IEC 61394:2011
Overhead lines - Requirements for greases for aluminium, aluminium alloy and steel bare conductors
Lời nói đầu
TCVN 11336:2016 hoàn toàn tương đương với IEC 61394:2011;
TCVN 11336:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E4 Dây và cáp điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
...
...
...
Overhead lines - Requirements for greases for aluminium, aluminium alloy and steel bare conductors
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và thử nghiệm đối với mỡ nhằm mục đích bảo vệ chống ăn mòn cho dây trần trên không.
Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN 7699-2-11:2007 (IEC 60068-2-11:1981), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-11: Các thử nghiệm. Thử nghiệm Ka: Sương muối
ISO 2137:2007, Petroleum products and lubricants - Determination of cone penetration of lubricating greases and petrolatum (Sản phẩm dầu mỏ và dầu nhờn - Xác định sự thẩm thấu của mỡ và dầu bôi trơn)
ISO 2176:1995, Petroleum products - Lubricating grease - Determination of dropping point (Sản phẩm dầu mỏ - Mỡ bôi trơn - Xác định điểm rơi nhỏ giọt)
...
...
...
- loại A: mỡ thường được áp dụng trong trạng thái lạnh, ví dụ các mỡ sau: mỡ nửa rắn hoặc rắn có thành phần thiết yếu là hỗn hợp ổn định dầu khoáng hoặc dầu tổng hợp và chất làm đặc như xà phòng kim loại hoặc hợp chất vô cơ;
- loại B: mỡ thường được áp dụng trong trạng thái nóng, ví dụ các mỡ sau: mỡ nửa rắn hoặc rắn có thành phần thiết yếu là sáp kết tinh kết hợp với một lượng nhỏ dầu khoáng và chất phụ gia hữu cơ;
- θ1 là nhiệt độ thấp nhất, tính bằng °C ở giá trị âm (dưới 0 °C), tại đó mỡ sẽ đảm bảo yêu cầu bảo vệ dây dẫn khỏi ăn mòn khí quyển;
- θ2 là nhiệt độ cao nhất, tính bằng °C, tại đó mỡ sẽ đảm bảo yêu cầu này (đạt được điểm rơi nhỏ giọt hoặc độ ổn định nhiệt độ cao quy định);
Ví dụ:
- 20A150 mỡ loại A với nhiệt độ θ1 là - 20 °C và θ2 là 150 °C.
- 20B110 mỡ loại B với nhiệt độ θ1 là - 20 °C và θ2 là 110 °C.
Nhà cung cấp mỡ bảo vệ phải đưa ra một nhãn nhận dạng duy nhất cho mỡ của họ, và phải giữ lại chi tiết thành phần của nó để tham chiếu về sau, Thành phần này phải gồm có dung sai sản xuất và phải được giữ không đổi trong khi mỡ được đưa ra thị trường dưới nhãn nhận dạng cụ thể này.
...
...
...
5.1 Phân loại thử nghiệm
5.1.1 Thử nghiệm điển hình
Thử nghiệm điển hình nhằm mục đích xác nhận các đặc tính chính của mỡ bảo vệ mà chủ yếu phụ thuộc vào thành phần của nó. Các thử nghiệm này được thực hiện một lần cho một sản phẩm cụ thể của nhà cung cấp và sau đó được lặp lại khi thành phần của mỡ bảo vệ được thay đổi.
5.1.2 Thử nghiệm mẫu
Thử nghiệm mẫu nhằm mục đích để đảm bảo chất lượng của mỡ bảo vệ và sự phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.
Bảng 1 - Phân loại thử nghiệm
Thử nghiệm
Thử nghiệm điển hình
...
...
...
Loại A
Loại B
Loại A
Loại B
Điểm rơi nhỏ giọt
X
X
X
X
...
...
...
X
X
Độ thẩm thấu
X
X
X
X
...
...
...
X
X
Tính axit/tính kiềm
X
...
...
...
X
X
Thử nghiệm ăn mòn
X
X
...
