Loại |
Điều kiện sử dụng |
Mục đích sử dụng |
Tác nhân sinh học |
|||
1 |
Trong nhà, khô |
Khung Mái gỗ |
Côn trùng |
A |
Sâu bướm đục gỗ |
|
B |
Tương tự như 1A và mối đục gỗ khô |
|||||
2 |
Trong nhà, ẩm ướt |
Khung Mái gỗ |
- Mọt - Nấm phân hủy gỗ; - mối |
A |
Tương tự như 1A và nấm mục |
|
B |
Tương tự như 2A và mối |
|||||
3 |
3.1 |
Ngoài nhà, phía trên nền đất và được bảo vệ cách ly môi trường |
Mối nối ngoài nhà |
- mọt; - nấm phân hủy; - nấm mục; - mối |
||
3.2 |
Ngoài nhà, phía trên nền đất và không được bảo vệ cách ly môi trường |
Tấm che Tấm mái |
||||
4 |
4.1 |
Dưới nền đất |
Cột rào gỗ trang trí |
Như 3 và nấm mục |
||
4.2 |
Dưới nền đất, điều kiện khắc nghiệt, nước ngọt |
Tháp nước làm mát |
||||
5 |
Dưới biển |
Thân thuyền Cọc biển Cầu tàu |
Như 4 và hà biển |
A |
Teridinids và Limnoria |
|
B |
Như 5A và creosote- tolerant Limnoria |
|||||
C |
Như 5B và pholads. |
|||||
Có thể đưa ra nhóm môi trường sử dụng cao hơn nếu điều kiện sử dụng đòi hỏi mức độ rủi ro cao hơn so với các loại thông thường đã nêu. |
||||||
CHÚ THÍCH: Không cần thiết phải bảo vệ để chống các tác nhân sinh học, nếu như chúng không xuất hiện hoặc không có ý nghĩa kinh tế ở các nơi sử dụng và các vùng địa lý khác nhau. |
A.1 Khái quát
Hiệp ước của Tổ chức thương mại thế giới về xóa bỏ rào cản kỹ thuật trong thương mại, TBT quy định các nước thành viên trong tổ chức không được đưa ra rào cản thương mại như là Tiêu chuẩn. TBT tuyên bố các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia của các nước thành viên phải đảm bảo rằng việc xây dựng, chấp nhận hoặc áp dụng tiêu chuẩn không được làm cản trở thương mại quốc tế. Như vậy, hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế tương đương trở thành trách nhiệm mỗi quốc gia trong TBT, nếu không thì sẽ có nguy cơ hình thành rào cản trong thương mại. Cho phép có trường hợp ngoại lệ nếu yếu tố địa lý hoặc môi trường làm cho việc hài hòa khó khăn hoặc kém hiệu quả. Trường hợp tiêu chuẩn bảo quản gỗ cũng là một yếu tố ảnh hưởng chính đến việc áp dụng. Tuy nhiên, sự sai khác, ví dụ về quốc gia, vùng địa lý, có thể được hạn chế thông qua các hướng dẫn hoặc tài liệu mẫu.
Phụ lục này mô tả một cơ cấu trong đó việc bảo vệ đối với gỗ đã xử lý hoặc gỗ bền tự nhiên được quy định trong việc buôn bán trong nước và quốc tế trong các khu vực thương mại chính trên thế giới, phù hợp với quy định của TBT.
Do một số qui trình được xây dựng ở các vùng khác nhau nên có những điểm khác nhau ứng với vùng địa lý khí hậu khác nhau. Hướng dẫn thực hành tốt ở các vùng khác nhau phải được thiết lập trong Qui chuẩn hoặc Tiêu chuẩn kỹ thuật của từng Quốc gia.
Giá trị xuất khẩu toàn cầu đối với gỗ xẻ, gỗ tấm và gỗ tròn như cọc, cột và cột trụ chiếm khoảng 50 tỷ USD hàng năm. Do thương mại quốc tế trong bảo quản gỗ đã xử lý chỉ chiếm một phần trong tổng giá trị trên, dự kiến con số này sẽ phải tăng lên trong thập kỷ tới. Sự cần thiết áp dụng TBT Code nhằm giảm thiểu rào cản tiềm ẩn trong thương mại được đẩy mạnh xuất phát từ sự khác nhau trong thực hành kỹ thuật ở các vùng và quốc gia. Gỡ bỏ rào cản thực tế hoặc tiềm ẩn trong thương mại bao gồm hài hòa các phương pháp tiêu chuẩn sử dụng trong yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, phạm vi, qui mô và bước đi của sự thay đổi đó dẫn đến chi phí lớn cũng như hiệu quả cũng phải được tính đến trong thương mại.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bảo quản gỗ được sử dụng để thúc đẩy độ bền tự nhiên của gỗ hoặc độ bền chống lại các loài tác nhân sinh học xâm nhập gỗ trong quá trình sử dụng. Các trạng thái sử dụng cuối cùng khác nhau được đặc trưng bởi điều kiện môi trường khác nhau của từng vùng, đặc biệt là tiếp xúc với ẩm. Các trạng thái sử dụng cuối cùng khác nhau này đại diện môi trường sinh thái học (môi trường sống) khác nhau ứng với các tác nhân sinh học riêng lẻ hoặc nhóm. Thông thường có các cá thể riêng lẻ hoặc các kiểu sinh vật định cư trong trạng thái riêng. Sự kết hợp về các yếu tố độ ẩm, nhiệt độ và thức ăn xác định tổ chức sinh vật nào có mặt được xác định, tùy thuộc vào sự ưu tiên cụ thể.
