Reciprocating internal combustion engines - Vocabulary - Part 1: Term for engine design and operation
Lời nói đầu
TCVN 7861-1 : 2008 thay thế cho các Điều 1.3; 1.6; 1.7; 1.9; 1.11; 1.12; 1.14; 1.16; 1.17; 1.18; 1.19; 1.20; 1.24; 1.29; 1.30; 1.31; 1.34; 1.35; 1.36; 1.44; 1.46; 1.50; 1.52; 1.53; 1.54; 1.58; 1.62; 1.63; 4.6; 4.7; 8.2; 8.3 của TCVN 1778 : 1976.
TCVN 7861-1 : 2008 hoàn toàn tương đương ISO 2710-1 : 2000.
TCVN 7861-1 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 70 Động cơ
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bộ TCVN 7861 Động cơ đốt trong kiểu pít tông - Từ vựng, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 7861-1 : 2008 (ISO 2710-1 : 2000) Phần 1: Thuật ngữ dùng trong thiết kế và vận hành động cơ.
- TCVN 7861-2 : 2008 (ISO 2710-2 : 1999) Phần 2: Thuật ngữ dùng trong bảo dưỡng động cơ.
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PÍT TÔNG - TỪ VỰNG - PHẦN 1: THUẬT NGỮ DÙNG TRONG THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ
Reciprocating internal combustion engines - Vocabulary - Part 1: Term for engine design and operation
Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ cơ bản liên quan đến thiết kế và vận hành động cơ đốt trong kiểu pít tông.
Các thuật ngữ khác liên quan đến các bộ phận và hệ thống của động cơ đốt trong kiểu pít tông được định nghĩa trong ISO 7967, đặc tính được định nghĩa trong TCVN 7144.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.1. Động cơ đốt trong kiểu pít tông
Cơ cấu sinh công suất trên trục bằng cách chuyển đổi hóa năng của nhiên liệu thành cơ năng khi đốt cháy nhiên liệu trong một hoặc nhiều xi lanh trong đó pít tông công tác chuyển động tịnh tiến qua lại.
CHÚ THÍCH Khi một cơ cấu như vậy không sinh công suất trên trục mà sinh năng lượng ở dạng khí nóng thì máy đó được gọi là máy phát khí pít tông tự do.
3. Định nghĩa dùng cho động cơ đốt trong kiểu pít tông được phân loại theo phương pháp cháy
3.1. Động cơ cháy do nén
Động cơ trong đó không khí được nén và nhiên liệu được phun vào gần cuối hành trình nén, sự bốc cháy của nhiên liệu do nhiệt độ cao của môi chất trong xi lanh bị nén sinh ra (tự cháy).
3.2. Động cơ có cầu giữ nhiệt
Động cơ trong đó sự bốc cháy của nhiên liệu do nhiệt độ cao của môi chất trong xi lanh sinh ra không chỉ do bị nén mà còn do bề mặt nóng của cầu giữ nhiệt.
3.3. Động cơ cháy từ nguồn bên ngoài
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.3.1. Động cơ cháy bằng tia lửa điện
Động cơ trong đó sự bốc cháy là bằng tia lửa điện.
CHÚ THÍCH ở một số nước, động cơ này còn được gọi là “động cơ otto”.
3.4. Động cơ có thể hoán cải được
Động cơ được thiết kế và trang bị sao cho bằng một vài thay đổi nhỏ về kết cấu của động cơ, nó có thể được hoán cải từ một động cơ đốt cháy do nén thành một động cơ đốt cháy bằng tia lửa điện và ngược lại.
CHÚ THÍCH Trong một số trường hợp, thuật ngữ “động cơ có thể hoán cải được” có nghĩa là một động cơ được hoán cải từ mục đích ban đầu của nó sang mục đích khác.
3.5. Động cơ phun mồi
Động cơ trong đó một lượng nhỏ nhiên liệu lỏng được phun vào các xi lanh để khởi đầu sự cháy.
4. Động cơ đốt trong kiểu pít tông được phân loại theo loại nhiên liệu
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Động cơ chạy bằng nhiên liệu ở trạng thái lỏng trong điều kiện môi trường tiêu chuẩn.
4.1.1. Động cơ điezen
Động cơ cháy do nén
Động cơ đốt cháy do nén trong đó không khí được nén và nhiên liệu lỏng (dầu) được phun vào từng xi lanh ở gần cuối quá trình nén.
4.1.2. Động cơ cháy bằng tia lửa điện dùng bộ chế hòa khí
Động cơ dùng bộ chế hòa khí
Động cơ cháy bằng tia lửa điện trong đó một hỗn hợp phù hợp của không khí và nhiên liệu được tạo thành bên ngoài xi lanh động cơ trong một thiết bị được gọi là bộ chế hòa khí.