...
...
a
a
Độ ổn định trên dây dẫn (ngắn mạch)
a
a
...
...
...
5.2 Ổn định trước
5.2.1 Mỡ loại A
Không chấp nhận mỡ loại A có quá nhiều dầu trên bề mặt. Lượng dầu dư trên bề mặt mỡ sau khi lưu kho phải được loại bỏ. Nếu cần, mỡ phải được trộn trước khi thực hiện phép đo.
5.2.2 Mỡ loại B
Mỡ phải được gia nhiệt đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy từ 10 °C đến 20 °C, và duy trì ở nhiệt độ này trong 30 min. Lượng cần thiết để thực hiện thử nghiệm phải được rót vào thùng thử nghiệm rồi để nguội về nhiệt độ môi trường trong khoảng thời gian ít nhất 24 h.
5.2.3 Mỡ được lấy ra từ dây dẫn
Khi mỡ cần thử nghiệm được lấy ra từ dây dẫn, không được phép ổn định trước.
5.3 Điểm rơi nhỏ giọt
5.3.1 Điểm rơi nhỏ giọt được xác định bằng cách sử dụng phương pháp nêu trong ISO 2176.
...
...
...
5.4 Độ ổn định nhiệt độ cao (chỉ cho mỡ loại A)
5.4.1 Việc tách dầu được xác định bằng cách sử dụng phương pháp cho trong IP 121, sau 1 h ở nhiệt độ θ2.
5.4.2 Khi thử nghiệm theo 5.4.1, lượng dầu lớn nhất tách được không được vượt quá 0,2 % theo khối lượng.
5.5 Thử nghiệm độ thẩm thấu
5.5.1 Mẫu mỡ bảo vệ được thử nghiệm bằng cách sử dụng phương pháp nêu trong ISO 2137, sử dụng một phễu có thang đo thích hợp, ở nhiệt độ 25 °C.
5.5.1.1 Mỡ loại A
Khi mỡ loại A được thử nghiệm theo 5.5.1, giá trị trung bình thu được từ thử nghiệm điển hình phải lớn hơn hoặc bằng 70 đơn vị x 0,1 mm. Các kết quả thu được từ thử nghiệm mẫu không được thay đổi so với giá trị thu được từ thử nghiệm điển hình quá ± 20 %.
5.5.1.2 Mỡ loại B
Khi mỡ loại B được thử nghiệm theo 5.5.1, giá trị thu được từ thử nghiệm điển hình phải nằm trong khoảng từ 120 đến 180 x 0,1 mm. Các kết quả thu được từ thử nghiệm mẫu không được thay đổi so với giá trị thu được từ thử nghiệm điển hình quá ± 20 %.
...
...
...
5.6.1 Một miếng nhôm dùng để đo có kích thước 100 mm x 100 mm x (1 ± 0,1) mm phải được phủ một lớp màng mỡ dày (0,50 ± 0,05) mm lên một mặt và sau đó duy trì, dọc theo tang quấn 25 mm, ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng θ1 trong 1 h.
5.6.2 Sau đó, miếng nhôm có mặt đã phủ ở phía ngoài tang quấn phải được uốn cong ngay lập tức tới một góc trong khoảng từ 100° đến 120° xung quanh tang quấn. Thời gian uốn miếng nhôm là 5 s.
5.6.3 Khi thử nghiệm theo 5.6.1 và 5.6.2, mỡ vẫn phải bám lên miếng nhôm mà không có dấu hiệu nứt hoặc tróc khi được kiểm tra bằng mắt thường hoặc mắt có điều chỉnh thị lực bình thường.
5.7 Tính axit/tính kiềm (chỉ cho mỡ loại B)
5.7.1 Bố trí thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được mô tả trong Phụ lục A.
5.7.2 Khi thử nghiệm theo 5.7.1, tính axit hoặc tính kiềm của mẫu thử trước khi lão hóa phải nhỏ hơn hoặc bằng 2,0.
5.8 Lão hóa
5.8.1 Ổn định trước
5.8.1.1 Mỡ loại A
...