Do các sinh vật này xuất hiện rộng rãi trên toàn thế giới, phần lớn đặc trưng cho vùng khí hậu, đất hoặc nước. Ví dụ, loài mối hủy hoại gỗ rất khác nhau giữa các vùng trên thế giới và thường thể hiện các mức độ phá hủy sản phẩm gỗ khác nhau.
Một khái niệm khác của thế giới tự nhiên tác động vào kỹ thuật bảo quản và xử lý gỗ là chính loại gỗ sử dụng. Cây lấy gỗ ở các vùng khác nhau cũng rất khác nhau, và các sinh vật khác nhau cũng có khả năng và ưu tiên khác nhau trong việc phá hủy các loài gỗ khác nhau.
A.3 Loại môi trường sử dụng
Hệ thống “loại môi trường sử dụng” là phương tiện xác định môi trường làm việc thực tế khác nhau mà trong đó gỗ và sản phẩm gỗ được sử dụng. Trên thực tế, mỗi hệ thống chỉ tiêu kỹ thuật được thiết lập trên thế giới, sử dụng khái niệm loại theo mục đích sử dụng rất khác nhau thông qua các định nghĩa và cách mô tả. Loại môi trường sử dụng không những mô tả rõ hoàn cảnh sử dụng cuối cùng (tình trạng sử dụng) mà còn phản ánh các loại nguy hiểm sinh học khác nhau. Trên cơ sở đó, sản phẩm có thể được xếp vào một loại môi trường sử dụng nhất định từ đó đưa ra các yêu cầu về bảo quản riêng cần thiết để có được khả năng chịu đựng thích hợp đối với các tổ chức sinh học liên quan đến điều kiện làm việc đó (loại môi trường sử dụng).
Hệ thống phân loại môi trường sử dụng đã được tạo dựng trên khắp thế giới được chấp nhận từ các nguyên tắc cơ bản tương tự. Tuy nhiên, tùy theo mức của mỗi quốc gia, đặc biệt là vấn đề kinh tế, dẫn đến việc xây dựng các loại và loại thứ cấp cụ thể.
Trong mỗi hệ thống loại môi trường sử dụng khác nhau, loại 1 (xem 2.2) đại diện cho tình trạng yêu cầu sinh học ít nhất thông qua độ ướt đủ để cho phép nấm phá hoại. Loại môi trường sử dụng thấp hơn (1 và 2 và loại thứ cấp; xem 2.2 và 2.3) thông thường cung cấp tình trạng sử dụng mà có nguy cơ lớn do côn trùng đục gỗ như lyctit, anobilit, cerambycit và một số loài mối, nhưng có ít hoặc không có nguy cơ do nấm phá hoại.
Loại môi trường sử dụng trung bình (loại 3 và loại thứ cấp, xem 2.4) cung cấp tình trạng sử dụng ở nơi mà gỗ không tiếp xúc với nền, có tiếp xúc với nước, và có nhiều mức bảo vệ hoặc che chở khác nhau. Mối nguy hiểm sinh học chính là mục, một số côn trùng đục gỗ và mối.
Loại môi trường sử dụng cao hơn (loại 4 và 5 và loại chia nhỏ; xem 2.5 và 2.6) cung cấp tính trạng sử dụng có tiếp xúc với nền, nước ngọt hoặc nước mặn. Trong loại này, mối nguy hiểm sinh học rất khác nhau và có thể rất khắc nghiệt.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các nhóm được phân biệt trên cơ sở sự khác nhau của điều kiện sử dụng hoặc vùng địa lý, cũng như sự khác nhau của tác nhân sinh học sử dụng nhằm đánh giá các mức độ khác nhau của việc xử lý bảo quản hoặc cách xử lý khác nhau.
Về nguyên tắc, có sự chấp nhận cấp quốc tế về chỉ định hàng hóa hoặc cấu kiện xây dựng theo nhóm sử dụng cụ thể và đã được đánh giá cao qua việc áp dụng trong thiết kế và bảo trì công trình xây dựng. Nhóm sử dụng cấp cao hơn có thể được chỉ định nếu biết trước rằng điều kiện sử dụng có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn cho gỗ so với áp dụng các nhóm sử dụng thông thường. Tương tự như vậy, nhóm sử dụng cấp cao hơn có thể được chỉ định nếu biết trước rằng cần có những điều khoản khắt khe hơn trong xử lý hàng hoá và cấu kiện có tính đến tuổi thọ của công trình. Do đó, người chỉ định hoặc nhà sử dụng lựa chọn đưa ra mức đảm bảo cao hơn qua việc chấp nhận các yêu cầu bảo quản liên quan đến loại môi trường sử dụng cao hơn.
