Tên chỉ tiêu |
Mức |
Phương pháp thử / điều |
1. Độ chín (hoại) cần thiết |
Tốt |
7.2 |
2. Kích thước hạt |
Đồng đều |
7.3 |
3. Độ ẩm, %, không lớn hơn |
35 |
TCVN 5815 : 2000 |
4. pH |
6,0 - 8,0 |
TCVN 5979 : 1995 |
5. Mật độ vi sinh vật tuyển chọn, CFU/gam mẫu, không nhỏ hơn |
106 |
7.6 |
6. Hàm lượng chất hữu cơ tổng số, %, không nhỏ hơn |
22 |
TCVN 4050 : 85 |
7. Hàm lượng nitơ tổng số, %, không nhỏ hơn |
2,5 |
TCVN 5815 : 2001 |
8. Hàm lượng lân hữu hiệu, %, không nhỏ hơn |
2,5 |
TCVN 5815 : 2001 |
9. Hàm lượng kali hữu hiệu, %, không nhỏ hơn |
1,5 |
TCVN 5815 : 2001 |
10. Mật độ Salmonella trong 25 gam mẫu, CFU |
0 |
TCVN 4829 : 2001 |
11. Hàm lượng chì, mg/kg khối lượng khô, không lớn hơn |
200 |
TCVN 6496 : 1999 |
12. Hàm lượng cadimi, mg/kg khối lượng khô, không lớn hơn |
2,5 |
TCVN 6496 : 1999 |
13. Hàm lượng crom, mg/kg khối lượng khô, không lớn hơn |
200 |
TCVN 6496 : 1999 |
14. Hàm lượng niken, mg/kg khối lượng khô, không lớn hơn |
100 |
TCVN 6496 : 1999 |
15. Hàm lượng thủy ngân, mg/kg khối lượng khô, không lớn hơn |
2 |
TCVN 5989 : 1995 |
Chú thích - CFU (colony forming unit): đơn vị hình thành khuẩn lạc |
6.1. Yêu cầu chung
- Việc lấy mẫu được tiến hành sao cho mẫu kiểm tra phải là mẫu đại diện cho cả lô hàng. Người lấy mẫu phải được đào tạo và có kinh nghiệm trong việc lấy mẫu;
- Trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và xử lý mẫu, phải bảo đảm tránh sự tạp nhiễm từ bên ngoài và phải bảo đảm giữ mẫu được nguyên trạng như ban đầu cho tới khi đem phân tích trong phòng thí nghiệm;
- Không được bổ sung thêm bất cứ một tác nhân bảo quản, diệt khuẩn hoặc diệt nấm nào vào mẫu kiểm tra;
- Mẫu phải được lấy từ các đơn vị bao gói nguyên;
- Phải tiến hành lấy mẫu ở những nơi không có hơi nước nóng, hóa chất độc hại, ánh nắng gay gắt hoặc bụi và sau đó mẫu được đưa ngay vào các dụng cụ chứa;
- Các dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu phải sạch và vô trùng.
6.2. Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Các dụng cụ lấy và chứa mẫu phải sạch và tiệt trùng bằng cách sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ từ 170 oC đến 180 oC trong thời gian không ít hơn 1 giờ hoặc trong nồi hấp áp lực 1 atmotphe (nhiệt độ 121 oC) trong thời gian không ít hơn 15 phút và được bảo quản trong các điều kiện thích hợp, đảm bảo vô trùng.
6.3. Số lượng mẫu
- Mẫu được lấy theo lô hàng bao gồm các đơn vị bao gói sản phẩm phân hữu cơ vi sinh vật được sản xuất cùng một đợt với cùng một nguồn nguyên liệu;
- Số lượng đơn vị bao gói cần lấy để kiểm tra đối với mỗi lô hàng được qui định trong bảng 2.