...
...
5.8.1.2 Mỡ loại B
Một lượng thích hợp mỡ phải được gia nhiệt đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy 20 °C và được duy trì trong 168 h.
5.8.2 Chuẩn bị mẫu thử theo quy trình mô tả trong Phụ lục B. Sau khi lão hóa, miếng kim loại đã bôi mỡ phải chịu thử nghiệm ăn mòn. Mỡ trong cốc phải chịu thử nghiệm độ thẩm thấu như mô tả ở 5.5, cũng như tính axit/tính kiềm được mô tả ở 5.7.
5.8.3 Khi đã thử nghiệm theo 5.8.2, giá trị thẩm thấu trung bình không được khác quá ± 20 % so với giá trị trung bình của thử nghiệm điển hình. Chỉ số tính axit/tính kiềm phải nhỏ hơn hoặc bằng 2,5.
5.9 Thử nghiệm ăn mòn
5.9.1 Các miếng kim loại phải được chuẩn bị theo 5.8. Chúng phải được đặt ở góc (20 ± 2)° trong một buồng thử thích hợp và sau đó phải chịu thử nghiệm như sau:
- bảy chu kỳ, mỗi chu kỳ 24 h trong môi trường lưu huỳnh. Trong 8 h đầu của mỗi chu kỳ, buồng thử phải có độ ẩm tương đối lớn hơn 90 % và chứa 0,067 % lưu huỳnh điôxit theo thể tích, ở nhiệt độ (40 ± 3) °C. Trong 16 h còn lại, cửa buồng thử phải mở thông với môi trường phòng thử nghiệm.
- 168 h trong môi trường dung dịch nước phun với 5 % NaCl theo khối lượng ở nhiệt độ (35 ± 1) °C theo TCVN 7699-2-11 (IEC 60068-2-11).
5.9.2 Miếng kim loại phải được kiểm tra sau khi loại bỏ mỡ bằng cách sử dụng dung môi thích hợp và miếng kim loại có độ ăn mòn tháp nhất và cao nhất trong diện tích đánh giá (xem Phụ lục B) đều phải bị loại trừ. Chỉ được có một số lượng giới hạn các vết lõm và ăn mòn lan ra từ những vết lõm này ở giữa các miếng kim loại còn lại.
...
...
...
5.9.4 Khi thử nghiệm theo 5.9.1, miếng kim loại phải có chỉ số phân loại lớn hơn hoặc bằng 8.
5.10 Độ ổn định của mỡ bảo vệ trên dây dẫn ở nhiệt độ cao
5.10.1 Thử nghiệm này chỉ được thực hiện theo yêu cầu của người mua.
5.10.2 Mẫu dây dẫn, do người sử dụng chọn, được điền đầy mỡ bảo vệ theo yêu cầu kỹ thuật thích hợp của dây dẫn. Mẫu phải chịu quy trình thử nghiệm như mô tả trong Phụ lục C. Nhiệt độ làm việc lớn nhất, θ3, phải được người mua xác định.
5.10.3 Khi thử nghiệm theo 5.10.2, nhiệt độ θA, như xác định trong Phụ lục C, không được nhỏ hơn θ3.
5.11 Độ ổn định của mỡ bảo vệ trên dây dẫn khi ngắn mạch
5.11.1 Thử nghiệm này chỉ thực hiện theo yêu cầu của người mua.
5.11.2 Mẫu dây dẫn, do người sử dụng chọn, được điền đầy bởi mỡ bảo vệ theo yêu cầu kỹ thuật thích hợp của dây dẫn. Mẫu phải chịu quy trình thử nghiệm như mô tả trong Phụ lục D. Nhiệt độ chịu thử, θ4, phải được người mua xác định.
5.11.3 Khi thử nghiệm theo 5.11.2, mẫu phải đáp ứng các tiêu chí chấp nhận đã được thỏa thuận trước khi thử nghiệm giữa nhà cung cấp và người mua.