4.1.3. Động cơ cháy bằng tia lửa điện dùng phun nhiên liệu
Động cơ cháy bằng tia lửa điện trong đó nhiên liệu được phun vào cụm ống nạp khí hoặc vào các xi lanh.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Động cơ được thiết kế và trang bị sao cho không cần thay đổi kết cấu, nó có thể hoạt động bằng các nhiên liệu có tính chất cháy khác nhau.
4.2. Động cơ gas
Động cơ hoạt động cơ bản bằng nhiên liệu khí.
4.2.1. Động cơ gas có phun mồi
Động cơ cháy do nén trong đó một hỗn hợp nhiên liệu khí và không khí được nén và được đốt cháy bằng phun mồi một lượng nhỏ nhiên liệu lỏng.
4.2.2. Động cơ gas cháy bằng tia lửa điện
Động cơ gas trong đó sự đốt cháy được thực hiện bằng tia lửa điện.
4.3. Động cơ dùng hai nhiên liệu
Động cơ có thể hoạt động như một động cơ ga, như một động cơ phun mồi hoặc như một động cơ điezen.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.1. Động cơ làm mát bằng chất lỏng
Động cơ trong đó các xi lanh và nắp xi lanh được làm mát trực tiếp bằng chất lỏng.
CHÚ THÍCH Thuật ngữ “động cơ làm mát bằng nước” cũng được sử dụng khi chất lỏng chủ yếu là nước. Thuật ngữ “động cơ làm mát bằng dầu” được sử dụng khi chất lỏng chỉ là dầu bôi trơn.
5.2. Động cơ làm mát bằng không khí
Động cơ trong đó các xi lanh và nắp xi lanh được làm mát trực tiếp bằng không khí.
5.3. Động cơ đoạn nhiệt
Động cơ trong đó sự mất nhiệt từ bề mặt xi lanh và pít tông được giảm thiểu nhờ cách nhiệt.
CHÚ THÍCH Không thể đạt được quá trình đoạn nhiệt lý thuyết trong thực tế. Do đó, các nhà sản xuất thường dùng thuật ngữ “động cơ hạn chế mất nhiệt”.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sự cấp nhiên liệu vào không khí cháy dưới tác dụng của áp suất.
6.1.1. Phun bằng khí nén
Phun nhiên liệu lỏng vào xi lanh bằng không khí có áp suất cao.
6.1.2. Phun bằng cơ khí
Phun nhiên liệu chỉ bằng cách tăng áp suất nhiên liệu cho đến khi van mở.
CHÚ THÍCH Thuật ngữ “phun cứng” cũng được sử dụng đối với phun nhiên liệu lỏng bằng cơ khí.
6.1.3. Phun trực tiếp
Hệ thống phun trong đó nhiên liệu được phun vào buồng cháy thống nhất hoặc phần chính của buồng cháy ngăn cách.
6.1.4. Phun gián tiếp
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.1.5. Phun tích áp
Hệ thống phun trong đó nhiên liệu được phun bằng áp suất từ bộ tích áp được tạo ra trước hoặc trong khi bơm nhiên liệu hoạt động.
6.1.6. Phun mồi
Hệ thống phun trong đó một lượng nhỏ nhiên liệu được phun để khởi đầu quá trình cháy và do đó đạt được sự cháy êm dịu với áp suất đỉnh thấp hơn khi sự cháy chính xảy ra.
CHÚ THÍCH Thuật ngữ này cũng được gọi là “phun sớm”.
6.2. Nạp nhiên liệu
Sự cấp vào xi lanh công tác một hỗn hợp nhiên liệu và không khí được tạo thành bên ngoài xi lanh.
7.1. Chu trình công tác
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.1.1. Môi chất công tác
Hỗn hợp không khí, hoặc không khí và nhiên liệu, và / hoặc sản phẩm cháy có trong xi lanh trong chu trình công tác.
7.2. Chu trình bốn kỳ
Chu trình công tác của một động cơ đốt trong kiểu pít tông, để hoàn thành phải cần bốn hành trình liên tiếp của một pít tông công tác.
7.2.1. Động cơ bốn kỳ
Động cơ làm việc theo chu trình bốn kỳ.
7.3. Chu trình hai kỳ
Chu trình công tác của một động cơ đốt trong kiểu pít tông, để hoàn thành, phải cần hai hành trình liên tiếp của một pít tông công tác.
7.3.1. Động cơ hai kỳ
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Quá trình trong đó không khí (hoặc hỗn hợp không khí - nhiên liệu) được hút vào xi lanh công tác chỉ bằng sự chênh lệch giữa áp suất khí quyển và áp suất trong xi lanh.
Quá trình trong đó không khí (hoặc hỗn hợp không khí - nhiên liệu) được đưa vào xi lanh công tác ở áp suất cao hơn áp suất khí quyển để tăng khối lượng khí nạp và do đó đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn.
8.2.1. Tăng áp quán tính
Hệ thống tăng áp khí nạp trong đó khí nạp mới được nén trước bằng sóng áp suất tạo ra do dao động cộng hưởng đạt được trong đường ống nạp.
