhà chế tạo cần xác định các thử nghiệm này từ kinh nghiệm của mình.
Trong khuôn khổ của sổ tay chất lượng, nhà chế tạo có thể thay đổi quy trình thử nghiệm này và các giá trị của nó thành giá trị khác thích hợp hơn với loạt sản xuất của họ và có thể thực hiện các thử nghiệm nhất định ở giai đoạn thích hợp trong quá trình chế tạo với điều kiện có thể chứng tỏ rằng đảm bảo được cấp an toàn tối thiểu như quy định trong phụ lục này.
A.2 Thử nghiệm
Các thử nghiệm về điện cần thực hiện trên cơ sở 100 % sản phẩm được sản xuất theo kế hoạch trong Bảng A.1. Các sản phẩm lỗi được đảm bảo là được đập nhỏ ra hoặc gia công lại.
Xem xét bằng mắt cần được thực hiện nhằm đảm bảo
a) Tất cả các nhãn quy định phải được gắn đúng chỗ và nét in phải rõ ràng.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bảng A.1 - Các giá trị tối thiểu đối với thử nghiệm điện
Thử nghiệm
Chi tiết của thử nghiệm
Thử nghiệm chức năng
Kiểm tra hoạt động của bóng đèn ở điện áp làm việc bình thường
Độ bền điện
1) Kiểm tra giữa các chân bóng đèn và đầu đèn:
- Dòng điện đánh thủng lớn nhất 5 mA
- Được đo bằng cách đặt điện áp tối thiểu 1,5 kV a.c. hoặc 1,5√2 kV d.c. trong tối thiểu 1 s.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Dòng điện đánh thủng lớn nhất 5 mAa
- Được đo bằng cách đặt điện áp tối thiểu 3 kV a.c. hoặc 3 √2 kV d.c. trong tối thiểu 1 s.
hoặc
hoặc
Điện trở cách điện
1) Kiểm tra giữa các chân bóng đèn và đầu đèn:
- Điện trở tối thiểu 2 MΩ
- Được đo bằng cách đặt điện áp 500 V d.c. trong 1 s.
2) Kiểm tra giữa các chân bóng đèn và phần dẫn điện khác của bóng đèn:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Được đo bằng cách đặt điện áp 500 V d.c. trong 1 s.
a Đề xuất giá trị 5 mA nhưng nhà chế tạo bóng đèn có thể thay đổi giá trị này.
[1] IEC 60529:1989 with amendment 1:1999 and amendment 2:2013, Degrees of protection provided by enclosures (IP Code) (Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP))
[2] IEC 62471, Photobiological safety of lamps and lamp systems (An toàn quang sinh học của bóng đèn và hệ thống bóng đèn)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11846:2017 (IEC 62776:2014) về Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng - Quy định về an toàn
Số hiệu: | TCVN11846:2017 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11846:2017 (IEC 62776:2014) về Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng - Quy định về an toàn
Chưa có Video