...
...
...
Hình 1 - Miếng thử ăn mòn
Phương pháp thử nghiệm tính axit hoặc tính kiềm đối với mỡ loại B
A.1 Quy định chung
Tính axit hoặc tính kiềm của mỡ được đo bằng cách so sánh với một chuẩn, và độ trung tính được xác định bằng sự thay đổi chỉ thị màu.
...
...
...
- Toluene, ít nhất 99,5 % theo thể tích
- Ethanol, 96 % theo thể tích
- Dung dịch kiềm xanh - 0,1 g kiềm xanh trong 100 ml ethanol 96 % theo thể tích
- Dung dịch kali hiđrôxit 0,1 mol/l (hoặc 5,61 mg/ml) trong ethanol 96 % theo thể tích
- Dung dịch axit clohyđric 0,1 mol/l trong ethanol 96 % theo thể tích.
A.3 Dụng cụ
- Bình đáy rộng thủy tinh
- Cân
- Ống đo bằng thủy tinh.
...
...
...
a) Chuẩn bị xấp xỉ 1 g mỡ cần thử nghiệm
b) Cân mẫu với độ chính xác 0,001 g
c) Đặt mẫu vào bình đáy rộng
d) Cho thêm 60 ml toluene
e) Cho thêm 40 ml ethanol
f) Cho thêm 1 ml dung dịch kiềm xanh
g) Nếu mỡ là kiềm, axit hóa dung dịch với 5 ml dung dịch axit clohyđric 0,1 mol/l trong ethanol
h) Lắc mạnh hỗn hợp
i) Sử dụng ống đo, thêm dung dịch kali hiđrôxit từ từ vào bình đáy rộng, lắc mạnh
...
...
...
A.5 Tính toán
Chỉ số axit hoặc kiềm được cho bởi công thức trong Bảng A.1.
Bảng A.1 - Công thức chỉ số axit hoặc kiềm
Chỉ số axit
Chỉ số kiềm
Mỡ bảo vệ có tính axit
...
...
...
trong đó
n
là thể tích của dung dịch kali hiđrôxit đã sử dụng, ml;
5,61
là nồng độ của dung dịch hiđrôxit, (0,1 mol/l);
m
là khối lượng của mẫu mỡ bảo vệ, g.
...
...
...
Chuẩn bị mẫu và quy trình thử nghiệm đối với thử nghiệm lão hóa
B.1 Chuẩn bị miếng kim loại
Ba miếng thép xấp xỉ 100 mm x 100 mm x (2 ± 0,1) mm, phải được mạ kẽm có chiều dày nhỏ nhất 2,8 μm đến lớn nhất 3,75 μm. Mặt không được sử dụng để thử nghiệm phải được phủ một lớp bám dính thích hợp có khả năng chịu các chu kỳ lão hóa và phun muối của thử nghiệm ăn mòn. Chất lượng bề mặt miếng kim loại phải được kiểm tra cẩn thận, và tất cả các khuyết tật phải được ghi lại và tính đến theo thỏa thuận giữa người mua và nhà cung cấp mỡ bảo vệ.
B.2 Mỡ loại A
Một lớp mỡ được phủ lên bề mặt không phủ của từng miếng kim loại với chiều dày đồng đều (100 + 10) μm. Phương pháp đề xuất để đạt được điều này được minh họa trên Hình B.1 trong đó các dải băng dính rộng 10 mm và dày (100 ± 10) μm được dán lên hai mép đối diện của mỗi miếng kim loại. Phủ một lượng mỡ hơi dư một chút lên toàn bộ bề mặt rồi loại bỏ lượng dư bằng cách quét một mép thẳng phía trên dải băng. Mục đích là để tạo ra một bề mặt trơn nhẵn và đồng nhất mà không có khuyết tật hoặc bị giữ khí. Có thể đạt được điều này bằng cách làm nóng trước mép thẳng. Bất kỳ khuyết tật nào còn lại phải được ghi lại và tính đến theo thỏa thuận giữa người mua và nhà cung cấp mỡ bảo vệ.