8.2.2. Tăng áp độc lập
Tăng áp khí nạp trong đó khí nạp mới được nén trước bằng máy nén nhận năng lượng từ một nguồn khác với động cơ được tăng áp.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tăng áp khí nạp trong đó khí nạp mới được nén trước bằng máy nén được dẫn động cơ khí (thí dụ, bằng bánh răng hoặc xích) từ động cơ được “tăng áp”.
CHÚ THÍCH Sự tăng áp này thường được gọi là “tăng nạp”.
8.2.4. Tăng áp tuốc bô
Tăng áp khí nạp trong đó khí nạp mới được nén trước bằng máy nén được dẫn động bởi tua bin làm việc bằng khí thải của động cơ được tăng áp.
8.2.5. Tăng áp bằng sóng áp suất
Tăng áp nhờ sóng áp suất của khí thải để nén khí nạp.
8.2.6. Tăng áp đẳng áp
Tăng áp khí nạp trong đó các cửa thải được nối với ống thải đơn được thiết kế đảm bảo rằng áp suất của nó gần như không đổi.
8.2.7. Tăng áp hai cấp
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.2.8. Điểm mất ổn định
Điểm làm việc tại đó máy nén của hệ thống tăng áp không thể duy trì một dòng không khí ổn định tại tỷ số tăng áp đã cho.
CHÚ THÍCH Sự xung động của dòng khí tạo ra âm thanh đặc trưng.
8.2.9. Đường mất ổn định
Đường bao của các điểm tại đó xảy ra mất ổn định.
8.2.10. Hiệu suất của bộ tăng áp tua bô
Tỷ số của công suất ra đoạn nhiệt và công suất vào thực tế.
8.2.11. Diện tích tương đương của miệng phun của tua bin
Giá trị được xác định cho mỗi kết cấu cụ thể của bộ tua bô tăng áp ảnh hưởng đến tốc độ và do đó ảnh hưởng đến tỷ số tăng áp của tua bô.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Làm mát khí sau khi nén trong hệ thống tăng áp và trước khi đi vào xi lanh công tác.
Đẩy các khí cháy khỏi xi lanh công tác bằng khí nạp mới đi vào qua van nạp hoặc cửa nạp trong khi van thải hoặc cửa thải vẫn mở.
8.4.1. Kiểu quét khí của động cơ hai kỳ
8.4.1.1. Quét thẳng
Quét với dòng chảy dọc trục, xảy ra khi các cửa nạp và các cửa thải ở các đầu mút đối diện nhau của xi lanh công tác.
8.4.1.2. Quét ngang
Quét với dòng chảy ngang xảy ra khi các cửa nạp và các cửa thải ở cùng đầu mút của xi lanh công tác và chủ yếu ở các phía đối diện của xi lanh.
8.4.1.3. Quét vòng
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.4.2. Phương pháp quét khí
8.4.2.1. Quét bằng hộp trục khuỷu
Phương pháp quét khí trong đó khí nạp mới được nạp vào xi lanh được nén trong hộp trục khuỷu bởi phần ở phía hộp trục khuỷu của pít tông công tác.
8.4.2.2. Quét bằng quạt thổi
Phương pháp quét khí trong đó khí nạp mới được cung cấp bởi một quạt thổi.
8.4.2.3. Quét bằng xung khí thải
Phương pháp quét khí trong đó sự đẩy khí khỏi xi lanh công tác được trợ giúp bởi áp suất khí thải thấp sinh ra do phần áp suất thấp của chu kỳ xung áp suất trong đường ống thải.
8.5.1. Suất tiêu hao không khí
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.5.2. Tỷ số không khí / nhiên liệu toàn phần
Lượng không khí đi vào xi lanh công tác chia cho lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ trong cùng một khoảng thời gian.
8.5.3. Tỷ số không khí / nhiên liệu trong xi lanh
Lượng không khí có trong một xi lanh trước khi cháy chia cho lượng nhiên liệu cung cấp cho xi lanh cho một chu trình công tác.
CHÚ THÍCH Đối với động cơ chạy bằng nhiên liệu lỏng, tỷ số không khí - nhiên liệu được tính theo tỷ số khối lượng. Đối với động cơ ga, tỷ số không khí = nhiên liệu có thể được tính theo tỷ số thể tích ở cùng áp suất và nhiệt độ.
8.5.4. Tỷ số nạp
Khối lượng khí nạp mới được cung cấp vào một xi lanh cho một chu trình công tác chia cho khối lượng khí nạp mới tương ứng với thể tích công tác của xi lanh ở điều kiện áp suất và nhiệt độ trong đường ống nạp.