Cùng với việc phân loại môi trường sử dụng theo sinh học và lựa chọn thiết kế, có các yếu tố sử dụng khác liên quan đến độ an toàn (mức độ quan trọng trong sử dụng cuối cùng; xem các điều khoản đã nêu ở trên), cũng như các yêu cầu về kinh tế và tuổi thọ. Quan trọng là các yếu tố này phải do người chỉ định hoặc nhà sử dụng đưa ra khi quyết định sự cần thiết xử lý bảo quản và mức bảo vệ. Ngoài ra, cần phải cân bằng các chi phí phát sinh trong việc xử lý sơ bộ bảo quản hoặc sử dụng gỗ có đủ độ bền lâu tự nhiên đề phòng các chi phí sửa chữa hoặc phục hồi các cấu kiện bị hư hại, trong tương lai. Ví dụ, có thể yêu cầu một số cấu kiện gỗ có tuổi thọ ngắn hơn hoặc có thể được thay thế một cách đơn giản và không tốn kém. Trong tình trạng đó, chi phí bảo quản hoặc gỗ có độ bền lâu cao hơn có thể không cần xem xét. Ngược lại, trong trường hợp chi phí sửa chữa khắc phục cao, hoặc sự xuống cấp có thể dẫn đến suy yếu kết cấu một cách nghiêm trọng hoặc đổ sập, cần phải xem lại độ an toàn, thì phải quy định mức độ bền lâu tương ứng cũng như sử dụng gỗ bền tự nhiên hoặc xử lý bảo quản.
A.5 Độ bền lâu tự nhiên và khả năng xử lý gỗ
Các loài gỗ khác nhau thì có độ bền chống lại sự tấn công của các loài sinh vật đục gỗ khác nhau trên thế giới. Trong khi gỗ dác của hầu hết các loài gỗ thông thường không bền chống lại sự tấn công của các loài sinh vật thì gỗ cứng có mức độ bền từ thấp đến cao. Phương pháp thông thường phân loại độ bền lâu tự nhiên của các loài gỗ khác nhau dựa trên độ bền của loại gỗ cứng chống lại sự xâm nhập của nấm cũng như mối phá hoại, cũng như được xác định bằng tuổi thọ tiếp xúc nền. Một hệ thống như vậy được sử dụng làm cơ sở hướng dẫn sự cần thiết xử lý trong các môi trường sử dụng khác nhau.
Bên cạnh độ bền lâu vốn có, với các phương án bảo quản là các đặc trưng tự nhiên khác, khả năng xử lý của gỗ rất khác nhau tùy theo loài gỗ. Do đó, khi xem xét các loài gỗ cụ thể về sự sử dụng cuối, việc lựa chọn áp dụng mức độ xử lý bảo quản phụ thuộc vào khả năng xử lý cũng như độ bền vốn có. Mặt khác, nếu gỗ quá khó để xử lý thì có thể cân nhắc áp dụng bảo vệ lớp vỏ, tùy theo mục đích sử dụng. Theo các thuật ngữ về chất lượng có sự chấp nhận toàn cầu về gỗ đảm bảo “bền” xử lý cũng như “xử lý dễ dàng", các nước khác nhau đưa ra các chuẩn mực khác nhau về mục đích phân loại.
Sự khác nhau về độ bền lâu tự nhiên và khả năng xử lý đối với các loài gỗ cụ thể theo tầm quan trọng của kinh tế mỗi nước, được quy định trong các Qui chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật của các vùng địa lý khác nhau.
A.6 Lựa chọn và quy định đối với xử lý bằng chất bảo quản
Ở những nơi độ bền lâu của một số cấu kiện gỗ đạt được qua việc xử lý bằng chất bảo quản và ở những nơi dự định thương mại hoá cấu kiện gỗ đã qua xử lý với các mức bền cụ thể, thì cần phải áp dụng các quy định về bảo quản phù hợp của quốc gia. Các điều kiện vùng khác nhau có thể dẫn đến tuổi thọ và các yêu cầu kỹ thuật khác nhau đối với sản phẩm hoặc cấu kiện như nhau. Do đó, Phụ lục này chỉ quy định các nguyên tắc và yêu cầu chung cho quốc gia và vùng.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Biên bản và qui trình thẩm định hiệu quả của thuốc bảo quản rất khác nhau trên thế giới, chi phối bởi các quy định khắt khe và cụ thể của Chính phủ về sử dụng tác nhân sinh học. Do đó phải có sự liên hệ với đại diện của Bộ chuyên ngành để áp dụng đúng hệ thống phân loại môi trường sử dụng phù hợp quy định quốc tế.
1) Cần liên lạc với Bộ chủ quản để xác định việc áp dụng hệ thống loại môi trường sử dụng này.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2009 (ISO 21887: 2007) về Độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm từ gỗ - Loại môi trường sử dụng
Số hiệu: | TCVN8167:2009 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2009 (ISO 21887: 2007) về Độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm từ gỗ - Loại môi trường sử dụng
Chưa có Video