Kích thước tính bằng milimét
...
...
...
Dung sai ± 1 mm trừ khi có quy định khác
Hình B.1 - Miếng kim loại dùng cho mỡ loại A
B.3 Mỡ loại B
Miếng kim loại, như được thể hiện trên Hình B.2, phải được ngâm trong một bồn chứa mỡ nóng chảy, được treo từ một lỗ gắn ở trên góc của nó. Để thu được chiều dày đồng đều yêu cầu (100 + 10) μm ở giữa miếng kim loại, các tham số sau đây phải được xác định bằng phép thử:
- nhiệt độ của bồn, có thể cao hơn θm từ 10 °C đến 30 °C;
- khoảng thời gian ngâm trong mỡ;
- thời gian để khô theo chiều thẳng đứng sau khi nhấc ra khỏi mỡ.
Miếng kim loại phải được rút đều ra từ bồn chứa trong xấp xỉ 0,5 s và chiều dày mỡ bảo vệ ở phần trên của diện tích đánh giá được xác nhận bằng phép đo chiều dày trên miếng kim loại.
Một cách khác, phủ một lượng mỡ hơi dư một chút bằng cách nhúng miếng kim loại vào bồn chứa mỡ nóng chảy và, sau khi để mỡ nguội đi thì loại bỏ lượng dư bằng cách quét một mép thẳng đã được làm nóng phía trên dải băng đã được dán từ trước theo cùng một cách như mô tả trong B.1.2. Mục đích là để tạo ra một bề mặt trơn nhẵn và đồng nhất mà không có khuyết tật hoặc bị giữ khí.
...
...
...
CHÚ DẪN
Dung sai ± 1 mm trừ khi có quy định khác
Hình B.2 - Miếng kim loại dùng cho mỡ loại B
Lượng mỡ dư phải được loại bỏ khỏi mép của miếng kim loại và bề mặt không được thử nghiệm, và chiều dày trung bình được tính đến 10 μm gần nhất bằng cách đo sự gia tăng khối lượng của miếng kim loại, với tỷ trọng 0,87 g/cm3 của mỡ bảo vệ, hoặc giá trị được cung cấp bởi nhà cung cấp mỡ bảo vệ.
B.4 Lão hóa
Ba cốc được đổ đầy mỡ cùng với ba miếng kim loại thử nghiệm được giữ thẳng đứng, phải được đặt vào một buồng thử nghiệm và chịu ba chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm các trình tự sau:
- 72 h nóng khô (độ ẩm tương đối thấp hơn 30 %) ở 70 °C;
- 24 h nóng ẩm (độ ẩm tương đối lớn hơn 90 %) ở 55 °C;
...
...
...
- 0 h đến 9 h khí quyển ẩm ở 55 °C;
- 9 h đến 11 h giữ trong buồng lạnh ở - 20 °C;
- 11 h đến 14 h khí quyển ẩm ở 55 °C;
- 14 h đến 16 h giữ trong buồng lạnh ở - 20 °C;
- 16 h đến 24 h khí quyển ẩm ở 55 °C.
B.5 Dung sai
Dung sai về thời gian phải là 0,1 h. Dung sai về nhiệt độ phải là ± 2 °C.
...
...
...
Độ ổn định của mỡ trên dây dẫn ở nhiệt độ cao
Thử nghiệm này chỉ được thực hiện theo yêu cầu của người mua.
Nhiệt độ làm việc lớn nhất, θ3, phải được xác định bởi người mua.
Mẫu dây dẫn phải dài ít nhất 3 m và phải được kết thúc với kẹp hãm kiểu nén. Hợp chất làm đầy được sử dụng trong kẹp hãm kiểu nén phải phù hợp với mỡ được thử nghiệm.