8.5.5. Hiệu suất sử dụng không khí nạp
Khối lượng khí nạp mới còn lại trong một xi lanh trước khi cháy chia cho khối lượng khí nạp mới được cấp vào xi lanh cho một chu trình công tác.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khối lượng khí nạp mới còn lại trong một xi lanh trước khi cháy chia cho khối lượng khí nạp mới tương ứng với thể tích công tác của xi lanh ở các điều kiện áp suất và nhiệt độ trong đường ống nạp.
CHÚ THÍCH Hiệu suất nạp bằng tích của hệ số nạp và hệ số sử dụng không khí nạp.
8.5.7. Lưu lượng khí nạp
Khối lượng khí nạp mới được cấp cho một xi lanh trong một đơn vị thời gian.
8.5.8. Lưu lượng khí nạp lý thuyết
Lưu lượng khí danh nghĩa
Khối lượng lý thuyết của khí nạp mới được cấp trong một đơn vị thời gian tương ứng với thể tích công tác của xi lanh ở điều kiện áp suất và nhiệt độ trong đường ống nạp.
8.5.9. Hiệu suất quét khí
Khối lượng khí nạp mới còn lại trong một xi lanh trước khi cháy chia cho tổng khối lượng khí nạp mới còn lại trong một xi lanh trước khi cháy và khối lượng khí sót từ chu trình công tác trước còn lại trong một xi lanh sau khi đóng cửa thải.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tổng khối lượng khí nạp mới còn lại trong một xi lanh trước khi cháy và khối lượng khí sót từ chu trình công tác trước trong một xi lanh sau khi đóng cửa thải chia cho khối lượng khí nạp mới tương ứng với thể tích công tác của xi lanh ở điều kiện áp suất và nhiệt độ trong đường ống nạp.
8.5.11. Tỷ số tăng áp
Tỷ số giữa áp suất trung bình của khí nạp sau và trước bộ tăng áp.
8.5.12. Hỗn hợp giầu
Hỗn hợp không khí - nhiên liệu chứa nhiều nhiên liệu hơn so với lượng nhiên liệu lý thuyết cần cho sự cháy hoàn toàn.
8.5.13. Hỗn hợp nghèo
Hỗn hợp không khí - nhiên liệu chứa nhiều không khí hơn so với lượng không khí lý thuyết cần cho sự cháy hoàn toàn.
8.5.14. Hỗn hợp phân lớp
Hỗn hợp giầu hơn khi ở gần bu gi và nghèo hơn khi ở xa bu gi.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hỗn hợp có tỷ lệ chính xác về mặt lý thuyết giữa không khí và nhiên liệu để cháy hoàn toàn.
8.5.16. Tỷ số không khí dư
Tỷ số không khí - nhiên liệu thực tế chia cho tỷ số không khí - nhiên liệu cân bằng lý thuyết.
8.5.17. Dòng xoáy
Dòng chảy quay tròn của khí xung quanh đường tâm xi lanh.
8.5.18. Tỷ số xoáy
Tỷ số giữa số vòng xoáy trong một phút và số vòng quay của động cơ trong một phút.
8.5.19. Xoáy lốc
Dòng chảy quay tròn của khí hướng vào tâm pít tông và xuống buồng cháy ở đỉnh pít tông khi pít tông đi lên.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.1. Buồng đốt
Không gian trong đó xảy ra sự bốc cháy và sự cháy.
9.2. Buồng đốt thống nhất
Buồng đốt không được ngăn cách.
9.3. Buồng đốt ngăn cách
Buồng đốt được chia thành các phần (phần chính và các phần phụ) và sự nối thông giữa chúng bị hạn chế.
9.3.1. Buồng đốt dự bị
Phần phụ của một buồng đốt ngăn cách mà nhiên liệu được phun vào đó, và thông với phần khác của buồng đốt qua một hoặc nhiều lỗ tương đối hẹp.
9.3.2. Buồng đốt xoáy lốc
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH Buồng đốt loại này được gọi là “Buồng đốt gió lốc”
9.3.3. Buồng đốt không khí
Phần phụ của một buồng đốt ngăn cách mà nhiên liệu được phun vào đó, và sự nối thông với phần khác của buồng đốt bị hạn chế.
9.4. Buồng pít tông
Phần của buồng đốt nằm trong pít tông.
9.5. Thời điểm đánh lửa
Thời điểm trong chu trình động cơ khi tia lửa được bật ở bu gi đánh lửa của động cơ cháy bằng tia lửa điện, thường được đo bằng số độ góc quay trục khuỷu trước điểm chết trên.
9.6. Sự gõ của động cơ điezen
Tiếng ồn gây ra bởi tốc độ tăng áp suất không được kiểm soát xảy ra ở đầu quá trình cháy.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tốc độ tăng cao áp suất một cách không bình thường trong quá trình cháy.
10.1. Dữ liệu kích thước
10.1.1. Đường kính xi lanh
Đường kính trong danh nghĩa của xi lanh công tác.
10.1.2. Diện tích pít tông
Diện tích của hình tròn có đường kính bằng đường kính xi lanh.
