Các thông số và đặc tính |
Sai lệch giới hạn của giá trị đo được |
Điện áp gia tăng |
|
Độ gợn sóng |
2%(giá trị đỉnh - tới - đỉnh) |
Độ ổn định |
± 1% |
Độ lặp lại |
± 1% |
Dòng của chùm tia |
|
Độ gợn sóng |
5% (giá trị đỉnh - tới - đỉnh) |
Độ ổn định |
± 1% |
Độ lặp lại |
± 1% |
Dòng qua thấu kính |
|
Độ gợn sóng |
0,5% (giá trị đỉnh - tới - đỉnh) |
Độ ổn định |
± 0,5% |
Độ lặp lại |
± 0,5% |
Tốc độ hàn |
|
Độ ổn định ngắn hạn |
± 2% |
Độ ổn định dài hạn |
± 1% |
Độ lặp lại |
± 1% |
Độ lệch tâm của các mối hàn dọc và các mối hàn tròn |
± 0,1 mm. Nếu không có sự thỏa thuận khác, các yêu cầu có thể được giảm đi đối với việc hàn các chi tiết lớn |
Độ ổn định của vị trí vết trong mặt phẳng vuông góc với trục tia |
± 0,1mm tại tiêu cự 300 mm. Độ ổn định của vị trí vết cho khoảng tiêu cự dài hơn sẽ được thỏa thuận |
Tốc độ tăng áp suất |
Được thỏa thuận Xem phụ lục A |
5.3. Báo cáo thử nghiệm
Toàn bộ các kết quả kiểm tra phải được ghi lại trong báo cáo thử, bao gồm:
- Số hiệu tiêu chuẩn này;
- Toàn bộ kết quả đo;
- Đánh giá toàn bộ kết quả đo;
- Tên của người kiểm tra;
- Mô tả phạm vi điều chỉnh phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
- Người kiểm tra phải ký vào báo cáo thử.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Kiểm tra nghiệm thu quy định dưới đây áp dụng được cho các ứng dụng chung của các máy hàn chùm tia điện tử. Các điều kiện lựa chọn có thể được thỏa thuận cho các ứng dụng riêng. Tuy nhiên khả năng áp dụng các sai lệch giới hạn qui định trong Bảng 1 phải được định mức cho các ứng dụng riêng này.
6.2. Điện áp gia tăng, dòng tia và dòng qua thấu kính
6.2.1. Quy trình đo
TCVN 8920-2:2011 (ISO 14744-2:2000) quy định nội dung chi tiết của phương pháp đo, thiết bị kiểm tra và quy trình cần tuân theo để đo tính điện áp gia tăng và TCVN 8920-3:2011 (ISO 14744-3:2000) qui định đặc tính dòng của chùm tia. Dòng qua thấu kính phải được đo bằng cách lắp một đồng hồ đo dòng vào mạch qua thấu kính hoặc sử dụng đầu nối đo riêng tại bộ khuyếch đại dòng qua thấu kính.
6.2.2. Độ gợn sóng
Độ gợn sóng của điện áp gia tăng và của dòng chùm tia phải được đo đối với các chỉnh đặt sau:
a) UAmax và IBmax; UAmax và 0,5IBmax; UAmax và 0,1IBmax; và
b) UAmin và IBmax; UAmin và 0,5IBmax; UAmin và 0,1IBmax.
Độ gợn sóng của dòng qua thấu kính phải được đo tại ILmax và ILmin.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.2.3. Độ ổn định
Phải thực hiện phép đo sau thời gian vận hành là 2twmax, ít nhất 30 phút bằng cách ghi liên tục điện áp gia tăng, dòng của chùm tia và dòng qua thấu kính được chỉnh đặt tại UAmax, 0,1IBmax và 0,5 (ILmax + ILmin).
6.2.4. Độ lặp lại
Với nguồn điện có điện áp cao của máy hàn được điều chỉnh đặt ở điện áp gia tăng trung bình 0,5 (UAmax + UAmin), dòng trung bình đặt tại 0,5IBmax và dòng trung bình qua thấu kính của tia được chỉnh đặt ở 0,5 (ILmax + ILmin), máy phải được tắt và bật năm lần với các giá trị chỉnh đặt tương tự nhau. Đo các giá trị thu được của điện áp gia tăng, dòng của chùm tia và dòng qua thấu kính.
6.3. Đặc tính tốc độ hàn
6.3.1. Qui trình đo
TCVN 8920-4-2012 qui định các nội dung chi tiết của phương pháp đo, thiết bị kiểm và quy trình đo. Tốc độ hàn phải được đo trực tiếp tại bàn gia công, tại đồ gá quay hoặc tại súng phóng điện tử di động.
6.3.2. Độ ổn định ngắn hạn
Tốc độ hàn Vmax và Vmin phải được đo tại tất cả các hướng hàn cơ bản, đối với mmax và m bằng không (0).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong trường hợp cơ cấu định vị chi tiết hàn được thiết kế cho thời gian hàn liên tục lớn hơn một phút thì phải đo độ ổn định dài hạn, các số đo được lấy bằng việc ghi liên tục ở tốc độ hàn trung bình và tải trung bình trong thời gian làm việc tối thiểu bằng hai lần thời gian hàn lớn nhất.