Mẫu phải được giữ ở ứng suất trong khoảng từ 15 % đến 20 % độ bền kéo danh định của nó, ở độ dốc trong khoảng từ 10° đến 15° so với chiều ngang và được làm nóng bằng cách cho dòng điện chạy qua toàn bộ chiều dài của mẫu.
Mẫu phải chịu theo quy trình sau:
- nhiệt độ của mẫu phải được tăng lên đến nhiệt độ làm việc lớn nhất θ3 bằng cách tăng 20 °C mỗi 15 min;
- mẫu phải được giữ ở nhiệt độ làm việc lớn nhất θ3 trong 1 h;
- nhiệt độ phải được tăng 2 °C mỗi 10 min cho đến khi mỡ bảo vệ chảy tự do trên dây dẫn, hoặc cho đến khi đạt được nhiệt độ làm việc lớn nhất θ3, lấy giá trị nào đạt được trước.
...
...
...
- nhiệt độ tại đó mỡ bảo vệ điền đầy mọi không gian giữa các dây của lớp bên ngoài, θA;
- nhiệt độ tại đó mỡ bảo vệ nhỏ giọt từ dây dẫn (chỉ để lấy thông tin).
Độ ổn định của mỡ bảo vệ trên dây dẫn khi ngắn mạch
a) Thử nghiệm này chỉ được thực hiện theo yêu cầu của người mua.
b) Nhiệt độ chịu thử, θA, phải được xác định bởi người mua.
c) Mẫu dây dẫn phải dài ít nhất 3 m và phải được kết thúc với kẹp hãm kiểu nén. Hợp chất làm đầy được sử dụng trong kẹp hãm kiểu nén phải phù hợp với mỡ bảo vệ được thử nghiệm.
...
...
...
e) Dòng điện ngắn mạch yêu cầu phải được đặt qua các đầu nối trong khoảng từ 0,5 s đến 1,5 s.
f) Nhiệt độ bề mặt lớn nhất của dây dẫn phải được ghi lại.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 8095-466 (IEC 60050-466), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Chương 466: Đường dây tải điện trên không
[2] ISO 3310-1, Test sieves - Technical requirements and testing - Part 1: Test sieves of metal wire cloth (Sàng thử nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và thử nghiệm - Phần 1: Sàng thử nghiệm vải sợi bằng kim loại)
[3] ISO 3310-2, Test sieves - Technical requirements and testing - Part 2: Test sieves of perforated metal plate (Sàng thử nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và thử nghiệm - Phần 2: Sàng thử nghiệm tấm kim loại đục lỗ)
[4] ISO 5725-2, Accuracy (trueness and precision) of measurement methods and results - Part 2: Basic method for the determination of repeatability and reproducibility of a standard measurement method (Độ chính xác (thực và tin cậy) của phương pháp và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản để xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn)
[5] IP 121/05[1], Determination of oil separation from lubrication grease - Pressure filtration method (Xác định cách tách dầu ra khỏi mỡ bôi trơn - Phương pháp lọc có áp suất)
...
...
...
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Hệ thống ký hiệu
4 Yêu cầu đối với mỡ bảo vệ
5 Thử nghiệm
Phụ lục A (quy định) - Phương pháp thử nghiệm tính axit hoặc tính kiềm đối với mỡ bảo vệ loại B
Phụ lục B (quy định) - Chuẩn bị mẫu và quy trình thử nghiệm đối với thử nghiệm lão hóa
...
...
...
Phụ lục D (quy định) - Độ ổn định của mỡ bảo vệ trên dây dẫn khi ngắn mạch
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Tiêu chuẩn của Viện dầu mỏ.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11336:2016 (IEC 61394:2011) về Đường dây tải điện trên không - Yêu cầu đối với mỡ bảo vệ dùng cho dây trần làm bằng nhôm, hợp kim nhôm và thép
Số hiệu: | TCVN11336:2016 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11336:2016 (IEC 61394:2011) về Đường dây tải điện trên không - Yêu cầu đối với mỡ bảo vệ dùng cho dây trần làm bằng nhôm, hợp kim nhôm và thép
Chưa có Video