Chú thích Đối với động cơ trong đó cần pít tông đi qua không gian cháy thì diện tích píttông phải được giảm một lượng bằng diện tích mặt cắt ngang của cần pít tông này.
10.1.3. Hành trình
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.1.4. Điểm chết
Vị trí của pít tông công tác và các bộ phận chuyển động được liên kết cơ học với nó tại thời điểm khi chiều chuyển động của pít tông được đảo lại (tại điểm cuối này hay điểm cuối kia của hành trình).
10.1.4.1. Điểm chết dưới
Điểm chết khi pít tông ở gần trục khuỷu nhất.
10.1.4.2. Điểm chết trên
Điểm chết khi pít tông ở xa trục khuỷu nhất.
Chú thích Trong các động cơ chỉ có một pít tông trong mỗi xi lanh, đôi khi sử dụng thuật ngữ “điểm chết ngoài” thay cho “điểm chết trên” và “điểm chết trong” thay cho “điểm chết dưới”. Tuy nhiên, đối với các động cơ pít tông đối đỉnh và động cơ pít tông tự do, các thuật ngữ này thường được dùng theo nghĩa ngược lại. Chỉ nên sử dụng các thuật ngữ được định nghĩa trong 10.1.4.1 và 10.1.4.2.
10.1.5. Tỷ số hành trình / đường kính
Tỷ số giữa các trị số của hành trình và đường kính.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thể tích được tính toán từ các kích thước danh nghĩa.
CHÚ THÍCH Thể tích danh nghĩa được sử dụng chủ yếu cho tính toán cơ khí mà không cho tính toán nhiệt động học.
10.1.6.1. Thể tích danh nghĩa của buồng đốt
Thể tích danh nghĩa của không gian cháy trên phía bên pít tông khi pít tông ở điểm chết trên.
CHÚ THÍCH Khi sử dụng, thể tích này bao gồm cả hai phần của buồng đốt.
10.1.6.2. Thể tích công tác của xi lanh
Thể tích danh nghĩa được tạo ra bởi pít tông công tác khi di chuyển từ điểm chết này đến điểm chết tiếp theo, được tính bằng tích số của diện tích pít tông và hành trình.
CHÚ THÍCH Trong các động cơ pít tông đối đỉnh, thể tích công tác được định nghĩa là tổng của các thể tích danh nghĩa đối với các pít tông trong một xi lanh.
10.1.6.3. Thể tích danh nghĩa của xi lanh
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH Thể tích danh nghĩa của xi lanh bằng tổng thể tích danh nghĩa của buồng đốt và thể tích công tác của xi lanh.
10.1.6.4. Thể tích công tác của động cơ
Tổng tất cả thể tích công tác của các xi lanh động cơ.
CHÚ THÍCH Thể tích này đôi khi được gọi là “dung tích xi lanh”.
10.1.6.5. Thể tích xi lanh động cơ
Tổng tất cả thể tích danh nghĩa của các xi lanh động cơ.
10.1.6.6. Tỷ số nén danh nghĩa
Trị số của thể tích danh nghĩa của xi lanh chia cho trị số của thể tích danh nghĩa của buồng đốt.
10.1.7. Thể tích nén hiệu quả
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.1.7.1. Thể tích môi chất công tác
Thể tích hiệu quả do môi chất công tác chiếm ở phía bên buồng cháy của pít tông tại một điểm đã cho của chu trình công tác.
CHÚ THÍCH Đối với động cơ pít tông tác dụng kép, thể tích ở mỗi phía của pít tông công tác được xem xét riêng rẽ. Đối với động cơ pít tông đối đỉnh, đây là thể tích giữa các pít tông được xem xét.
10.1.7.2. Thể tích hiệu quả của xi lanh
Thể tích lớn nhất của môi chất.
10.1.7.3. Thể tích hiệu quả của buồng đốt
Thể tích nhỏ nhất của môi chất.
CHÚ THÍCH Thể tích này cũng được gọi là “thể tích buồng nén”.
10.1.7.4. Khe hở va chạm
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH Thể tích này cũng được gọi là “khe hở đỉnh”.
10.1.8. Số xi lanh
Số các xi lanh công tác của một động cơ đốt trong kiểu pít tông.
CHÚ THÍCH Nếu một buồng cháy phục vụ nhiều xi lanh công tác thì các xi lanh này coi như một xi lanh công tác. Nếu nhiều buồng cháy nằm trong một xi lanh công tác thì xi lanh đó được coi là một xi lanh công tác.
10.1.9. Tỷ số thanh truyền
Tỷ số giữa bán kính trục khuỷu và khoảng cách tâm giữa các lỗ đầu to và đầu nhỏ thanh truyền.
10.1.10. Thời điểm đóng mở van
Sự bắt đầu và kết thúc chuyển động của van, thường được tính bằng độ của góc quay trục khuỷu từ một điểm chết được ấn định.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Số vòng quay của trục khuỷu trong một khoảng thời gian xác định.
