Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

Vật liệu

Nhiệt độ

T

± 2

oC

Thời gian gia nhiệt

Độ dày thành trung bình

em

mm

Thời gian

t

min

ABS

150

em ≤ 3

15

PE

110

3 < em ≤ 10

30

PP

150

10 < em < 20

60

PVC-U

20 < em ≤ 30

140

PVC-C

30 < em ≤ 40

220

SAN+PVC

40 < em

240

4. Phương pháp A

4.1. Thiết bị, dụng cụ

4.1.1. Tủ sấy có hệ thống tuần hoàn không khí, được điều khiển nhiệt độ, có trang bị bộ ổn nhiệt sao cho nhiệt độ vùng làm việc được duy trì ở nhiệt độ thử đã quy định trước trong suốt quá trình thử và có khả năng gia nhiệt phù hợp để đạt được đến nhiệt độ thử trong vòng 15 min sau khi đưa mẫu thử vào.

4.1.2. Nhiệt kế, được chia độ đến 0,5 oC hoặc cặp nhiệt điện loại “T” có độ phân giải đến 0,1 oC và độ chính xác ít nhất là ± 0,8 oC.

4.2. Mẫu thử

4.2.1. Chuẩn bị

Sau khi loại bỏ mọi vật bám, lấy một phụ tùng ép phun hoàn chỉnh làm mẫu thử. Nếu phụ tùng có kèm theo một vòng đệm elastome thì trước khi thử bỏ vòng đệm đó ra.

Trong trường hợp các phụ tùng có nhiều chi tiết thì tách riêng các chi tiết đó ra và thử riêng từng chi tiết.

4.2.2. Số lượng mẫu thử

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.3. Cách tiến hành

4.3.1. Đặt nhiệt độ của tủ sấy (4.1.1) đến nhiệt độ (T ± 2) oC theo quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm hoặc theo Bảng 1.

4.3.2. Đặt mẫu thử vào tủ sấy và sắp xếp sao cho nếu có thể thì các mẫu đứng trên một mặt của phần đầu nong, tránh tiếp xúc với mẫu khác hoặc với thành tủ sấy.

4.3.3. Để mẫu thử trong tủ sấy cho đến khi tủ sấy trở về nhiệt độ thử (T ± 2) oC và thêm một thời gian t, tùy thuộc vào độ dày thành trung bình em của phần dày nhất của mẫu thử theo quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm hoặc theo Bảng 1.

4.3.4. Lấy mẫu thử ra khỏi tủ sấy, cẩn thận không làm biến dạng hoặc làm hỏng mẫu.

4.3.5. Dùng một con dao sắc hoặc một lưỡi dao cạo cắt mẫu thử trong khi mẫu vẫn còn nóng để có thể đo được kích thước của các vết nứt, phồng rộp, bong tách và các vết hở đường hàn, nếu có theo yêu cầu. Để các mẫu thử và/hoặc các phần mẫu nguội trong không khí cho đến khi có thể cầm bằng tay mà không làm biến dạng mẫu.

Nếu không có các quy định khác trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này thì số lượng vết cắt được tiến hành như sau:

- đối với các chi tiết hình trụ có dn ≤ 160 mm ít nhất phải cắt hai lần cách đều nhau quanh chu vi phần miệng của từng đầu nong hoặc đầu không nong của chi tiết;

- đối với các chi tiết hình trụ có dn > 160 mm, ít nhất phải cắt bốn lần cách đều nhau quanh chu vi phần miệng của từng đầu nong hoặc đầu không nong của chi tiết.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.3.6. Kiểm tra từng mẫu thử và ghi lại bất kỳ sự thay đổi bề mặt nào như xuất hiện các vết nứt, bong tách và vết hở đường hàn cũng như sự thay đổi bên trong của thành phụ tùng, ví dụ các vết phồng rộp và ở vùng cổng phun. Xác định phạm vi của các khuyết tật này trong vùng cổng phun biểu thị bằng phần trăm của độ dày thành như sau.

a) Đối với phụ tùng ép phun kiểu cổng phun trực tiếp (xem Hình 1): kiểm tra xung quanh các điểm phun trong phạm vi bán kính như quy định trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này. Khi không có quy định tại tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này thì sử dụng R = 0,3 dn với giá trị tối đa là 50 mm.

b) Đối với phụ tùng ép phun kiểu cổng phun vòng hoặc màng ngăn (xem Hình 1): kiểm tra trong phạm vi chiều dài L của phần hình trụ của vùng cổng phun như quy định trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này, khi không có quy định thì kiểm tra trong phạm vi chiều dài L = 0,3 dn. Trong trường hợp vết nứt chạy suốt theo toàn bộ chiều dày thành của vùng cổng phun thì xác định chiều dài của vết nứt đó.

c) Đối với phụ tùng ép phun có đường hàn, xác định phần rộng nhất và sâu nhất của khoảng hở đường hàn bất kỳ.

d) Đối với tất cả các phần khác của phụ tùng nằm trên vùng cổng phun, kiểm tra sự thay đổi bề mặt như là các vết nứt, phồng rộp và bong tách của thành phụ tùng.

Nếu không có quy định khác trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này thì có thể sử dụng các yêu cầu trong Phụ lục A để kiểm tra mẫu thử.