Bảng 2 - Số lượng đơn vị bao gói cần lấy để kiểm tra
Độ lớn của lô hàng (đơn vị bao gói)
Số lượng mẫu (đơn vị bao gói)
Đến 100
7
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11
Từ 1001 đến 10000
15
Lớn hơn 10000
19
- Các đơn vị bao gói phải được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên; độc lập với dự kiến của người lấy mẫu dù sản phẩm chứa trong đó là tốt hay xấu;
- Các mẫu ban đầu (500 gam) phải được lấy từ các đơn vị bao gói đã được chọn một cách ngẫu nhiên trong lô. Mỗi mẫu ban đầu phải được lấy từ 5 vị trí khác nhau và phân bố đều sao cho đại diện cho toàn đơn vị bao gói;
- Gộp tất cả các mẫu ban đầu trong đơn vị bao gói để thu được mẫu chung, sau đó gộp tất cả các mẫu chung đó để thu được mẫu chung của lô hàng;
- Tiến hành trộn và rút gọn theo phương pháp chia tư để có mẫu trung bình thí nghiệm với khối lượng đáp ứng yêu cầu thí nghiệm. Chia mẫu trung bình làm 2 phần bằng nhau rồi bao gói phù hợp với yêu cầu của sản phẩm, một phần dùng để kiểm tra và một phần để lưu. Phần để lưu được bảo quản trong điều kiện qui định mà mỗi loại sản phẩm yêu cầu để dùng khi cần phân tích trọng tài. Trên mỗi phần phải có nhãn ghi rõ:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- tên cơ sở sản xuất, tên khoa học của các loài vi sinh vật sử dụng;
- thời gian sản xuất;
- thời gian và địa điểm lấy mẫu;
- tên người lấy mẫu và cơ quan lấy mẫu.
7.1. Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh vật đối với đất, cây trồng được xác định theo đúng qui định hiện hành về khảo nghiệm phân bón của cơ quan có thẩm quyền.
7.2. Độ chín (hoai) của phân hữu cơ vi sinh vật được xác định bằng phương pháp đo nhiệt độ của đơn vị bao gói phân hữu cơ vi sinh vật. Cách tiến hành như sau: Sử dụng nhiệt kế có mức đo nhiệt độ từ 0 oC đến 100 oC, cắm sâu 50 cm đến 60 cm vào trong đơn vị bao gói có khối lượng không nhỏ hơn 10 kg. Sau 15 phút, đọc nhiệt độ lần thứ nhất. Đo, ghi chép và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ trong 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày đo 1 lần (nên đo vào 9 giờ đến 10 giờ). Phân hữu cơ vi sinh vật bảo đảm độ chín (hoại) khi nhiệt độ của đơn vị bao gói phân bón không thay đổi trong suốt thời gian theo dõi.
7.3. Độ đồng đều của hạt phân hữu cơ vi sinh vật được xác định bằng cách rây 100,00 g phân hữu cơ vi sinh vật qua rây có đường kính lỗ rây phù hợp với độ lớn của hạt phân. Độ đồng đều của phân hữu cơ vi sinh vật được xác định khi ít nhất 95 % hạt phân bón lọt qua rây.
7.4. Độ ẩm của phân hữu cơ vi sinh vật được xác định theo TCVN 5815 : 2001.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.6. Mật độ vi sinh vật tuyển chọn.
7.6.1. Nguyên tắc:
- Dựa trên phương pháp nuôi cấy trên môi trường thạch đĩa;
- Tính số lượng vi sinh vật trên mililit hoặc trên gam mẫu từ số khuẩn lạc phát triển trong các đĩa được chọn (xem 7.6.4.c)
7.6.2. Thiết bị, dụng cụ:
Các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm vi sinh vật.
7.6.3. Chuẩn bị thử
a) Chuẩn bị dụng cụ
Các dụng cụ lấy mẫu và dụng cụ dùng trong xác định vi sinh vật phải tiệt trùng bằng một trong các phương pháp dưới đây:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- trong nồi hấp áp lực 1 atmotphe (121 oC) không ít hơn 15 phút.
b) Chuẩn bị môi trường
- Môi trường dùng để kiểm tra phân hữu cơ vi sinh vật phụ thuộc vào chủng loại vi sinh vật mà nhà sản xuất sử dụng. Nếu không có yêu cầu của nhà sản xuất, thì khi kiểm tra sử dụng môi trường theo TCVN 6166 : 1996 và TCVN 6167 : 1996.