CHÚ THÍCH Trong trường hợp động cơ pít tông tự do, tốc độ là số chu trình trong một phút của các chi tiết chuyển động tịnh tiến qua lại.
11.1.1. Tốc độ liên tục lớn nhất
Tốc độ lớn nhất của động cơ tại đó động cơ được phép hoạt động liên tục ở công suất liên tục do nhà sản xuất công bố cho một ứng dụng cụ thể.
11.1.2. Tốc độ công bố
Tốc độ động cơ tại đó động cơ phát ra công suất công bố.
11.1.3. Tốc độ quá tải
Tốc độ động cơ tại đó động cơ phát ra công suất quá tải được nhà sản xuất công bố.
11.1.4. Tốc độ không tải
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11.1.5. Tốc độ khởi động
Tốc độ động cơ tại đó phải được gia tốc từ trạng thái nghỉ bằng sử dụng năng lượng riêng biệt bên ngoài tách biệt khỏi hệ thống cung cấp nhiên liệu trước khi nó trở nên tự hành.
11.2. Tốc độ pít tông trung bình
Tốc độ trung bình của pít tông, được tính bằng hai lần tích số của hành trình và tốc độ động cơ.
12.1. Mô men
Mô men có ích
Mô men quay do động cơ phát ra trên trục dẫn.
12.2. Mô men khởi động
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH Thuật ngữ được ưu tiên nên là “mô men ma sát tĩnh”. “Mô men cất cánh” cũng được dùng.
12.3. Mô men kéo
Tổng của mô men cản quay và mô men gia tốc.
12.3.1. Mô men cản quay
Mô men kéo yêu cầu để khắc phục sức cản ma sát của cơ cấu truyền động chính, tổn hao của chu trình công tác và mô men yêu cầu của các trang bị phụ phụ thuộc chủ yếu, để giữ tốc độ động cơ không đổi, sau một khoảng thời gian đã cho từ khi bắt đầu quay.
12.3.2. Mô men tăng tốc
Mô men yêu cầu để tăng tốc cơ cấu truyền động chính và các trang bị phụ phụ thuộc chủ yếu trong thời gian tăng tốc từ lúc bắt đầu quay.
13.1. Công suất chỉ thị
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13.1.1. Đồ thị công
Đồ thị miêu tả sự thay đổi áp suất của môi chất công tác trong một xi lanh trong toàn bộ chu trình công tác.
13.2. Công suất có ích
Công suất hoặc tổng công suất đo được trên trục dẫn hoặc các trục dẫn.
13.2.1. Áp suất có ích trung bình
Công có ích trong một chu trình của một đơn vị thể tích công tác của xi lanh, được tính bằng công có ích của chu trình chia cho thể tích công tác của xi lanh.
13.2.2. Hiệu suất nhiệt có ích
Công suất có ích chia cho lưu lượng nhiệt của nhiên liệu cấp vào động cơ.
CHÚ THÍCH Năng lượng nhiệt của nhiên liệu được tính là tích số của khối lượng nhiên liệu và nhiệt trị thấp của nó.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Công suất có ích chia cho công suất chỉ thị.
13.4. Tải trọng
Thuật ngữ chung mô tả độ lớn của công suất hoặc mô men động cơ do máy công tác yêu cầu và thường được chỉ ra ở mức độ tương đối so với công suất hoặc mô men công bố.
CHÚ THÍCH Thuật ngữ “tải trọng” về mặt vật lý là không chính xác và nên tránh dùng. Đối với mục đích định lượng, nên dùng thuật ngữ “công suất” hoặc “mô men” cùng với khái niệm tốc độ công bố thay cho “tải trọng”.
13.5. Công ma sát
Công cần thiết để khắc phục ma sát cơ khí và để cung cấp năng lượng cho tất cả các thiết bị phụ phụ thuộc chủ yếu.
13.6. Hiệu suất nhiệt chỉ thị
Tỷ số giữa công suất chỉ thị và lưu lượng nhiệt của nhiên liệu cấp vào động cơ.
13.7. Sự phát nhiệt
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
14.1. Lượng tiêu hao nhiên liệu
Lượng nhiên liệu mà một động cơ tiêu hao trong một đơn vị thời gian.
14.2. Suất tiêu hao nhiên liệu
Lượng nhiên liệu mà động cơ tiêu hao trên một đơn vị công suất trong một đơn vị thời gian.
CHÚ THÍCH Đối với động cơ dùng nhiên liệu lỏng, tiêu hao nhiên liệu và suất tiêu hao nhiên liệu thường được tính theo khối lượng nhiên liệu. Đối với động cơ dùng nhiên liệu khí thường được tính theo mức tiêu hao nhiên liệu hoặc đơn vị năng lượng hoặc đơn vị thể tích tại một nhiệt độ và áp suất cụ thể cùng với giá trị nhiệt năng của nhiên liệu.
