Vùng chập |
Vùng trung hòa |
GH : cần trục trên |
GB : cần trục dưới |
Hình A.1 – Các ví dụ tình trạng chập vào nhau và các giải pháp có thể có (kết thúc)
(tham khảo)
VẬN HÀNH NÂNG ĐỘ CAO CỦA CẦN TRỤC THÁP
B.1. Yêu cầu chung
Nâng độ cao của cần trục tháp là hoạt động thay đổi chiều cao của cần trục tháp khi sử dụng thiết bị kích lắp dựng. Thuật ngữ “nâng độ cao” có nghĩa là tăng hoặc giảm chiều cao của tháp.
Hai phương pháp chính để nâng độ cao của cần trục tháp được xác định là
- nâng độ cao ngoài: khi tháp của cần trục được kéo dài bằng cách sử dụng một hệ thống kích khung nâng độ cao để cho phép lắp vào các đoạn tháp bổ sung thêm (xem B.2).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Để làm rõ hơn, hai phương pháp chính thức được mô tả chung như dưới đây.
Phải chú ý rằng trong khi phần lớn các hệ thống nâng độ cao của cần trục tháp sử dụng các nguyên lý đã mô tả thì trong thực tế có sự khác nhau giữa các kiểu, loại và mẫu của các cần trục tháp. Trong mọi trường hợp phải xem xét đến hướng dẫn của nhà sản xuất cho các cần trục riêng.
B.2. Vận hành nâng độ cao ngoài
Khung nâng độ cao điển hình gồm có một khung lưới thép hở một mặt bên, một cơ cấu di chuyển đoạn tháp và một thiết bị kích có dạng một cụm xy lanh nâng. Khung bao quanh ba mặt bên của tháp cần trục và lắp vào trên mặt để hở, phương tiện giữ đoạn tháp mới trước khi lắp dựng.
Lúc bắt đầu vận hành nâng độ cao điển hình, khung nâng độ cao được kẹp chặt vào mặt lưới của đoạn cần trục quay và chân của cụm xy lanh nâng được định vị trên các điểm tựa trên tháp cần trục [Hình B.b)].
Một đoạn tháp mới sau đó được nâng lên bởi cần trục và được di chuyển trên khung nâng độ cao [Hình B.1c)]. Lúc này cần trục phải được kết cấu lại để bảo đảm rằng momen quay trên khung nâng độ cao là nhỏ nhất tới mức có thể để kết cấu bên trên của cần trục cân bằng quanh đường tâm của xy lanh nâng và cần có vị trí thẳng hàng.
Xy lanh nâng sau đó được tăng áp để chịu được trọng lượng của kết cấu bên trên của cần trục, cho phép các chi tiết kẹp chặt nối kết cấu bên trên của cần trục với đoạn tháp ở trên cùng được tháo ra. Lúc này xy lanh được kéo dài ra để nâng kết cấu bên trên của cần trục lên một khoảng cách đủ để lắp đoạn tháp mới [Hình B.1d)]. Với xy lanh nâng và khung nâng độ cao được kéo dài ra đủ mức, đoạn tháp mới được di chuyển vào khung và được xếp thẳng hàng với tháp cần trục [Hình B.1e]. Sau xy lanh nâng và khung được hạ thấp tới khi các bộ phận định vị trên kết cấu bên trên của cần trục vào khớp và được kẹp chặt với đỉnh của đoạn tháp mới. Cơ cấu làm di chuyển rút ra [Hình B.1f)] và kết cấu bên trên của cần trục cùng với đoạn tháp mới được hạ thấp nữa xuống để các bộ phận định vị bên dưới vào khớp và được kẹp chặt với tháp hiện có [Hình B.1g)].
Có thể bổ sung thêm các đoạn tháp bằng cách xếp thẳng hàng lại khung nâng độ cao và lặp lại hoạt động theo cách tương tự [Hình B.1h) và i)].
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình B.1 - Trình tự nâng độ cao điển hình
B.3. Vận hành nâng độ cao trong
Khi một cần trục tháp được định vị và đỡ trên một công trình đang được xây dựng thì có thể nâng độ cao bên trong kết cấu trong quá trình xây dựng. Quá trình này có tên là “nâng độ cao trong”. Xem Hình B.2.
CHÚ DẪN
1 vành đai mới trên đỉnh (được lắp dựng trước khi nâng độ cao)
2 vành đai giữa (vành đai trên đỉnh trước đây)
3 trụ đỡ nâng độ cao
4 đoạn nâng độ cao và thiết bị thủy lực
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6 vành đai trên đỉnh
7 vành đai dưới đáy cũ (để tháo ra)
Hình B.2 – Nâng độ cao trong
Cần trục tháp được đỡ bằng hai vành đai. Khi cần trục được lắp dựng, tháp được kẹp chặt với cả hai vành đai cho phép các lực làm việc tạo thành bởi cần trục truyền qua các vành đai và tác dụng vào kết cấu công trình.
Để nâng độ cao của cần trục lên tới mức tiếp sau, lắp một vành đai bổ sung quanh tháp của cần trục ở phía trên và cách vành đai trên đỉnh một khoảng thích hợp. Sau đó cần trục được kết cấu để bảo đảm rằng momen quay được truyền bởi kết cấu bên trên của cần trục có giá trị nhỏ nhất, lúc này các cơ cấu kẹp chặt tháp với các vành đai được nhả ra và cần trục được nâng lên khi sử dụng một đoạn nâng độ cao và thiết bị thủy lực ở chân tháp. Một khi tháp đã đạt tới vành đai giữa, tháp được kẹp chặt với các vành đai giữa và trên đỉnh. Sau đó có thể tháo vành đai chân ra và sử dụng vành đai này cho vận hành nâng độ cao tiếp sau.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7549-3:2007 (ISO 12480-3:2005) về Cần trục - Sử dụng an toàn - Phần 3: Cần trục tháp
Số hiệu: | TCVN7549-3:2007 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7549-3:2007 (ISO 12480-3:2005) về Cần trục - Sử dụng an toàn - Phần 3: Cần trục tháp
Chưa có Video