Hình 1 – Vùng cổng phun

5. Phương pháp B

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.1.1. Bể gia nhiệt, được điều khiển nhiệt độ ở nhiệt độ quy định trước, (T ± 2) oC. Thể tích và sự khuấy trộn của bể phải đảm bảo nhiệt độ được duy trì trong khoảng quy định khi mẫu thử được ngâm trong bể.

Chất lỏng sử dụng phải ổn định tại nhiệt độ quy định và không làm ảnh hưởng đến mẫu thử.

Phải đảm bảo chất lỏng là an toàn hoặc không gây hại đến sức khỏe.

CHÚ THÍCH 1 Glyxerin, glycol, dầu khoáng không chứa các hydrocacbon thơm hoặc dung dịch canxi clorua có thể phù hợp, tùy thuộc vào loại vật liệu thử theo phương pháp này. Ví dụ, tất cả các chất lỏng này đều phù hợp với PVC-U nhưng glycol thì không phù hợp với phụ tùng bằng ABS, đối với phụ tùng này thì dầu khoáng thích hợp hơn.

CHÚ THÍCH 2 Phải lưu ý đến các quy định liên quan về việc sử dụng các chất lỏng an toàn hoặc không gây hại đến sức khỏe.

5.1.2. Giá đỡ, dùng để đỡ mẫu thử trong bể gia nhiệt. Phụ tùng phải được đỡ sao cho không bị méo mó, biến dạng.

5.1.3. Nhiệt kế, được chia độ đến 0,5 oC hoặc Cập nhiệt điện loại “T” có độ phân giải đến 0,1 oC và độ chính xác ít nhất là ± 0,8 oC.

5.2. Mẫu thử

Xem 4.2.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.3.1. Đặt nhiệt độ của bể chất lỏng (xem 5.1.1) đến nhiệt độ đã quy định trước (T ± 2) oC.

5.3.2. Đặt mẫu thử vào bể chất lỏng và sắp xếp sao cho chúng không chạm vào nhau và không chạm vào thành bể.

5.3.3. Để mẫu thử trong bể một khoảng thời gian, t, như quy định trong tiêu chuẩn của viện dẫn đến tiêu chuẩn này tương ứng với độ dày thành trung bình em của phần dày nhất của mẫu thử.

Nếu không có quy định khác trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này thì sử dụng thời gian thử t, theo quy định tại Bảng 1.

5.3.4. Lấy mẫu thử ra khỏi bể chất lỏng, cẩn thận không làm biến dạng hoặc phá hủy mẫu.

5.3.5. Cắt mẫu thử theo 4.3.5.

5.3.6. Kiểm tra mẫu thử theo 4.3.6.

5.3.7. Ghi lại thành phần của chất lỏng sử dụng cùng với kết quả nhận được [xem Điều 6, c)].

6. Báo cáo thử nghiệm

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) viện dẫn tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này;

b) nhận dạng phụ tùng được thử (đường kính, độ dày thành, kiểu loại, v.v…);

c) phương pháp sử dụng, phương pháp A hoặc B và nếu sử dụng phương pháp B thì nêu thành phần của chất lỏng sử dụng;

d) nhiệt độ thử;

e) thời gian thử;

f) số lượng phụ tùng được thử;

g) chi tiết về những biến đổi nhìn thấy của mẫu thử so với ngoại quan ban đầu, như là vết phồng rộp, bong tách, vết nứt hoặc vết hở đường hàn;

h) kích thước tối đa của vết nứt, phồng rộp, v.v…biểu thị theo phần trăm của độ dày thành;

i) bất kỳ yếu tố nào có ảnh hưởng đến kết quả, như là các sự cố hoặc các thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN

Nếu không có quy định khác trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này khi kiểm tra dấu hiệu của các vết nứt, bong tách, phồng rộp và vết hở đường hàn, phụ tùng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- quanh điểm phun, trong phạm vi bán kính được quy định tại 4.3.6 a), độ sâu vết nứt, bong tách hoặc phồng rộp không được lớn hơn 50% chiều dày thành tại điểm đó.

- đối với các phụ tùng dạng ép phun kiểu cổng phun màng ngăn, vết nứt, bong tách hoặc phồng rộp phải nằm trong khoảng chiều dài quy định tại 4.3.6 b);

- đối với các phụ tùng ép phun kiểu cổng phun dạng vòng, khoảng cách từ vết nứt trên thành của phụ tùng đến cổng phun không được lớn hơn chiều dài quy định tại 4.3.6 b) và độ sâu của chúng không được lớn hơn 50% độ dày thành;

- đối với phụ tùng có đường hàn, không được có bất kỳ mối hàn nào hở một khoảng lớn hơn 50% độ dày thành;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6242:2011 (ISO 580:2005) về Hệ thống đường ống và ống bằng chất dẻo - Phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun - Phương pháp đánh giá ngoại quan ảnh hưởng của gia nhiệt

Số hiệu: TCVN6242:2011
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 01/01/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6242:2011 (ISO 580:2005) về Hệ thống đường ống và ống bằng chất dẻo - Phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun - Phương pháp đánh giá ngoại quan ảnh hưởng của gia nhiệt

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…