14.3. Lượng tiêu hao dầu bôi trơn
Lượng dầu bôi trơn mà động cơ tiêu hao trong một đơn vị thời gian.
14.4. Suất tiêu hao dầu bôi trơn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
14.5. Lượng tiêu thụ nhiệt
Lượng nhiệt năng cung cấp cho động cơ trong một đơn vị thời gian.
CHÚ THÍCH Lượng tiêu thụ nhiệt được tính bằng tích số của lượng tiêu hao nhiên liệu (14.1) và nhiệt trị thấp của nhiên liệu.
14.6. Suất tiêu thụ nhiệt
Lượng nhiệt năng cung cấp cho động cơ trên một đơn vị công suất trong một đơn vị thời gian.
CHÚ THÍCH Suất tiêu thụ nhiệt là một chỉ số dưới theo loại công suất được nói đến.
15.1. Áp suất nén trong xi lanh
Áp suất lớn nhất của môi chất công tác trong xi lanh khi nhiên liệu bị cắt hoặc đánh lửa bị cắt.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Áp suất lớn nhất của môi chất công tác trong xi lanh đạt được trong một chu trình công tác.
CHÚ THÍCH áp suất này còn được gọi là “áp suất đỉnh”.
15.3. Áp suất môi trường
Mức áp suất khí quyển xung quanh cửa vào đường nạp.
15.4. Áp suất nạp
Áp suất nạp tuyệt đối trung bình cộng tại cửa nạp của động cơ hoặc của bộ tăng áp.
15.5. Áp suất tăng áp
Áp suất khí nạp trung bình cộng sau bộ tăng áp.
CHÚ THÍCH Khi áp suất khí nạp chỉ cao hơn áp suất khí quyển một chút thì thuật ngữ ”áp suất khí quét” được sử dụng trong trường hợp các động cơ 2 kỳ.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Giá trị trung bình cộng của áp suất trong đường ống thải hoặc sau tua bin.
16.1. Nhiệt độ môi trường
Mức nhiệt độ khí quyển tại môi trường đặt động cơ.
16.2. Nhiệt độ nạp
Nhiệt độ không khí nạp vào động cơ được đo tại một điểm cụ thể trong đường ống nạp.
16.3. Nhiệt độ tối thiểu khởi động động cơ
Nhiệt độ thấp nhất tại hiện trường mà tại đó một động cơ có trang bị các thiết bị phụ phụ thuộc chủ yếu có thể khởi động được và tự duy trì được ở một tốc độ trong các điều kiện khởi động xác định trong một khoảng thời gian đã cho sau khi tác động vào thiết bị khởi động.
CHÚ THÍCH Các chất bôi trơn, nhiên liệu và chất làm mát lỏng được biết trước. Giá trị nhiệt độ khởi động tối thiểu phụ thuộc vào việc có sử dụng sự hỗ trợ khởi động hay không. Đối với các động cơ không sấy nóng trước nhiệt độ tại hiện trường thấp nhất được coi là nhiệt độ mà động cơ đã được làm nguội hoàn toàn đến nhiệt độ này.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nhiệt độ trung bình của khí thải phát ra từ xi lanh.
17.1. Động cơ tác dụng đơn
Động cơ trong đó sự cháy xảy ra ở một phía và cùng phía của mỗi pít tông công tác.
17.2. Động cơ tác dụng kép
Động cơ trong đó sự cháy xảy ra luân phiên lúc ở phía bên này lúc ở phía bên kia của mỗi một pít tông công tác.
17.3. Động cơ pít tông đối đỉnh
Động cơ có trong mỗi xi lanh hai pít tông công tác được nối cơ học và chạy theo các chiều ngược nhau, giữa chúng có môi chất công tác.
17.4. Động cơ pít tông dẫn hướng
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
17.5. Động cơ có guốc trượt
Động cơ trong đó lực ngang do góc lắc của thanh truyền gây ra được truyền qua một cơ cấu nối (guốc trượt) đến bộ phận dẫn hướng cố định nằm ngoài xi lanh.
17.6. Động cơ quay một chiều
Động cơ trong đó trục khuỷu được thiết kế để luôn quay theo cùng một chiều.
CHÚ THÍCH Động cơ này còn được gọi là “động cơ không đảo chiều“.
17.7. Động cơ đảo chiều
Động cơ trong đó chiều quay có thể được thay đổi bằng việc tác động vào cơ cấu điều khiển.
17.8. Động cơ tua bô kết hợp
Động cơ trong đó công suất được phát ra do sự giãn nở nhiều giai đoạn của môi chất công tác trong động cơ đốt trong kiểu pít tông và tua bin.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
18.1. Dãy xi lanh
Sự bố trí các xi lanh trong đó các pít tông được nối với cùng một trục khuỷu.