- Môi trường được pha chế theo thứ tự các hóa chất trong thành phần đã cho. Sau đó phân phối vào các dụng cụ thủy tinh đã chuẩn bị trước rồi khử trùng ở những điều kiện được xác định trong các tiêu chuẩn phương pháp thử. Để nguội môi trường đến 45 oC ÷ 50 oC rồi phân phối vào các đĩa Petri vô trùng. Thao tác này được thực hiện trong điều kiện vô trùng. Kiểm tra độ sạch của môi trường sau 2 ngày ở nhiệt độ từ 28 oC đến 30 oC. Chỉ sử dụng các đĩa Petri chứa các môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà trong đó không phát hiện thấy tạp nhiễm.
Chú thích - Đối với phân hữu cơ vi sinh vật chứa các vi sinh vật dưới dạng tiềm sinh, trước khi kiểm tra cần phải hoạt hóa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
c) Dịch pha loãng
- Dùng dịch pha loãng là nước muối sinh lý (NaCl 0,85 %), không chứa các hợp chất nitơ, sau khi khử trùng có độ pH là 7,0.
- Phân phối dịch pha loãng vào các ống nghiệm, bình tam giác có dung tích thích hợp với một lượng sao cho sau khi khử trùng, mỗi ống nghiệm chứa 9 ml, mỗi bình tam giác chứa 90 ml. Làm nút bông và khử trùng ở 1 atmotphe (121 oC) không ít hơn 15 phút.
Chú thích - Để tránh làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật do thay đổi nhiệt độ đột ngột, nên để cho nhiệt độ của dịch pha loãng đạt đến nhiệt độ phòng thử nghiệm trước khi sử dụng.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Pha loãng mẫu
- Cân 10 g mẫu chính xác đến 0,01 g và cho vào bình chứa 90 ml dịch pha loãng đã chuẩn bị sẵn (xem 7.6.3.c). Trộn kỹ bằng thiết bị trộn cơ học từ 5 phút đến 10 phút sao cho vi sinh vật trong dung dịch phân bố đồng đều. Để cho các phần tử nặng lắng xuống trong khoảng 15 phút, gạn được dung dịch huyền phù ban đầu.
- Dùng một pipet vô trùng lấy 1 ml dịch huyền phù ban đầu cho vào ống nghiệm chứa 9 ml dịch pha loãng đã chuẩn bị sẵn (xem 7.6.3.c), tránh chạm pipet vào dịch pha loãng. Trộn kỹ bằng cách dùng 1 pipet vô trùng khác hút lên xuống 10 lần hay bằng thiết bị trộn cơ học từ 5 giây đến 10 giây (nhịp quay của thiết bị này được chọn sao cho mẫu trộn như cuộn xoáy dâng lên cách mép ống chứa từ 2 cm đến 3 cm) để có dịch pha loãng mẫu có nồng độ pha loãng là 10-2. Quá trình này được lặp lại liên tục để có dịch mẫu có nồng độ pha loãng 10-3, 10-4, 10-5.
b) Cấy mẫu
- Dùng pipet vô trùng riêng cho từng độ pha loãng, lấy ra một lượng mẫu là 1 ml từ các dịch mẫu có các nồng độ pha loãng ở trên, cấy vào 1 đĩa Petri chứa môi trường đã chuẩn bị sẵn (xem 7.6.3.b). Mỗi độ pha loãng được cấy vào ít nhất 2 đĩa Petri.
- Sử dụng que gạt vô trùng dàn đều dịch mẫu trên bề mặt thạch (không để dịch mẫu dính vào thành đĩa Petri), đợi bề mặt thạch khô, úp ngược đĩa Petri, nuôi cấy trong điều kiện nhiệt độ và thời gian tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại vi sinh vật.
c) Tính kết quả
- Mật độ vi sinh vật được tính là số khuẩn lạc có tính đặc trưng mọc trên đĩa Petri chứa môi trường nuôi cấy đã chọn.