6.3.4. Độ lặp lại
Với các cơ cấu định vị chi tiết gia công (hàn) trước tiên được chỉnh đặt tới vmax và sau đó tới vmin ở tải trung bình 0,5mmax, các cơ cấu di động phải được tắt và bật năm lần mà không thay đổi các giá trị chỉnh đặt và đo tốc độ hàn tạo ra.
6.4. Độ chính xác chuyển động
TCVN 8920-5:2012 (ISO 14744-5:2000) quy định các nội dung chi tiết của thiết bị kiểm và qui trình đo. Độ chính xác chuyển động của bàn gia công và các chuyển động quay phải được đo ở trạng thái không tải và tải lớn nhất. Nếu thấy cần, cũng có thể đo độ chính xác chuyển động của ống phóng điện tử di động.
6.5. Độ ổn định của vị trí vết chùm tia
TCVN 8920-6:2012 (ISO 14744-6:2000) qui định các nội dung chi tiết của thiết bị kiểm và qui trình đo. Để kiểm tra chế độ làm việc liên tục của máy hàn như đã quy định trong điều 5 của TCVN 8920-6:2012, chùm tia điện tử phải được chỉnh đặt tới UAmax và 0,1IBmax, được bật và duy trì tại giá trị chỉnh đặt này trong 15 min.
Sau đó, buồng gia công phải được thông gió, được rút chân không và làm việc liên tục với cùng các thông số được lấy lại như trên trong thời gian tối thiểu là 15 min.
7. Kiểm tra nghiệm thu bổ sung
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(Tham khảo)
Qui trình kiểm tra tốc độ tăng áp suất
A.1. Quy định chung
Đo thời gian rút chân không, áp suất dư sau khi rút chân không, tốc độ tăng áp suất và tốc độ rò rỉ có thể được đưa thành một phần của kiểm tra nghiệm thu các máy hàn chùm tia điện tử. Phụ lục A này quy định các qui trình tham khảo cho kiểm tra tốc độ tăng áp suất.
A.2. Đo tốc độ tăng áp suất
Có thể đo tốc độ tăng áp suất Q như sau:
- rút chân không buồng gia công tới khi đạt được áp suất làm việc p0 cho đến khi làm việc bình thường;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- tách ly buồng gia công khỏi các hệ thống bơm khác nhau. Thời gian này tương đương với thời gian bắt đầu đo, t0;
- để áp suất tiến triển trong một thời gian đủ cho mức áp suất tăng đến giá trị tối thiểu là lũy thừa của 10. Quy trình kỹ thuật chung là đợi trong nhiều giờ tương ứng với khoảng thời gian không làm việc (ban đêm, cuối tuần, v.v…).
- sau đó thực hiện một phép đo áp suất mới p1 tại thời điểm t1;
- tốc độ tăng áp suất Q được tính toán theo công thức sau:
Q =
Trong đó:
Q là tốc độ tăng áp suất; pascan.đềximét khối trên giây hoặc milibar.lít trên giây;
p0 là áp suất trong buồng tại thời điểm t0; pascan hoặc milibar;
p1 là áp suất trong buồng gia công đã được tách ly sau thời gian t1; pascan hoặc milibar;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
t1 và t0 tương ứng là lúc bắt đầu và thời gian đo thực tế, giây.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 8920-2:2011 (ISO 14744-2), Hàn - Kiểm tra nghiệm thu các máy hàn tia điện tử - Đo đặc tính điện áp gia tăng.
[2] TCVN 8920-3:2011 (ISO 14744-3), Hàn - Kiểm tra nghiệm thu các máy hàn tia điện tử - Đo đặc tính chùm tia.
[3] TCVN 8920-4:2011 (ISO 14744-4), Hàn - Kiểm tra nghiệm thu các máy hàn tia điện tử - Đo tốc độ hàn.
[4] TCVN 8920-5:2011 (ISO 14744-5), Hàn - Kiểm tra nghiệm thu các máy hàn tia điện tử - Đo độ chính xác chuyển động.
[5] TCVN 8920-6:2011 (ISO 14744-6), Hàn - Kiểm tra nghiệm thu các máy hàn tia điện tử - Đo ổn định vị trí vết.
[6] IEC 60204-1, Safety of machine - Electrical equipment of machines - Part 1: Genral requipments (An toàn máy - Thiết bị điện của máy - Phần 1: Yêu cầu chung).
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8920-1:2012 (ISO 14744-1 : 2008) về Hàn - Kiểm tra nghiệm thu các máy hàn chùm tia điện tử - Phần 1: Nguyên tắc và điều kiện nghiệm thu
Số hiệu: | TCVN8920-1:2012 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8920-1:2012 (ISO 14744-1 : 2008) về Hàn - Kiểm tra nghiệm thu các máy hàn chùm tia điện tử - Phần 1: Nguyên tắc và điều kiện nghiệm thu
Chưa có Video