18.2. Hàng xi lanh
Sự bố trí các xi lanh trong đó đường tâm của các ổ trục khuỷu nằm trên hoặc song song với mặt phẳng chứa đường tâm của các xi lanh động cơ, tất cả các xi lanh ở cùng một phía của trục khuỷu.
18.3. Động cơ thẳng hàng
Động cơ có một hàng xi lanh.
18.4. Động cơ thẳng đứng
Động cơ có một hoặc nhiều hàng xi lanh mỗi hàng được bố trí trong một mặt phẳng thẳng đứng phía trên trục khuỷu của nó.
18.5. Động cơ nằm ngang
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
18.6. Động cơ nằm nghiêng
Động cơ có một hàng xi lanh được bố trí trong một mặt phẳng nghiêng nằm giữa mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng nằm ngang qua trục khuỷu.
18.7. Động cơ nằm ngược
Động cơ có một hoặc nhiều hàng xi lanh mỗi hàng được bố trí trong một mặt phẳng thẳng đứng phía dưới trục khuỷu của nó.
18.8. Động cơ hai hàng
Động cơ có hai hàng xi lanh song song và hai trục khuỷu.
18.9. Động cơ chữ V
Động cơ có hai hàng xi lanh nghiêng với nhau một góc và có một trục khuỷu.
18.9.1. Góc V-delta
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Góc giữa hai mặt phẳng chứa các đường tâm của các xi lanh động cơ.
(0o < góc ∆ < 180o)
18.9.2. Độ lệch xi lanh
Khoảng cách được đo song song với trục khuỷu giữa các đường tâm của hai pít tông ở các phía đối diện của hình V của động cơ có các thanh truyền được nối với cùng một trục khuỷu.
18.10. Động cơ ngược nằm ngang
Động cơ có hai hàng xi lanh nằm trên cùng một mặt phẳng ở hai phía ngược nhau của trục khuỷu.
18.11. Động cơ hình mũi tên
Động cơ có nhiều hơn hai hàng xi lanh, bố trí nghiêng với nhau một góc với một trục khuỷu, góc nghiêng giữa các hàng xi lanh ngoài cùng nhỏ hơn 180o.
CHÚ THÍCH Động cơ hình mũi tên có ba hàng xi lanh được gọi là “động cơ chữ W”.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Động cơ có một trục khuỷu có bốn hàng xi lanh được bố trí trên hai mặt phẳng nghiêng với nhau một góc, hai hàng trên mỗi mặt phẳng nằm ở hai phía đối diện của trục khuỷu.
18.13. Động cơ hình chữ H
Động cơ có hai trục khuỷu có bốn hàng xi lanh trên hai mặt phẳng song song, hai hàng trên mỗi mặt phẳng nằm ở hai phía đối diện của một trục khuỷu.
18.14. Động cơ hướng kính
Động cơ có nhiều hơn hai hàng xi lanh ở mỗi dãy được phân bố đều xung quanh trục khuỷu.
Chú thích Các xy lanh có thể nằm trong các hàng hoặc nếu chỉ có hai dãy xy lanh trên trục khuỷu thì chúng có thể được bố trí so le. Trong trường hợp đó, động cơ được gọi là “động cơ hình sao”.
18.15. Động cơ hình đa giác
Động cơ pít tông đối đỉnh có ba hàng xi lanh hoặc nhiều hơn nghiêng với nhau một góc để các hàng tạo thành các mặt phẳng cạnh của một lăng trụ đa giác với một trục khuỷu ở mỗi góc của lăng trụ.
18.16. Động cơ xu páp treo
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
18.17. Động cơ xu páp đặt
Động cơ trong đó các van được bố trí trên thân máy ở cạnh pít tông và đóng theo cùng hướng chuyển động xuống điểm chết dưới của pít tông.
19.1. Động cơ pít tông tự do
Cơ cấu sinh công bằng đốt cháy nhiên liệu trong một hoặc nhiều xi lanh trong đó pít tông công tác chuyển động qua lại nhưng ở đây công suất không được truyền bởi một trục.
CHÚ THÍCH Tuy nhiên các pít tông có thể được đồng bộ bởi phương tiện có thể không phải là cơ khí.
19.2. Máy phát khí pít tông tự do
Động cơ pít tông tự do trong đó năng lượng được phát ra dưới dạng khí nóng.
19.3. Máy nén pít tông tự do
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
19.4. Tổ hợp máy phát khí pít tông tự do
Tổ hợp của một hoặc nhiều máy phát khí pít tông tự do với một thiết bị biến đổi năng lượng dưới dạng khí nóng thành công suất trên trục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7861-1:2008 (ISO 2710-1 : 2000) về Động cơ đốt trong kiểu pít tông - Từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ dùng trong thiết kế và vận hành động cơ
Số hiệu: | TCVN7861-1:2008 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7861-1:2008 (ISO 2710-1 : 2000) về Động cơ đốt trong kiểu pít tông - Từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ dùng trong thiết kế và vận hành động cơ
Chưa có Video