- Vi sinh vật tạp là tất cả các khuẩn lạc không có tính đặc trưng mọc trên đĩa Petri chứa môi trường nuôi cấy đã chọn.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó:
N là số vi sinh vật trong một đơn vị kiểm tra (được tính bằng CFU trên gam hay mililit);
∑C là tổng số khuẩn lạc đếm được trên tất cả các đĩa Petri được giữ lại;
n1 là số đĩa được giữ lại ở độ pha loãng thứ nhất;
n2 là số đĩa được giữ lại ở độ pha loãng thứ hai;
d là hệ số pha loãng tương ứng với độ pha loãng thứ nhất.
Chú thích:
1) Giữ lại các đĩa có chứa không quá 300 khuẩn lạc ở hai độ pha loãng kế tiếp nhau và điều cần thiết là một trong các đĩa này có chứa ít nhất 15 khuẩn lạc;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3) Biểu thị mật độ vi sinh vật trên một đơn vị kiểm tra bằng cách lấy một trong các giá trị từ 1,00 đến 9,99 nhân với 10x, trong đó x là số mũ của 10.
7.7. Hàm lượng chất hữu cơ tổng số được xác định theo TCVN 4050 - 85.
7.8. Hàm lượng nitơ tổng số, hàm lượng lân hữu hiệu, hàm lượng kali hữu hiệu được xác định theo TCVN 5815 : 2001.
7.9. Mật độ Salmonella được xác định theo TCVN 4829 : 2001.
7.10. Hàm lượng chì, cadimi, crom và niken được xác định theo TCVN 6496 : 1999 (ISO 11047 : 1995).
7.11. Hàm lượng thủy ngân được xác định theo TCVN 5989 : 1995 (ISO 5666/1 : 1983).
7.12. Báo cáo kết quả
Trong báo cáo kết quả phải mô tả lại tình trạng mẫu trước khi kiểm tra (tất cả các chi tiết cần và đủ để xác định mẫu), phương pháp kiểm tra và kết quả đạt được. Báo cáo cũng phải nêu tất cả các điều kiện thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này hoặc được coi là tùy ý lựa chọn cũng như bất kỳ tình huống nào có thể ảnh hưởng đến kết quả.
8. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phân hữu cơ vi sinh vật phải được bao gói bằng các chất liệu không gây độc hại tới vi sinh vật, người, động vật, thực vật và môi trường sinh thái, đồng thời đảm bảo chất lượng của phân hữu cơ vi sinh vật trước các ảnh hưởng bất lợi bên ngoài. Nhãn hiệu trên bao bì phân bón phải có đầy đủ các thông tin đảm bảo các nội dung sau, đồng thời theo qui định pháp lý hiện hành về ghi nhãn hàng hóa:
- tên sản phẩm;
- tên khoa học và mật độ của các loài vi sinh vật sử dụng;
- tên cơ sở sản xuất;
- thành phần chất dinh dưỡng;
- công dụng;
- hướng dẫn sử dụng;
- ngày sản xuất và thời hạn sử dụng;
- qui cách bảo quản và vận chuyển;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.2. Bảo quản
8.2.1. Phân hữu cơ vi sinh vật phải được bảo quản ở nơi khô, sạch, râm, mát và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
8.2.2. Thời hạn sử dụng không ít hơn 6 tháng kể từ ngày sản xuất.
8.3. Vận chuyển
Phân hữu cơ vi sinh vật phải được chuyên chở bằng các phương tiện phù hợp để đảm bảo chất lượng của phân hữu cơ vi sinh vật trước các ảnh hưởng bất lợi bên ngoài.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7185:2002 về Phân hữu cơ vi sinh vật
Số hiệu: | TCVN7185:2002 |
---|---|
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7185:2002 về Phân hữu cơ vi sinh vật
Chưa có Video